----->
  |  
  |  
Trang Chính Pháp Âm Phật Học Vấn Dáp Chua Bửu Đức Pháp Thoại Phật Ngôn
 

 


Bài học hôm nay
Thanh Tịnh Đạo

Giảng Sư: TT Thích Giác Đẳng


Chủ Nhật 7giờ tối ngày 10 tháng 02 năm 2008 (7 giờ tối giờ Houston, Texas Hoa Kỳ) tức là thứ Hai, 8 giờ sáng ngày 11 tháng 02 năm 2008 tại Việt Nam

Thanh Tịnh Đạo
(The Path of Purification - Visuddhimagga )
Luận sư Bhadantacariya Buddhaghosa

Chuyển dịch từ Pàli sang Anh ngữ: Trưởng lão Nanamoli
Chuyển dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ:
Thích Nữ Trí Hải

Chương I
Giảng Nghĩa Về Giới

Chánh Văn: Thanh Tịnh Đạo - Giải Nghĩa về Giới

TT Giác Đẳng: Hôm nay chúng ta bắt đầy vào nội dung của tác phẩm Thanh Tịnh Đạo. Đây là một tác phẩm dài mặc dù căn bản của tác phẩm này mang giá trị pháp hành, nhưng Ngài Buddhaghosa đã đem vào trong đó một kho tàng kinh điển. Có nghĩa là đối với pháp học cũng như với pháp hành thì tác phẩm này đều hết sức quan trọng. Và đối với một người nghiên cứu Thanh Tịnh Đạo thì rất cần thiết để chúng ta hiểu được tổng quát của từng chương một.

Thanh Tịnh Đạo đề cập đến bảy giai đoạn của một hành giả trên con đường tu chứng giác ngộ, bảy giai đoạn này không nhất thiết là có những con mốc về thời gian, thí dụ như năm tháng, ba tháng, có những người trong cuộc hành trình này rất nhanh chóng ở trong tích tắc và cũng có người đi qua cả một đời. Nhưng chúng ta nên nhớ, nếu đã gọi là phương pháp thì phải có tính tuần tự và khi đã nói đến tính tuần tự thì chúng ta phải trình bày có lớp lang và do vậy không nên hiểu quá gò bó. Ví dụ như có những người có thiên tư làm thơ rất hay, họ chưa bao giờ ngồi vào trường văn khoa hay chưa bao giờ là một giáo sư dạy quốc văn, và thậm chí có những người chỉ mới học tiểu học thôi nhưng mà vì hồn thơ và về thiên tư họ có thể làm những bài thơ rất đẹp, cũng có những vị mà có bằng cấp có học vị rất cao về phương diện văn chương và cũng có thể là giáo sư dạy văn khoa, nhưng không nhất thiết những vị này có thể làm những bài thơ mà chúng ta gọi là tuyệt tác, tuy nhiên với cách trình bày về phương pháp để làm thơ thì chúng ta phải tuần tự từ bước một, thí dụ như về nguyên lực, về gieo vần, về các thể loại, đã không phân tích thì thôi mà phân tích thì nó có lớp lang. Ý chúng tôi muốn nói rằng trên phương diện trình bày nó có khác với thực tế bởi vì ở trên phương diện trình bày người ta lệ thuộc vào bố cục người ta lệ thuộc vào ngữ văn, trong khi thực tế thì sự lãnh hội của tâm ý rất nhanh chóng.

Thanh Tịnh Đạo hay Con Đường Thanh Tịnh được bố cục theo bảy pháp, chúng ta gọi là thất tịnh, bao gồm bảy giai đoạn của một hành giả tu tập đi tuần tự: Giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, đoạn nghi tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh, và tri kiến thanh tịnh. Bảy giai đoạn này cũng có thể được nói một cách ngắn hơn, đó là GIỚI, ĐỊNH, TUỆ, và bảy giai đoạn này cũng có thể nối dài ra bao gồm cả Tam Tạng kinh điển Pali. Chúng ta muốn nói cách nào cũng được, nhưng bảy giai đoạn từ: Giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đaọ tri kiến thanh tịnh, đaọ tri kiến thanh tịnh và tri kiến thanh tịnh được xem như là bảy giai đoạn mà một vị Thánh Đệ Tử Phật đã trả lời trong kinh Trạm Xe của Trung Bộ Kinh. Ngài nói rằng nếu một người đi từ thành phố này sang một thành phố khác có những giai đoạn mà họ phải đi đến và có những giai đoạn họ sẽ đi qua. Cái điểm họ đến là một trạm và họ sẽ bỏ lại ,và về cái yếu nghĩa này được Ngài Xá Lợi Phất tán thưởng, bởi vì thí dụ này nói lên một yếu lý của pháp hành là hành giả phải xem sự thành tựu của mình có tánh cách giai đoạn và phải đi tới tiếp tục đi tới.

MỜI XEM TIẾP

 

Các câu hỏi trong ngày:

1) Minh Hanh:Khi xin giới con thường nghe Chư Tăng nói "Chúng sanh giàu sang cũng nhờ giữ giới." Con kính xin TT Giảng Sư từ bi giảng để con được hiểu thêm

2) Mi Yoen: Thưa Sư, xin Sư giảng giải rõ hơn thái độ giữ giới tích cực và thái độ giữ giới như người chăn bò.

3) Minh Lạc: Tại sao có giới không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp

4) Benbo_Quanhhiu: Kính thưa Sư, giới thứ 6 trong bát quan trai giới là không ăn sai giờ. Nhưng con đi làm, thường xuyên giờ ăn trưa của con rất trễ, phải sau 1 giờ trưa. Vậy nếu con ăn sau 12 giờ trưa thì con có bị đứt giới không ạ?

5) Mi Yoen: Thưa Sư, cho con hỏi chi thứ hai trong giới ăn sái giờ: Vật thực được phép ăn trong giờ. Vậy vật thực nào được phép ăn trong giờ, và vật thực nào không được phép ăng trong giờ, vật thực nào được phép ăn ngoài giờ?

6) Y Phap: Thưa Sư, giữ giới giờ ăn uống như vậy có tốt cho sức khỏe hay không?

7) Benbo_quanhhiu: Giới thứ 7 của bát quan trai giới là không xem múa hát, ca nhạc v.v... Như vậy con cũng không nên xem tin tức thời sự hoặc xem các kênh khoa học trên TV phải không?

8) Minh Hanh: Trong mười đề mục tùy niệm có niệm ân đức Giới, niệm ân đức thí. Vậy nguồn công đức niệm giới và niệm thí, niệm nào nguồn công đức lớn hơn? Kính xin TT từ bi chỉ dạy

9) Minh Hanh:Kính xin TT giảng giải về tướng của giới, vị của giới, thực tướng của giới và nền tảng của giới.

10) Minh HanhTrong giới, định, tuệ, cái nào cần tu tập trước?

11)Minh Hanh - Xin hỏi niềm tin vào Giới có cần kiên cố như niềm tin vào Tam Bảo không?


Download Bài giảng

Bài giảng phá p Âm Lưu Trữ



 

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Trang Giang Duong Dieu Phap