dieuphap.com Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
[02] (Xin lưu ý: những bài chuyển biên này chúng tôi hoan hỷ với những ai tải về trang web nhà, để tôn trọng Giảng Sư xin giữ y bản chính, xin đừng sửa chữa. Và xin đề rõ tên người chuyển biên TT Giác Đẳng: Hôm nay chúng ta lại bước sang một ngày thứ hai trong năm ngày đặc biệt dành để làm đề tài "Vô Thường". Khía cạnh chúng ta đề cập đến sự "Vô Thường" ngày hôm nay không trực tiếp nói về sự vô thường, mà nói về ảnh hưởng của tôn giáo đối với giáo lý vô thường. Hầu như mọi người sống trên trái đất này luôn luôn chống chế với một quan niệm là tất cả pháp hữu vi đều vô thường. Phải! tất cả chúng ta đều sẽ già, đều sẽ bịnh, đều sẽ chết, mọi thứ đều sẽ thay đổi, tất cả những gì chúng ta đang có, dù đẹp, dù xấu, dù hay, dù dở rồi sẽ đi vào dĩ vãng, chúng ta sẽ biến mất trên cuộc đời này, cuộc đời không bỏ chúng ta, chúng ta cũng bỏ cuộc đời. Như vậy, tất cả chúng ta với một ít trí khôn để hiểu rằng "Tất cả sẽ đi qua". Chính về điểm này các tôn giáo thường đưa ra một luận điểm là làm sao cái "Vô Thường" biến đổi nó, có một cái gì trường cửu, vĩnh hằng, nói về một cảnh cực lạc, một thiên đàng, một cứu cánh giải thoát nào đó mãi mãi ở trên đó con người trẻ hoài không già, khoẻ hoài không bịnh, sống hoài không chết. Điều dễ sợ nhất là lý tưởng mà chúng ta tôn thờ, cái đẹp chúng ta mong mỏi. Nếu có một người nhìn chúng ta như Đức Phật đã nhìn bảo rằng: "Tất cả thứ đó đều sẽ vô thường." Thì thưa qúi vị chỉ chừng đó cũng làm cho chúng ta thấy khó lãnh hội, khó đón nhận. Bài pháp đầu tiên của Đức Thế Tôn tại vườn Lộc Giả, khi Ngài hỏi các tỳ kheo: "Này các tỳ kheo, sắc, thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường." "Bạch Đức Thế Tôn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường." "Cái gì vô thường thì cái đó khổ hay vui" "Bạch Đức Thế Tôn, cái gì vô thường là khổ." "Cái gì vô thường là khổ, có sự biến đổi trong vô thường thì có nên cho rằng đó là 'của ta' 'đó là tự ngã của ta' 'đó là ta' chăng?" "Bạch Đức Thế Tôn, chẳng nên." Đó là một trong những lời dạy ngay buổi sơ thời trong kinh Vô Ngã Tướng mà ngày thứ hai, thứ ba sau khi Đức Thế Tôn đặt chân đến vườn Lộc Giả, Ngài đã giảng sau bài kinh Chuyển Pháp Luân. Thưa quí vị, ở trên phiến đá giữa hai cây Long Thọ tại Kusinara những lời thuyết sau cùng khi Đức Thế Tôn sắp viên tịch, Ngài cũng đã nhìn các vị tỳ kheo mà nhắn nhủ rằng: “Tất cả pháp hữu vi đều vô thường, các con hãy tinh tấn.” Với vô thường là giáo lý của trí tuệ, giáo lý đánh thẳng vào sự mê chấp của cuộc sống và khai mở huệ nhãn làm cho chúng ta thấy được sự thật và không bị cuốn mắc vào sự thật. Thế nhưng giáo lý vô thường cũng trả lại một khoảng trống mênh mông cho những người vốn muốn tìm hiểu một cái gì đó ở cõi trần gian giả hợp này. Ngay trong thời gian gần đây người ta cũng hô hào về việc thành lập một tịnh độ nhân gian, tức là ở giữa cõi đời này làm sao cho nó trở lên hoàn hảo, làm sao cho nó trở lên mỹ mãn. Về điểm này thì ngay cả những nhà Sư Phật Giáo cũng làm và cũng đưa ra một quan niệm như vậy. Có hai số quần chúng; một số quần chúng có thể đối diện với sự thật và có một số quần chúng không thể đối diện với sự thật. Số quần chúng đối diện với sự thật có thể nói rằng: "À! sự thật nó là như vậy, dù mình có thích hay không thích thì cũng chấp nhận". Nhưng có một thứ quần chúng họ không thể nghe về sự thật mà họ cần được mơn trớn, cần được khuyên nhủ, hay vẽ những bánh vẽ thật lớn để cho những người này được hưởng thụ để họ tiếp tục với niềm tin của mình, để tín đồ của một đạo giáo được đông đảo, mà người ta cho rằng điều đó là điều cần thiết. Đây là một trong những điều mà chúng ta có thể nói là mặt trái sáng sủa nhất, khó nghĩ bàn nhất của tôn giáo, đôi khi người ta nghĩ tới sự tồn tại và tồn tại một cách đông đảo của tôn giáo và sự tồn tại bằng bất cứ giá nào. Khi mà chúng ta nói đến chuyện làm thế nào để có một số đông đi theo tạo thành một trào lưu, tạo thành một thế lực lớn của đạo giáo đông tín đồ, thì người ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì, và nói bất cứ điều gì để cho những người đó thấy rằng; ở đây là nơi mà họ có chứa đầy hy vọng, kể cả những hy vọng tương tựa như "xây lâu đài trong các" mà người ta vẫn làm. Tại vì sao? tại vì người ta quan niệm rằng ở trong sự giáo dục không phải ai cũng có thể nghe được sự thật, và chính về điểm này đã tạo thành một cái gì rất là then chốt khi chúng ta đề cập đến sự "Vô Thường" . Và tôn giáo sự vô thường và sự giáo dục, sự vô thường và khả năng lãnh hội của chúng ta trong đời sống. Cứ tưởng tượng như vầy bây giờ tín ngưỡng mà chúng ta đang tôn thờ, đạo giáo mà chúng ta đang theo đuổi, cả một bầu trời tươi đẹp mà