Bát Chánh Đạo
Con Đường
Diệt Khổ
(The Noble Eightfold Path - The Way to the End of Suffering)
Bhikkhu Bodhi
Minh Hạnh & Nguyễn Văn Hoà, Việt
dịchViệt
Con Đường Diệt Khổ
Việc tìm kiếm hướng đi tinh thần được khởi nguồn từ nổi khổ đau. Việc tìm kiếm này không bắt đầu với hào quang và huyền thoại, nhưng với những chịu đựng đau đớn, thất vọng, và hỗn loạn thật khó khăn. Tuy nhiên, vì đau khổ đã sinh ra việc tìm kiếm một hướng đi tinh thần cao thượng, nên thành quả tạo ra phải hơn hẳn những gì bổng dưng nhận được mà không bỏ công gắng sức. Phải có một điều gì thúc đẩy nhận thức nội tại, phải có một thức tỉnh xuyên thấu qua tính dễ hài lòng vốn có sẳn trong cuộc sống chúng ta khi phải đối diện với những điều bất an xảy đến. Khi ánh sáng tinh thần này bắt dầu tỏa chiếu, dù chỉ trong một thóang, nhưng cũng đủ để cơn khủng hoảng sâu xa được lắng chìm. Ánh sáng này làm đảo lộn tất cả mục tiêu và giá trị quen thuộc, đả kích thành kiến thông thường của chúng ta, để lại cho chúng ta nổi bất mãn khó chịu với những niềm vui trước kia. Điều đầu tiên thay đổi như vậy thông thường không được hoan nghênh. Chúng ta cố gắng phủ nhận cái nhìn của chúng ta và tình trạng nghi ngờ phủ kín; chúng ta vùng vẫy xua đuổi sự không vừa lòng để đeo đuổi cái mới. Nhưng ngọn lửa của sự thẩm tra, một lần ánh sáng, tiếp tục đốt cháy, và nếu chúng ta không cho phép tự mình quét đi bởi sự thiển cận điều chỉnh lại hay bẻ cong lại vào trong sự vá víu qua loa sự lạc quan của chúng ta, cuối cùng khái niệm mơ hồ đầu tiên của sự giác ngộ sẽ bừng sáng, mặt khác đối diện với hoàn cảnh cần thiết. Nó chính xác tại điểm đó, với tất cả lối thoát ra đã bị bế tắt, cái mà chúng ta sẵn sàng tìm kiếm đường lối để thoát ra khỏi sự băn khoăn lo lắng. Không bao lâu chúng ta có thể tiếp tục trôi dạt xuyên qua đời sống, trôi giạt mù quáng bởi sự khao khát cho cảm giác hài lòng và bởi áp lực của tiêu chuẩn xã hội đang thịnh hành. Sự đắm chìm thực tế đến gần chúng ta; chúng ta nghe tiếng gọi của sự kiên định hơn, nhiều hạnh phúc xác thật hơn, cho đến khi chúng ta đạt tới mục đích chúng ta không thể yên tâm toạt nguyện. Nhưng ngay sau đó chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải đương đầu với điều khó khăn mới. Một khi chúng ta nhận ra sự cần thiết của hướng đi tinh thần chúng ta phát hiện ra rằng những lời giảng dạy tinh thần không có nghĩa là đồng nhất và tương hợp lẫn nhau. Khi chúng ta duyệt qua tủ sách tài sản tinh thần của nhân loại, cả thời xưa lẫn thời nay chúng ta không tìm thấy một chương sách đơn thuần nào, mà chỉ thấy những hệ thống tôn giáo và kỷ cương phức tạp mà mỗi cái đều tự coi là cao nhất, nhanh nhất, nhiều quyền lực nhất, hoặc là có giải pháp uyên thâm nhất để trả lời cho sự tìm kiếm tối hậu của mình. Đối diện với điều u ám này, chúng ta rơi vào sự nhầm lẫn là cố gắng ước lượng chúng - để giải quyết xem cái nào mới thật sự giải thoát, một giải pháp thật sự mà chúng ta cần, và cái nào