dieuphap.com Trang Chính


Pháp Thoại

TT. Thích Giác Đẳng

Phật lịch 2544, Tl 2000


[02]
Danh xưng các vị tu sĩ Phật Giáo
TT Giác Đẳng giảng trong Vạn Hạnh Học Đường onlien - Ngày 30 tháng 8 năm 2003
Minh Hạnh chuyển biên

Từ Vựng Phật Học - Phan II (tiep theo)

Khi  vào trong chùa nếu không biết danh xưng nào để gọi cho thích ứng, thi` cứ gọi quí Thầy là Thầy , thí dụ như bạch Thầy, dạ bạch Thầy con đến đây để cầu an , hay để nghe pháp gì đó , thật ra chúng ta sống ở trong xã hội cở mở chúng ta có thể hỏi là bạch quí Thầy, chúng con phải xưng hô cách nào cho nó phải lẽ, có nhiều khi gặp một vị lớn tuổi nhưng không phải là Hoà Thượng, và nhiều khi vị trụ trì rất trẻ tuổi , nhưng đa phần cứ gọi Thầy là được rồi, có rất ít Thầy thắc mắc về cách gọi, đa số quí Thầy không có thắc mắc về cách gọi đó là chuyện rất  bình thường

Trong việc xưng hô rất phức tạp, và trong một hiện tượng thường xảy ra đó là hiện tượng lạm phát, lạm phát ở đây y' nói rằng có một cái gi` đó ở một giai đọan nào đó, thi` nó có gía trị và giá trị rất lớn, nhưng về sau này khi ngừơi ta dùng nhiều quá rồi, thì lại lạc đi, lại nhạt nhẻo khi mà không còn  ý nghĩa về ban đầu nữa.  Chúng tôi lấy một số các ví dụ:  là ngày xưa chúng ta gọi một vị là Pháp Sư, vì Pháp Sư đựơc xem như có  trình độ rất  uyên thâm về Tam Tạng kinh điển, là vị có tư cách để đăng đàn thuyết pháp, là vị có thể trao truyền kiến văn của mình cho ngừơi khác đó gọi là Pháp Sư. Nhưng về sau này chữ Pháp Sư i ở bên Trung Hoa có thể là một vị Tỳ Kheo mới xuất gia  cũng gọi là Pháp Sư đựơc. Và chuyện lạm phát đó đương nhiên bởi vi` cái phong tục thôi, một Phật tử sống gần một Thầy và vì thương và kính trọng vị đó, dần dần gọi vị Thầy đó là Pháp Sư, cho nên nó thành lạm phát.

Ở bên Thái Lan ngày xưa có chữ Ajahn Chah, chữ Ajahn Chah chúng ta thừơng nghe, ví dụ như Ajahn Chaa là tên một vị Thiền Sư, và nếu quí vị nào sang Anh quốc, quí vị có thể nghe Ajahn Sumedho, Sumedho là vị Tăng ngừơi Hoa Kỳ đang ở bên Anh và  chữ Ajahn đó là một cái chữ rất được kính trọng trong giới Phật giáo Thái Lan.  Chữ Ajahn nó thật sự là xuất phát từ chữ acariya âm là a xà lê và thường thừơng chúng tôi dịch là Giáo Thọ Sư. Giáo Thọ Sư là  vị có thẫm quyền  trong một lãnh vực gi` đó, ví dụ như  vị acariya là một người đựơc đào tạo và có trình độ về một lãnh vực nào thi` gọi là acariya, nhưng bây giờ thì có những vị vi` rất kính trọng Chư Tăng.  Ví dụ như qúi vị đó đi chùa có Thầy A Thầy B, tuy rằng không giỏi lắm nhưng  tu hành rất tốt, có hạnh và vi` sự kính trọng đó quí vị không có gọi vị đó là Thánh, là Sư, là Thầy, mà quí vị gọi vị đó là ajahn, ngừơi Thái họ làm như vậy và lâu ngày có rất nhiều ajahn và ai cũng là ajahn được hết.

Ở tại Tích Lan thường thừơng ngừời ta gọi các nhà Sư là Brante, chữ Brante  có từ hồi còn Đức Phật, lúc Đức Phật còn tại thế các vị Tỳ Kheo thường gọi nhau là chữ Brante có nghĩa là Tôn Giả, thí dụ như chúng ta nói là Tôn Giả Xá Lợi Phất hay  Tôn giả Mục Kiền Liên.  Khi quí vị xuất gia vào trong Tăng đoàn sống vào lời dạy của Đức Phật, thì các vị đó kính trọng với nhau.  Nhưng  khi Đức Phật sắp viên tịch,  Ngài có dặn các vị Tỳ Kheo là từ đây về sau nên gọi một cách thích hợp đừng có gọi như từ trước đến giờ, vị nào lớn thi` gọi vị nhỏ là avuso.  Avuso  trong tiếng phạn có nghĩa là hiền giả , những vị trẻ gọi vị lớn là brante là tôn giả, thí dụ như Ngài Xá Lợi Phất xuất gia trước và Ngài Ananda xuất gia sau thi` Ngài Xá Lợi Phất gọi Ngài Ananda là avuso Ananda tức là hiền giả Ananda, và Ngài Ananda trả lời lại là brante Sariputra là thưa Tôn Giả Xá Lợi Phất .

