2500 Lịch Sử
Phật Giáo
"2500
Years Of Buddhism"
Tác giả P. V. Bapat
Việt dịch
Nguyễn Đức Tư
TÔN GIÁO
& VĂN MINH NHÂN LOẠI
2500
NĂM PHẬT GIÁO
Gs. P.V. BAPAT
Chủ biên
Người dịch: NGUYỄN ĐỨC TƯ
HỮU SONG
Lời nhà xuất bản
Từ khi xă hội loài người h́nh thành và phát triển, tôn giáo đă là người bạn đồng hành không bao giờ vắng. Đó là nhu cầu tâm linh của con người đồng thời cũng là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử văn minh nhân loại.
Bộ sách TÔN GIÁO và LỊCH SỬ VĂN MINH NHÂN LOẠI không đề cập tới cái được và cái chưa được của tôn giáo mà chỉ tŕnh bày nó như đang hiện hữu, đă ảnh hưởng tới văn hóa, kinh tế… thậm chí tới thể chế chính trị của các quốc gia hoặc dân tộc, từ xưa tới nay như thế nào.
Xu thế toàn cầu kinh tế là bất khả kháng, chỉ có hiểu biết đầy đủ về mọi mặt các dân tộc và quốc gia trên thế giới mới giúp chúng ta hội nhập và phát triển mà không mất đi bản sắc dân tộc Việt Nam.
Với mục đích trên, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bộ sách TÔN GIÁO và LỊCH SỬ VĂN MINH NHÂN LOẠI - Tập sách được viết riêng về Phật giáo.
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN
THAM GIA
BIÊN SOẠN
P.V. Bapat: M.A., A.M., Ph.D. (Harvard), nguyên Giáo sư Văn Hóa Ấn Độ Cổ đại. Pali và Phật giáo tại Viện Đại học Poona và Trường Cao đẳng Fergusson, Poona.
P.L. Vaidya: M.A. (Calcuta), D. Litt. (Paris), Biên tập viên hiệu đính, Viện Nghiên cứu Đông phương Bhandarkar, Poona.
C.V. Joshi: M.A., Nguyên Giáo sư Pali, Trường Cao đẳng Baroda.
B.Jinanada: M.A., Ph.D. (London), Phó Giáo sư Phạn ngữ và Pali, Khoa Nghiên cứu Phật giáo, Viện Đại học Delhi.
P.C. Bagchi (quá cố) M.A., D. Litt (Paris), nguyên Viện phó danh dự Viện Đại học Visva-Bharati, Santiniketan.
V.V.Gokhate: B.A., Ph.D. (Bonn), Giáo sư, Trưởng khoa Nghiên cứu Phật giáo Viện Đại học Delhi.
J.N. Takasaki: Ph.D. (Bonn), Giáo sư, Trưởng khoa Triết học Ấn Độ và Phạn ngữ, Viện Đại học Tokyo.
R.C. Majumdar: M.A., Ph.D., Sử gia.
Ankul Chandra Banejee: M.A., LL.B., Ph.D., Giáo sư Pali, Viện Đại học Calcutta.
S.Dutt: M.A., B.L., Ph.D. (Calcutta), Nguyên Phó Giáo sư Anh Văn, Viện Đại học Delhi.
Bhara Singh Upadhyaya: M.A., Giảng viên tiếng Hinđi, Ban Hinđu, Viện Đại học Delhi.
Bhadanta Anand Kausalyayana: Nhà văn nổi tiếng Ấn Độ.
Rahul Sankrityayan: (quá cố) Mahapandit, Tripitakacharya.
K.A. Nilakanta Sastri: M.A., Giám đốc Viện Văn hóa Truyền thống, Madras.
T.N. Ramachandran: M.A., Nguyên Tổng giám đốc ngành Khảo cổ, Ấn Độ, New Delhi.
C. Sivaramamurti: M.A., Phụ tá Giám đốc Bảo tàng viện Quốc gia, New Helhi.
S.K. Saraswati: M.A. (Calcutta), phụ trách Viện Bảo tàng Di tích Victoria, Calcutta.
D.B.Diskalkar: M.A., Viện Nghiên cứu Đông phương Bhandarkar, Poona.
