Trang Chinh


LỚP  PHẬT PHÁP - BUDDHADHAMMA

Bài học - Thứ Sáu, Ngày 1-2-2013

NĂM LẠC THÀNH CHÙA PHÁP LUÂN


Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

PHẬT HỌC CƠ BẢN

33. KINH PHÚNG TỤNG (SANGÌTI SUTTA) - KINH PHÚNG TỤNG (SANGÌTI SUTTA) - Sáu Pháp - xxi) Sáu sanh loại:.

HT Thích Minh Châu Việt dịch

I. Đại lược

Sáu Pháp

2. Này các Hiền giả, có sáu pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là sáu?

i) Sáu nội xứ: Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ.
ii) Sáu ngoại xứ: Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ.
iii) Sáu thức thân: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
iv) Sáu xúc thân: Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc.
v) Sáu thọ thân: Nhãn xúc sở sanh thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở sanh thọ, thiệt xúc sở sanh thọ, thân xúc sở sanh thọ, ý xúc sở sanh thọ.
vi) Sáu tưởng thân: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
vii) Sáu tư thân: Sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư.
viii) Sáu ái thân: Sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái.
ix) Sáu không cung kính pháp: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học Pháp; sống không cung kính bất phóng dật, không tùy thuận bất phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận sự lễ phép xã giao.
x) Sáu cung kính pháp: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo sống cung kính, tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính, tùy thuận Pháp; sống cung kính, tùy thuận Tăng; sống cung kính tùy thuận học Pháp; sống cung kính, tùy thuận bất phóng dật; sống cung kính, tùy thuận lễ phép xã giao.
xi) Sáu suy tư đến hỷ: Khi mắt thấy sắc, hoan hỷ khởi lên, sắc ấy được suy tư. Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận pháp, hoan hỷ khởi lên, pháp ấy được suy tư.
xii) Sáu suy tư đến ưu: Khi mắt thấy sắc, ưu khởi lên, sắc ấy được suy tư. Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận pháp, ưu khởi lên, pháp ấy được suy tư.
xiii) Sáu suy tư đến xả: Khi mắt thấy sắc, xả khởi lên, sắc ấy được suy tư... Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận pháp, xả khởi lên, pháp ấy được suy tư.
xiv) Sáu hòa kính pháp: Này các Hiền giả, ở đây khi vị Tỷ kheo thành tựu từ thân nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ khẩu nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ ý nghiệp trước mặt hay sau lưng, đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, đối với các đồ vật được cúng dường một cách hợp pháp cho đến đồ vật nhận trong bình bát, đều đem chia đồng đều giữa các vị Tỷ kheo có giới hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, khi những giới luật của vị này không bị phá hoại, không vi phạm, được kiên trì tuân hành, không có tỳ vết, làm con người được giải thoát, được người trí tán thán, không uế tạp, hướng đến thiền định, vị Tỷ kheo ấy giữ giới hạnh Sa môn như vậy, sống trước mặt hay sau lưng với các vị đồng phạm hạnh như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo sống đời sống được Chánh kiến hướng dẫn, chơn chánh, đoạn diệt khổ đau, vị ấy sống thành tựu với Chánh kiến như vậy, sống với các vị đồng phạm hạnh, trước mặt hay sau lưng, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, trong tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
xv) Sáu tránh căn: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo phẫn nộ, uất hận. Này các Hiền giả, vị này phẫn nộ, uất hận, sống không cung kính, không tùy thuận vị Ðạo Sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học pháp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo sống không cung kính không tùy thuận bậc Ðạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học Pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến chúng sanh không hạnh phúc, khiến chúng sanh không an lạc, khiến chúng sanh không lợi ích, và khiến chư Thiên và loài Người không hạnh phúc, mà đau khổ. Này các Hiền giả, nếu Hiền giả thấy được tránh căn ấy giữa các vị hay ngoài các vị, Hiền giả phải cố gắng đoạn trừ ác tránh căn ấy. Này các Hiền giả, nếu Hiền giả không thấy tránh căn ấy giữa các vị hay ngoài các vị, các vị hãy gìn giữ đừng cho ác tránh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là ngăn chặn nguy hại ác tránh căn ấy trong tương lai.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo che dấu và giả dối... tật đố và xan tham... lừa đảo và lường gạt... ác dục và tà kiến...
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ rất khó rời bỏ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ, vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học pháp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học Pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến chúng sanh không hạnh phúc, khiến chúng sanh không an lạc, khiến chúng sanh không lợi ích, khiến chư Thiên vào loài Người không hạnh phúc, mà đau khổ. Này các Hiền giả, nếu Hiền giả thấy được tránh căn ấy giữa các vị hay ngoài các vị, Hiền giả phải cố gắng đoạn trừ ác tránh căn ấy. Này các Hiền giả, nếu Hiền giả không thấy tránh căn ấy giữa các vị hay ngoài các vị, các vị hãy gìn giữ đừng cho ác tránh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là sự đoạn trừ ác tránh căn ấy, như vậy là ngăn chận nguy hại ác tránh căn ấy trong tương lai.
xvi) Sáu giới: Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.
xvii) Sáu xuất ly giới: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy sân tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy, trường hợp không phải như vậy. Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà sân tâm vẫn ngự trị, an trí, sự kiện không thể xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, từ tâm giải thoát có khả năng giải thoát sân tâm.
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy hại tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà hại tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, bi tâm giải thoát có khả năng giải thoát hại tâm.
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, bất lạc tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, hỷ tâm giải thoát có khả năng giải thoát bất lạc tâm.
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy tham tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần mà tham tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, xả tâm giải thoát, có khả năng giải thoát tham tâm.
Này các Hiền giả, lại nữa ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy thức của tôi vẫn chạy theo các tướng". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, vô tướng tâm giải thoát có khả năng giải thoát tất cả tướng.
Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp nhận. Tuy vậy mũi tên nghi ngờ do dự vẫn ám ảnh an trú tôi". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp thuận. Tuy vậy nghi ngờ, do dự vẫn ám ảnh an trú nơi tôi". Sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, chính nhờ khước từ sự ngạo mạn "tôi có mặt", mà mũi tên do dự nghi ngờ được giải thoát.
xviii) Sáu vô thượng: Kiến vô thượng, văn vô thượng, lợi đắc vô thượng, học giới vô thượng, hành vô thượng, ức niệm vô thượng.
xix) Sáu niệm xứ: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.
xx) Sáu hằng trú: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo mắt thấy sắc, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, giác tỉnh; tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
xxi) Sáu sanh loại: Này các Hiền giả, ở đây có người hắc sanh và sống tạo hắc pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có người hắc sanh và sống tạo bạch pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có người hắc sanh và sống tạo Niết bàn, phi hắc phi bạch pháp. Ở đây, có người bạch sanh và sống tạo bạch pháp. Ở đây, có người bạch sanh và sống tạo hắc pháp. Ở đây, có người bạch sanh và sống tạo Niết bàn, phi hắc phi bạch pháp.
xxii) Sáu quyết trạch phần tưởng: Vô thường tưởng, khổ tưởng trên vô thường, vô ngã tưởng trên khổ, đoạn tưởng, vô tham tưởng, diệt tưởng.
Này các Hiền giả, sáu pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.


III. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

1. Phải chăng theo Phật Pháp thì đã sanh làm người thì do phúc nghiệp quá khứ? nếu vậy tại sao có người bất hạnh, có người hữu phước? - TT Tuệ Siêu

2. Tại sao người Phật tử thường được dạy: làm lành, lánh dữ nhưng sau cứu cánh Niết Bàn là không thiện không ác? - TT Tuệ Siêu

3. Lối sống thiện ác trong hiện tại có do túc duyên đời trước chăng? - TT Pháp Đăng

4. Phải chăng theo Phật Pháp thì tất cả sự cố gắng đều có giá trị (dù là có kết quả như ý hay không)? - TT Tuệ Quyền

5. Phải chăng tất cả con người đều có khả năng hoán chuyển cuộc sống? - ĐĐ Huệ Tiến

 


Pháp Thoại


Chúng ta phải làm gì khi đối diện với cái chết. Chúng ta hãy tự hỏi rằng mỗi chúng ta dù là tu sĩ hay một cư sĩ khi gặp một người sắp lâm chung. Bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết và những gì học được từ Phật Pháp chúng ta sẽ làm gì?