chúng ta đang sống, bây giờ chúng ta phải nhìn những điều đó như là những điều có đến thì có đi, có hiện hữu thì có vô thường, chúng ta không cam lòng, và nếu chúng ta bắt buộc phải chấp nhận thì có ai đó phải nói với chúng ta rằng điều đó sẽ được thay thế và thay thế cho một cái gì đó trường cửu, thay thế cho một cái gì vĩnh hằng. Với cái nhìn gần gủi bên ngoài cũng là một bản ngã trường cửu như thế giới này thì trước sau vĩnh cửu đó là cái nhìn của chúng ta. Thưa qúi vị đặc biệt hôm nay chúng tôi muốn mời qúi vị nghe một bài nói chuyện của một người tên là Đoàn Thế Ngữ. Bài nói chuyện này không nói về sự vô thường mà nói về một tác phẩm khoa học, nó không phải là một tác phẩm khoa học lớn mà là một tác phẩm khoa học rất thường nhưng lại quen thuộc với nhiều người trong chúng ta đó là quyển Phong Thần. Có lẽ vị nào thường thích cải lương, thích chuyện Tàu, thích hát bội kiểu Việt Nam chúng ta nhớ những nhân vật như là Đinh Tiễn một mắt, hay Na Tra, Quách Tịnh hay là nhiều nhân vật khác ở trong thế giới Phong Thần cho chúng ta một nhân sinh quan rất là Trung Hoa nhưng lại rất là thú vị, vì nói về thần, nói về tiên, nói về người, nói về vật, nói về sự tu tập để trở lên các bậc đó. Như là một luật định của trật tự ở trong thế gian này ở trong cõi người và tiên giới nó cho người ta một quan niệm rất mạnh là tại sao người ta nói muốn nhìn tôn giáo ở trong một khía cạnh đầy những fantasia, tại sao chúng ta thường liên tưởng đến một cái gì vĩnh hằng, mặc dù chưa một người nào ở trong chúng ta thật sự biết điều đó, mà chúng ta đang cố gắng để vẽ ra một cái bánh vẽ thật lớn để mọi người tự riêng mình ăn cái bánh vẽ đó. Thì vấn đề của chúng ta tại đây là liệu mỗi chúng ta có khả năng để tiêu hoá những sự thật, những sự thật mà bậc đạo sư của chúng ta Đức Phật vào thuở bình minh của giáo pháp cho đến khi Ngài viên tịch Ngài đã nói và nói một cách rõ ràng chưa bao giờ có một lời nói phân hai, lời nói mập mờ hay là lời nói xét lại về chuyện đó bởi vì chuyện đó là sự thật. Nhưng chúng ta hãy nghe, hãy tập lắng nghe, nghe thật kỹ về cái nhìn của Đức Phật đối với vấn đề và so với những đạo giáo khác. Chúng tôi mời quí vị nghe đoạn này. Đoàn Thế Ngữ: Đây là đề tài về giáo dục, kính thưa qúi vị, chúng ta biết là một đất nước muốn thịnh trị thì phải có dân trí cao, nhưng trong thời gian mà đưa trí cao là chuyện không dễ dàng có thưa qúi vị. Dân trí của cả một nước muốn nâng trí cao cùng một lúc của tổng dân số chẳng hạn như tám mươi triệu người Việt Nam hay 1 tỷ tư dân Tàu gì đó là những chuyện không dễ dàng. Và khi muốn nâng cao dân trí thì phải đi qua một giai đoạn hết sức nguy hiểm, là khi mà bắt đầu trí tuệ con người ta bắt đầu khai hóa nó không phải khôn ngoan ngay được mà nó đi qua một giai đoạn bắt đầu, nó hết dốt đi, nó hết đần độn, nó hết u mê đi nhưng nó chưa có đủ trí khôn. Tức là nó đi từ dốt đặc nó đi qua giai đoạn dốt lỏng lỏng, rồi khôn lỏng lỏng rồi mới khôn đặc thì đó là cái khổ của chính quyền. Với chính quyền trị dân mà nói chắc nhất chỉ có hai điều một là dốt cho đặc, hai là khôn cho đặc thì dễ trị hơn. Tức là nếu dân chúng dốt đặc không biết gì hết chính quyền nói gì nghe ấy cũng là một cách dễ trị, đất nước đó có thể rơi vào chuyên chế không đến nỗi nguy hiểm. Đất nước thứ nhì nếu dân chúng hoàn toàn có khôn ngoan mà khôn đặc, khôn về trí tuệ hoàn toàn rất cao, chẳng hạn như xã hội phương tây lối sống bây giờ phải nói là đại đa số dân số nhất là các vùng thành phố thì dân trí đều tốt như vậy, tất cả đều có học, và trí tuệ của họ đều khá cao cho cái khôn khá đặc, không đặc hoàn toàn nhưng khá đặc thì chính quyền cũng dễ cai trị, như thế người dân đi bầu có thể người chính quyền nghe những ý kiến người dân được. Còn cái nguy hiểm nhất là những lúc mà khôn lỏng ở giữa, chính là tổ của chúng ta có một câu rất hay là "khôn lỏng mà ý đúng" Bởi vì khi con người ta mới vừa được võ vẽ một tí kiến thức, chưa có đủ một nội lực thâm công, chưa có đủ cái mà đem ứng dụng được mà lại cậy tài ỷ sức ra đây múa văn múa võ loạn xà ngầu lên thì rất là dễ loạn. Chính vì vậy mà người ta rất e dè, chính vì vậy mà cái áp dụng dân trí thường thường áp dụng vào những cộng đồng nhỏ ít dân cho nên Singapore làm dân trí lên cao rất dễ, chẳng hạn như Đài Loan dân trí lên cao rất dễ, chẳng hạn như nước Pháp và nước Anh vào thời thế kỷ thứ 18 lúc bấy giờ dân số còn ít mà chữ viết của họ cũng là chữ viết alphabet nên dễ học dễ nhớ, cho nên dân trí lên cao là điều dễ có chứ không phải là điều khó có, vì vậy thường thường dân trí lên cao được một lúc là hết, thời đất nước nhỏ dân số ít và phương tiện truyền bá dân trí là phương tiện chữ viết alphabet thường thì nó cũng nhiều thuận tiện hơn, bằng không thì phải