dieuphap.com Trang Chính


Những Cảnh Chùa

Phật Giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam

Phật lịch 2544, Tl 2000


[01]
LỊCH SỬ XÂY DỰNG CHÙA SIÊU LƯ

 

1.      Địa hình:

 

Chùa Siêu Lý, tên Phạn ngữ Paramatthārāma toạ lạc tại thị xã Vĩnh Long, cách trung tâm thị xã khoảng 2 km về phía đông-nam.

Địa chỉ 162/8 đường 14-9 (Công Thần cũ), phường 5, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Diện tích tổng thể ước chừng 3500 m2 phần đất xây dựng; có 7500 m2 đất ruộng canh tác lúa.

 

2.      Nguồn gốc:

·        Đất đai: là đất do bà Tô Thị Sa chủ vườn dâng hiến vào năm 1963 (Quý Mão). Từ năm 1958 (Mậu Tuất), bà Tô Thị Sa đã dựng lên một ngôi tịnh thất để tu tại gia và chưa có hiệu tự, đến năm 1963, bà đã phát tâm hiến cúng ngôi tịnh thất ấy đến đức Hoà Thượng Tịnh Sự (Thích Huệ Lực) sau khi Ngài du học từ Thái Lan trở về nước.

Hoà Thượng Tịnh Sự nhận đất tịnh thất và kiến tạo thành một ngôi chùa đơn sơ, đặt hiệu tự là chùa Siêu Lý (Paramatthārāma).

Sở dĩ có hiệu tự “Siêu Lý”, vì y chỉ nghĩa pháp Siêu Lý trong Luận tạng A-tỳ-đàm (Abhidhamma) mà chính bản thân Hoà Thượng đã thọ trì pháp môn và truyền dạy pháp môn ấy.

·        Hoạt động tôn giáo: chùa Siêu Lý có nguồn gốc trước năm 1975 trực thuộc Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam - Theravāda; đến sau năm 1975 chùa đã gia nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Hệ phái Nam Tông.

 

3.      Các đời trụ trì:

Hoà Thượng Tịnh Sự (Võ Văn Đang) được xem như là vị tổ khai sơn chùa Siêu Lý, Ngài trụ trì những năm đầu tiên, kể từ năm 1963 đến năm 1968, được 5 năm.

Đời trụ trì thứ hai là Thượng Toạ Pháp Nguyệt (Thạch Khone), vị sư người Khmer, kiêm được 2 năm, từ năm 1968 đến năm 1970, sau đó bãi nhiệm ra đi vì chiến tranh.

Đời trụ trì thứ ba là Đại Đức Kim Trí (Thạch Sô-sane), vị sư người Khmer, nhiệm chức 3 năm từ 1970 đến 1973 thì thoái vị.

Đời trụ trì thứ tư là Đại Đức Trí Đức (Thạch Sóc-kha), vị sư người Khmer, nhiệm chức 2 năm từ 1973 đến 1975; có Đại Đức Giác Chánh cố vấn trụ trì.

Đời trụ trì thứ năm là Đại Đức Kim Cang (Thạch Nghĩa), vị sư người Khmer, nhiệm chức 1 năm từ 1975 đến năm 1976.

Đời trụ trì thứ sáu là Đại Đức Pháp Đức (Thạch Sơ-khô), vị sư người Khmer, nhiệm chức 6 tháng trong năm 1976.

Kể từ cuối năm 1976 đến nay, chùa Siêu Lý do Đại Đức Giác Sơn (Trần Văn Sơn) là trụ trì; vì việc phát triển và xây dựng chùa vào thời điểm này rất nặng nề, do đó chư Tăng đã cử thêm hai vị hỗ trợ sư trụ trì (cũng theo di chúc của cố Hoà Thượng Tịnh Sự).

Vị thứ nhất là Thượng toạ Pháp Tuệ (Thạch Sao) với chức vị Quản chúng.