Ở tại Tích Lan bây giờ thường các vị Sư Tích Lan gọi nhau là brante, chúng tôi tên tiếng phạn là Jotika và vi` vậy, khi chúng tôi đến các ngôi chùa Nam tông thi` các vị hay gọi chúng tôi là Brante Jotika đó là tên gọi của chúng tôi trong tiếng pali, tuy vậy đúng trên nguyên tắc thi` chỉ có vị nhỏ hơn chúng tôi thi` mới gọi là brante thôi,  nhưng vi` sự kính trọng cho nhau có đôi khi chúng tôi gặp những vị Tôn Túc rất  lớn các vị cũng gọi chúng tôi là Brante Jotika,  thái độ đó chỉ là thái độ lịch sự, chứ không phải là gọi đúng cách, mà đúng cách thi` các vị gọi là Avuso Jotika.

Nếu các vị sang Miến Điện và gọi đích danh của các vị đó là sumedho, và một vị sumedho cũng tương đương với tôn giả, và còn Thầy thì gọi là U như trường hợp quí vị bên Miến Điện mà đề cập đến chúng tôi quí vị gọi là U Jotika, và rồi khi quí vị nói chuyện trực tiếp với chúng tôi thi` cái vị gọi là sumedho, chữ sumedho gọi tương đương với chữ brante ở trong tiếng Pali hay tiếng Tích Lan.

Tại Việt Nam các ngôi chùa ở miền Bắc có nhiều danh từ ví dụ như là vị Sư Phụ là Thầy của mình, nhưng mà Sư Bác thì không phải Sư huynh của Thầy , mà Sư Bác có thể là một vị Sadi lớn tuổi tu lâu năm như là Ngài Hoà Thương Tuyên Quán có một đệ tử tên là Sư Bác Thắng, vị này không muốn thọ Tỳ Kheo giới mà chỉ tu Sadi thôi, lâu năm thi` chúng ta gọi là Sư Bác Thắng.  Còn tu lâu năm mà lớn tuổi thi` chúng ta gọi là Sư Cụ và những vị Tôn Túc thì chúng ta gọi là Sư Ông. Sư Ông được xem là một vị vừa kính trọng và thân trong một ngôi chùa, và dĩ nhiên lúc nãy chúng tôi gọi là Sư Bác mà theo thế gian thi` Sư Bác là lớn hơn là Sư Phụ là anh của Sư Phụ, nhưng ở miền Bắc các chùa thì không phải lớn hơn Sư Phụ của mình, nên chi chuyện đó nó hơi rắc rối một chút khi quí vị đi chùa .

Sự khác biệt giữa Vị Giáo Thọ và vị Bổn Sư. Vị Giáo Thọ ở bên ngoài được xem như  một vị có thẩm quyền về một lãnh vực về một địa hạt gi` đó, ví dụ vị ấy giỏi về kinh về luật về a tỳ đàm giỏi về duy thức giỏi về pháp sự v.v..., giỏi khoa nghi thi` các vị đó là giáo thọ, nhưng ở trong giáo đường thi` các vị giáo thọ đựơc xem như là những thành viên cốt cán trong ban giảng huấn. Và ở trong một giới đàn thi` thường thừơng là có ba vị gọi là Tam Sư, vị đầu tiên gọi là Bổn Sư truyền giới hay là thượng đàn đầu.  Lấy ví dụ quí vị  thấy vị Hoà Thựơng nào ngồi ở giữa là ngừơi trao truyền giới pháp cho một người đựơc xuất gia, hay được thọ giới thi` vị đó gọi là Hoà Thựơng đàn đầu, vị đó là bổn sư của quí vị như là quí vị qui y chẳng hạn. Nhưng vị đọc  tuyên ngôn tăng sự thi` vị đó gọi là Thầy Yết Ma, chữ Yết Ma âm từ chữ Karmadana chữ kama ở đây là cách tác bạch hay là cách trình theo trong luật Phật.  Các giới đàn có thành tựu hay không là ở các Thầy Yết Ma, phần lớn các vị Yết Ma có trình bày danh chánh thi` ngôn mới thuận được, do vậy ngôn sự mới thành được, do vậy các vị Yết Ma rất quan trọng. Rồi vị Giáo Thọ là vị giảng giải hướng dẫn và vị Giáo Thọ được xem như là vị chăm sóc về mặt kiến thức, vị này có thể khảo hạch giới tử và đồng thời cũng dạy dỗ cho vị giới tử.

