|
Bài học hôm nay Thắng Pháp Tập Yếu Luận Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín Thứ Bai 7giờ tối ngày 05 tháng 02 năm 2008 (7 giờ tối giờ Houston, Texas Hoa Kỳ) tức là thứ Tư, 8 giờ sáng ngày 06 tháng 02 năm 2008 tại Việt Nam THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN Tỳ kheo THÍCH MINH CHÂU CHƯƠNG ICITTA (TÂM VƯƠNG) - 18 Vô Nhân Tâm: 7 Bất Thiện Dị Thục Tâm
- 7) Upekkhàsahagatam cakkhuvinnànam, tathà sotavinnànam, ghànavinnànam, jivhàvinnànam, dukkhasahagatam kàyavinnànam, upekkhàsahagatam sampaticchanacittam, upekkhàsahagatam santìranacittanceti. Imàni satta pi akusalavipàkàhetukacittàni nàma. II. THÍCH VĂN. III. VIỆT VĂN. IV. THÍCH NGHĨA. Nay nói đến 7 Bất thiện dị thục tâm. Khi chúng ta thọ lãnh một sự kích thích, một cảm giác sẽ khởi ra trong nội tâm. Nếu thuộc về sự thấy, thời giảm giác ấy là nhãn thức (cakkhuvinnàna). Nếu thuộc về sự nghe thì cảm giác ấy gọi là nhĩ thức (Sotavinnàna). Nếu thuộc về ngửi thì gọi là tỷ thức (Ghànavinnàna). Nếu thuộc về nếm thì gọi là thiệt thức (Jivhàvinnàna). Nếu thuộc về cảm xúc thì gọi là thân thức (Kàyavinnàna). Sau khi cảm giác khởi lên, tâm thọ lãnh vật kích thích ở ngoài như là một đối tượng. Tâm ấy gọi là Tiếp thọ tâm (Sampaticchana); sau khi lãnh thọ, tâm ấy bắt đầu tìm hiểu, điều tra đối tượng nên gọi là Suy đạc tâm (Santìrana). Những hành động thiện ác trong đời trước đem đến kết quả lạc khổ trong hiện tại, lạc khổ thuộc vô ký tánh nên biến dị mà thục gọi là dị thục (Vipàka). Lại nhơn và quả cách một đời, ở nơi dị thời mà thục nên gọi là dị thục. Do những nghiệp thiện ác đời trước, tùy theo sức mạnh và tánh chất của các nghiệp nên đời nay sinh ra đã có những tánh tình như thế nào. Bảy tâm kể trên không câu hữu với Somanassa (Hỷ) hay Domanassa (Ưu) vì chúng quá yếu ớt và muội lược, nên chỉ có thể câu hữu với Upekkhà (Xả). Tuy vậy, Kàyavinnàna (Thân thức) lại câu hữu với Dukkha (Khổ) vì thân thức cảm xúc mạnh hơn. Do tạo các ác nghiệp đời trước, nên thọ quả hiện tại là khổ. 5 Bất thiện dị thục thức với 5 Thiện dị thục thức này thường được dùng danh từ Dvipancavinnàna. Hai Sampaticchana và Pancadvàràvajjana được gọi là Manodhàtu (ý giới). Các tâm khác được gọi là Manovinnànadhàtu (y thức giới). Các câu hỏi trong ngày: 1) Nếu một người luôn luôn tự chế mình trong tất cả hành động vì lòng tàm qúi luôn luôn sợ phạm lỗi lầm thì có phải là tự tạo cho mình nỗi bất an và đó có phải là tâm bất thiện không? Kính xin Sư giảng dạy. 2) Với tâm không mong cầu gì cả có phải là tâm đã được giải thoát không? Xin Chư Tăng giảng 3) Sự nhẫn nại và sự kiên trì có giống nhau không? Con kính xin Sư từ bi giảng giải Download cau hoi 25
|