TT Tuệ Siêu thuyết giảng trong chương trình Phật Học Vấn Đáp

Chánh Hạnh chuyển biên

TT Tuệ Siêu giảng: “ Chúng ta phải làm gì khi đối diện với cái chết”, câu hỏi đó và câu hỏi này rất hay. Nhưng trong hai câu hỏi chúng tôi xin được trình bày cả hai ý. Trước nhất là chúng ta làm gì khi đối diện với cái chết, chúng ta nên suy nghĩ hay chúng ta nên cầu nguyện.

Ở đây Đức Phật dạy rằng,
“sabbe sattā marissanti maranantam.hi jìvitam.”
“ Tất cả chúng sanh đều sẽ chết”.

chắc chắn khi đối diện với cái chết tâm của chúng ta sẽ bị rối loạn, có sự lo sợ như là chúng ta sắp chuẩn bị chuyến đi xa vĩnh viễn không bao giờ trở lại căn nhà này nữa. Tất nhiên lúc đó với tâm trạng bị rối tung lên và sợ hãi. Thế cho nên ở đây điều này chúng ta có thể dựa vào kinh điển, những lời dạy của Đức Phật và trong đời sống hằng ngày chúng ta khéo tu tập để trở thành thường cận y duyên. Thí dụ chúng ta thường xuyên tu tập quán niệm, thường xuyên an trú với chánh niệm.

Chúng ta chưa kề cận cái chết nên chưa biết được lúc đó sẽ như thế nào, nhưng chúng ta hãy kinh nghiệm những lúc bị bạo bệnh và nằm đó. Chúng tôi cũng đã gặp phải trường hợp vào nằm viện và phải trải qua cuộc giải phẩu lớn. Những lúc đó có thể nói rằng một vài tư tưởng sợ hãi về sự chết cũng loé lên. Chúng ta phải rút kinh nghiệm ở đây là trong đời sống bình nhật, chúng ta phải tự tạo cho mình một đối tượng để suy quán cho thuần thục, cho nhập tâm. Bởi vì nếu chúng ta không thuần thục không nhập tâm được với đề tài suy quán, những lúc chúng ta bệnh ngặt nghèo, sự suy quán không chính xác không nhập tâm, giờ phút lâm chung rất nguy hiểm.

Còn vấn đề khi chúng ta sắp lâm chung, chúng ta làm được gì. Tuỳ theo khả năng của mỗi người và thuận tiện ở đâu chúng ta làm điều đó. Nghĩa là:
-Với một người nặng về đức tin, trong giờ phút sắp lâm chung, người này sẽ suy nghĩ về phước báu và sẽ nguyện phước báu.
-Với một người tinh tấn Thiền định, giờ phút lâm chung điều quan trọng nhất là người này vẫn có thể nhiệt tâm chánh niệm được.
-Với người có khuynh hướng nặng về trí tuệ, lúc đó sẽ có một đề tài suy tưởng để họ có thể đối mặt với cái chết mà không có sự lo âu sợ hãi. Bởi vì biết xác thân này như chiếc xe cũ kỹ v.v…

Như vậy điều đầu tiên chúng tôi muốn nói ở đây là chính bản thân chúng ta làm được gì khi chúng ta đối diện với cái chết. Điều này sẽ tuỳ theo khuynh hướng, tuỳ theo khả năng tu tập thuần thục của mỗi người mà áp dụng. Điều nào cũng tốt cả.

Bây giờ chúng ta đề cập đến vấn đề thứ hai là chúng ta làm được gì đối với một người kề cận với cái chết. Có nghĩa là khi chúng ta đến viếng thăm một người bệnh trầm thống hay một người sắp ra từ giã cõi đời. Như trường hợp các vị tu sĩ khi được mời đến để giúp cho một người bị bệnh, một Phật tử chẳng hạn. Chúng tôi cũng đã từng làm công việc này, khi Phật tử những người lớn tuổi hoặc những người bạo bệnh, mời chúng tôi đến. Chúng tôi đối diện và giúp họ bằng theo khả năng kinh nghiệm của mình.

Đối với người sắp chết, nếu là một người hôn mê hoặc họ không đủ sự tỉnh táo để có thể nghe và biết những gì mà chúng tôi trình bày giảng giải. Đối với người như vậy họ cần có một thứ âm thanh, âm thanh đó thuộc về kinh điển mà trong bình nhật họ đã từng nghe Chư Tăng tụng niệm. Lúc bấy giờ hy vọng âm thanh đó có thể giúp cho tâm của người bệnh bám vào cảnh thinh này, và họ giữ được một trạng thái tịnh lạc trong giờ phút lâm chung. Nhưng về việc này chúng tôi ít khi sử dụng, bởi vì khi một người hấp hối thường trong gia đình rất đau khổ vây chung quanh khóc lóc kể lể, như vậy việc tụng niệm không phải là chuyện thiết thực. Cho nên trong lúc đó, chúng tôi thường chỉ tụng một đoạn kinh ngắn, sau đócó lời giải thích an ủi cho những người còn sống.

Đối với người bị bệnh, mặc dầu họ đối diện trước cái chết nhưng còn tỉnh táo, có thể nghe được, hiểu được. Lúc bấy giờ tuyệt nhiên chúng tôi sẽ không tụng kinh nếu như không có sự yêu cầu của họ. Lúc đó chúng tôi sẽ thay mặt Chư Tăng nói chuyện với họ.

Vì rằng trong kinh điển chúng tôi cũng biết một vài trường hợp Đức Phật hay các vị Tôn giả như Tôn giả Xá-Lơi-Phất hoặc Tôn giả A-Nan-Đa đến viêng thăm vài người bệnh. Ngài có một vài câu hỏi đễ dẫn nhập cho họ. Hỏi về trạng thái bệnh như thế nào và tỏ ra thông cảm cho họ.

Nếu biết họ là một người Phật tử có niềm tin nơi Tam Bảo, từng tạo phước, bố thí, giữ giới, tu tthiền và người đó có khuynh hướng về đức tin hay tinh tấn hay trí tuệ.Chúng tôi sẽ trình bày nói một cách ngắn gọn về những ý nghĩa phước báu mà họ đã làm, nói về tính chất tạm bợ của sắc thân này hoặc một cảnh giới an vui sẽ chờ đợi một người có tâm bình tỉnh và chánh niệm trước phút lâm chung. Gợi nhắc cho họ và có lời khuyên nhủ họ nên an trú, bởi vì họ cần phải biết rằng sắc thân của họ bây giờ như một chiếc xe cũ kỹ, không thể nào dùng xài được nữa hoặc họ cần phải hết sức bình tỉnh và trú trong những thiện pháp như vậy như vậy.

Có một vài trường hơp chúng tôi nhận thấy có hiệu quả, tức là một nggười bị bệnh như một vị Tu nữ hoặc là một vị Sư đang bị bệnh ngặt nghèo, Lúc bấy giờ trong sự cảm thọ khổ, họ nhăn nhó, họ rên xiết nhưng khi được nhắc, được gợi ý như vậy đúng theo tâm trạng của họ, vì lòng tin hoặc vì sự kính trọng Pháp nên họ giữ được sự im lăng bình thản và chỉ trong chốc lát họ ra đi với tâm thái nhẹ nhàng mà chúng ta có thể nhận biết qua nét mặt của họ. Chúng tôi nghĩ rằng nếu nói cụ thể một pháp môn nào đó hay một bài kinh tụng nào đó cho người bệnh cho người sắp chết không thể nói môt cách cụ thể được mà chúng ta phải uyển chuyển tuỳ theo đối tượng, và tuỳ theo hoàn cảnh lúc đó, mình đến sớm hay đến muộn và người này ở trong hoàn cảnh còn tỉnh táo hay bị hôn mê mà chúng ta có thể giúp được cho họ.