Như vậy trong giới đàn Thầy Giáo Thọ khác với ở bên ngoài, thường thường bên chữ Hán gọi là tam sư, tam sư thất chứng là ba vị Thầy, Thầy Bổn Sư Thầy Yết Ma Thầy Giáo Thọ. Thường thừơng  vị Bổn Sư truyền giới cho quí vị, cũng có thể là Giáo Thọ sư của qúi vị, có nghĩa là vị Bổn Sư vừa cho quí vị qui y được và vừa dạy dỗ cho quí vị được.  Hoặc giả ở bên ngoài có thể là vị Giáo Thọ riêng và vị Bổn Sư riêng. Nhưng ở trong giới đàn thi` bắt buộc vị Bổn Sư phải khác với vị Giáo Thọ, vị Giáo Thọ là Giáo Thọ và Bổn Sư là Bổn Sư.  Đúng ra theo như ngày xưa thi` không có vị Giáo Thọ mà chỉ có vị Yết Ma là đủ, nhưng sau này các vị thêm vào mang  tư cách là trình bạch Chư Tăng, và một vị khác thi` mang tính cách để dạy dỗ cho các giới tử.  Như vậy trong Tam Sư chúng ta có Hoà Thựơng đàn đầu truyền giới gọi là Hoà Thượng Bổn Sư rồi chúng ta có Thầy Yết Ma, Thầy Giáo Thọ.

Sự khác biệt giữa Thầy Bổn Sư và Y Chỉ Sư, Thầy Bổn Sư theo tính cách của Việt Nam là vị Thầy truyền giới cho mình, chữ Bổn Sư có nghĩa là Thầy gốc, ví dụ như là quí vị qui y với vị Thầy nào đó cách đây 30 năm, vị Thầy đó là vị Bổn Sư, nhưng vị Bổn Sư không nhất thiết là mình ở gần, không nhất thiết là mình học hỏi, có khi vị đó ở quá xa nên mình học hỏi rất ít từ vị đó, do đó chúng ta theo học vị Thầy nào khác kế bên mình ở chùa để xin nương tựa. Trong trường hợp Thầy Y Chỉ  quan trọng với người xuất gia tức là Tăng và Ni.  Ví dụ như mình qui y ở Việt Nam và bây giờ mình ở bên Mỹ và vị Thầy Bổn Sư thi` ở quá xa, cho nên mình tìm vị Thầy khác để xin đựơc nương tựa, chữ y chỉ có nghĩa là nương tựa.  Một số các vị bên Bắc Tông khi  xuất gia và khi gặp các vị Thầy khác, thì vị đó lại phát tâm trong sạch, nhưng họ không  xin thọ giới lại và cũng không qui y lại mà chỉ xin vị Thầy đó cho tên lại thôi.  Và có nhiều trừơng hợp chứ không phải ít, các vị Thầy gọi là Y Chỉ Sư đó nhận vị này làm học trò,và vẫn cho pháp danh mới theo cái giòng kệ của mình như vậy thi` trừơng hợp Y Chỉ Sư đó là trừơng hợp đổi Thầy, chọn Thầy mới nhưng không phụ lòng Thầy cũ, có nghĩa là ông Thầy cũ vẫn là Bổn Sư của mình và Thầy mới gọi là Y Chỉ Sư, nhưng trên thực tế thường thường vị Thầy Y chỉ Sư là gần với mình và cho mình nhiều lời dạy, cho mình nhiều  hứơng dẫn hơn là vị Bổn Sư của mình.

Trong bối cảnh của Phật giáo tương đối là một bối cảnh rất đặc biệt, nên giữa các quốc gia Phật giáo khác biệt rất nhiều, chúng ta lấy một ví dụ là trừơng hợp Phật giáo Tây Tạng, người ta rất trọng về căn bản đào tạo ,nên một vị Tăng được đào tạo trong kiếp hiện tại này, thi` vị Tăng đó sau chương trình học là 17 năm học tại tu viện Sera hay là một số tu viện khác, thi` một vị thường gọi là geshe khi chúng ta nói đến vị đó, chúng ta thường gọi là geshela. Geshela  trong chữ Tây Tạng thường là những vị có học vị cao trong Phật giáo, và vị này là vị có thẩm quyền về phương diện chuyên môn, hoặc trong lãnh vực học của vị này.  Tại Thái Lan cũng có một chữ tương tự như vậy ngừơi ta gọi là Tahn Maha, Tahn Maha là một vị Thầy có học vị tối thiểu chương trình Phật học trung cấp về Pali, tức là về Phạn ngữ và Phật học.  Riêng ở Tây Tạng có những vị còn rất nhỏ, dầu là rất nhỏ nhưng rất được kính trọng xem là hậu thân của vị Lạt Ma trước, trong trường hợp đó những vị đó gọi là Tulku.  Một vị Tulku không phải vị này được kính trọng là vi` vị này có đạo hạnh cao, là vị này học giỏi lâu năm, vị này có thể là đứa bé lên ba, bốn tuổi, như mấy ngày qua chúng ta nghe một câu chuyện tranh luận ở tại tu viện Contum ở trên cao nguyên Thanh Hải trường hợp chính phủ Trung Quốc đã đưa một vị là Ban Thiền Lạt Ma đến thăm viếng tu viện Contum .

