----->
  |  
  |  
Trang Chính Pháp Âm Phật Học Vấn Dáp Chua Bửu Đức Pháp Thoại Phật Ngôn
 

 


Bài học hôm nay
Trường Bộ Kinh - Kinh Thập Thượng

Giảng Sư: TT Chí Tâm


Thứ Tư ngày 05 tháng 03 năm 2008 vào lúc 7 giờ tối giờ Houston, Texas Hoa Kỳ, tức là thứ Năm, 8 giờ sáng ngày 06 tháng 03 năm 2008 tại Việt Nam

Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya
34. Kinh Thập thượng
(Dasuttara sutta)

(Chánh Hạnh đối chiếu kinh văn Pali Việt - vì không rành tiếng Pali nên có điều chi sơ sót, con kính xin Chư Tôn Đức chỉ dạy - Namo Buddhaya)

Hôm nay học chi pháp:

Katame dve dhammà pari¤¤eyyà? Nàma¤ca råpa¤ca. Ime dve dhammà pari¤¤eyyà

iii) Thế nào là hai pháp cần được biến tri? Danh và sắc. Ðó là hai pháp cần được biến tri.


Phần Chánh Văn

Tụng phẩm I
1. Evaü me sutaü: ekaü samayaü bhagavà campàyaü viharati gaggaràya pokkharaõãyà tãre mahatà bhikkhusaïghena saddhiü pa¤camattehi bhikkhusatehi.
1.Một thời Thế Tôn trú tại Campa (Chiêm-bà) trên bờ hồ Gaggara (Già-già), cùng với đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị.

Tatra kho àyasmà sàriputto bhikkhå àmantesi: 'àvuso bhikkhavo'ti. 'âvuso'ti kho te bhikkhå àyasmato sàriputtassa paccassosuü. âyasmà sàriputto etadavoca:
Rồi tôn giả Sàriputta bảo các vị Tỳ kheo: "Này các Hiền giả Tỷ kheo". "Thưa Hiền giả" các vị Tỷ kheo ấy đáp ứng tôn giả Sàriputta, tôn giả Sàriputta nói như sau:

Dasuttaraü pavakkhàmi dhammaü nibbànapattiyà,
Dukkhassantakiriyàya sabbaganthappamocanaü.

Tôi nói Thập thượng pháp,
Pháp đưa đến Niết-bàn,
Diệt trừ mọi khổ đau,
Giải thoát mọi triền phược.

Dvedhammà - Hai pháp

3. Dve dhammà bahukàrà, dve dhammà bhàvetabbà? Dve dhammà pari¤¤eyyà, dve dhammà pahàtabbà, dve dhammà hànabhàgiyà, dve dhammà visesabhàgiyà. Dve dhammà duppañivijjhà, dve dhammà uppàdetabbà, dve dhammà abhi¤¤eyyà, dve dhammà sacchikàtabbà.


3. Có hai pháp có nhiều tác dụng, có hai pháp cần phải tu tập, có hai pháp cần phải biến tri, có hai pháp cần phải đoạn trừ, có hai pháp chịu phần tai hại, có hai pháp đưa đến thù thắng, hai pháp rất khó thể nhập, có hai pháp cần được sanh khởi, có hai pháp cần được thắng tri, có hai pháp cần được tác chứng.

Katame dve dhammà bahukàrà? Sati ca sampaja¤¤aü ca. Ime dve dhammà bahukàrà.

i) Thế nào là hai pháp có nhiều tác dụng? Niệm và tỉnh giác. Ðó là hai pháp có nhiều tác dụng.

Katame dve dhammà bhàvatabbà? Samatho ca vipassanà ca. Ime dve dhammà bhàvetabbà.

ii) Thế nào là hai pháp cần phải tu tập? Chỉ và quán. Ðó là hai pháp cần phải tu tập


Katame dve dhammà pari¤¤eyyà? Nàma¤ca råpa¤ca. Ime dve dhammà pari¤¤eyyà

iii) Thế nào là hai pháp cần được biến tri? Danh và sắc. Ðó là hai pháp cần được biến tri.

Katame dve dhammà pahàtabbà? Avijjà ca bhavataõhà ca. Ime dve dhammà pahàtabbà.

iv) Thế nào là hai pháp cần phải đoạn trừ? Vô minh và hữu ái. Ðó là hai pháp cần phải đoạn trừ.