Đó là một vài điều theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân mình. Chúng tôi xin chia xẻ trong câu hỏi này.


Chư Thiên cũng ái kính bậc giải thoát

TTGiác Đẳng thuyết giảng trong rơom Diệu Pháp, kinh Pháp Cú kệ ngôn 94

Như Trúc chuyển biên

TT Giác Đẳng giảng: Các căn khéo nhiếp phục
Như xa phu điều ngự
Mạn trừ lậu hoặc dứt
Chư thiên mến vị ấy

Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali

Yass-indriyaani samatha.m gataani
Assaa yathaa saarathinaa sudantaa
Pahii.namaanassa anaasavassa
Devaa-pi tassa pihayanti taadino.

TT Giác Đẳng:Kính bạch chư tôn đức. Kính thưa Quý phật tử. Chúng ta đã qua một số các bài kệ trong Phẩm Ứng Cúng hay là Phẩm A La Hán. Trong phẩm nầy, chúng ta được nghe một số duyên sự liên quan đến các vị Thánh Nhân và chúng ta cũng được nghe Đức Phật nhân một số trường hợp đặc biệt đã mô tả, đời sống, tâm tư và hành xứ rộng lớn của chư vị thánh nhân đã hoàn toàn giải thóat. Hôm nay chúng ta lại nghe một câu chuyện khác.

Trước khi đi vào duyên sự của câu chuyện nầy, chúng ta cũng nên tái xác nhận rằng, những vị đã hoàn toàn giải thóat, cách suy nghĩ của những vị nầy hòan toàn không giống như cách suy nghĩ của chúng ta và đời sống của vị nầy quả thật có nhiều điều vượt ngoài sự suy nghĩ thường tình của mỗi chúng ta. Do vậy, xuyên qua các bài kệ, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được một tương phản rất lớn giữa hành xử của một bậc thánh và cái nhìn, sự nhận thức hết sức hạn hẹp của phàm tăng.

Đặc biệt trong câu chuyện ngày hôm nay, chúng ta lại nhắc đến một vị đại đệ tử của Đức Phật, đó là tôn giả MahaCaChiên Diên. Câu chuyện đề cập đến một duyên sự hết sức đơn giản. Tôn giả Mahākaccāyanna nguyên là một vị tỳ kheo xuất thân từ một quốc gia mà thời Đức Phật trong kinh gọi là Ujjain. Ujjain là một quốc gia nằm ở phía tây của Ấn Độ, ngày hôm nay chúng ta thường biết đó là Bombay hay là Mumbai (tên mới). Tôn giả ở rất xa Đức Phật, trong một lần gặp Đức Phật, được Ngài khai thị, trở thành một vị thánh nhân hoàn toàn giải thoát trong đạo tràng của Đức Phật, thì tôn giả có chuyển đạt lời thỉnh cầu của vua Ujjain đến để thỉnh Đức Phật về giáo hóa cho dân chúng ở xứ nầy.

Trong câu chuyện chúng ta được biết rằng Đức Thế Tôn nhận thấy tôn giả Mahākaccāyanna có nhiều ưu điểm từ pháp học, pháp hành và pháp thành, do vậy Ngài dạy tôn giả Mahākaccāyanna hãy trở về sinh quán của mình. Và tôn giả đã trở về, ở tạm trong vườn thượng uyển. Sau đó tôn giả Mahākaccāyanna đã độ được tất cả những người ở kinh thành, kể cả nhà vua của xứ Ujjain.

Có rất nhiều đặc điểm mà chúng ta phải đề cập đến vị tôn giả nầy. Thứ nhất là trong 80 vị đại đệ tử của Phật thì tôn giả Mahākaccāyanna được xem là người đệ nhất về quảng diễn chánh pháp, ở đây có nghĩa là một lời Đức Thế Tôn dạy cho dù hết sức ngắn gọn, đơn giản, nhưng tôn giả Mahākaccāyanna có thể dựa trên lời dạy ngắn gọn ấy mà khéo thuyết trở thành bài pháp dài và khi những vị tỳ kheo hay những người phật tử khác đem những lời giảng của Ngài Mahākaccāyanna đến trình lên Đức Phật thì Đức Phật luôn luôn nói lên lời Sadhu Lành thay, và nói rằng nếu ai hỏi Như Lai rộng thuyết về điều nầy thì Như Lai cũng giảng như vậy. Đó là một thù thắng của Tôn Giả Mahākaccāyanna.

Ngày hôm nay nếu quý Phật tử về thăm Thái Lan, quý vị sẽ thấy một tượng giống như tượng Ông Địa của chúng ta, nghĩa là bụng cũng to, ngồi xếp bằng, nhưng thay vì Ông Địa, hay Thần Tài mặc áo theo kiểu Trung Hoa thì tượng nầy mặc y, bụng to, người Thái Lan thường thờ tượng nầy để phù hộ cho họ được buôn may bán đắt, giàu có. Tượng đó theo niềm tin dân gian của họ thì đó là tượng của Ngài Mahākaccāyanna. Có 3 lý do để người ta dùng tượng của Ngài Mahākaccāyanna thờ như là một tượng phù hộ cho phúc lộc.

Thứ nhất là vì trong kinh có ghi rằng Ngài Mahākaccāyanna là một vị quảng thuyết, tức là từ một cái rất là nhỏ mà vị nầy có thể tuyên thuyết một cách rộng rãi lời dạy của Đức Phật, một lời dạy giản dị mà tuyên thuyết ra nhiều và vì vậy người ta tin rằng, ví dụ mình đi buôn muốn vốn có một mà lời đến mười thì mình nên thờ Ngài Mahākaccāyanna. Đó là niềm tin dân gian.

Thứ hai nữa, Ngài Mahākaccāyanna là một vị có thân hết sức chói sáng, thân giống như vàng ròng. Ở Việt Nam ngày xưa có một vị pháp sư tên là Thong Kham, trong tiếng Lào, tiếng Thái cũng có nghĩa là vàng ròng. Ngài Mahākaccāyanna tên có thể dịch là vàng ròng hoặc thắp sáng. Người Thái Trung Hoa tin vào phong thủy, họ nghĩ thân như vàng ròng, nên khi thờ Ngài cũng giống như thờ Thần Tài, như vậy cũng là một điều may mắn.

Nhưng đặc biệt nhất, ở trong những câu chuyện liên quan đến Ngài Mahākaccāyanna thì Ngài là một vị được chư thiên ái kính, chư thiên đặc biệt rất quý kính Ngài, dĩ nhiên khi một người sống ở trong đời sống nầy nếu họ hiểu đạo thì ngoài ân lành của Phật Pháp Tăng thì họ rất mong cầu sự thương tưởng của các vị chư thiên, nhất là những vị thượng thần hộ Pháp, nên khi thờ Ngài Mahākaccāyanna thì họ tin rằng họ cũng nhận được sự thương tưởng của chư thiên.

Dĩ nhiên đó chỉ là niềm tin, nhưng có thể nói rằng đó là niềm tin của một số người không nhỏ ngày nay đặt để ở Ngài Mahākaccāyanna. Chúng tôi nhắc lại đây không phải để quý vị phật tử có một ý nghĩ đánh giá hay tin tưởng vào niềm tin thờ phượng đó. Ở đây chúng tôi chỉ nhắc vì liên quan đến một đại đệ tử Đức Phật có những phước hạnh rất thù thắng ở trong đời quá khứ. Thật ra Ngài đã từng phát nguyện ở dưới chân Đức Phật để mong rằng trở về sau là một vị đệ tử của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác có khả năng quảng thuyết giáo pháp. Do vậy ước nguyện đó được thành tựu trong đời nầy.

