----->
  |  
  |  
Trang Chính Pháp Âm Phật Học Vấn Dáp Chua Bửu Đức Pháp Thoại Phật Ngôn
 

 


Bài học hôm nay

Thanh Tịnh Đạo - Giang Su: TT Thích Hoằng Pháp (Sư Trưởng)

Thứ Hai, ngày 28 tháng 01 năm 2008

Phần thứ hai: Ðịnh
Chương II
Hạnh Ðầu Ðà Khổ Hạnh

(Dhutanga-niddesa)

(Chánh văn: Hạnh Đầu Đà Khổ Hạnh
(Minh Hạnh tóm lượt)

Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v... nhờ đó giới, như đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình

Mười Ba Khổ Hạnh

1. Hạnh phấn tảo y
2. Hạnh ba y
3. Hạnh khất thực
4. Hạnh khất thực từng nhà
5. Hạnh nhất toạ thực
6. Hạnh ăn bằng bát
7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)
8. Hạnh ở rừng
9. Hạnh ở gốc cây
10. Hạnh ở giữa trời
11. Hạnh ở nghĩa địa
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong
13. Hạnh ngồi (không nằm)
i. Gọi là phấn tảo (pamsukùla -bụi bặm) vì nó được tìm ở những đống rác bên đường, nghĩa địa, đống phân (midden), nó thuộc về đồ bỏ tại các nơi ấy
ii. Ba y là áo khoác ngoài gồm những miếng vải chắp nối lại, thượng y và hạ y.
iii. Sự để rơi (Pàta) những mẩu đồ ăn (pinda) gọi là khất thực, pindapàta
iv. Hạnh thứ đệ khất: khe hở hay khoảng trống gọi là avakhandana hay dàna
v. Ăn một lần mà thôi, đứng lên rồi, không ngồi xuống ăn lại, gọi là hạnh nhất toạ thực (ăn ngày một bữa)
vi. Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai, gọi là người ăn bằng bát, (pattapindika)
vii. "khalu" có nghĩa từ chối, không nhận
viii. Vị ấy quen sống ở rừng nên gọi là hạnh ở rừng.
ix. Sống dưới gốc cây nên gọi là hạnh ở gốc cây
xi. Ở ngoài trời và ở nghĩa địa, cũng thế.
xii Những gì được phân phối (cho mình) gọi là "như được phân phối" yathà- santhata
xiii. Vị ấy có thói quen ngồi mà ngủ, không nằm gọi là hạnh ngủ ngồi.
Tất cả những hạnh kể trên gọi là hạnh (anga) của một tỷ kheo theo khổ hạnh (dhuta- đầu đà) bởi vì vị ấy đã rũ bỏ (dhuta) cấu uế bằng cách thọ trì một trong những khổ hạnh ấy. Gọi là "đầu đà" (dhuta) vì nó rũ sạch (niddhunana) chướng ngại, gọi là hạnh (anga) vì nó là con đường (patipatti).

Tất cả 13 khổ hạnh trên điều có đặc tính là ý nguyện thọ trì

Các câu hỏi trong ngày:

1) Thưa Sư, trong lúc con hành thiền thì tâm con dao động nhiều ý nghĩ khởi lên, con đã ghi nhận và tập chánh niệm lại, con làm nhiều lần như thế thì con cảm thấy định tâm được trong ít phút nhưng khi con tập thiền lâu quá thì cảm giác đầu nhức và đau, như vậy con có nên tập tiếp hay không, kính mong TT giảng dạy và chỉ dẫn

2)

3)

4)



 

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Trang Giang Duong Dieu Phap