Vị Ban Thiền Lạt Ma là vị đứng thứ hai sau Đức Dạt Lai Lạt Ma về phương diện lãnh đạo tại Tây Tạng , khi Đức Ban Thiền Lạt Ma cũ mất thì  tại Dhramsala trụ sở của chính phủ lưu vong Tây Tạng, ngừơi ta xác nhận là có một đứa bé ở tại Tây Tạng là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma.  Trong lúc đó thi` chính phủ Trung Quốc lại thừa nhận một đứa bé khác, và rốt cuộc thi` họ đã bắt đứa bé do Đức Dạt Lai Lạt Ma xác nhận đem đi giam và cho đến bây giờ ngừơi ta vẫn không biết đứa bé đó đang ở đâu và đang làm gi`.  Nhưng riêng về trường hợp của vị Ban Thiền Lạt Ma hiện tại mới có 12, 13 tuổi đến thăm tu viện Contum, về điểm này nó hoàn toàn khác biệt vi` đó là văn hoá Tây Tạng  khác với chúng ta rất nhiều,

Tại Trung Hoa  thời xưa đến bây giờ,  quí vị Tăng sĩ vào chùa tu thường thường gọi nhau là Sư Phụ, và ở bên ngoài họ gọi với nhau là Đại Sư Phụ, Tiểu Sư Phụ và các vị Sadi họ gọi với nhau là pháp huynh hay pháp đệ hay là pháp sư.  Nhưng khi các vị lớn lên thi` gọi là các vị trưởng lão, thí dụ chúng ta nói là Trưởng Lão Ngộ Minh , hay Trưởng Lão Tinh Vân và chữ Trưởng Lão được xem như kính trọng các vị lớn tuổi chứ họ không gọi là Đại Đức, Thượng Tọa , Hoà Thượng.  Chúng ta nhớ một điều rằng những chữ này là chữ mang tính cách qui ướt, qui ướt ở trong một xã hội ở trong một nền văn hoá và nó có rất ít giá trị khi nó đi xa hơn ở bên ngoài, do vậy đây là trường hợp hết sức phức tạp hết sức tế nhị.  Chúng ta vẫn không có một chữ được xưng gọi phổ thông toàn diện hết, do vậy  ra bên ngoài thi` chúng ta vẫn còn lúng túng rất nhiều.

Một lần nữa chúng tôi xin thưa với quí vị là chúng tôi sang dự hội nghị Tăng Già thế giới ở tại Đài Loan, các vị Tôn Túc ở trong hội đồng Trưỏng Lão, và khi các vị dắt đến vị Thựơng Thủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tức là Đại Lão Hoà Thượng Thích Tâm Châu, các vị dùng chữ Tâm Châu Thựơng Tọa , thi` lúc bấy giờ Phật tử Việt Nam nói rằng dùng chữ Tâm Châu Thựơng Tọa không có đúng vi` Hoà Thượng đã lớn rồi, nhưng thưa quí vị cái chữ Hán ở tại Đài Loan khi họ dùng chữ Tâm Châu Thượng Tọa thì họ gọi rất tôn kính chứ không phải Hoà Thượng nhỏ hơn Thựơng Tọa, rồi thưa quí vị ở bên đó đôi khi họ nhắc tới Thựơng Tọa , Trưởng Lão mà mình đang sài do vậy ở các quốc gia có sự chênh lệch rất lớn sự khác biệt rất lớn trongi sự gọi của ngừơi này đối với ngừơi khác, giữa giáo phái này đối với giáo phái khác, và giữa tông này đối với tông khác.

Và ngừơi ta cũng dùng chữ Đại Sư để gọi nhau là Pháp Sư. Tại Trung Hoa hôm nay Pháp sư chỉ là cách xưng gọi tôn trọng.  Như người Trung Hoa thường dùng chữ tiền bối hoặc vạn bối hay tại hạ. Tại Trung Quốc tình trạng sau này càng ngày càng phức tạp hơn vi` có một quốc gia riêng biệt là Đài Loan có một nền văn hoá tách biệt với Hoa Lục đã hơn nữa thế kỷ.  Và trong lúc đó ở Hoa Lục Phật giáo đã phục hồi vi` vậy đã có sự chênh lệch rất nhiều, một vị Thầy đi ở ngoài đường và người ta nói Sư Phụ đi đâu đó, Sư Phụ ở đây chỉ là lời chào chứ không phải thật sự là Sư Phụ, chúng ta nói đến chữ này thi` thật ra chỉ là văn hoá phong tục thôi, chứ không phải là đúng hay là sai, giữa văn hoá và văn hoá kia rất là khác biệt.