thật nhỏ như Singapore hay như Đài Loan là một sự đáng mừng vì chữ Tàu rất khó. Nhưng nói tóm lại như qúi vị thấy là dân trí trong cái giai đoạn nguy hiễm nhất là đi từ dốt đặc nó phải đi qua, nó phải đi qua quá trình dốt lỏng rồi khôn lỏng rồi tới khôn đặc, ngay cái lúc khôn lỏng và dốt lỏng là hai cái rất nguy hiểm vô cùng, lúc bấy giờ nó còn dễ phát hoả, nó giống như một loại mà metan để trong bình lắc qua lắc lại một tí là nó cực kỳ nhạy nổ, nổ ghê gớm. Nhất là chúng ta biết khi trí tuệ phát triển chưa đủ. Khi người ta ngu thì người ta cũng biết mình ngu thì người ta cũng hiền. Đàng này chỉ có một tí tí khôn vào thì bắt đầu cậy thế ỷ tài, bắt đầu sinh ra đủ mọi thứ, bắt đầu ngạo mạn, bắt đầu rắc rồi, bắt đầu ngứa nghề, đúng ra thì nhân sinh quan chính thức của mình lúc đó bắt đầu nguy hiểm vô cùng. Khi kiến thức nó cao đến mức độ đặc rồi thì người ta lại trở lại khiêm tốn, bình thường hoà nhã giản dị, còn cái kiến thức chưa đủ có một tí kiến thức là bắt đầu con người ta đủ trò, đủ mãnh lực, làm đủ trò rất là nguy hiểm cho nền tồn tại. Vì vậy chúng ta phải thấy có một vấn đề mà Trung Quốc họ nói cái oan của họ cũng có phần đúng, là một tỷ tư dân Trung quốc rất khó nâng cao trình độ suy nghĩ, thành ra họ không thể đánh canh bài như thế được để cho chế độ dân chủ tự do vào trong một đám kiến thức lúc mà trong dân chúng chưa đủ một dân trí cao như thế nó rất dễ gây ra hoảng loạn, mà hoảng loạn như thế ở một tỷ lệ là một tỷ bốn thì cái khó khăn nâng cao dân trí. Khi vấn đề dân chủ Trung Quốc nói chung dân trí và dân trí cao như thế là một chuyện hết sức là khó, họ không thể vì một người, một đưá sinh viên hoặc cả chừng trong cả nước trí thức sinh viên còn chừng mười nghìn người đó, bảo là họ có thể đi được với một bài toán có thể đưa tới một tỷ tư dân chúng nổi điên họ rất là khó điều trị, đó là vấn đề thiên tính vạn nan lúc nó có quá nhiều dân. Như người Việt Nam của chúng mình trong tương lai cả nước mình là tám mươi triệu rồi có lẽ cũng phải từ từ mà phải sản sinh kế hoạch một tí, bởi vì cuối cùng mà nói cái hàm số dân càng nhiều, không phải lúc nào cũng càng nhiều càng tốt, càng nhiều càng lợi, trời sinh voi rồi trời sinh cỏ. Một khi nhiều quá đâm ra nó lại đâm ra béo ị cả nước thì không thể tiến bộ được, trên con đường giống như người khi mà béo quá thì người đó không chạy nhanh được thành ra cuối cùng sự phát triển về thể dục cũng khó mà cao. Vì vậy ở đây vấn đề cho thấy vấn đề giáo dục là vấn đề hết sức nguy hiểm là làm sao chấp nhận điều đó thì từ thời thượng cổ người ta đã có hai phương pháp mà thôi: Một là chấp nhận cái nguy hiểm đó để cho cả nước khối dân trí nâng cao, mặc dù phải đi qua một giai đoạn quá nguy hiểm nhu vậy, mà do đó dân số vừa đủ mức có thể kiểm soát được thì người ta mới dám đi qua quá trình này nếu không có thì đành ngồi chịu chết thôi. Chẳng thà vì vậy càng đông dân người ta lại càng chọn thuyết thứ hai là thà để dân chúng dốt đặc, và thật ra đó là con đường dài cũng là phúc cho nó hơn và cũng là đưa nhẹ nhàng cho nhà nước mà cũng là phúc cho chúng nó nhiều hơn, đây là cái ý rất là tàn nhẫn và ác độc mà có khi cuối cùng là ý duy nhất có thể làm được, vì vậy thành ra chúng ta phải để ý đến điều này khi chúng ta muốn áp dụng dân chủ vào trong dân trí như vậy là những vấn đề phải suy nghĩ rất là sâu xa rất là khó khăn, mỗi một size của dân số tám mươi triệu như ở Việt Nam bây giờ cũng đã bắt đầu là cả một sự đau đầu về vấn đề nâng cao dân trí, may mà chúng ta không còn dùng chữ Tàu, chứ còn dùng chữ Tàu để mà phát triển dân trí như bên Nhật hay bên Đài Loan thì chắc là chết, bên Nhật người ta phải giản dị hoá chữ Tàu lại chỉ còn khoản chừng 1,200 chữ gì đó thôi cho nên cả nước có thể phát triển được vấn đề mà ai cũng biết đọc biết viết hết, Đài Loan thì cả là một hiện tượng phải nói là đáng khâm phục sự thành công tuy đất rất nhỏ, như Singapore đất rất nhỏ, chứ còn cả nước Tàu vĩ đại, chúng ta biết là họ phải dùng loại chữ giãn thể và không đi đến đâu dân chúng cũng chẳng thể đọc được nhiều hơn là bao nhiêu tức là người dân Tàu vẫn khi nghìn xưa vậy thôi, đọc võ vẽ được đâu khoản chừng một người nông dân bình thường đọc cũng khoản chừng một hai trăm chữ cần thiết cho mỗi ngày đi làm phải có, còn ngoài ra không thể nào đủ chữ để đọc được báo chí, hay tiếp thu được kiến thức một cách tuyệt vời bởi vì chữ viết đã khó. Thành ra là cái vấn đề dân trí bên Tàu có nhiều vấn đề, thật là đau đầu vô cùng, đó là vấn đề hiện đại chúng ta thấy chúng ta trở lại truyện Phong Thần. Trong truyện Phong Thần có những cái gì về chuyện này mà Thế Ngữ dám nói về Phong Thần nó chứa được dụ ngôn về chuyện này. Kính thưa qúi vị chuyện Phong Thần nó có đó qúi vị. Ở trong Phong