dieuphap.com Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
[04] (Xin lưu ý: những bài chuyển biên này chúng tôi hoan hỷ với những ai tải về trang web nhà, để tôn trọng Giảng Sư xin giữ y bản chính, xin đừng sửa chữa. Và xin đề rõ tên người chuyển biên) Namo Buddhaya, chúng con kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính đảnh lễ TT Tuệ Siêu cùng Chư Tôn Đức Tăng đang có mặt trong room. Thân chào tất cả Quý Phật tử. Tiếp theo loạt bài đặc biệt trong tuần này, chúng ta nói về sự vô thường. Sau khi nói về sự vô thường qua cái nhìn của văn học nghệ thuật, sự vô thường qua cái nhìn của sự giáo dục, sự vô thường qua cái nhìn của khoa học. Hôm nay chúng ta nhìn vô thường qua một khía cạnh rất thuần tuý Phật Pháp, riêng về bài học hôm nay và bài học ngày mai, tức là hai bài học sau cùng, chúng tôi đặc biệt mượn hai thời pháp của hai vị danh Tăng để chúng ta cùng nghe và cùng thảo luận. Thưa quý vị, vô thường không phải là một lý thuyết, vô thường không phải là một giáo thuyết, vô thường chính thật ra là một thực tế của đời sống, một bản chất của đời sống. Thực tế này đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến tuệ giác với khả năng đoạn trừ phiền não. Đạo Phật không chỉ nói đến con đường, nhiều tôn giáo và nhiều bộ môn triết học đặc biệt là của Trung Hoa thường nói đến đạo. Đạo nghĩa là có một con đường, một lẽ sống dẫn con người đi đến chỗ vĩnh hằng. Khi đạo Phật nói đến chữ đạo thì lại mang ý nghĩa khác và khi nói đến chân lý thì đó là những sự thật và nhiều khi những sự thật này làm cho chúng ta rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên bởi vì sự thật đó là những gì hiển nhiên trước mắt và ngạc nhiên bởi vì tại sao những sự thật đó có ảnh hưởng lớn đến chúng ta như vậy. Trong bài nói chuyện hôm nay về một khía cạnh khác của vô thường, chúng tôi mời quý vị nghe một bài của Ngài Bodhi, một vị Tăng sĩ người Hoa-Kỳ, một vị Tiến sĩ Phật học và là người đặt trọng tâm rất nhiều vào việc giới thiệu Phật Pháp cho những người không phải là Phật tử. Những gì được nói trong bài Pháp này làm ngạc nhiên cả những người Phật tử rất lâu năm, như là mỗi chúng ta. Bài nói chuyện này được trình bày bằng Anh ngữ, do vậy ngày hôm nay chúng ta sẽ mất ít thời giờ và chúng tôi sẽ chuyển ngữ trực tiếp lại bài nói chuyện này. Chúng tôi xin quý Ngài và quý vị hoan hỷ là chúng ta hơi bị mất thì giờ một chút, nhưng lâu lâu nghe một bài Pháp từ một vị Pháp sư không phải trong room của chúng ta, kể ra cũng là một sự thay đổi không khí. Xin mời quý Ngài và quý vị nghe bài nói chuyện này, về hiện tượng thiên nhiên và hành giả tu tập của Tỳ kheo Bodhi. Mở đầu cho Pháp thoại này, Ngài Bodhi có nói lên lời đảnh lễ Tam Bảo, đảnh lễ Đức phật là bậc Ứng Cúng , Thế Tôn, Chánh Biến Tri. Tiếp theo Ngài mở đầu với một đoạn Phật ngôn, một lần Đức Thế Tôn có một thời pháp thoại thường lệ cho các vị Tỳ kheo, Ngài đã hỏi rằng, “ Này các Tỳ kheo, nếu những du sĩ ngoại đạo hỏi các con, cái gì là mục đích cái gì là cứu cánh của đời sống phạm hạnh mà ở trong pháp và luật của Như Lai, thì các con trả lời như thế nào?” Chư Tỳ kheo đều im lặng và Đức Thế Tôn, Ngài đã cho câu trả lời, “Đó là sự hiểu biết, giác ngộ, nhận thức những gì cần được giác