Katame dve dhammà hànabhàgiyà? Dovacassatà ca, pàpamittatà ca. Ime dve dhammà hànabhàgiyà.

v) Thế nào là hai pháp chịu phần tai hại? Ác ngôn và ác hữu. Ðó là hai pháp chịu phần tai hại.

Katame dve dhammà visesabhàgiyà? Sovacassatà ca kalyàõamittatà ca. Ime dve dhammà visesabhàgiyà.

vi) Thế nào là hai pháp hướng đến thù thắng? Thiện ngôn và thiện hữu. Ðó là hai pháp hướng đến thù thắng.

Katame dve dhammà duppañivijjhà? Yo ca hetu yo ca paccayo sattànaü saükilesàya, yo ca hetu yo ca paccayo sattànaü visuddhiyà. Ime dve dhammà duppañivijjhà.

vii) Thế nào là hai pháp rất khó thể nhập? Nhơn và duyên làm ác nhiễm các loài hữu tình. Nhân và duyên làm thanh tịnh các loài hữu tình. Ðó là hai pháp rất khó thể nhập

Katame dve dhammà uppàdetabbà? Dve ¤àõàni khaye ¤àõaü anuppàde ¤àõaü. Ime dve dhammà uppàdetabbà.

viii) Thế nào là hai pháp cần được sanh khởi? Tận trí và vô sanh trí. Ðó là hai pháp cần được sanh khởi.

Katame dve dhammà abhi¤¤eyyà? Dve dhàtuyo: saïkhatà ca dhàtu, asaïkhatà ca dhàtu. Ime dve dhammà abhi¤¤eyyà.

ix) Thế nào là hai pháp cần được thắng tri? Hai giới: hữu vi giới và vô vi giới. Ðó là hai pháp cần được thắng tri

Katame dve dhammà sacchikàtabbà? Vijjà ca vimutti ca. Ime dve dhammà sacchikàtabbà.

Thế nào là hai pháp cần được tác chứng? Minh và giải thoát. Ðó là hai pháp cần được tác chứng.


Iti ime vãsati dhammà bhåtà tacchà tathà avitathà ana¤¤athà sammà tathàgatena abhisambuddhà.

Như vậy hai mươi pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.


Các câu hỏi trong ngày:

1) Minh Hạnh: Sắc là đối tượng của danh, do con mắt thấy, vậy những người bị mù bẩm sanh thì làm sao sắc có thể là đối tượng của danh được? Con kính xin Chư Tăng giảng cho con trường hợp này.

2) Minh Hạnh: Một người không có chánh mạng và chánh nghiệp chẳng hạn như làm nghề bán rượu hay đánh cá hay buôn khí giới thì có thể thành tụ thiền tuệ không? nếu không thì tại sao? Con kính xin Chư Tăng giảng dạy.

3) tham thiền: Bạch Chư Tôn Đức, trên con đường tu tập có lúc con đã rất tinh tấn siêng năng (ví dụ chánh niệm khá thường xuyên) nhưng hiện giờ thì đã sút giảm, xin hỏi là vì sao con xin qúi Ngài chỉ giáo.

4) Minh Hạnh:Tại sao trong kinh thường dùng cụm từ "Thiện Nam và tín nữ". Con kính xin Chư Tăng giảng dạy

5) blthat: tín ở đây có phải là niềm tin mù quáng không thưa Sư

6) blthat: tâm có thể bắt cảnh sắc và cảnh thinh cùng 1 lúc được không?

7)TuoiConTho: thỉnh TT hoan hỉ giảng thế nào là chúng sanh vô tình?

8) Minh Hạnh: Theo quan niệm của Phật Giáo thì chúng sanh gồm những loài hữu tình và vô tình, và loài hữu tình thì phải có cả danh và sắc mới được gọi là chúng sanh phải không? chẳng hạn như cây cỏ thì chỉ có sắc mà không có danh nên không được gọi là chúng sanh có phải như vậy không? Con kính xin Chư Tăng giảng dạy.


Download bai giang

Phat Hoc Van Dap Lưu Trữ





 




 

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Trang Giang Duong Dieu Phap