Thần chắc quí vị đọc quí vị còn nhớ nó có hai thuyết về giáo dục trong Phong Thần đó là Xiển Giáo và Triệt giáo. Xiển giáo Và Triệt Giáo dùng ngụ ngôn của chuyện thần thoại, tức là đây chỗ dạy phép tiên, dạy phép để tìm trường sanh bất tử, tức là đi tới mức độ trí tuệ cao nhất của loài người hay là cả sáu cõi sanh vật của từ Đạo Phật mới thể nhập vào trong tư tưởng của người Tàu ở trong sáu đường đầu thai thì đưa đến đường cuối cùng là thoát ra khỏi luân hồi tức là thoát ra khỏi vành luân hồi cuả sáu cõi tức là Chư Thiên, atula, người, súc vật, ngã qủi v.v… các oan hồn có sáu cõi đầu thai, làm sao thoái khỏi sáu cõi đó tức là đi học phép tiên tu tiên để thoát được vòng trầm luân đó, tức là dụ ngôn thần thoại là mượn ý đó thành ra có hai giáo phái lớn để dạy phép tiên; một giáo phái là Xiển giáo, xiển ở đây tức là xiển dương, tức là giáo phái này là giáo phái chính, tức giáo phái mang chức chính thống (orthodox) là con đường của Tàu đi, giáo phái này hoàn toàn mang tánh elitism Có nghĩa là mang tính rõ ràng phân chia ra, những người nào chưa đủ căn cơ thậm chí không nhận vào, không dạy, có đến cầu gõ cửa xin học cũng không dạy nhất định không dạy là không dạy, chỉ dạy những kẻ nào đủ căn cơ tức là nền xã hội giáo dục đây là trường phái suy nghĩ giáo dục là thà để cho một là dốt đặc để cho dốt luôn, hai là đủ căn cơ thì cho nó làm khôn ngoan đó là con đường của Tàu đi từ xưa tới nay thưa qúi vị, đó là phái của Triển Giáo. Trong chuyện thần thoại đưa cái ý ra là chỉ những ai làm người rồi, chúng ta biết là có sáu cõi đầu thai, có làm xúc vật, có làm ác qủi, có làm atula, các thứ như thế thì đơn giản lại chỉ còn có 3 loại thôi, đầu thai làm xúc vật, đầu thai làm người, còn không thoát lên nữa thì làm tiên hoặc làm thần. thế thì là như vậy ở trong Phật Giáo chỉ có chấp nhận loài người mà thôi không dạy loài súc vật muốn đi tu, loài súc vật như con rùa con rắn có muốn đi tu phép tiên cũng không nhận vào để mà dạy, không bao giờ như thế chỉ sợ những người thậm chí loài người đã sinh làm người tức là đã khác hơn súc vật tức là âm công tích đức đã dày rồi mới được đầu thai làm con người, nhưng cả con người cũng vậy nữa toàn người có đức thì mới dạy mà không có căn có cơ có gì thế nào mới dạy, còn loại phàm phu tục tử có đến cũng không dạy đó là dụ ngôn trong vấn đề giáo dục tức là đây là dưới lốt thần thoại nói chuyện đó thưa qúi vị, chúng ta đang bàn tức là dạy theo kiểu elitism hoàn toàn. Nói thẳng ra đất nước này sẽ có hai giai cấp, một giai cấp là những con người có học, và giai cấp còn lại là những con người không có học, như thế nước dễ trị toàn những người khôn đặc và những người dốt đặc, chỉ cần 5% dân số khôn đặc, và 95% dân số dốt đặc thì đất nước sẽ rất bình yên, rất là vững mạnh, rất là thịnh trị. Vấn đề lớn nhất là để cho 5% khôn đặc mà thôi, khôn đặc không để cho bọn chuyên chế nắm quyền và không rơi vào chính thể quân đội, quân sự hay quân phiệt, thì nó thoát khỏi nguy hiểm đó, nếu mà trên 5% đó toàn là những người có kiến thức về nhân văn và có kiến thức về kẻ sĩ và sống có đạo đức thì tự nhiên chính là mô hình này không xấu, cái mô hình chuyên chế kiểu này thật ra nó không xấu với điều kiện là kẻ chuyên chế kẻ nắm uy quyền trong tay là những con người có chút nhân văn và có chút suy nghĩ và không đi vào con đường độc tài đến độ giết người hoặc dùng bắt bạo lực để trấn áp dân số, mô hình độc tài mà nói ở một đất nước mà dân số quá đông và vấn đề nâng cao dân trí là một con số khổng lồ dù ở mức độ astronomical có thể làm được, vì vậy chúng ta nhìn kỹ cái Xiển giáo trong Phong Thần, chủ thuyết ra đời ở nhà Minh là câu đáp án muôn thuở ở của cái thế lực của Trung Hoa cho vấn đề giáo dục. Người ta không tin vào đại đồng giáo dục, người ta không tin vào dân chủ, tất cả mọi người, người ta không tin chính thức là phải của mọi người mà người ta tuyên bố thẳng thừng rằng 5% khôn đặc 95% dốt đặc đó là mô thức để xây dựng quốc gia. Còn bây giờ phái đối lại với phái Xiển Giáo là phái Triệt Giáo, Triệt tức là thông suốt, nhưng triệt mang ý đây là ý rất là đúng với cái nhìn đối với Phương Tây. Triệt là cái gì đó là triệt để tức là thống suốt đầu tư, tức là cái gì cũng biết lý luận được đó là thâm sâu, nhưng nó lại triệt tức là nó bị cắt đi cái ngọn của nó giống như thể là vì sinh lực của nó thoát tiết ra ngoài quá nhiều cho nên loại văn hoá này không tồn tại lâu dài được theo cái nhìn của Tàu, loại văn hoá này mất chất âm dương, đi triệt một đường thành ra nó triệt để rồi nó cũng sớm bị tiêu triệt thành ra nó đối lại với Xiển Giáo và Triệt Giáo. Chúng ta nhớ là Xiển Giáo có hai giáo chủ là Thái Cực Lão Quân tức là Lão Tử và Ngươn Thủy Thiên Tôn còn bên kia là Thông Thiên Giáo Chủ là sư