Xem tiếp


Bấm vào đây để xem mục lục các bài Pháp Thoại


Câu trả lời đúng của câu đố vui là:


 



TIN TỨC PHẬT GIÁO


Khởi Nguồn Chánh Pháp

Tưởng Niệm Đức Phó Tăng Thống Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác (1972-2012)

Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác

Trang Tưởng Niệm


Pháp Thoại của TT Viên Giác, Viện Chủ chùa Thông Đoài, Vancouver Canada tin rằng: Hòa Thượng Hộ Giác để lại Xá Lợi, Ngài có thể là một Thánh Tăng của thời cận đại ngày hôm nay

TT Viên Giác thuyết trong ngày lễ Chung Thất của Cố Đại Lão Hòa Thượng ngày 20-1-2013

Minh Hạnh chuyển biên

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hôm nay chúng tôi từ Canada, được một duyên lành về đây để cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni và cùng với Phật tử làm lễ nhập tháp cho Hòa Thượng Tăng Thống.

Thưa đại chúng, cứ mỗi lần chúng tôi lên lễ Tổ bên tu viện của chúng tôi, thì trên bàn Tổ chúng tôi có để linh ảnh của Ngài Hòa Thượng trên bàn thờ Tổ, và Tăng Ni chúng tôi mỗi lần lên công phu bái xám đều lạy Hòa Thượng. Bởi vì không ít nhiều mặc dù Hòa Thượng Ngài với chúng tôi là khác về truyền thống nhưng ân đức của Ngài lúc nào cũng trang trải và trở thành năng lượng và có lẽ cái năng lượng đó sẽ đi theo suốt chúng tôi trong hành trình của người con Phật.

Thưa đại chúng. Mỗi lần Hòa Thượng qua thăm anh em chúng tôi thì chúng tôi được hưởng cái năng lượng đó, năng lượng rất là bình an. Hồi sáng TT Giác Đẳng có chia sẻ đó là sự hòa ái. Thưa đại chúng. Nếu một người tu hành mà thiếu đi tánh hoà ái thì e rằng sự tu hành của chúng ta chưa đạt được một kết quả nào. Vì sao? Vì cuộc đời này luôn luôn là sóng gió. Khi chúng ta sanh ra trong cuộc đời này thì chúng ta mang trên thân phận mình năm yếu tố ô nhiễm, đó là: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng trược. Cõi ta bà này là một ngôi trường rất tốt cho năm loại ô nhiễm phát triển mà làm sao người con Phật chúng ta đi trong cõi ô nhiễm này với tâm hành thật là hoà ái.

Kính thưa đại chúng. Mỗi lần Ngài ngồi bên cạnh chúng tôi, hay chúng tôi được hầu Ngài, Thầy trò đôi khi không cần phải nói gì hết, chúng tôi chỉ cần hưởng thụ sự hoà ái, sự từ tâm của Hòa Thượng tỏa ra thôi, mà đó đã trở thành năng lượng nuôi và giúp đỡ cho anh em chúng tôi những khi mệt mỏi trong cuộc sống đầy phiền lụy này.

Và hôm nay, chúng tôi về đây để được làm lễ nhập thất của Hòa Thượng, và chúng tôi cũng có xem một số hình ảnh về xá lợi của Ngài ở trên mạng.

Thì thưa đại chúng. Trong đời sống của những người xuất gia như Thầy trò anh em chúng tôi, những vị ra đi mà để lại xá lợi thì những vị đó đã diệt tận được các lậu hoặc đó là mười kiết sử.

Mười kiết sử đó là gì? Là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, giới kiến thủ và giới cấm thủ. Thì những ai mà đoạn tận được mười kiết sử đó thì mới đi vào Từ Bi Tam Muội hoặc Định của Tam Muội, mà đối với Hòa Thượng thì chúng ta thấy rằng là Ngài có đức từ bi rất lớn, tất cả những phong ba bão táp của cuộc đời này dồn về phía Ngài, Ngài cứ mỉm cười và đón nhận và cái năng lượng từ bi đó, Ngài giải tỏa rất là nhiều các bão tố cuộc đời luôn luôn từ phía đối nghịch luôn luôn chỉa mũi dùi về Ngài. Và hôm nay bằng chứng Ngài ra đi và Ngài để lại một phần xá lợi của di cốt của Ngài thì đó là một niềm tin vững chắc cho những người xuất gia cũng như tại gia chúng ta giữ vững niềm tin nơi chánh pháp, hãy giữ vững con đường tu tập của mình, như hồi sáng Hòa Thượng Tăng Thống Phật Giáo Nguyên Thủy có nói rằng chúng ta phải cố gắng tu học hiểu biết giáo lý thì chúng ta mới không đi lạc vào tà kiến.

Thưa đại chúng. Nhân đây, chúng tôi cũng xin chia sẻ với đại chúng một chút kinh nghiệm. Sau tang lễ của Đại Lão Hòa Thượng thì có một số người Phật tử hỏi chúng tôi là:

"Bạch Thầy, sao Ngài Hòa Thượng là vị Cao Tăng mà sự ra đi của Hòa Thượng còn bịnh và thấy Ngài có vẻ đau đớn lắm".

Thì chúng tôi có trình bày thế này, chúng tôi chỉ kể một câu chuyện.

Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, có trưởng giả Cấp Cô Độc, Ngài có hai người con gái, và cuộc đời của Ngài là luôn luôn làm việc bố thí và cúng dường, Ngài nổi tiếng là cung cấp giúp đỡ cho những người khốn khó. Thì thưa đại chúng. Có những lần Ngài đi làm việc từ thiện ở xa Ngài thường nhờ hai người con gái ở nhà để thay cho Ngài lo cúng dường cho Chư Tăng và phân phát bố thí cho những người nghèo khó. Thì một hôm người con gái út mang trọng bịnh và trong giờ hấp hối báo cho Ngài Cấp Cô Độc biết, Ngài Cấp Cô Độc trở về gấp để thăm người con gái út lần cuối. Trong lòng ông nghĩ là có phải chăng người con gái út này không có gia đình mà các chị đã có gia đình thì vì thế mà người con gái út này mặc cảm tủi buồn mà lâm bịnh hay không. Ông chỉ thấy tiếc thương người con gái chưa có gia đình mà lại ra đi trong tuổi còn xuân. Thì khi ông về đến nhà, cô con gái út nói là:

"Chào em, em mới về đó à".

Thì Ngài Cấp Cô Độc nghe con gái của mình bảo là: "Chào em", thì ông rất là đau lòng, đau lòng bởi vì sao? Bởi vì ông nghĩ rằng là cái giờ cận tử nghiệp đã đến rồi mà nó không tỉnh thức, không tỉnh táo, có nghĩa là nó đi vào hôn mê mà đi vào hôn mê như thế thì sẽ đọa lạc không thể nào sanh về cảnh giới lành được. Thì như thế sau khi cô con gái mất, cái nỗi buồn đau của ông bởi vì người con gái chắc sẽ sanh vào ác đạo, vì thế ông buồn. Rồi một hôm ông đến đảnh lễ Đức Thế Tôn thì Đức Thế Tôn hỏi:

"Này ông Cấp Cô Độc, sao trên mặt ông còn vương nỗi buồn như thế?"

Thì ông nói rằng:

"Bạch Đức Thế Tôn, con buồn không phải vì đứa con gái con đã mất mà con buồn bởi vì nó đọa vào ác thú".

"Thế tại sao ông biết nó đọa vào ác thú?"

"Bạch ĐứcThế Tôn, trước giờ nhắm mắt nó lẫn lộn, nó không biết con là ba của nó, mà nói gọi con là em của nó."