Chữ geshe là tiến sĩ ở ngoài đời, chứ thật ra rất khác nhau, nếu chúng ta có sự so sánh về học lực thì phải nói là học về tiến sĩ thi` học rất nhiều, chỉ khác là thường thuờng những vị geshe học hết về trình độ tiến sĩ, và các vị không có trình luận án như tiến sĩ ở ngoài đời nhưng chúng ta tạm gọi là tiến sĩ Phật học cũng được.

Theo hiến chương của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất thi` giáo phẩm Thựơng Tọa và Hoà Thượng không phải là tự động mà các vị phải xét về hạ lạp, xét về sự phục vụ, xét về tư cách, xét về đạo hạnh, và thông thường tổng vụ phải trình lên vịên Tăng Thống để tấn phong, và viện Tăng Thống phải ban hành ấn chỉ tấn phong vị nào đó là Thựơng Tọa, vị nào đó là Hoà Thựơng.  Nhưng đó là trường hợp của ngày xưa khi giáo hội ở bên nhà còn có sự hoạt động rộng rãi, hiện tại bây giờ tự động  lên Thượng Tọa, Hoà Thựơng cũng nhiều lắm.  Nghĩa là những vị không làm việc trong giáo hội và tự động lên bởi vi` mình có tuổi lên làm Hoà Thựơng cũng có chứ không phải là không có. Nhưng đúng theo hiến chương của giáo hội thi` việc lên làm Thựơng Tọa, Hoà Thựơng là do sự tấn phong, chúng tôi nói với quí vị về điểm này là Phật giáo là một cơ chế rất lỏng lẻo.  Thật ra cái gì bày ra được rồi sau đó người ta dựa trên cái đó để khai triển về mặt này, mặt khác nó rộng rãi thêm.  Mình muốn nói chuyện theo thường thức cũng đựơc, không có gi` phải đôi co về điểm này, nhưng phải nói rằng nó là cả một vấn đề rất lớn.  Hiện tại bây giờ chúng ta là Hoà Thượng, do vi` chúng ta kính trọng với nhau mà gọi, vi` cácvị trên 60 tuổi, có những vị Hoà Thựơng do tấn phong, và có những vị Hoà Thựơng không do tấn phong ,mà do những vị đệ tử gọi, trường hợp đó cũng có, nên Phật giáo chúng ta là có một cơ chế rất lỏng lẻo, chúng ta có lịch sử chúng ta có nguyên tắc về qui chế và chúng ta có bối cảnh tùy theo trường hợp.

Chúng ta hãy nói về tinh thần, về các danh xưng ngừơi Trung Hoa thi` nói rằng danh có chánh thi` ngôn mới thuận, và ngôn có thuận thi` sự mới thành.  Đối với chúng ta ở trong chùa, thi` lấy tinh thần căn bản của Phật pháp, tinh thần của chúng ta, là chúng ta sống đối với đại chúng ,với tinh thần cao trọng, thi` chúng ta lấy tinh thần cung kính của mình,  sự cung kính rất quan trọng.  Chúng ta nên biết cái gi` là thích đáng trên phương diện xả giao, hay trên tinh thần tu tập rất là cần đến sự hiểu biết chính xác của mình, nhưng  riêng đối với bản thân của chúng ta, thi` Đức Phật Ngài dạy rằng cuộc sống tu tập là cuộc sống xả kỷ cái ngã chấp của bản thân mình.  Thật ra cái gi` đó mà đẹp, cái gi` đó mà cao quí , cái gi` mà được xưng tụng, đó là cái gi`mà cuộc đời cho mình, chứ không phải là do mình đi tìm lấy, do mình đặt để cho mình.  Do vậy đối với Đức Phật cũng vậy, ai kêu sao cũng được, có những ngừơi họ gọi Đức Phật là Samôn Cồ Đàm, có những vị gọi Đức Phật là Đức Thế Tôn, có những vị gọi Đức Phật là Đấng Từ Phụ, Đấng Cha Lành và gọi cách nào nó là tuỳ ở tấm lòng của mỗi ngừơi. Nhưng chính Đức Phật thi` Ngài gọi là Tathagato là Như Lai, Như Lai dạy cho các con điều này, chữ Như Lai là  Tathagato là người đã đến như vầy đó, là chữ  Đức Phật tự dùng cho chính Ngài.