đệ của hai ông này, Thông Thiên giáo chủ thật ra bắt đầu là làm lành, ông phản đối hai sư huynh là quá ư kén học trò, theo ông thì người nào muốn học cũng nên dạy cho nó chứ, đây là Thông Tiên giáo chủ đời nhà Minh, khi bên Tàu viết loại thần thoại này thì có cốt truyện vua Trụ, cốt truyện của đời nhà Minh đã hình dung lúc bấy giờ ở Tàu đã có những con người biết suy nghĩ dân chủ kiểu Mỹ, làm việc kiểu Mỹ cứ mở trường đại học cho chúng nó vào học, đứa nào vào học cũng nhận vào cứ đóng tiền là cho vào học dạy hết, nó học được đến đâu, học được một chữ qúi một chữ, học được hai chữ qúi hai chữ, con rùa đến học ông cũng nhận, con rắn đến học ông cũng nhận con bò cạp đến học ông cũng nhận, con beo con cọp đến học ông cũng nhận, loài người không có đức đến học ông cũng nhận, bởi vì tài phép là tài phép, cứ dạy tài phép cho nó biết, cứ cung cấp cho nó học bằng nó có nghề, nó ra đi làm chính thức chữ một chữ hai thế nào cũng được rồi từ từ cả nước sẽ dần dần được khôn lên, không có gì nguy hiểm cả. Thì quả thật là Thông Tiên nghĩ như thế nhưng mà trong Phong Thần đã chứng minh ra rõ rằng không phải như thế. Quả thật những con mà không linh tính như con rùa tu mới được chưa bao ngày, những con hổ, con báo, con vượn, con này con kia được đi học hết ở bên Triệt Giáo được một tí phép bắt đầu múa văn múa võ loại thiên hạ, mà chính vì vậy mà rốt cuộc là sau thời gian để cho hai phái Xiển Giáo và Triệt Giáo. Xiển Giáo dạy theo kiểu elitism như vậy tạo ra được mớ đồ đệ rất ít nhưng họ là những người chóp bu ở trên trời Quảng Tiên Tử, Xích Tiên Tử đồ đệ bên núi Côn Lôn ở bên điện Ngọc Huynh cùng Ngươn Thủy Thiên Tôn và Thái Lão Quân. Còn bên kia là phía bên Thông Thiên giáo chủ thì sinh ra rất nhiều đồ đệ nhưng hầu hết những đồ đệ là kiến thức ba láp ba búa, dĩ nhiên là có khá hơn thời là súc vật nhưng tài cũng chưa đủ khá cho lắm mà cái đức vẫn còn cái tâm hung hăng của loài súc vật, vẫn chưa được thuần dưỡng, chưa được minh mẫn cho nên nó múa văn múa võ loạn xà ngầu, nó gây ra rất nhiều chuyện và nhất là cái kiến thức không đủ thì con người ta có một tí kiến thức bắt đầu khoe khoan bắt đầu ngứa nghề, muốn đem thò tay làm thử chuyện này, thò tay làm thử chuyện kia, mà chính vì nhiều khi người ta có nhiều kiến thức hơn người ta thấy những việc người ta không làm vì người ta biết làm sẽ có hại như vậy, chính là người càng biết nhiều vô vi nhưng chưa dám làm, mà trong khi đó những kẻ không biết gì hết và vì điếc không sợ súng thành ra dám nhảy ra làm bùa phứa làm lăn xăng và làm loạn hết cả vấn đề. Ở chỗ này cho thấy cả người Anh, người Mỹ tuy là xã hội năng động vậy họ cũng biết vấn đề này, họ gọi là (too rushing where anger fear to pass) có nghĩa là nơi mà các thiên thần có vẻ không dám đi vào thì bọn ngu lại ùa nhau để đi vào, chẳng hạn như chỗ nguy hiểm đi vào là chết thành ra các thiên thần có tài phép như vậy bay trên mây, đi trên băng mỏng bằng tờ giấy mà băng cũng không đứt, mà thiên thần còn chưa dám đi vì thiên thần biết chuyện nên không dám đi, còn cái bọn ngu thì lại uà nó đi rồi nó chết với nhau cả đám, tức là khi người ta có đủ trí thì có một số chuyện thấy người ta ngần ngại không làm vì người ta có đủ kiến thức để biết rằng làm sẽ sinh ra vấn đề về sau thành ra khi chưa nghĩ được giải pháp người ta chưa dám vọng động, chưa dám mạo muội mà làm bậy lỡ sau này làm rồi nó đổ nợ ra dọn không kịp còn những người mà kiến thức kém vì đức kém và tài cũng kém cho nên vì vậy tài không bao nhiêu mà đức thì không mà muốn khoe khoan tài nghệ của mình nổ ra làm đầy đủ trò ra sau này mọi người mắc công đi dọn những điều mà họ làm bậy không xong. Thì trong truyện Phong Thần quả thật có chuyện như vậy, ghi rất rõ là các đồ đệ của Thông Tiên Giáo Chủ chính vì như vậy vì tài thì không bao nhiêu mà đức thì cũng kém mà lại ngứa nghề muốn ra khoe khoan của mình làm hơn bên Xiển Giáo còn bầy ra rất nhiều trò vì vậy mà đi tới cả một tập đồ sát. Như vậy là ở trong các vấn đề tưởng là chuyện thần thoại giữa Xiển Giáo và Triệt Giáo làm sao mà nói đây là một loại dụ ngôn ở loại dụ ngôn này đã tỏ rõ vấn đề hết sức to lớn đó là vấn đề giáo dục, nên giáo dục theo phương pháp elitism hay giáo dục theo phương pháp tức là đánh đổ đồng và bất phân thượng vàng hạ cám cũng vậy hết, được chữ nào hay chữ ấy như chúng ta trả lời rồi đó cả hai đều có cái đúng và đều có cái sai. Cái sai dạy theo kiểu elitism làm cho dân chúng mãi mãi chấp nhận là để cho dân chúng dốt đặc hoài hoài vì chỉ có 5% hoặc tối đa 10% là được quyền khôn đặc mà không hề tồn tại cái loại dốt lỏng hay khôn lỏng thì nó lại được một cái là nó ổn định và nó vững bền nhưng nó không tiến bộ được, nó ngồi yên tại chỗ nó dậm chân tại chỗ dù nó vô cùng vững bền