là giải pháp lạc đề với những sai lầm đâu đó. Đường lối của chúng ta để giải quyết điều khó khăn này một cách hữu hiệu là một đường lối không bị gò bó vào một nguồn tư tưởng (thuyết chiết trung): chọn lựa kỹ càng từ những truyền thống khác nhau cái nào có vẻ như phù hợp với những nhu cầu của chúng ta, sự kết hợp những sự tu tập khác nhau và những phương pháp kỹ thuật khác nhau vào trong một tổng hợp làm thoả mãn cá tính chúng ta. Vì vậy có người có thể kết hợp thiền Phật Giáo với những bài kinh tụng của đạo Hindu, những bài thánh kinh của đạo Tinh lành với điệu nhảy của Sufi, lời thánh kinh của đạo Jewish với rèn luyện thôi miên của Tây Tạng. Chủ thuyết chiết trung, tuy nhiên, dù cho đôi khi có hữu ích trong sự chuyển tiếp từ đời sống duy vật dẫy đầy trong thế giới tới một đời sống tinh thần khởi sắc, cuối cùng cũng chịu sự đổi thay. Trong khi chủ thuyết chiết trung có thể tạo nên sự yên tâm nửa vời, chủ thuyết này không được coi như là phương tiện truyền bá cuối cùng. Có hai sự sai lầm tương quan nhau trong thuyết chiết trung, cuối cùng làm cho thuyết này không đứng vững, đó là sự lợi ích cho sau cùng không tương xứng. Thứ nhất là thuyết chiết trung bao gồm các truyền thống bất biến mà nó dựa vào. Những truyền thống tôn giáo cao xa tự chúng không đề xuất kỷ luật như là kỷ xảo riêng biệt có thể chọn lọc và kết hợp tự đó để bồi bổ cho cảm giác trong đời sống chúng ta. Họ phô bày chúng, hơn là một phần của toàn bộ, của cố kết ảo tưởng đối với tánh tự nhiên của thực tế và mục tiêu cuối cùng của sự truy tìm tinh thần. Tôn giáo truyền thống không phải là nguồn suối cạn mà người ta có thể nhúng ướt chân và rồi vội vã nhảy lui lên bờ. Nó là một giòng sông nước chảy cuồn cuộn có thể trọn vẹn phủ lên đời sống của con người, và nếu người ta thật sự muốn đi trên dòng sông đó, người ta phải đủ can đảm dấn thân trên con thuyền của mình tiến ra khơi thách thức cùng biển sâu. Khuyết điểm thứ hai trong thuyết chiết trung xuất phát từ khuyết điểm đầu tiên. Vì sự rèn luyện tinh thần được xây dựng trên kiến thức dựa vào thực tế và thành quả tốt đẹp cuối cùng, những kiến thức này lại không tương hợp lẫn nhau. Khi chúng ta thẩm tra trung thực giáo lý của những truyền thống này, chúng ta sẽ tìm thấy những khác biệt to lớn trong phối cảnh sẽ biểu lộ ra thật rõ ràng, những khác biệt đó không thể dễ dàng bỏ qua như những cách chọn lựa khác để nói lên cùng một sự việc. Đúng hơn, những khác biệt này chỉ ra những kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau phối hợp tạo nên mục tiêu tối thượng và con đường phải được đi qua để đạt đến mục tiêu đó. Cho nên, vì những khác biệt trong tư tưởng và thực hành nên đã có những truyền thống tinh thần khác biệt đặt ra, một khi chúng ta quyết định bỏ được thuyết chiết trung và cảm thấy rằng mình sẵn sàng kiên quyết chọn lựa dấn thân vào một con đường riêng biệt, chúng ta sẽ thấy là đang đối đầu với sự thách thức trong việc chọn lựa một