Thưa quí vị chữ Tathagato được tìm thấy rất nhiều trong các đọan văn trong kinh điển, chúng ta cũng có danh từ Đấng Như Lai.  Nhưng ít khi thời Đức Phật còn tại thế được dùng cho Đức Phật qua một ngừơi khác, mà đó là tự xưng của Đức Phật, chữ Như Lai là một cái chữ rất đẹp, bậc đã đến như vậy, một ngừơi đã đến như vậy ,đã đi như vậy, một ngừơi đã sống với tất cả các pháp. Và đối với một vị Tăng sĩ thì về điểm này, về cá nhân của cái vị danh sĩ về phương diện danh xưng, thi` có thể xưng là cái gi` tương đối với một vị sống từ bỏ gia đình, sống đời sống không gia đình không có dự vào danh và không có dự vào lợi, thi` điều đó là hợp tình hợp lý riêng về Phật tử , những ngừơi cư sĩ trong vấn đề xưng gọi nó ở mức độ vừa phải.

Trong thời gian gần đây ngừơi ta đang chạy theo một công việc rất nguy hiểm, nguy hiểm là vi` thời đại của chúng ta là thời đại cổ súy sùng bái cá nhân rất nhiều, sùng bái cá nhân thậm chí lúc sau này chúng tôi nghe rất nhiều trừơng hợp, ngừơi ta đề cập đến vị Thầy này mất vị Thầy kia mất để lại những  xá lợi, chúng tôi không biết chuyện đó thực hư ra sao, nhưng chúng tôi thưa với quí vị rằng cách này, là chúng ta phải hết sức cẩn thận lắm, bởi vi` trứơc đây xá lợi không phải là một vấn đề được quần chúng quan tâm nhiều, chúng ta ít nghe các vị Tổ có xá lợi.

Ở ngoài Huế thi` quí Thầy không hỏa táng và quí Thầy để nguyên như vậy mà nhập tháp thôi, nhập tháp nghĩa là để nguyên quan tài chôn nổi, dĩ nhiên là ngày xưa ít ai nhắc đến xá lợi và bây giờ chúng ta cứ nghe vị này chết để lại nhiều xá lợi vị kia chết để lại xá lợi, chính thật ra thi` xá lợi không phải là cái tinh thể, không phải là mà ngay cả một ngừơi tu hành đắt đạo tro còn lại của vị đó cũng đem thờ như xá lợi đựơc, tro tàn của những vị đó được gọi là xá lợi đựơc, bởi vi` sao, bởi vi` chúng ta không phải trọng về cục xương quí hay cục ngọc, chúng ta trọng về cái giới hạnh của vị đó, chúng ta trọng về sự tu chứng của vị đó, như trường hợp chúng ta thờ một mớ tóc hay một mớ xương của cha của mẹ của mình không.

Thưa quí vị chúng ta phải hiểu như vậy, để đừng có sai lầm về sau này.  Chúng ta hay lạm dụng từ ngữ rất nhiều ví dụ như là chữ viên tịch, vị Thầy nào mất cũng gọi là viên tịch hết, thật ra chữ viên tịch là sự vắng lặng hoàn toàn, tịnh diệt hoàn toàn chỉ dùng cho một vị đã chứng đắc Niết Bàn, đã giải thoát hoàn toàn khỏi sanh tử, thi` mới gọi là viên tịch được.  Còn một vị bình thường khi mạng chung, khi từ trần thi` chỉ là từ trần mà thôi, nhưng sau này chúng ta dùng chữ viên tịch để chỉ các vị Tổ hay các vị Hòa Thượng , cái sự xưng tán đó là sự xưng tán của cá nhân của chúng ta.

Và rồi thậm chí lễ hỏa táng chúng ta gọi là lễ trà tỳ , trà tỳ nguyên là lễ được dùng cho lễ hỏa táng nhục thân của Đức Phật như nơi tháp để làm lễ trà tỳ. Ngày hôm nay  vị Tăng nào mất lễ hỏa táng nào cũng gọi là lễ trà tỳ hết, những điều này chúng tôi gọi là sự lạm phát của ngôn ngữ, ngừơi ta quá kính trọng ngừơi ta dùng những danh từ rất cao.

Dùng một cái chữ gi` đó kể cả sự chứng quả, chúng tôi thưa thật là ngoài Đức Phật ra thi` chúng ta không biết được vị nào chứng quả hết, và ngay cả vị chứng quả thật sự, thi` chúng ta cũng khó biết và những gi` chúng ta biết những ngừơi đắc đạo chứng quả, thi` chỉ là hình thức bên ngoài thôi.  Giả sử một vị nào đó thấy một vị thanh tu nhiều năm nhiều tháng, tu hành am tranh, thanh tịnh trong sạch như vậy, thi` nghĩ rằng vị này đắc đạo chứng quả.  Việc đó cũng không hẳn như vậy và có thể có những vị chứng quả như ông Cấp Cô Độc và bà Visakha đắc đạo , đắc quả Tu Đà Hoàn hồi bảy tuổi, lớn lên bà cũng có gia đình và có cuộc sống ở bên ngoài, chúng ta không đánh giá người chứng quả bằng con mắt thường của chúng ta được, nhưng chúng ta rất dễ để đề cập đến một vị chứng quả .