Thì Đức Thế Tôn mới nói:

"Này Cấp Cô Độc, không phải thế đâu, ông là đã chứng quả Tu Đà Hoàn rồi, nhưng con gái út của ông chứng quả Tư Đà Hàm. Có nghĩa rằng xét trên vai vế của đạo thì con gái của ông đã chứng cao hơn ông một bậc nên nó gọi ông là em là đúng rồi".

Thì như vậy, cho đến cái cuộc tử sinh này chúng ta không biết ai là người là Thánh, chả biết ai là phàm, chúng ta đừng có vội phán xét khi chúng ta còn là những kẻ phàm phu lặn ngụp trong cuộc đời sanh tử này, mà sự ra đi của Hòa Thượng là một minh chứng cho chúng ta thấy đó là xá lợi của Ngài để lại. Và trong kinh sách có để lại là "những ai để lại xá lợi thì người đó đã triệt tận tất cả các lậu hoặc thì mới có xá lợi", cho nên chúng tôi tin tưởng và tin tưởng rất mạnh, tin tưởng rất sâu là Hòa Thượng không phải là một vị tu sĩ bình thường mà Ngài có thể là một Thánh Tăng của thời cận đại ngày hôm nay.

A Di Đà Phật.


Video Của Chùa Pháp Luân - Tang Lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác


Video 1 của Chùa Pháp Luân - Ngày 12-12-2012 Lễ Nhập Kim Quan Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác .



Video 2 của Chùa Pháp Luân - Ngày 12-12-2012 Thọ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác .



Video 3 của Chùa Pháp Luân - Ngày 12-12-2012 Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác - Pháp Hội Hoa Khai Kiến Phật 1) Thấy Phật bằng mắt thấy Phật bằng tâm - TT Giác Đẳng và TT Tuệ Siêu.



Video 4 của Chùa Pháp Luân - Ngày 12-12-2012 Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác - Pháp Hội Hoa Khai Kiến Phật 2) Hành trạng một danh Tăng - TT Giác Đẳng và HT. Thiện Tâm và HT. Huyền Việt.




Video 5 của Chùa Pháp Luân - Ngày 16-12-2012 Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác - Lễ Truy Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác.



Video 6 của Chùa Pháp Luân - Ngày 16-12-2012 Lễ Tang Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác - Lễ Trà Tỳ Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác.


Hình Ảnh

Hình ảnh Xá Lợi Của Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác

 

Bấm vào đây để xem tiếp hình ảnh tang lễ

 

Hình buổi Lễ Truy Niệm (1)

Hình buổi Lễ Tống Kim Quan (1)

Hình buổi Lễ Trà Tỳ (1)

Hình buổi Lễ Trà Tỳ (2)

Hình buổi Lễ Trà Tỳ (3)



Tháp thờ phượng xá lợi Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác.


Pháp Hội Hoa Khai Kiến Phật


Thấy Phật Bằng Mắt Thấy Phật Bằng Tâm (tiếp theo)

TT Giác Đẳng và TT Tuệ Siêu

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: ở đây nghe TT Tuệ Siêu đề cập đến đề tài "thấy Phật bằng mắt, thấy Phật bằng tâm". Chúng tôi muốn chia sẻ với qúi vị một vài cảm xúc mà chúng tôi đã trải qua khi ở gần Ngài Hòa Thượng trong những ngày cuối cùng của Ngài.

Thưa qúi vị, khi nhắc lại Hoà Thượng, những người Phật tử quen biết với Ngài từ thập niên 60, 70 của thế kỷ vừa rồi thì người ta thường nhắc đến Hoà Thượng hai điều đó là Ngài là vị Pháp Sư thuyết pháp rất hay, thứ hai là nhiều vị nói Hoà Thượng rất đẹp trai, Ngài có hảo tướng khi còn trẻ, còn bây giờ qúi vị nào xuống tịnh thất của Ngài cũng còn có nhiều hình ảnh Ngài chụp hồi còn trẻ thì thấy Hòa Thượng tướng mạo rất đẹp.

Chúng tôi nhớ về điều đó, thế nhưng, thứ hai tuần rồi chúng tôi cùng một số Chư Tăng và Phật tử rước Hòa Thượng về để Ngài có mặt ở chùa trong những ngày cuối cùng và Ngài ra đi tại chùa, thì chúng tôi đứng bên cạnh giường cùng với Chư Tăng và Phật tử nhìn hình hài của Ngài một vị lão tăng tuổi già nua sắp ra đi sắp trút hơi thở cuối cùng, ở tuổi 84, 85, chúng ta không có kỳ vọng Hòa Thượng đẹp như ngày xưa hảo tướng như thuở nào và chúng ta cũng không có kỳ vọng là Ngài sẽ nói với chúng ta bằng thứ pháp âm mà chúng ta đã được nghe Ngài nói từ nhiều năm về trước.

Tuy vậy, ở trong những giây phút đó chúng tôi đã nhìn thấy những tấm lòng của Tăng Ni Phật tử đối với Ngài, họ đến để đảnh lễ Ngài, họ thấy Ngài đau thì trong lòng xót xa, chúng tôi biết họ thật sự thương Ngài. Thật ra một vài vị làm chúng tôi rất là ngạc nhiên khi các vị ngồi ngủ gà ngủ gật dựa vào tường ở trong tịnh thất của Ngài không đi về mà ở lại đó trong không khí lạnh của một ngày mùa đông tại vì sợ rằng qúi vị về rồi khi Ngài trút hơi thở cuối cùng thì mình không có mặt. Ngay giờ phút đó chúng tôi có thể nhận ra được rằng những tấm lòng đó đã thương kính Hòa Thượng không phải là vì hảo tướng của Ngài, cũng không có thương Hoà Thượng bởi vì những pháp âm rất là đẹp rất là hay của Ngài, và đó là một chân tình vượt lên trên những thứ đó.

Cuộc sống của chúng ta rất dể bị mê hoặc bề ngoài, đó là mê hoặc hay hoặc giả là làm chúng ta bị lạc hướng đi. Ví dụ như người ta nghĩ rằng mình thương một người nào đó là tại vì nụ cười, tại vì ánh mắt, tại vì mái tóc của người đó. Nhưng, tình cảm chân thành nó phải vượt qua những thứ đó. Chúng tôi nhớ cụ Hiến Lê viết một câu rằng "ở trong đời không có cái gì phù phiếm bằng thứ tình yêu do văn nghệ mà ra" ý cụ nói rằng có những người yêu thích một ca sĩ hay yêu thích một tài tử, bởi vì họ rất thưởng thức một cuốn phim mà người đó đóng, một nhân vật ở trong phim hay một bản nhạc người đó hát, và thật sự cái tình cảm đó mới ban đầu thì rất là nhộn nhịp rất là mạnh. Nhưng chúng ta để ý một điều như vầy là, những người yêu thương tài tử hay ca sĩ thì có lúc họ hâm mộ ca sĩ này có lúc hâm mộ ca sĩ khác chứ không phải một đời họ cũng chỉ thương yêu một người ca sĩ đó thôi. Điều đó cũng là một điều cho chúng ta thấy rằng cuộc sống cái gì chỉ có bề ngoài thì thật sự nó đoản, nó không bền và nó không thật.

