----->
  |  
  |  
Trang Chính Pháp Âm Phật Học Vấn Dáp Chua Bửu Đức Pháp Thoại Phật Ngôn
 

 


Bài học hôm nay
Trung Bộ Kinh - Kinh thừa tự Pháp

Giang Su: TT Thich Hoằng Phap (Sư Trưởng)
Thứ Ba, ngày 29 tháng 01 năm 2008

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
3. Kinh thừa tự Pháp

Dhammadàyàda sutta

 

(Chánh văn: Kinh thừa tự Pháp)
(Minh Hạnh tóm lượt)

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). đức Thế Tôn thuyết giảng hãy là người thừa tự Pháp, đừng là người thừa tự tài vật.

đức Thế Tôn Ngài giảng rằng sau Ngài ăn đã xong, còn lại đồ ăn tàn thực của Ngài đáng được quăng bỏ. Ngài nói với hai vị tỳ kheo đang đói là "Nếu các Ngươi muốn, hãy ăn đi. Nếu các Ngươi không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy". Vị Tỷ-kheo thứ nhất nghĩ như sau: "Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật". Ðây là loại tài vật; món đồ ăn này, ta hãy không ăn trải qua đêm ngày hôm nay, bị đói lả và kiệt sức". Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức. Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: "Thế Tôn ăn đã xong. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không không có chúng sanh trong ấy. Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức". Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy.

Này các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, nhưng đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật.

Sau khi đức Thế Tôn giảng xong, trở về tịnh xá. Ngài Tôn Giả Sariputta giảng cho các vị tỷ kheo về hạnh viễn ly các ác bất thiện pháp. Và Ngài dạy con đượng Trung đạo để diệt trừ tham, sân và si, đó là tu tập Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.

Các câu hỏi trong ngày:

1) Y' nghĩa của sự phóng sanh và cách phóng sanh như thế nào để được phước báu trọn vẹn?

2)

3)

4)



 

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Trang Giang Duong Dieu Phap