con đường để dẫn chúng ta đến giác ngộ và giải phóng thật sự. Một gợi ý để giải quyết tình trạng khó xử này là phải làm sáng tỏ mục tiêu căn bản của chúng ta, phải xác định điều mà chúng ta tìm kiếm trong con đường giải thoát chân thật. Nếu chúng ta suy nghĩ cẩn thận sẽ thấy rõ ràng rằng việc đòi hỏi chủ yếu là con đường đi đến diệt khổ. Tất cả mọi vấn đề khó khăn sau rốt đều có thể qui tụ vào sự khổ; thật vậy cái mà chúng ta cần là con đường chấm dứt "khổ", chấm dứt hoàn toàn và trọn vẹn. Cả hai từ ngữ đáng giá này thật rất quan trọng. Con đường phải dẫn đến sự diệt khổ hoàn toàn, tới điểm cuối cùng của sự đau khổ trong tất cả mọi hình thức của khổ đau, và phải dẫn tới điểm cuối cùng của đau khổ, ngừng hẳn mọi sự đau khổ. Nhưng ở tại đây chúng ta lại gặp một câu hỏi khác. Như thế nào để chúng ta tìm được con đường như vậy - một con đường có năng lực dẫn chúng ta đến mức độ hoàn toàn và chấm dứt sự đau khổ? Cho đến khi chúng ta thực sự đi theo một con đường để tiến tới mục tiêu chúng ta không thể biết điều chắc chắn nó dẫn đến nơi đâu, và để đi theo một con đường tiến đến mục tiêu chúng ta phải đặt để trọn vẹn niềm tin trong thành quả của con đường đó. Sự theo đuổi của con đường tu tập tâm linh thì không giống như tuyển lựa bộ quần áo mới. Sự chọn lựa bộ quần áo mới chúng ta chỉ cần thử với con số của bộ quần áo, tự kiểm tra qua tấm gương, và chọn lựa bộ quần áo cái nào thật là có sức lôi cuốn. Nhưng sự chọn lựa con đường tu tập tâm linh thì gần như với việc kết hôn: là người muốn có người bạn đời cho đời sống của mình, là người mà tình bạn sẽ chứng tỏ đáng tin cậy và sáng như sao bắc đẩu trên nền trời ban đêm. Đối diện với tình trạng mới khó xử này, chúng ta có thể nghĩ rằng đã đi tới chỗ bế tắc và kết luận rằng chúng ta không có gì để hướng dẫn ngoài thiển kiến cá nhân, nếu đó không là sự đoán mò. Tuy nhiên, sự lựa chọn cần thiết của chúng ta không mù quán và không sáng suốt như chúng ta tưởng tượng, bởi vì chúng ta cũng có một đường lối hướng dẫn giúp đỡ chúng ta. Từ đó con đường tu tập tâm linh thông thường có mặt trong khuôn khổ của giáo pháp, chúng ta có thể định giá sự hiệu lực của bất cứ đặc thù nào của con đường đạo bằng việc sưu tầm giáo pháp. Để nghiên cứu vấn đề này chúng ta có thể xem xét lượng giá ba tiêu chuẩn sau: 1) Thứ nhất, giáo lý phải cho hình ảnh trọn vẹn và chính xác về sự khổ. Nếu hình ảnh của sự khổ đau đưa ra chưa đầy đủ hay có khuyết điểm, như vậy thì con đường được đặt ra rất có thể bị sai lầm, không có thể tạo ra một giải pháp thoả mãn. Đúng như bệnh nhân khó ở cần bác sĩ người có thể chuẩn đoán bệnh tình của ông ta, như vậy trong việc tìm kiếm sự giải thoát đau khổ chúng ta cần một giáo lý có thể tượng trưng cho tình trạng đáng tin tưởng trong điều kiện của chúng ta. 2) Thứ hai, tiêu chuẩn gọi là để phân tích chính xác của nguyên nhân gây nên sự đau khổ. Giáo lý không thể ngừng lại với cái nhìn tổng quát của triệu chứng bề