Cái hiện thực của cuộc đời Hòa Thượng thì có lẽ chúng tôi nghĩ rằng những ai ở gần tiếp xúc với Ngài thì có thể cảm nhận được một số đặc tính của Hòa Thượng. Chúng tôi thưa với qúi vị, là trụ trì chùa và chúng tôi cũng thường đi làm những Phật sự đi chỗ này chỗ kia chúng tôi biết là có lúc Hòa Thượng trông chúng tôi về, thật ra khi chúng tôi đi Úc về trước khi Ngài đi, Ngài nói với chúng tôi một lần rằng "lúc này Sư Giác Đẳng bới đi lại" ít bao giờ Ngài nói với chúng tôi chuyện đó, có lẽ Ngài nghĩ rằng Ngài không có qua được, Ngài đã nói điều đó, Ngài nói rất nhẹ nhàng. Cuộc sống của Ngài không có quen đòi hỏi Ngài không có bắt buộc ai hết và phải nói rằng cho đến những ngày cuối đời của Ngài, Ngài vẫn là người giữ được một phong thái của một người rất hiểu đời và rất là hiểu cuộc sống. Ngài nằm ở bệnh viện đau lắm mà Chư Tăng đến thì Ngài nhắc đi tìm cái gì cho các vị ăn. Ngày Ngài đi về chùa, khi chúng tôi đến thưa với Ngài là chúng con rước Ngài về chùa. Giây phút y tá vào tháo những giây của cái máy moniter đang theo dõi sức khỏe trong người Ngài ra đó là giây phút mà chúng tôi cảm thấy xót trong lòng, đã nhiều lần Ngài nằm bịnh viện mỗi lần y tá tháo những sợi giây đó ra thì chúng tôi rất là vui vì Ngài xuất viện tức là Ngài đã khỏe và trở về. Nhưng mà, thứ hai tuần rồi khi họ tháo giây đó thì chúng tôi biết rằng đây là lần cuối cùng Ngài rời khỏi bệnh viện và đây là lần cuối cùng chúng tôi rước Ngài về chùa về tịnh thất của Ngài. Ngài rất là thản nhiên, cô y tá vô chào Ngài, lúc đó Ngài biết rằng bệnh viện không còn trị liệu cho Ngài được nữa, Ngài biết rằng Ngài sắp trở về chùa và có nghĩa là Ngài sẽ ra đi bởi vì Ngài sẽ không dùng thuốc nữa, Ngài sống bằng thuốc bây giờ Ngài không dùng thuốc nữa và Ngài cũng không đi lọc thận nữa, nhưng Ngài vẫn cười Ngài vẫn nhìn người y tá và Ngài vẫn chào, cô y tá nói với chúng tôi rằng: "Ngài là một bệnh nhân rất là dễ thương." Chúng tôi nghĩ rằng đó là một vài điểm về cuộc đời của Ngài mà khiến cho chúng ta khó quên được Ngài.

Thì thưa qúi vị, khi chúng ta nói "thấy Phật bằng tâm chứ không phải thấy Phật bằng mắt" thì chúng tôi tin một điều chúng ta là người học Phật thì ở Đức Phật còn có một cái gì hơn giòng tộc, hơn màu sắc, âm thành sắc tướng mà chúng ta tìm thấy. Dĩ nhiên là có nhiều Phật tử cả đời tưởng nhớ Phật bằng đeo tượng Phật thế này đeo tượng Phật thế kia, nhưng Đức Phật Ngài không chỉ hình thức pho tượng thờ ở chùa, như TTTuệ Siêu có đề cập đến cũng không phải là chùa này thờ tượng Phật đẹp mới làm mình hoan hỉ. Đức Phật thật sự Ngài có những chân giá trị vượt ngoài điều đó.

Thật ra thì chúng tôi không muốn nói lẫn lộn giữa Đức Phật và Hoà Thượng, Ngài Hòa Thượng là một đệ tử Phật nhưng ở đây chúng tôi muốn dùng hình ảnh một thí dụ rất gần với chúng ta là, càng lớn càng trưởng thành thì chúng ta hiểu rằng ở trong sự cảm nghiệm của con người nó không thể đi đơn thuần cái ở bên ngoài cái gì rất là thường tình mà chúng ta thấy, người ta càng lớn tuổi càng già càng trưởng thành thì người ta sẽ nhận ra rằng có những cái ở bên ngoài mà người ta xem rất là nặng như là thời trang nó chỉ là phù du rất là phù du.

Chúng tôi nhớ rằng cách đây hơn hai tuần, ở trong Giáo Hội có một điều làm chúng tôi lo lắng, chúng tôi tránh không dám thưa với Ngài trong lúc Ngài đang bệnh bởi vì nghĩ rằng nên để cho Ngài được khỏi bận lòng vì những chuyện mà thật sự là không nên để cho Ngài bận lòng, nhưng vì lúc chúng tôi đang ở với Ngài thì điện thoại của giáo sư Ái gọi qua nên chúng tôi phải trả lời, sau đó Ngài hỏi chúng tôi một vài câu thì chúng tôi thưa với Ngài, Ngài cũng không có ý kiến nhưng Ngài ngồi một chút rồi Ngài nói rằng "thật ra nếu mình đến gần cái gìa cái chết thì lúc đó mình thấy rằng vốn không còn cái gì nữa". Ở bên Bỉ Ngài cũng nói với chúng tôi hai lần câu "rồi cũng không còn gì nữa". Cái gì mà chúng ta rất là ưa thích, cái gì chúng ta rất là cưu mang nặng lòng, đến lúc gần kề cái chết thì không có gì nữa. Ngài nằm ở trên giường bệnh có lẽ hơi thở được đều được nhẹ đối với Ngài nó quan trọng hơn là cái danh vọng sự nghiệp, tất cả cái hư danh cái cuồng lưu không còn là gì, đời sống là mỏng manh như vậy.

Thế nhưng, chúng ta ít cảm nhận điều đó, nên chi khi Ngài nằm xuống, thật sự chúng tôi rất mệt, chúng tôi ngồi ở trước máy computer rất là lâu khi soạn chương trình tang lễ, nhưng chúng tôi nghĩ một điều là, lúc sinh thời Ngài không trọng hình thức Ngài không trọng chức vị, Ngài không trọng lời khen của ai mà mình ngồi đó làm cho rình rang làm cho lớn thì thật sự chúng ta không hiểu về Ngài thì thật sự là không hợp với điều mà Ngài hoan hỉ. Do đó chúng tôi nghĩ, Ngài Hòa Thượng có cái đặc điểm trong cuộc sống của Ngài là Ngài rất qúi trọng Phật Pháp, có lẽ là qúi Phật tử ít có bao giờ để ý đến điều đó. Chúng tôi vẫn thường đi đó đi đây với Ngài để thuyết pháp, nghi thức ở trong đạo, Ngài là người lớn chúng tôi là người nhỏ khi chúng tôi quì trước bàn thờ Phật thì không quì ngang với Ngài mà chúng tôi quì lui sau một chút, và khi Ngài ngồi trên toạ cụ mỏng thì chúng tôi không lấy toạ cụ dày mà chúng tôi tháo cái toạ cụ đó đi để ngồi thấp, tại vì Ngài là người lớn mà Ngài không ngồi chỗ cao thì mình ngồi chỗ thấp. Thường thường đi chỗ nào lạ Ngài hay nói lời khai thị mở đầu rồi sau đó Ngài dạy chúng tôi thuyết pháp cho Phật tử, thì dĩ nhiên khi Ngài ngồi thì ngồi giữa thì chúng tôi ngồi kế bên ngoài, nhưng có đôi lúc ở trong nhà của gia chủ chỉ có một cái tọa cụ chúng tôi lấy cái toạ cụ để cho Ngài ngồi đến giờ chúng tôi sắp thuyết pháp thì Ngài bảo gia chủ "lấy cái gối cho Sư Giác Đẳng ngồi", thì người gia chủ không hiểu, chúng tôi thường thưa với Ngài là "thôi được rồi thưa Ngài, con ngồi đây được" rồi sau đó Ngài rày, Ngài nói rằng "bình thường ngồi sao cũng được nhưng khi thuyết pháp phải ngồi đàng hoàng đó là sự tôn kính đối với Pháp". Thật ra, đó không phải là Ngài câu nệ, Ngài là người lớn Ngài ngồi ở đâu cũng được nhưng thật sự Ngài là người rất hiểu đạo nên chi đối với Ngài cái việc đó không thể khinh suất được. Những điều đó có lẽ là qúi Phật tử ở bên ngoài thì không có cảm nhận được nhiều, qúi vị cứ nghĩ rằng chỗ ngồi có toạ cụ hay không có toạ cụ không có quan trọng nhưng đi với Ngài thì chúng ta mới hiểu được chuyện đó.