còn cái ngược lại thì nó năng động, nó sinh ra rất là nhiều cái cho tương lai nhưng có nhiều khi mà nó ở trong cái thế nào đó nó có thể nổ tung và tiêu diệt tất cả mọi thứ, giữa hai nguy hiểm chúng ta nên nhớ kỹ một điều dân chủ đi chung với dân trí, dân trí đi chung với sự an nguy của dân tộc vì vậy chúng ta tìm cách nào mà nâng cao dân trí tối đa thì chúng ta mới áp dụng dân chủ được một cách thoải mái. Chúng tôi nói ở đây chỉ thấy rõ ràng là vẫn vì dù sao dân chủ nguy hiểm khi mà dân trí chưa cao hay là khi những kẻ kiến thức chưa đủ mà họ đi bầu thì sẽ có nhiều điều nguy hiểm vì lúc đó thật sự lá phiếu của họ bầu mà họ không biết suy nghĩ gì cả họ chọn sai be bét mà chúng ta củng vì đa số thắng thiểu số tôn trọng dân chủ mà theo chính sách của những người ngu đi bầu thì chúng ta sẽ chết sớm, chúng ta phải thấy rõ điều đó dân chủ chỉ áp dụng được khi có dân trí đau khổ này làm sao dám để cho dân trí nâng cao khi phải đi qua một giai đoạn và giai đoạn ở giữa vô cùng nguy hiểm, chúng ta hiểu một điều thật ra mà nói thấy miếng đất trống ở Tàu nhưng chúng ta phải hiểu cho rằng họ cũng có những vấn đề của riêng họ, họ không có rợn tóc gáy, chúng ta không thể nào gọi là bộ chính trị trung ương của đảng Trung Quốc, họ nhìn thấy cái cảnh mà mười nghìn người sinh viên đó thì hiểu được dân chủ là gì nhưng còn một vạn dân Tàu với một tỷ dân Tàu dưới phần là nông dân chưa biết gì là gì hết mà nếu bọn sinh viên này mà đem truyền cái nọc về dân chủ đó vào trong những đầu óc mà chưa có học đủ chưa cứng cựa mà bọn nó chỉ có hung hăng lên nổi loạn để mà chống chính quyền không thôi trong khi chưa biết ất giáp gì hết thì tạo lên cái loạn lớn hơn, vì vậy mà họ giết thậm chí là một trăm một nghìn sinh viên để họ giữ được sự ổn định cho cả nước nhưng không phải họ nói dối hoàn toàn mà chúng ta biết được thật đâu mà nói còn có lý do thật mà làm như vậy khi chúng ta kêu gào đòi hỏi dân chủ, chúng ta phải biết dân chủ có cái giá phải trả cho nó phải có đủ tiền mới mua được các món bậc sang trọng như vậy để mà dùng lấy tiền để mua dân chủ là dân trí, dân chủ mà không có dân trí thì chỉ là một liều thuốc thối tha đẩy cả một dân tộc xuống hố ngay lập tức, nếu thật sự để cho những người ngu không biết gì hết mà đi bầu nghe sự lựa chọn của đa số, thật ra trong đa số là những người trí thức không cao thì chúng ta sẽ làm từ sai lầm này đến sai lầm khác chỉ vì tôn trọng tối đa nguyên tắc đa số thắng thiểu số làm sao đa số hiểu biết nhiều hơn thiểu số. Mà thật ra cái nào cũng vậy, nói thẳng là một điều làm sao lại có chuyện xã hội nào mà dễ dàng có chuyện là người khôn là số đông mà người ngu mà số ít được, xã hội nào rồi cũng thế người kém trí tuệ lúc nào cũng phải chiếm đa số và người trí tuệ nhiều hơn thiểu số như thế thật sự dân chủ 100% như ý nghĩa đơn giản và thô lỗ thì cả nước đi xuống có lẽ chắc chắn. Thật ra ở Mỹ người ta áp dụng như thế đó bởi vì dân chúng có trí tuệ người ta thật sự nghe lời dân chúng 100% , quối hội đại biểu bầu, dân chúng muốn là một điều nhưng phải đi qua các đại biểu của họ, các đại biểu là những người có kiến thức./. TT Giác Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí Phật tử, chúng tôi vừa cho qúi vị nghe một đoạn nói chuyện của Đoàn Thế Ngữ nói về quan niệm giáo dục. Ở đây trong quan niệm giáo dục chúng tôi muốn dùng ý định đó để chỉ qua một sự kiện khác đó là không thể riêng về xã hội mà ngay cả trong lãnh vực tôn giáo có rất nhiều người kể cả những người làm tôn giáo quan niệm rằng đối với đa số quần chúng nên cho họ cái gì đó mà tương đối là nếu chúng ta dùng chữ mê muội thì nó quá đáng nhưng đại khái là một thứ gì làm cho người ta thoải mái cảm thấy ưa thích. Thí dụ thay vì nói về bản chất của đời sống mà chúng ta đang đối diện thì người ta nên nói về một thế giới đẹp, thế giới đó hứa hẹn là thế giới đó cho người ta cảm thấy nhiều nguồn hy vọng. Có một lần chúng tôi đến một hội trường nghe một vị Thầy giảng về một pháp môn, vị Thầy đó nói rằng đây là thời mạt pháp thành ra các pháp môn khác không tốt bằng pháp môn niệm Phật cầu vãnh sinh, nhưng mà rồi ở một đoạn khác thì vị đó nói rằng pháp môn niệm Phật cầu vãnh sinh là pháp môn dành cho hạng thượng căn tức là cho những người có trí tuệ căn cơ cao, thì thưa qúi vị lát sau chúng tôi chưa có nói nhiều về chuyện này, thì có một người Phật tử đưa ra câu hỏi: “thì như vậy phải chăng trong thời mạt pháp có nhiều người có căn cơ cao hơn là hồi Đức Phật còn tại thế, bởi vì đây là thời mạt pháp mà đi giảng pháp môn đó nhưng mà rồi pháp môn đó lại dành cho những người căn cơ cao, thì như vậy căn cơ cao với căn cơ thấp là thế nào.” thì thưa qúi vị đó chỉ là một ở trong số rất nhiều ví dụ là cho chúng ta thấy rằng những