ngoài. Giáo lý phải được thấm nhuần xuyên qua những triệu chứng của các căn nguyên, và để mô tả những căn nguyên này một cách chính xác. Nếu giáo lý đưa ra phân tích về căn nguyên sai lạc, thì sẽ làm việc tu tập không thành công. 3) Thứ ba, tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến con đường đạo. Nó quy định rằng con đường đạo mà giáo lý giảng dạy để tẩy trừ sự đau khổ tại căn nguyên. Có nghĩa là phải có giải pháp hay phương thức cắt bỏ sự đau khổ bằng cách trừ tiệt căn nguyên. Nếu thiếu phương thức san bằng giải pháp gốc rễ này, thì giá trị của nó cuối cùng là không. Đường đạo đưa ra cách thức có thể giúp đỡ giải tỏa mọi triệu chứng và làm cho chúng ta cảm thấy tất cả đều tốt; nhưng một người đau khổ với căn bệnh tuyệt chứng thì không thể chấp nhận một cuộc giải phẩu bên ngoài khi bên trong cơ thể gốc rễ của căn bệnh vẫn tiếp tục phát triển. Để kết luận, chúng ta tìm kiếm ba điều kiện cần thiết cho giáo lý đề ra đòi hỏi đạo xác thực để chấm dứt khổ đau; thứ nhất, nó được đề ra hình ảnh hoàn toàn và chính xác của sự khổ; thứ hai, nó phải đưa ra sự phân tích chính xác của nguyên nhân gây nên khổ; và thứ ba, nó phải cho chúng ta phương pháp diệt trừ nguyên nhân của khổ Đây không phải là để định giá kỷ luật tinh thần khác nhau theo như những tiêu chuẩn này. Điều quan tâm của chúng ta chỉ là với Giáo Pháp, lời giảng dạy của Đức Phật, và với giải pháp những lời giảng dạy này dạy về sự khổ. Lời giảng dạy đó phải liên hệ tới vấn đề này đó là chứng cớ rõ rệt từ bản chất tất nhiên của nó; nó được trình bày rõ ràng chính xác, chứ không phải là giáo điều được đặt ra về nguồn gốc và sự chấm dứt của sự vật liên hệ tới niềm tin, nhưng nó giống như một thông điệp của sự cứu nguy từ sự bị thống khổ để có thể thẩm tra lại trong chính kinh nghiệm tu tập của chúng ta. Song song với thông điệp đó là phương pháp thực hành, con đường dẫn đến sự diệt khổ. Đây là con đường Bát Chánh Đạo (ariya atthangika magga). Bát Chánh Đạo có giá trị ở mọi thực chất của giáo pháp của Đức Phật. Con đường đạo đó đã đưa Đức Phật đến giác ngộ, một giá trị toàn chân và đã đưa Ngài lên từ thân phận của một triết nhân thông thái và nhân từ đến bậc Thầy của nhân loại . Đối với môn đệ của Ngài Ngài là bậc ưu việt. Trong Trung Bộ Kinh Ngài dạy rằng: "Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói, là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo, (MN 108) Ngài lôi cuốn những người tìm kiếm chân lý với lời hứa hẹn và thách thức: "Các con phải tinh cần Chư Phật chỉ hướng dẫn Người thực hành thiền định Thoát thằng thúc ma quân (kinh Pháp Cú kệ 276) Để hiểu rõ Bát Chánh Đạo như là phương tiện hữu hiệu có thể đưa tới sự giải thoát, chúng ta phải nghiên cứu Bát Chánh Đạo dựa theo ba tiêu chuẩn: Nhìn vào sự hành trì của Đức Phật về sự khổ, sự phân tích căn nguyên, và chương trình Ngài đưa ra để tu tập.
|
Dầu trang | 01
| 02
| 03
| 04
| 05
| 06
| 07
| 08
| 09
| 10
| 11
| 12
| 13
| 14