Thì bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử. Chúng ta nói như vầy là, người ta nói: "không có Phật ở bên ngoài thì không có Phật ở trong lòng". Bây giờ chúng ta đi chùa có bàn thờ Phật có hương đăng hoa quả có tượng Phật thì chúng ta cảm thấy mến mộ Phật Pháp nhiều hơn, gần với Phật nhiều hơn, nhưng là một người tu Phật thì chúng ta phải có cái gì đó xa hơn nữa.

Nói về điểm này thì chúng tôi muốn trở lại nói về Ngài Hòa Thượng. Ngài có một điều là tánh kiên nhẫn mà chúng tôi rất ít khi làm được, thường thường trong những gia đình có con cái ngỗ nghịch hay là cha mẹ và con cái bất hoà thì hay đem đến để thưa với Hòa Thượng, Ngài rất là kiên nhẫn, Ngài ngồi giải thích Ngài nói là "con nên có hiếu với cha mẹ thế này, con đừng bất hiếu với cha mẹ thế kia". Chúng tôi ít có nói chuyện với qúi vị có gia đình, chuyện cá nhân chúng tôi không dám nói nhưng Ngài kiên nhẫn như một ông cha vậy. Và thưa qúi vị, chẳng những vậy mà có đôi khi có những cặp vợ chồng nhất là vợ chồng trẻ cưới nhau rồi sau một thời gian ngắn cơm không lành canh không ngọt cũng đến gặp Hòa Thượng, tại vì những vị đó xem Hòa Thượng như người Cha như người Thầy và Ngài cũng khuyên. Có nhiều lần như vậy thì chúng tôi cũng có dịp ở bên cạnh Hòa Thượng để nghe Hòa Thượng khuyên nhủ những người đó, thì Ngài nói như vầy "ai mà thương nhau cưới nhau thì cũng nghĩ rằng tình yêu là bóng bẩy, tình yêu có nghĩa là trai tài gái sắc, có những điều để thương nhau gắng bó với nhau, nhưng phải biết suy nghĩ một chút, nếu lấy nhau vì sắc đẹp thì chỉ là thời gian thôi cái gì rồi cũng phai, cái gì rồi cũng tàn, có nhiều khi người ta chưa tàn phai nhan sắc thì mình đã chán nhan sắc rồi mình không còn thương nữa, rồi có nhiều khi mới gặp nhau vì một chút hoà nhoáng một chút bề ngoài và gắng bó với nhau nồng nàn năm dài tháng rộng thì cũng có". Rồi Ngài khuyên là "mình sống với nhau thì mình nên tìm cái giá trị thật sự để mình cảm phục nhau", chúng tôi nhắc lại điều này cũng không phải chuyện là vợ chồng để nói trong Pháp Hội này nhưng điều đó cũng là một thí dụ để chúng ta nhắc về Hòa Thượng.

Ngài cũng nói rất là rõ là nhiều cái gía trị trong cuộc sống chúng ta nó đặt ở cái vỏ bên ngoài và nó không nằm thực chất ở bên trong, thì chúng ta là người Phật tử cũng phải cẩn thận. Niềm tin nơi Đức Phật có nhiều khi chúng ta chỉ đặt để cái bề ngoài, ví dụ như là, có một Phật tử nói với chúng tôi một chuyện mà chúng tôi muốn không có trả lời nhưng chúng tôi cảm thấy tiếc cho Phật tử đó, đó là khi pho tượng Phật Hòa Bình bằng ngọc được rước sang San Jose ở miền bắc California thì vị này đi đến chiêm bái và cúng dường mà không phải là ít mà cúng năm sáu ngàn mỹ kim rồi thỉnh nhiều tượng Phật nhỏ đem về cho con cái, vị đó gọi cho chúng tôi nói rằng đi lễ bái tượng Phật hoan hỉ cúng dường quá. Rồi cũng vị đó 8, 9 tháng sau gọi điện thoại cho chúng tôi nói rằng "con nghe nói là tượng Phật hòa bình thỉnh qua bên Đức rồi gặp tai nạn xe lật và tượng Phật bị nứt thì những tượng Phật nhỏ con thỉnh về có linh không, tượng Phật mà Ngài còn gặp accident gặp tai nạn như vậy thì những tượng Phật con thỉnh về có linh hay không?" thì vị này nói tới nói lui, chúng tôi không biết phải nói gì nhưng mà chúng tôi hiểu rằng vị đó thích thấy Phật bằng mắt chứ không bằng tâm. Nếu chúng ta nghĩ về Đức Phật mà chỉ nghĩ bằng tượng Phật ngọc thôi rồi mai mốt tượng đó không còn nữa thì tự nhiên chúng ta cảm thấy không có niềm tin nữa thì điều đó thật sự là điều đáng buồn và đáng tội nghiệp cho chúng ta. Đức Phật cũng có dạy về điều đó, có lần Ngài nói với tôn giả Ananda:"Này Ananda, cái thân của chúng ta giống như chiếc xe cũ mà muốn chạy được thì phải ràng chặt lại thì mới chạy được". Ngài muốn khuyên là chúng ta cả cuộc đời ngồi đó để mà sùng bái thì thật sự không lợi ích gì.

Bây giờ thì chúng tôi muốn trở lại với TTTuệ Siêu ở trong Pháp Hội ngày hôm nay.

Bạch TT Tuệ Siêu. Nếu một người Phật tử tìm hiểu nhiều hơn về Đức Phật không qua tượng Phật không qua ảnh Phật, không qua vị Phật thật sự. Thì điều nào là điều cảm nhận của họ để có thể nói là gần với Đức Phật nhất, gần với tinh thần Phật Pháp nhất khi mà cảm nhận Phật.

TTTuệ Siêu: Namo Buddhaya.

Kính thưa qúi vị. Có một lần Đức Thế Tôn dạy rằng:

"Những ai tán thán Như Lai bằng lòng tin Như Lai không khen ngợi người ấy, chỉ có người nào tán thán Như Lai bằng trí tuệ thì Như Lai mới khen ngợi người ấy."

Có nghĩa là khi chúng ta tán thán Đức Phật bằng lòng tin suông ở bên ngoài, chúng ta tán thán Đức Phật vì Ngài có hảo tướng, về câu chuyện thần thông của Đức Phật hay về những cá tính của Đức Phật làm cho chúng ta xúc động, nếu chúng ta chỉ tán thán bằng lòng tin như vậy thì sự tán thán đó Đức Phật Ngài không khen. Chúng ta tán thán Đức Phật bằng trí tuệ. Bằng trí tuệ ở đây có nghĩa là chúng ta hiểu Đức Phật, chúng ta hiểu rõ về lời dạy của Đức Phật, chúng ta cảm nhận và ứng dụng lời dạy của Đức Phật trong cuộc sống thì chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và an lạc. Như vậy mới được xem như là chúng ta hiểu Đức Phật hiểu một cách tường tận một cách chính xác.

Ở đây, thưa qúi vị, nếu chúng ta nói đến mức độ chúng ta hiểu Đức Phật, làm sao để chúng ta hiểu Đức Phật thì ở đây chúng tôi chỉ nêu lên ba điều:

- Thứ nhất là chúng ta nên hiểu rõ ý nghĩa câu Phật ngôn Đức Phật Ngài đã dạy, lời dạy của Đức Phật được ghi chép trong kinh điển chúng ta không nên chỉ xem như là những bài kinh có qui định để chúng ta đọc tụng. Nếu chúng ta chỉ đọc tụng kinh điển như là buổi cầu kinh thời như vậy chúng ta không hiểu về Đức Phật, cho nên chúng ta phải hiểu rõ Đức Phật bằng cách chúng ta hiểu ý nghĩa rời rẽ ý của Đức Phật.