giáo lý những giáo điểm mà liên quan đến sự thật và sự thật là cái gì chứa đựng rất lớn ở trong kho tàng kinh điển của Đạo Phật và dĩ nhiên khi mà chúng ta đề cập đến những trạng thái vô thường của danh của sắc tức là của thân của tâm của danh pháp sắc pháp là pháp hữu vi nó không thể nào là câu chuyện đơn giản như chúng ta nói là hoa nở rồi hoa tàn hay là chúng ta nói rằng có hợp thì có tan những cái đó người ta nói ai cũng có thể chấp nhận được, bây giờ người ta nói cái gì sâu kín hơn, người ta nói sâu kín hơn từ cả những quan niệm của sắc của thọ tưởng hành thức, của cái gọi là linh hồn trường cửu, linh hồn bất biến một cảnh giới sau đời sống này v.v… và v.v... rất là nhiều thứ. Ở trong quan niệm giáo dục ở đây trong Phong Thần chúng ta thấy quan ni ệm của Xiển Giáo và Triệt Giáo nó có sự khác biệt một sự khác biệt là có những thứ dành cho tất cả, nhưng Triệt giáo - Thông Thiên giáo chủ quan niệm rằng cái gì là cũng nên cho tất cả mọi người đó là một nền giáo dục đại đồng ai cũng thể đón nhận giống nhau, nhưng bên Xiển Giáo thì cho rằng nó sẽ loạn lên nếu mà những con rắn con rùa con hồ ly mà có thể tu thành tiên thành thần, và khi thành hình thì nó là yêu tinh là ma quái v.v… thì chúng ta thấy là cả một quan niệm được bày ra tại đây và khi nó được bày ra tại đây thì nó có sự tranh luận rất lớn vì vậy điều đó nó có thể tạo nên một sự phân hoá trong đạo Phật Nói về một quan niệm mang tánh bảo thủ và một quan niệm mang tánh cấp tiến gọi là Đạo Phật căn bản và Đạo Phật phát triển hay là Đạo Phật của đại chúng, một khi nói đến đại chúng thì người ta tìm cái gì hợp với thị hiếu quần chúng và khi hợp với thị hiếu quần chúng thì cái đó phải là một cái gì đẹp cái gì nghe vừa lòng mang tánh trào lưu bởi vậy chúng ta ít thấy có một cái nơi nào như ở vài quốc gia mà thôi, Phật giáo phát triển ngay trong cộng đồng của chúng ta có phong trào, tại sao người ta đưa ra phong trào, có khi phong trào Thiền Vô Vi, có khi trào ăn chay của Thanh Hải Vô Thượng Sư, có khi phong trào Phật thất. Chúng ta đưa nhiều phong trào tại vì phong trào là cái gì mang tánh quần chúng và tánh quần chúng đó, tánh lôi cuốn quần chúng đó nó dễ nói và nếu đưa đến chỗ có sức mạnh hơn là những lời dạy như là thế giới thì vô thường, khổ, vô ngã, và sanh già bịnh chết, đây là khổ đế, đây là nguyên nhân sanh khổ v.v… những điều đó với nghiệp báo và nói theo dông dài đôi khi nó quá nhàm. Thì cái chuyện mà chúng ta đề cập đến ngày hôm nay liên quan đến sự vô thường nó có một vấn đề là có thể tất cả các tông phái của Đạo Phật hay là cũng có thể nói là hầu hết tất cả các tôn giáo đều nhìn nhận về sự phù du của kiếp nhân sinh này chúng tôi đang nói chuyện với qúi vị, ở trong sự phù du đó có nhiều sự thay đổi có nhiều bí mật. Thế giới này ngày hôm nay người ta không còn ngây thơ như ngày xưa đó là một thế giới vĩnh hằng nữa, tất cả chúng ta đều nhận rằng rồi một ngày nào đó ngay cả hành tinh xanh mà chúng ta đang ở đây, ngay cả Thái Dương Hệ mà chúng ta đang được biết gồm có mặt trời và những hành tinh chung quanh, tất cả đều sẽ tan biến như là những vì sao mà thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp, như là những mảnh thiên xa mà thỉnh thoảng chúng ta được nhìn thấy qua viễn vọng kính, những vọng kính như là Chandra hay là Hubble cho chúng ta thấy không biết bao nhiêu thiên thể, rồi những thiên thể có thể lớn gấp triệu lần trái đất của chúng ta và lớn hơn nữa, thế nhưng rồi nó tan biến theo định luật vô thường. Thì những gì mà mình thấy những gì mà mình biết không ai cãi rằng đó là nó vô thường, không ai cãi rằng nó sẽ mãi mãi không bao giờ bị mất, thế nhưng điều người ta tranh luận là người ta muốn nói đến điều rằng người ta muốn cái gì của quần chúng của đa số tín đồ của đại đa số vào một cái nhìn chung về một thế giới xa xăm, và những luận cứ mà người ta hay căn cứ là cái gì xảy ra sau khi chết, chúng ta thấy rõ ràng trong tại sao các tôn giáo và đặc biệt là những tôn giáo mang tính quần chúng nghĩa là với số đông thường nói về kiếp sau hơn kiếp này, kiếp sau là mình chết mình sẽ sanh về đâu, mình vãng sanh vào chỗ này mình đến chỗ kia v.v…. Và khi nói về kiếp sau thì người ta thường nói đến một thế giới trường cửu một thế giới vĩnh viễn không bao giờ thay đổi. Tại sao người ta lại nói được điều đó là tại vì ở đó nó cho con người một niềm hy vọng một cái gì khác hơn cuộc đời này và do vậy bài học rất là khó nuốt hiện tại mà chúng ta phải đi qua là chúng ta có nên hay không nên tập trú vào hiện tại với những gì đổi thay những gì vô thường và ở tại đây nó là mấu chốt của bài học mà chúng ta nói, bởi vì khi mà nói đến vô thường thì chúng ta phải nói đến cái thực chất, cái gì đang hiện hữu, bởi vì chỉ có cái gì