Vị thứ hai là Đại Đức Giác Giới (Phạm Thành Giới) với chức vị Giáo thọ kiêm cố vấn trụ trì.

 

4.      Sinh hoạt tu học:

Chư Tăng thường trụ có khoảng 5 vị, tu nữ 6 vị, tín đồ Phật tử ước lượng 100 người.

Chùa duy trì pháp lệ mỗi nửa tháng vào ngày rằm và 30 âl.

Thường xuyên mở các lớp giáo lý và Pāli cho chư Tăng và Phật tử địa phương, một khoá học 3 năm. Tăng sinh các nơi đến dự học nội trú từ 15 vị đến 20 vị; Phật tử học viên dự thính có khoảng 20 đến 30 người.

 

5.      Phát triển cơ sở:

Chùa Siêu Lý trước năm 1975 là một ngôi chùa nhỏ được xây dựng đơn sơ, chưa có sự phát triển đáng kể, vì cố Hoà Thượng Tịnh Sự chỉ chủ trương phát triển mặt tu học giáo lý. Tuy vậy vào năm 1972 (thời Đại Đức Kim Trí trụ trì) đã xây dựng được một ngôi giảng đường làm nơi giảng dạy và học tập của chư Tăng.

Đến sau ngày miền nam giải phóng, vào năm 1976 (do Đại Đức Kim Cang trụ trì) đã có cuộc trùng tu ngôi Tăng xá, nhưng cũng chưa đáng kể.

Đáng chú ý nhất là thời gian Đại Đức Giác Sơn kiêm nhiệm chức trụ trì và Đại Đức Giác Giới làm cố vấn trụ trì, chùa có sự phát triển mạnh về hai mặt: hoằng pháp và kiến thiết cơ sở.

·        Tháng 11-1980 đến tháng 2-1987 trùng tu Chánh điện và kiết giới sīmā, quy mô nhỏ.

·        Ngày 2-12-1992 (9-11 Nhâm Thân) kiến thiết Phật cảnh Níp-bàn, thời gian xây dựng là 14 ngày.

·        Ngày 11-2-1993 (20-1 Quý Dậu) kiến thiết Phật cảnh Đản sanh, thời gian xây dựng là 17 ngày.

·        Ngày 19-5-1993 (28-3 Quý Dậu) kiến thiết di dời ngôi Giảng đường Chân đế, thời gian xây dựng là 153 ngày.

·        Ngày 17-5-1994 (7-4 Giáp Tuất) kiến thiết hai ngôi Bảo tháp Xá-lợi, thời gian xây dựng là 63 ngày.

·        Ngày 17-2-1995 (18-1 Ất Hợi) tái thiết ngôi Trai đường và nhà trù, thời gian xây dựng là 67 ngày.

·        Ngày 14-8-1995 (19-7 Ất Hợi) kiến thiết nhà vệ sinh bên Tăng, thời gian xây dựng là 25 ngày.

·        Ngày 7-3-1996 (18 tháng giêng Bính Tý) tái thiết dãy Tăng xá I, thời gian thi công 53 ngày.

·        Ngày 24-7-1996 (9-6 Bính Tý) kiến thiết tường rào và cổng tam quan, có hai giai đoạn; thời gian xây dựng kể chung là 35 ngày.

·        Ngày 25-2-1997 (19 tháng giêng Đinh Sửu) khởi công giai đoạn 1 tái thiết dãy Tăng xá II tầng trệt, thời gian thi công đúng 90 ngày.

·        Ngày 15-2-1998 (19 tháng giêng Mậu Dần) khởi công giai đoạn 2, xây dựng tầng lầu của dãy Tăng xá II, thời gian thi công là 34 ngày.

·        Ngày 14-5-1998 (19-4 Mậu Dần) tái thiết dãy Tăng xá III, thời gian xây dựng là 86 ngày.

·        Ngày 26-1-1999 (10 tháng chạp Mậu Dần) xây dựng khu nhà vệ sinh bên cư sĩ, thời gian thi công là 12 ngày.