ngộ cần được hiểu biết cần được lãnh hội. Và cái gì cần được hiểu biết, cần được giác ngộ? Đó là năm uẩn, sắc uẩn- thọ uẩn- tưởng uẩn- hành uẩn- thức uẩn. Sự hiểu biết hay là giác ngộ về thực chất của các Pháp, ở đây được hiểu là sự giác ngộ các pháp hữu vi, bản chất của năm uẩn: sắc-thọ-tưởng-hành- thức được xem là con đường dẫn đến cứu cánh giác ngộ giải thoát. Sự hiểu biết ở đây không phải là sự hiểu biết của kiến văn hay là sự thu thập các dữ kiện các tin tức hay là những lời giới thiệu. Đây là sự lãnh ngộ dựa trên kinh nghiệm thực nghiệm thực chứng của mỗi cá nhân. Và điểm này là điểm rất quan trọng khi chúng ta nói đến sự lãnh hội thực tướng của đời sống. Chính sự hiểu biết lãnh hội giác ngộ chân tướng của các Pháp khiến cho chúng ta cởi bỏ được những sợi dây trói buộc mà thường được gọi là Thằn thúc kiết sử. Khi các kiết sử thằn thúc được tháo bỏ sẽ dẫn đến giải thoát viên mãn hoàn toàn. Và đây là con đường Đức Thế Tôn đưa ra cho tất cả chúng ta, truyền đạt cho tất cả chúng ta. Sự hiểu biết đó cũng trong Phật ngôn được trưng dẫn đầu tiên, Đức Thế Tôn đã nói rõ là hiểu biết điều gì. Ngài nói chính là sự hiểu biết rõ chân tướng của sắc- của thọ- của tưởng- của hành- của thức. Khả năng chứng nghiệm hay là kinh nghiệm hay là sự nhận thức, nó vốn là một phần của đời sống và đó là điều mà chúng ta cần phải hiểu biết và hiểu biết rõ về kinh nghiệm của chính mình. Thế nhưng, chúng ta ít khi dùng kinh nghiệm hay sụ nhận thức của mình cho mục đích giác ngộ chân tướng của các Pháp mà trái lại chúng ta dùng khả năng đó cho sự hưởng thụ các cảnh của các giác quan như là cái gì mình thấy cái gì mình nghe, ngửi nếm đụng. Suy nghĩ biết nhận thức hay là kinh nghiệm vốn dĩ là cái gì có trong mỗi người. Nhưng chúng ta không dùng khả năng đó cho sự giác ngộ mà chỉ đơn thuần để hưởng thụ các dục lạc và ở tại đây Đức Phật dạy rằng chính những kinh nghiệm đó cũng cần được hướng dẫn cần được quán chiếu để có thể mở toang cánh cửa của giác ngộ. Hành trình dẫn đến cứu cánh, Đức Phật đã truyền dạy cho chúng ta một phương tiện để soi sáng từng bước đi của mình, phương tiện đó là Dhamma hay là Pháp, nói chung là lời dạy của Đức Phật. Chính Pháp hướng dẫn chúng ta làm hai việc rất ư là quan trọng:
Nói về khả năng nhận thức thực tướng của đời sống như thật của các Pháp. Điều đầu tiên đòi hỏi là một cái nhìn phân tích. Cái nhìn phân tích đó là khả năng chia chẻ những thành tố của cái gọi là Tôi của cái gọi là Ta. Cái Tôi cái Ta là một kết hợp. Sự kết hợp của sắc- của thọ- của tưởng- của hành- của thức. Ngoài những thành tố này chúng ta không có cái gì khác ngoài những thứ đó. Ngoài những thành tố này, những gì gọi là những bộ phận để kết cấu thành con người của chúng ta phải được hiểu biết, hiểu biết một cách chân thực là những thành tố đó có bản chất như thế nào. Có những thứ khi chúng ta nhìn bên ngoài, dường như không có liên hệ gì với chính mình hết. Trên thực tế một khi một người có khả năng để quán chiếu, thấy được sự kết cấu của những thành phần trong đời sống đây là sắc- thọ- tưởng- hành- thức. Chính ở tại đó chúng ta nhận thức được cái gì là bản chất cái gì là nguyên nhân của sự đau khổ. Ở đây bây giờ chúng ta nói đến cái Pañña rất là cần thiết, đó là tại