|
Bài học hôm nay
Đức Phật và Phật Pháp
Giảng Sư: Thích Hoằng Pháp và cư sĩ Đức Tài
Thứ Sáu ngày 08 tháng 02 năm 2008 vào lúc 7 giờ tối giờ Houston, Texas Hoa Kỳ, tức là thứ Bảy, 8 giờ sáng ngày 09 tháng 02 năm 2008 tại Việt Nam
Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Chương 6
Kinh Chuyển Pháp Luân - Bài Pháp Đầu Tiên
Chánh Văn: Kinh Chuyển Pháp Luân , chương 6
(Minh Hạnh tóm lượt)
Con đường cao thượng nhất là Bát Chánh Đạo.
Chân lý cao thượng nhất là Tứ Đế.
Không luyến ái là trạng thái tâm cao thượng nhất.
Cao thượng nhất trong các loài có hai chân là Đấng Toàn Giác.
-- Kinh Pháp Cú.
Dân tộc Ấn Độ thời xưa được nổi danh là đã un đúc được nhiều vị hiền triết và giáo chủ lỗi lạc, mỗi vị có một quan kiến khác nhau về đời sống và mục tiêu của đời sống. Kinh Brahmajala Sutta (Pham Võng) của bộ Digha Nikaya (Trường A Hàm) ghi nhận tất cả sáu mươi hai chủ thuyết triết học khác nhau nổi bật nhất thời bấy giờ.
Thuyết tuyệt diệt, hay đoạn kiến, của những người chủ trương sống theo vật chất, cũng gọi là Carvakas, lấy tên của người sáng lập ra chủ thuyết ấy.
Theo chủ thuyết vật chất này của thời xưa - danh từ Pali và Sanskrit đều gọi là Lokayata - sau khi chết con người hoàn toàn tiêu diệt, bỏ lại tất cả mọi năng lực phát nguyên trong đời sống. Theo họ, chết là hết, là chấm dứt tất cả. Chỉ có thế gian hiện tại là thực tiễn
Một quan kiến khác chủ trương rằng chỉ có đời sống khắt khe khổ hạnh mới có thể đưa con người đến giải thoát. Đó là giáo lý thuần túy đạo đức mà những nhà tu khổ hạnh thời bấy giờ bênh vực một cách mạnh mẽ. Năm vị đạo sĩ theo hầu cận Bồ Tát trong cuộc chiến đấu để thành đạt Đạo Quả thuộc về thành phần này
Trước khi chứng đắc Quả vô thượng, chính Đức Phật cũng thực hành đúng theo tôn chỉ này và khép mình vào mọi hình thức khắc khổ. Sau sáu năm chiến đấu một cách phi thường, Ngài nhận định rằng lối tu khổ hạnh quả thật vô ích. Do đó, Ngài thay đổi phương pháp, theo Trung Đạo.
Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật
Bài pháp đầu tiên của đức phật gọi là Dhammacakka. Phạn ngữ này thường được phiên dịch là "Vương Quốc của Chân Lý", "Vương Quốc của sự Chánh Đáng", "Bánh Xe Chân Lý". Dhamma-cakkappavattana là "Vận Chuyển hay Củng Cố Bánh Xe Chân Lý".
Bài Pháp cực kỳ quan trọng này Đức Phật truyền bá con đường gọi là "Trung Đạo". Đức Phật dạy nên xa lánh hai lối tu cực đoan là lợi dưỡng và khổ hạnh vì cả hai không thể dẫn đến trạng thái tuyệt đối Thanh Bình An Lạc và Toàn Giác.
Sau bài pháp về con đường "Trung Đạo" Đức Phật giảng tiếp Tứ Diệu Đế, bốn Chân Lý Thâm Diệu, với nhiều chi tiết. Bao gồm:
Thánh Đế đầu tiên (Khổ Đế) đề cập đến Dukkha, dẫn đến tận diệt (pahatabba) ái dục. Rồi Chân Lý thứ nhì (Tập Đế) đề cập đến thái độ tinh thần của một người bình thường đối với ngũ trần. Chân Lý thứ ba (Diệt Đế) là có sự chấm dứt trọn vẹn mọi hình thức đau khổ, tức Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của người Phật tử.
Diệt Đế, Chân Lý Thâm Diệu thứ ba, phải được chứng ngộ bằng cách phát triển (bhavetabba) Bát Chánh Đạo (Ariyatthangika magga, Bát Thánh Đạo). Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất dẫn ngay đến Đạo Quả Niết Bàn và cũng là Chân Lý Thâm Diệu cuối cùng - Đạo Đế - trong Tứ Diệu Đế.
Khi thời Pháp chấm dứt, Kondanna (Kiều Trần Như), vị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt Giáo Pháp và đắc Quả Tu Đà Hườn, tầng đầu tiên trong bốn tầng Thánh. Ngài chứng ngộ rằng cái gì đã có sinh ra tức phải hoại diệt - Yam kinci samudayadhammam sabbam tam nirodha-dhammam.
Các câu hỏi trong ngày:
1)
2)
3)
4)
5)
|