|
Bài học
hôm nay Thanh Tịnh Đạo Giảng Sư: TT Thích Giác Đẳng
Thanh Tịnh Đạo Chuyển dịch từ Pàli sang Anh ngữ:
Trưởng lão Nanamoli Chương I Chánh Văn: Thanh Tịnh Đạo - Giải Nghĩa về Giới TT Giác Đẳng giảng: Hôm nay chúng ta nói về một phần trong chương đầu của Thanh Tịnh đạo, tức là phần Giới tịnh. Ở đây định nghĩa Giới là gì? Thường thường có nhiều từ vựng Phật học đã trở thành quen thuộc, chúng ta không lưu ý lắm, mà chỉ hiểu một cách mang máng nghĩa là không đào sâu xác thực vào ý nghĩa thực sự trong kinh điển. Đôi khi nó đúng về phương diện này nhưng không đúng về phương diện khác. Thật ra không phải chỉ có đạo Phật mới nói đến giới luật mà nhiều tôn giáo khác. Trong bối cảnh tôn giáo xứ Ấn Độ thời Đức Phật ra đời, Giới có rất nhiều nghĩa. Đức Phật nói yếu tính của Giới hay nghĩa lý thật sự của Giới là chủ tâm từ bỏ, sự chủ tâm không làm cái gì đó. Nói đúng ra chúng ta xem Giới là một cái luật. Cốt tuỷ của Giới là tác ý, chủ tâm để chấp trì. Chúng tôi lấy ví dụ trong room chúng ta có mặt tại đây, khi vào trong room có một số luật nhất định, luật về phát biểu, luật về text chat, hay luật làm sao để trung thành với nội dung mà vị chủ room đưa ra chẳng hạn. Chúng ta phải nói rằng những nguyên tắc này đôi khi rất tối thiểu nhưng chính nguyên tắc này được mọi người thọ trì chúng ta mới có thể làm tốt được. Còn vào room ai muốn làm gì thì làm chúng ta không thể làm trong room được. Nó gíông như mình lái xe trên đường, tuy rằng những luật đều là do ước định hết, nghĩa là con người đặt ra cái luật đó. Nhưng chính nhờ luật đó tai nạn được giảm thiểu và chúng ta lái xe được vững lòng, ví dụ đoạn đường đó ai ưu tiên và ai không ưu tiên. Cái công bằng ở đây không phải là mọi người đều bình đẳng với nhau. Công bằng ở đây là nếu ai đi trên đường ưu tiên thì người đó được ưu tiên và ai đi trên đường không ưu tiên thì người đó phải nhường. Chúng ta gọi đó là luật dù trời mưa trời nắng, dù có cảnh sát hay không có cảnh sát. Như vậy mới an toàn và sự đi lại của chúng ta mới gọi là tạm ổn. Những người không theo luật này, thứ nhất người đó tự đẩy mình ra ngoài cuộc chơi, đẩy mình ra ngoài xã hội chúng ta gọi là sống ngoài vòng pháp luật.
Các câu hỏi trong ngày: 1) minh-hanh: Con nghe Thượng Toạ giảng: Khi một vị mới xuất gia, mới thọ giới vị đó rất trong sạch tại vì chưa phạm giới , vị đógiữ giới trong sạch hay sau mùa an cư khi Chư Tăng làm lễ sám hối tự tứ thì cúng dường cho các vị đó rất có phước. Hoặc giả khi khi làm lễ trai Tăng Phật tử xin giới để họ được trong sạch vì lý do vị thí chủ cúng dường bố thí trong lúc có giới sẽ làm công đức thù thắng hơn. Xin TT từ bi giảng rõ về sám hối ở đây. 2)minh-hanh: Một đứa bé khoảng bảy hay tám tuổi chưa biết nói dối va không trộm cắp nhưng khi có giao tiếp với người đời thì biết nói dối. Như vậy Phật giáo có chủ trương tính người vốn là thiện hay không? Kinh xin Chư tăng giảng để con được hiểu rõ. 3)thanhhuyen_6: Giữ giới như thế nào cho đúng cách. Kinh mong quý Sư giảng giải. Con kinh tri ân. 4)minh-hanh: Con có một người bạn làm nghề đánh cá, họ rất thành công trong công việc này. Họ là những Phật tử thuần thành, thường hay mượn băng giảng của Chư Tăng thuyết giảng về nghe. Con biết họ đang tạo nghiệp nhưng không biết làm cách nào để khuyên. Với trường hợp này con xin TT từ bi chỉ dạy. 5/NguyenTinh07:Kinh xin quý Ngài giảng giải cho con:Nếu nói giữ giới mà mua cá thịt về ăn thì thiếu lòng từ bi chăng? và có bị đứt giới không? Con kinh tri ân quý Ngài. 6/NguyenTinh07: Kinh xin quý Ngài giảng dạy cho con: Ngiệp báo phân minh, tại sao có người hiền bị khổ, kẻ hung dữ lại được an vui phú túc? Con kính tri ân các Ngài. 7/Một Phật tử hỏi : Giới năng sanh định vậy Định có năng sanh giới không? 8/ NguyenTinh07: Kinh xin quý Ngài giảng dạy cho con: Trong kinh Thắng Hạnh có câu " Nhờ chiến thắng Ma Vương, Ma Vương ở đây là phiền não chăng ? Kinh tri ân quý Ngài. 9/ Một Phật tử hỏi : L àm thế nào để có thể phục vụ tha nhân một cách tốt đẹp nhất, hữu hiệu nhất? 10/ Một Phật tử hỏi : Làm thế nào để nhận biết mình có Ba-La-Mật? 11/ Một Phật tử hỏi : Như thế nào là Xả Ba-La-Mật? và Xả Ba-La-Mật giống và khác nhau với Xả Vô lượng tâm ra sao? 12/Một Phật tử hỏi : Người hành thiền quán có thển nhận ra cảm thọ Xả không? 13/ minh-hanh: Tại sao tâm tịnh cần giới tịnh? Kính mong Chư Tăng giảng giải.
Download bai giang
|