N. Aiyaswamy Sastri: Học giả, Giáo sư Nghiên cứu Phật giáo, Visva-Bharati, Santinikentan.
Lama Anagarika Govinda: Nhà văn gốc người Đức nổi tiếng về Phật giáo.
H.V. Guenther: M.A., Phật.D., gốc người Áo, nguyên Giáo sư Tạng ngữ và Phạn ngữ, Visvavidyalaya, Varanasi.
Padmanabh S. Jaini: M.A., Tripitakacharya, Giảng viên Pali, Trường Nghiên cứu Đông phương và châu Phi, Varanasi.
Padmanabh S. Jaini: M.A., Tripitakacharya, Giảng viên Pali, Trường Nghiên cứu Đông phương và châu Phi, London.
U.N. Ghoshal: M.A., Ph.D. (Calcutta), Nguyên Giáo sư Sử học, Trường Cao đẳng Presidency, calcutta.
T́ kheo Sangharakshita: gốc người Anh, Nhà văn Phật giáo nổi tiếng, Chủ nhiệm sáng lập Chi hội Đại Bồ đề tại Kalimpong.
D. Valisinha: B.A., Tổng Thư kư Hội Đại Bồ đề Ấn Độ, Calcutta.
Lời
người dịch.
Cuốn sách “2500 năm Phật giáo” ra đời từ năm 1956 và đến nay đc tái bản sáu lần, lần gần đây nhất vào năm 1997. Tập tư liệu nghiên cứu công phu này, với sự tham gia của gần ba mươi học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn, v.v… chắc chắc sẽ giúp cho người đọc có được một cái nh́n toàn diện hơn và chuẩn xác hơn về một tôn giáo lớn đă trải qua một chặng đường dài lịch sử với bao thăng trầm, suy thịnh và cũng đă có một ảnh hưởng sâu đậm về nhiều mặt trên nhiều quốc gia châu Á và cả châu Âu, châu Mỹ…
Cuốn sách này với nhiều tư liệu phong phú, tỉ mỉ nhưng cũng rất độc đáo và đặc sắc, là một tư liệu hữu ích đối với những người muốn t́m hiểu về đạo Phật hoặc muốn có sự hiểu biết sâu hơn về một tôn giáo từ lâu đă quen thuộc với đa số chúng ta. Sách cũng giúp ích không nhỏ cho các công tŕnh biên khảo, nghiên cứu có liên quan. điều đáng nói khác là cuốn sách được viết nên bởi số đông những chuyên gia trí thức không là Phật tử, nhưng tất cả đều bày tỏ sự cảm phục và tôn kính sâu xa đối với Đức Phật cùng tôn giáo của Ngài. Do đó, ngoài những giá trị về mặt tư liệu, phân tích, cuốn sách c̣n chứa đựng một yếu tố khách quan cần thiết.
Việc dịch thuật để giới thiệu một công tŕnh nghiên cứu uyên thâm và quảng bác như thế tất nhiên đặt ra không ít khó khăn, mà ngoài phần ư nghĩa cao siêu thâm diệu của các chủ thuyết, triết lư thuộc nhiều hệ phái khác nhau, c̣n là sự đan xen khá nhiều của những từ Phạn ngữ, Pali v.v… trong nguyên bản, trong khi điều kiện tra cứu về lĩnh vực này hiện nay c̣n hạn chế. Trong các trường hợp này, những từ đă có từ Việt ngữ tương đương (dịch nghĩa hay phiên âm) th́ được viết ra Việt ngữ, c̣n với những từ chưa được dịch ra tiếng Việt th́ chúng tôi xin để nguyên và cố gắng chú nghĩa khi có thể được. Chúng tôi xin được bày tỏ sự tri ân sâu xa đối với chư tôn Ḥa thượng, Thượng tọa chùa Quảng Hương Già Lam, đă hoan hỉ chỉ dẫn giải đáp ở nhiều nội dung, giúp chúng tôi có thể hoàn thành được việc giới thiệu cuốn sách bổ ích này. Tuy nhiên, do ở tŕnh độ có hạn, và điều kiện tham khảo tra cứu không nhiều, cho nên dù đă rất cố gắng và thận trọng, chúng tôi tự thấy không sao tránh khỏi một vài sai sót và rất mong nhận được sự chỉ giáo chân t́nh của các bậc cao minh để c̣n có thể hoàn thiện thêm bản dịch cr tác phẩm lớn này.
Người dịch