sao chúng ta cần hiểu rõ năm uẩn để thấy rõ được thế nào là khổ, thế nào là nguyên nhân sanh khổ. Nói một cách khác là tại sao hiểu rõ thực tướng của đời sống lại quan trong trong hành trình giác ngộ giải thoát khổ đau của mỗi chúng ta như vậy. Một trong những khía cạnh rất nổi bật của Đạo Phật là với một hành giả tu tập cần phân tích rõ về hiện tượng của các pháp. Khả năng phân tích ở đây không phải là để đào bới hay thu thập dữ kiện như những nhà khoa học mà chính sự phân tích này là khả năng duyên khởi làm cho chúng ta xoá được ảo giác về cái gọi là Tôi là Ta. Sự phân tích này đến từ khả năng lãnh hội những thành tố của cái gọi là con người. Nhựng thành tố đó trong kinh điển gọi là Khandha, tiếng Việt dịch là uẩn hay là ấm. Khandha hay là uẩn có nghĩa là gì? Đó là sự tập hợp hay là một nhóm. Một nhóm này được xem như là những thành phần có chung một bản chất, có chung một hiện tướng và chính vì vậy những thứ này được gom lại thành một nhóm hay là một Khandha. Khandha chúng ta gọi là uẩn như là sắc uẩn - thọ uẩn - tưởng uẩn – hành uẩn - thức uẩn. Năm uẩn này là một sự thống kê toàn diện về cái gọi là sự hiện hữu của chúng ta. Nói một cách khác ngoài năm uẩn này không có một cái gì khác và bất cứ hiện tướng nào về tâm sinh lý đếu nằm ở trong năm uẩn này. Đó là điều hành giả phải nhận thức, phải biết tính toàn diện của năm uẩn. Chúng ta cũng phải nhấn mạnh rằng không có kinh nghiệm hay sự hiện hữu nào của một thành tố nào của cuộc sống mà nằm ngoài năm uẩn. Tất cả gói trọn trong năm uẩn. Năm uẩn bao gồm tất cả sự hiện hữu của chúng ta. Điểm đầu tiên chúng ta nói đến ở tại đây là sắc uẩn. Chữ sắc hay Rupa ở đây bao gồm tất cả những hiện tượng về vật chất. Sắc uẩn được chia làm hai là sắc tứ đại và sắc y sinh. Sắc tứ đại ở đây Đức Phật Ngài dùng chữ tương đối quen thuộc trong truyền thống tín ngưỡng cũng như văn học của Ấn-Độ, đó là Đất - Nước- Lửa- Gió mà chúng ta thừơng nói Địa đại- Thuỷ đại- Hoả đại- Phong đại. Nhưng những chữ Đất- Nước- Lửa- Gió không nên được hiểu theo nghĩa đen. Đất là đất, Nướclà nước, Lửa là lửa, Gió là gió mà Đất- Nước- Lửa- Gió ở đây là chữ tạm dùng để nói lên tính chất hay tính cách là một hiện tướng của hiện tượng vật lý mà chúng ta sẽ nói đến sau. Do đó khi nói đến Đất- Nước- Lửa- Gió là sắc tứ đại không thể hiểu như cách hiểu bình thường của chúng ta. Chúng ta hãy có một định nghĩa về Địa đại- Thuỷ đại- Hoả đại- Phong đại hay Đất- Nước- Lửa– Gió ở đây được hiểu như thế nào. Đất được hiểu như là những thứ có hiện tượng chiếm dụng một khoảng không gian hay chúng ta nói một cách khác là những gì cứng và mềm và chúng ta có thể nhận biết qua cảm xúc của mình. Nhưng chính Đất là một sự chiếm ngự không gian tạo nên một diện tích nhất định về sự hiện hữu từ một vật cực vi như một viên gạch cho đến những thể lớn chúng ta gọi là đất. Nước tức là cái khả năng hay một tính chất kết hợp những đơn vị bất chất lại với nhau để cho nó dính với nhau, liền với nhau, chúng ta gọi là hiện tượng về nước. Nói về Lửa, là nhiệt lượng của vật chất, nhiệt lượng ở đây là cái gì rất cố định cho dù một đơn vị vật chất rất nhỏ hay đơn vị vật chất lớn đều hấp thu nhiệt lượng. Gió là thành tố của sự di động của những hiện tượng vật chất. Chúng