Và về sau này lại có một chữ khác,  ngừơi ta sài nhiều trong sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam là chữ Bồ Tát.  Ví dụ như Bồ Tát Thích Quảng Đức là một vị đã vi` pháp thiêu thân, hay sau này có một vài huynh trưởng như là huynh trưởng Gia Bình, một vị gia đình Phật tử tự thiêu để bày tỏ cái nguyện vọng phục hưng giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thi` cũng được gọi Bồ Tát Phạm Gia Bình.  Chữ Bồ Tát, thưa quí vị nó là cái vòng luẩn quẩn ,ngày xưa Đức Phật còn tại thế chữ Bodhisattva để chỉ cho cái vị hướng tâm cầu giác ngộ, như chúng ta ngồi trong room đây, quí vị và chúng ta vị nào mong muốn tu tập để dẫn đến giác ngộ và giải thoát khỏi phiền nảo, thi` chúng ta đều có thể là vị Bồ Tát đúng theo kinh.  Nhưng với thời gian dài thi` chữ Bồ Tát lại trở thành không phải là vị hứơng cầu giác ngộ mà đó là một quả chứng, ví dụ Đức thế Âm Bồ Tát, Đức Phổ Hiền Bồ Tát, Đức Văn Thù Bồ Tát chẳng hạn, thì các vị Bồ Tát đó ở trong một phương diện nào đó, các vị đạt đựơc quả chứng, quả chứng này là vị nào có quyền lực thần thông. Và sau này chúng ta lại trở lại nhắc đến các vị Bồ Tát như là những vị có công hạnh bi mẫn đối với đời hay những vì tử đạo, những vị Thánh Tử Đạo những vị hy sinh cuộc đời mình cho một cái giá trị cao đẹp gi` đó, chúng ta gọi là Bồ Tát, và lâu ngày thi` cái chữ Bồ Tát này nó lại trở thành phổ cập nhân gian.

Ở đây không phải là một điều nói đúng hay nói sai, ở đây là một điều khi chúng ta nói đến lãnh vực tôn giáo, và chúng ta đến với Phật giáo, thi` chúng ta phải nhận một điều là ở trong nhân gian, ngừơi ta có nhiều cách để bày tỏ cái niềm tin, để bày tỏ niền kính trọng của mình, nên chi đối với chúng ta đi theo con đường trung đạo, thi` phải trung đạo, có nghiã là cái gi` cũng vừa chừng , đối với chúng ta trong lãnh vực Phật pháp, thi` bất cứ điều gi` nó cũng có sự tương đối của nó, nên  theo đà thời gian từ ngữ cũng biến đổi , nó sẽ có một số thay đổi cái giá trị của nó .

Chúng ta không quá cố chấp, Đức Phật dạy rằng đừng đi quá xa ngôn ngữ địa phương, và không có chấp chước vào ngôn ngữ, và hãy cố gắng hiểu đựơc cái lý lẽ chân thật, thi` ngừơi Phật tử tu tập là một ngừơi sống thành thật với chính mình, và đem cái tâm thành thật đó cũng đối với cuộc đời, chúng ta sống cái nào đáng quí thi` chúng ta gọi đáng quí, chúng thấy đáng trọng thi` chúng ta gọi là đáng trọng, nhưng lòng cung kính nó là cái gi` tốt đẹp trong đời sống của chúng ta.   Chúng tôi thưa quí vị là nhiều khi chúng tôi gặp các vị Tăng lớn hơn chúng tôi khỏang ba bốn hạ, năm sáu hạ chúng tôi đảnh lễ các vị đó ba lạy và một vài Phật tử hỏi chúng tôi tại sao gần như là những vị đó đồng trang lứa với chúng tôi, mà chúng tôi vẫn đảnh lễ, chúng tôi đảnh lễ các vị đó không phải vi` cho vị đó kiêu căng, hay để cho vị đó cao lớn mà chúng tôi đảnh lễ.  Thứ nhứt là đó là cơ hội để diệt trừ ngả mạn của mình, làm giảm thiểu ngã mạn của mình và nếu trong đời này những vị pháp huynh những vị pháp hữu, những vị đó lớn hạ hơn mà mình không đảnh lễ thi` đó là điều rất là đáng tiếc.  Ngay cả ngừơi cư sĩ mà giữ giới trong sạch, thi` chúng ta co`n tôn trọng và kính trọng, hà huống chi là vị xuất gia, do đó quí Phật tử hãy sống và lo cái gi` cần thiết của mi`nh, trong một cái thời đại mà chúng ta thấy không có một cái qui chế nào rõ ràng không có một tổ chức nào ổn định, xác định mục tiêu