·        Ngày 5-3-1999 (18 tháng giêng Kỷ Mão) xây dựng Tháp Phạm thiên nơi thờ di cốt, thời gian thi công là 36 ngày.

·        Ngày 13-2-2000 (9 tháng giêng Canh Thìn) tái thiết ngôi Chánh điện với quy mô lớn, nới rộng diện tích, dài 21m rộng 15m. Hoàn thành ngày 2-9-2000 (5-8 Canh Thìn) thời gian thi công là 196 ngày. Lễ khánh thành và kiết giới sīmā được tổ chức trọng thể vào ngày 26-10-2000 nhằm 29-9 Canh Thìn.

·        Ngày 2-3-2002 (19 tháng giêng Nhâm Ngọ) tái thiết dãy Phước xá lầu, nơi ở của khách thập phương; với diện tích 5m ´ 11,4m; một trệt một lầu. Hoàn thành 18-5-2002 (7-4 Nhâm Ngọ), thời gian thi công là 76 ngày.

·        Ngày 3-4-2002 (21-2 Nhâm Ngọ) đồng loạt khởi công xây nền móng tái thiết ngôi Phước xá tu nữ, gồm 1 nhà bếp, 1 phòng tập thể và 4 phòng cá nhân, với chiều dài 26m ngang 5m; đến ngày 19-5-2002 (8-4 Nhâm Ngọ) mới chính thức công trình này sau khi hoàn tất công trình phước xá I. Công trình phước xá tu nữ được thi công thời gian trước sau là 55 ngày, hoàn thành vào 6/7/2002 (26/5 Nhâm Ngọ).

·        Ngày 18-2-2003 (18 tháng giêng Quý Mùi) khởi công xây dựng Phật cảnh Chuyển Pháp Luân với diện tích 4m50 ´ 4m70, tạo cảnh phù điêu rừng nai và cội đại thọ Nigrodha; an vị 6 tượng đá: 1 tượng Phật thế ngồi thuyết pháp và 5 tượng nhóm Kiều-trần-như. Công trình Phật cảnh này được thi công trong 20 ngày, hoàn thành vào ngày 8-3-2003 (mồng 6-2 Quý Mùi).

·        Cũng trong thời gian tháng 2-2003 tôn tạo lại ngôi Phật cảnh Thành đạo đã xây dựng vào năm 2000 (tức năm Canh Thìn)

·        Ngày 9-7-2003 (nhằm 10-6 Quý Mùi) tôn tạo lại ngôi Phật cảnh Níp-bàn (xây bồ đoàn và tạc tượng đá), đã kiến tạo vào đầu năm 1992.

·        Ngày 15-7-2003 (nhằm 16-6 Quý Mùi) tôn tạo lại ngôi Phật cảnh Đản sanh (xây bồ đoàn và tạc tượng đá), đã kiến tạo vào đầu năm 1992.

·        Ngày 11-1-2004 (nhằm 20-12 Quý Mùi) kiến thiết Phật cảnh lộ thiên (dáng đứng ban phúc). Thời gian hoàn tất là 6 ngày.

·        Ngày 22-2-2004 (nhằm ngày 5-2 Giáp Thân) khởi công xây dựng ngôi Tăng phòng giảng sư, với diện tích 84 m2 (14m ´ 6m), một trệt một lầu, gồm 2 văn phòng và 6 phòng ở, hoàn thành ngày 28-5-2004 (nhằm ngày mồng 10-4 nhuần năm Giáp Thân), thời gian thi công là 3 tháng một tuần.

·        Ngày 3-6-2004 (nhằm ngày 16-4 Giáp Thân) khởi công xây dựng tường rào giai đoạn III và hoàn tất chu vi tường rào, thời gian xây dựng là 42 ngày.

 

 

 

 


|Trang kế | trở về đầu trang | Trang Chính |

© 2006 dieuphap.com. All Rights Reserved. Kỹ thuật tŕnh bày nội dung: Minh Hạnh & Chánh Hạnh |