ta tạm hiểu như vậy. Bốn hiện tượng vật chất này tồn tại trong tất cả những gì thuộc về vật chất dù nó là thể rắn, hay thể loãng thể khí tất cả đều có hiện tượng vật chất này. Một hạt bụi trong không khí hay một hòn núi lớn. tất cả đều có Đất-Nước-Lửa-Gió kể cả trong thể loãng như nước của đại dương cũng có bốn hiện tượng là Đất- Nước- Lửa- Gió. Trong cái nhìn của Thiền quán, chúng ta có thể tạm mượn khái niệm Đất là một thể rắn chiếm ngự không gian nào đó, thể loãng của nước, nhiệt lượng, rồi sự di động vận hành. Đất- Nước- Lửa- Gió để có thể nhìn thấy thân thể của chúng ta, nhưng đây là một khái niệm khác, xử dụng đến khái niệm của tứ đại để hiểu biết về kết cấu của cái gọi là cơ thể của mỗi người. Khi nói đến vật chất, khi chúng ta nói đến tứ đại Đất-Nước- Lửa- Gió như là những thành tố căn bản của vất chất. Bây giờ chúng ta nói đến một phương diện khác chúng ta gọi là sắc y sinh. Sắc y sinh có nghĩa là từ tứ đại mà ra. Sắc y sinh là những loại sắc được kể đến là hiện tượng vật chất nhưng có nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó có thể nói rằng năm loại sắc quan trọng nhất chúng ta gọi là sắc thần kinh hay các giác quan tức là nhãn- nhĩ- tỷ- thiệt- thân tức là thần kinh nhãn -thần kinh nhĩ- thần kinh tỷ- thần kinh thiệt- thần kinh thân. Đó là những giác quan giúp chúng ta nhận sắc và sau đó là sắc cảnh giới tứclà những đối tượngcủa các giác quan. Trong đó có cái gì mình thấy, cái gí mình nghe, cái gì mình ngửi, cái gì mình nếm, cái gì mình cảm giác, sắc- thinh- khí- vị- xúc. Nhưng đại loại chúng ta nên hiểu rằng khi nói đến tứ đại được hiểu như là một thống kê toàn diện về những hiện tượng vật chất. Sắc y sinh là những sắc biến hiện của sắc tứ đại mà ra. Trong đó có thể phải nói rằng quan trọng nhất mà chúng ta phải biết những gì liên quan đến đời sống của mình tức là năm sắc thần kinh hay là năm giác quan nhãn- nhĩ- tỷ- thiệt- thân. Năm giác quan này cho chúng ta khả năng thấy- nghe- ngửi- nếm- đụng. Khi chúng ta nói đến sắc, chúng ta nói đến sắc pháp, nói đến hiện tựơng vật chất thì rõ ràng vật chất là một kết cấu của nhiều yếu tố. Chúng ta nói đến cảnh khác là tâm mà ta gọi là danh pháp. Danh pháp cũng là sự kết cấu của nhiều yếu tố. Ở đây danh pháp được kết cấu bằng bốn danh uẩn, đó là thọ- tưởng- hành- thức. Bài Pháp của Ngài Bodhi tương đối dài, qua đó Ngài cố gắng trình bày về năm uẩn sắc –thọ- tưởng- hành- thức và tại sao nhận thức năm uẩn, thực tướng của năm uẩn và sự vô thường của năm uẩn dẫn đến giác ngộ giải thoát. Bài Pháp hơi dài, chúng ta không có nhiều thì giờ để dịch hết cả năm uẩn. Do đó xin được hỏi ý kiến của Chư Tôn Đức và Quý Phật tử muôn dịch hết bài học này hay ngưng tại đây dành thời gian thảo luận. TT Tuệ Siêu: Sabbe sa'nkhaaraa aniccaa-ti Chư hành là vô thường Bây giờ làm như thế nào để có thể nhàm chán được trong ba sự khổ này. Phật ngôn Đức Phật, Ngài đã dạy, “ Chỉ khi nào với trí thấy rõ các pháp hữu vi là vô thường Sabbe sankhara anica thì lúc đó mới chán trong sự khổ. Và pháp hữu vi ở đây chính là ngũ uẩn tức là danh- sắc gồm có sắc- thọ- tưởng- hành- thức. Và pháp hữu vi vì do có duyên sanh nên nó phải được hoại diệt. xem tiếp Vo Thuong - Bai 5 |
Vo Thuong - Bai 3|Vo Thuong Bai 5