Bây giờ để kết thúc bài này, chúng tôi xin được nhắc thêm một điểm nữa để Phật tử chúng ta nên lưu ý.  Khi chúng ta đem lòng kính trọng để sống đạo, thi` trong bất cứ trừơng hợp nào, chúng ta cũng không tránh né một vài danh từ không đẹp, để nói về đạo Phật.  Ví dụ như ở  Việt Nam, mình ở trong chùa thi` ngừơi ta gọi là Thầy chùa là chuyện bình thường, Thầy tu thì gọi là Thầy tu, nhưng tiếng Việt Nam mình thi` chữ Thầy chùa, nó không có đẹp, bây giờ chúng tôi sang Hoa Kỳ có nhiều Phật tử lại không nhận ra cái chữ Thầy chùa là cái chữ không đẹp, dĩ nhiên ở chùa thi` gọi Thầy chùa, nhưng những người ngọai giáo, hay là ngừơi không biết đạo ngừơi ta mai mĩa họ mới dùng cái chữ này, chứ một ngừơi hiểu đạo thi` không dùng  chữ Thầy chùa để chỉ cho quí Thầy, vi` vậy đôi lúc chúng ta cũng phải cẩn thận.

Phật giáo Việt Nam đã tồn tại trong 2000 năm qua, và có những giai đọan thịnh và những giai đọan suy và có những giai đoạn mà những nho sĩ lại chống báng Phật giáo cực kỳ.  Chúng ta có nhiều vần thơ ví dụ như thơ của Hồ Xuân Hương, thơ của Nguyễn Đình Chiễu, đôi lúc cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng chỉ trích Phật giáo, cũng chỉ trích các vị Chư Tăng, nên các vị lại có nhiều  cách dùng từ không đẹp, chúng ta là một ngừơi hiểu đạo thi` chúng ta biết về những điều này.

Dù sao đi nữa thi` bài nói chuyện ngày hôm nay, cũng chỉ là một bài trình bày một số cái nét đại lược về những danh từ liên hệ đến sự xưng hô của quí Thầy, điều này không có một mục đích định đặt một tiêu chuẩn nào hết, nó chỉ là một cái lời trình bày, mà qua đó góp phần thêm vào sự tìm hiểu của quí Phật tử.

Bây giờ chúng tôi xin được chấm dứt bài học ở tại đây, với hai cái chữ đang gây nhiều cái sự lưỡng lự của quí Thầy, những quí Thầy ở tại Hoa Kỳ thường thường là người ta dùng cái chữ để tự biết cho chính mình, gọi là venerable và một chữ khác là reverend, theo nhiều ngừơi chữ venerable dành cho những vị tu sĩ không có gia đình, hay những vị thanh tịnh Tăng, ví dụ như một không có gia đình.  Thật ra reverend thì có thể dùng cho tất cả, kể cả những vị mục sư có gia đình, và quả thật ở trong tiếng Anh ít có ai dùng chữ venerable, dành cho các vị mục sư ở bên Tin Lành mà chữ venerable.

Khi chúng tôi đến Ammoti là một tu viện ngừơi Anh ở tại Anh Quốc.  Người ta dùng chữ venerable để gọi với nhau hơn là chữ raverend và chữ raverend đựơc xem như là một tu sỉ, như là linh mục kiều hay là những người phục vụ quần chúng ở bên ngoài, do vậy thỉnh thoảng quí vị nhìn thấy các vị tu sĩ viết tên của mình bằng tiếng Anh bắt đầu bằng chữ viết tắt là ven. đó là venerable và có một vài vị cũng dùng chữ này raverend để đứng đầu và có một số Chư Tăng đặt biệt là Chư Tăng Tích lan, các vị chuộng dùng nguyên chữ là chữ Bhante thí dụ như là Bhante Jotika để mà gọi tên mình thay vi` venerable hay  reverend,  dĩ nhiên là chữ này cũng không  phổ thông lắm, và một số các nhà Sư Ấn Độ Giáo thi` thường hay dùng chữ Oami để viết

Thưa quí Phật tử, tuỳ theo cách gọi của chúng ta, hiện tại thi` chưa có chữ nào liên quan đến việc xưng gọi các vị tu sĩ Phật giáo ở trong tiếng Anh, các vị Tăng sĩ Phật giáo tại Anh Quốc, bây giờ họ thừơng dùng cái chữ Ajahn, như Ajanh Sumedho, Ajanh, Amaro đó là cách mượn từ tiếng Thái mà ra và thỉnh thoảng chúng ta có chữ ở bên Nhật Bản đựơc dùng phổ thông như là chữ Roshi, chữ Roshi xem như là một vị thiền sư ,như là Thiền Sư Suzuki ,thiền sư Plader thi` họ dùng chữ Roshi, nhưng mà chữ đó mang tánh cách riêng biệt chúng ta không dùng, chữ reverend hay chữ venerable thi` phổ thông hơn hết, chúng tôi xin đựơc kết thúc bài học ở tại đây. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

 

 


|Trang trước | trở về đầu trang | Trang Chính |

© 2006 dieuphap.com. All Rights Reserved. Kỹ thuật trình bày nội dung: Minh Hạnh & Chánh Hạnh |