đang hiện hữu thì chúng ta mới thực sự lãnh ngộ được. “À! Nó như vậy thì nó là như vậy”, tuy nhiên chúng ta không cam lòng, chúng ta không thể chấp nhận điều đó một cách dễ dàng như là chúng ta nghĩ chúng ta thường mơ về một thế giới xa xăm mà ở trên thế giới đó con người sống là một thế giới khác. Chúng tôi nhớ có một năm chúng tôi nhập hạ ở California, một người Phật tử cho chúng tôi mượn một cái trailer một cái mobile hôm (nhà di động) sống trong một vùng đất sa mạc rất là lạnh về đêm và nóng về ban ngày và thưa qúi vị ở chung quanh đó có rất nhiều tín đồ của Seventh Day Adventist và khi họ thấy chúng tôi là một nhà Sư Phật giáo mà họ có thể họ biết chúng tôi là một nhà Sư Phật giáo thấy mặc y áo khác với mọi người và cuộc sống khác, do đó họ thường ghé ngang và chúng tôi nhớ ít nhất là có bốn lần chúng tôi được mời đến để tham dự những ngày lễ như Thanks Giving hay là một vài lễ gì đó chúng tôi không nhớ, nhưng tại các ngôi nhà thờ thì chúng tôi cũng đi tại vì mình là một tu sĩ Phật giáo chứ không có chuyện gì hết và đến đó thì người ta phát outlet, những bơoklet (cuốn sách nhỏ) trong đó người ta in hình về một vùng địa đàng của tiên nga, một ngày nào đó chúa Kytô sẽ sống lại trong khu vực này và ở đó nó là cái gì giống như một công viên rất đẹp những hoạ sĩ phát hoạ ở trong công viên đó thì có đủ nam thanh nữ tú những người mặc áo kimono của Nhật, những người da đen mặc áo kiểu Phi Châu v.v... và người ta vẽ hình ảnh rất thanh bình, nó giống như một người trong thành phố lớn chúng ta thường thấy, và người ta cho rằng cái thế giới đó nó vĩnh hằng, thì như vậy là một giấc mơ địa đàng, một vùng địa đàng, một cõi tịnh độ nhân gian và rõ ràng điều mà chúng tôi nhận thấy rằng nó phát sinh vốn rất nhiều người và nhiều người rất mong muốn một thế giới bình yên như vậy, một thế giới vĩnh cửu ở trên trái đất này như vậy mặc dù với kiến thức khoa học của chúng ta ngày nay ai cũng nghĩ rằng ngay cả trái đất này ngay cả thế giới chúng ta đang sống nó có tuổi thọ nhất định của nó chứ nó không thể nào mãi mãi được. Thì thưa qúi vị vấn đề tại đây là quan niệm về sự giáo dục của tôn giáo, cái quan niệm về cái nhìn của đạo giáo là hễ chúng sanh nào có khả năng thấy được sự thật thì nên nói cho họ nghe về sự thật và những chúng sanh nào không có khả năng đón nhận sự thật nghe về sự thật thì nên phương tiện mà bàn vẽ những điều mà chúng ta gọi là cái gì đó để giữ lại niềm tin của họ để trưởng dưỡng được sự ưa thích của những người có lòng thành tín sự khát vọng của họ và chúng ta phải thảo luận về đề tài này bởi vì thưa qúi vị chúng tôi đã nói đến hai thông điệp của Đức Thế Tôn khi Ngài vừa mới thành đạo chuyển pháp luân những ngày đầu tại vườn Lộc Giả và thông điệp cuối cùng tại Kusinara khi Ngài sắp viên tịch hai thông điệp đó đều nhất quán đều có cái nhìn giống nhau và Ngài đã mang 40 cuộc đời một bài học rất thật rất trực tiếp rất rõ ràng về những gì mà Ngài muốn nói có nhiều người trong chúng ta không cảm thấy thoải mái điều nó, ngay cả những người Phật tử. Chúng tôi biết rằng người Trung Hoa có một số lớn là Phật tử và có những người Phật tử rất thành tín nhưng có những điều người ta rất là khó, ví dụ như chúng tôi có một người Phật tử tại chùa, con cái họ đi tu thì họ cho rằng đó là chuyện rất là sui không bao giờ nói nữa, hoặc giả là thỉnh thoảng nhiều khi Phật tử đến chùa làm lễ cưới thì cũng có người Phật tử khác họ nói tại sao lễ cưới lại mang lên chùa. Tại vì chùa là nói lên cảnh bản chất vô thường khổ của đời sống và khi làm đám cưới người ta muốn nói đến chuyện gì răng long tóc bạc, trăm năm đồng tâm bình chất v.v.... Trong tất cả mọi thứ thì không thể nào mà chúng ta đem hai điều nhập một được, và người Trung Hoa họ có một kiêng cử, những kiêng cử này khiến cho người Trung Hoa đưa đến một cái nhìn tách biệt là có những thứ chùa thì trả lại cho chùa có những thứ của nhân gian thì trả lại nhân gian, thành ra quí vị thấy rằng trong các quốc gia Phật giáo Đại thừa hay Phật Giáo Bắc Truyền sự tách biệt giữa ngôi chùa và nhân gian thật là lớn mà khi chúng tôi đi sinh hoạt đó đây có đôi khi chúng tôi thấy rằng những người Phật tử thường vẽ điều ranh phân tích rõ. À! chùa thì không được ở bên ngoài, còn bên ngoài thì không được ở trong chùa, trong khi đó thì một vài tôn giáo người ta muốn nói đem đạo vào đời hay là một đạo Phật nhập thế. Cái tiếng kêu gào đó tại sao nó kêu gào như vậy? Là tại vì thường là có một sự chống chế làm thế nào đó có những chuyện chỉ nên nói với một số người mà không nên nói với một số người khác. Và đây là đề tài mà chúng ta sẽ bàn ngày hôm nay liệu rằng đối với vô thường có thể đem nói với tất cả mọi người chúng ta hay không?.
|
Vo Thuong Bai 1|Vo Thuong - Bai 3