- Điểm thứ hai, chúng tôi muốn nói ở đây là chúng ta phải ứng dụng lời lẽ của Đức Phật trong cuộc sống hàng ngày, bởi vì trong cuộc sống của chúng ta, cuộc đời hỉ nộ ái ố này thuận cảnh cũng có mà nghịch cảnh cũng có, cho đến khi nào chúng ta áp dụng được lời dạy của Đức Phật ở trong cuộc sống, khi gặp thuận cảnh chúng ta nhận thức được cái này là vô thường để chúng ta không có sự mê đắm không có sự giao động bằng lòng tham ái. Rồi khi chúng ta gặp nghịch cảnh chúng ta nên quán tưởng lời dạy của Đức Phật, ái này là khổ đau, cuộc sống là khổ đau, luân hồi đau khổ để chúng ta không bị giao động bởi tâm sân tức là sự khó chịu bực bội đau khổ phiền muộn lo âu, nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta ứng dụng lời Đức Phật dạy vào trong cuộc sống thì chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời này những gì nó xảy ra, đã xảy ra, đang xảy ra, và sẽ xảy ra đúng như lời của Đức Thế Tôn dạy khi đó lòng tin của chúng ta đối với Đức Phật sẽ được kiên trì.

- Và điều thứ ba, để chúng ta hiểu được Đức Phật, đó là làm như thế nào để chúng ta chứng đạt được mục tiêu cứu cánh của đời sống phạm hạnh, mục tiêu trong Phật Pháp tức là đạo quả Tu Đà Hườn, đạo quả Tu Đà Hàm, đạo quả A Na Hàm, đạo quả A Na Hán, khi nào chúng ta đi vào con đường đạo thì lúc đó thì chúng ta đối với Đức Phật có sự kiên trì chắc chắn lòng tin của chúng ta không thối chuyển.

Ở đây, trong ba điều kiện đó đối với phàm phu chúng ta thì chắc có lẽ trong thời kỳ này có chăng là chúng ta chỉ làm được hai điều thôi, là hiểu lời dạy của Đức Phật và chúng ta ứng dụng lời dạy của Đức Phật trong cuộc sống chúng ta một cách hữu hiệu, thì như vậy được rồi, còn việc chứng được đạo quả thì chúng ta không nên kỳ vọng vào thời kỳ này.

Nhưng, ở đây chúng tôi chỉ nhắc sơ qua ba điểm đó để người Phật tử chúng ta nên biết rằng khi chúng ta hiểu được Đức Phật, chúng ta thấy Đức Phật bằng tâm tức là làm như thế nào để chúng ta hiểu lời dạy của Đức Phật và chúng ta ứng dụng lời dạy của Đức Phật thường xuyên ở trong cuộc sống, như vậy mới gọi là chúng ta hiểu Đức Phật và chúng ta mới có niềm tin ở Đức Phật một cách chắc chắn.

Còn khi chúng ta chỉ đi chùa, tham dự cuộc lễ rồi chúng ta có một vài niềm tin thôi mà chúng ta vội nói rằng tôi đã hiểu được Đức Phật, tôi đã kính tin Đức Phật thì điều đó chưa có chắc chắn bảo đảm. Bởi vì chúng ta chưa hiểu được lời dạy của Đức Phật một cách xác thực và chúng ta không có thường xuyên áp dụng lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta gặp thuận cảnh thì tâm chúng ta có thể là hoan hỉ, có thể vui, có thể là giữ niềm tin. Nhưng một khi chúng ta gặp nghịch cảnh thì tự nhiên là chúng ta sẽ bị giao động lòng tin. Cũng như người Phật tử khi nãy TT Giác Đẳng vừa nói, lúc ban đầu có niềm tin với Đức Phật qua lời đồn đãi người ta nói về sự linh thiên của tượng Phật ngọc cho nên đã cúng dường tượng Phật và đã mua tượng Phật nhỏ người ta bán ra cho đến khi hay tin tượng Phật ngọc đó được di chuyển đến nước Đức rồi có sự cố xảy ra tượng Phật bị hư bị bể thì bà đã giao động niềm tin với những tượng Phật còn lại ở trong nhà. Thì như vậy chúng ta thấy rõ là, chính vì chỗ không áp dụng lời dạy của Đức Phật ở trong cuộc sống mà chỉ nhìn hình thức ở bên ngoài thôi, cho nên dễ giao động.

Đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi của TT Giác Đẳng vừa nêu

Kỳ tới: Hành Trạng Một Danh Tăng


Thấy Phật Bằng Mắt Thấy Phật Bằng Tâm - phần I

TT Giác Đẳng và TT Tuệ Siêu

Minh Hạnh chuyển biên

TTGiác Đẳng: Hôm nay chúng ta cung đón kim quan của Hòa Thượng về lại ngôi chùa này và hôm nay là ngày đầu tiên tang lễ được tổ chức. Tang lễ của Hòa Thượng được tổ chức với một dụng tâm hơi khác hơn những tang lễ khác bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng bản thân của Ngài là một người suốt cuộc đời sống trong Phật Pháp và có lẽ ngồi đây trước linh đài không có điều gì mà Ngài hoan hỉ hơn là chúng ta lấy Phật Pháp làm một năng lực tỏa sáng trong lòng chúng ta.

Trước nhất là để tưởng niệm Hòa Thượng ở trong ý nghĩa đẹp nhất và thứ đến chúng ta cũng mong mỏi là nhờ vào năng lực nhiệm màu của pháp trí chúng ta cúng dường lên Hòa Thượng. Chúng tôi có nhiều lần thưa chuyện với qúi Phật tử trong chùa là chúng ta có tụng kinh có cầu nguyện cho Hòa Thượng, nhưng việc quan trọng vẫn là chúng ta thể hiện được những phước nghiệp tạo công đức để hồi hướng. Và trong giờ đầu tiên này đây không phải là đầu tiên bởi vì pháp thoại này của Pháp Hội trong tang lễ có tựa đề là "Hoa Khai Kiến Phật" mỗi chúng ta nếu mà qúi vị Phật tử nào có kề cận bên Hoà Thượng trong những giờ phút Ngài sắp ra đi hay là những người thân của chúng ta sắp ra đi thì ít nhiều giây phút nào đó chúng ta mong mỏi rằng giây phút sau cùng của cuộc đời chúng ta sẽ giữ một hình ảnh đẹp nhất, thanh tịnh nhất, thanh thản nhất là hình ảnh của Phật khi mà chúng ta thấy Phật như thế nào. Và bài pháp mở đầu của Pháp Hội này là một bài pháp có tựa đề là "Thấy Phật bằng mắt và thấy Phật bằng tâm".

Thấy Phật bằng mắt là chúng ta thấy Đức Phật bằng màu sắc, màu trắng, màu vàng, màu xanh, màu đỏ, bằng sự cao thấp, đẹp xấu, qua hình ảnh của các nghệ nhân. Nhưng mà chúng ta thấy bằng tâm thấy bằng sự cảm nhận nó không qua những hình thái bên ngoài. Do vậy chúng tôi xin dành 30 phút đầu của pháp thoại này để kính thỉnh TT Tuệ Siêu. TT Tuệ Siêu là bào huynh của chúng tôi tức là anh ruột của chúng tôi, chúng tôi trong nhà có năm anh em đi xuất gia, TT Tuệ Siêu là anh cả anh lớn trong nhà, lớn hơn chúng tôi hai tuổi, và TT là người đi học chung với chúng tôi ở trường đại học Vạn Hạnh rồi sau đó chúng tôi đi ra nước ngoài TT ở lại làm một trung tâm Phật học ở chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, nhiều thế hệ Tăng tài do TTTuệ Siêu đào tạo. Hôm nay trong tang lễ này được mời Ngài sang đây như là một nghĩa cử sau cùng để dâng lên Hoà Thượng, bởi vì Hòa Thượng không phải dành tình thương cho cá nhân chúng tôi mà anh em trong nhà vị nào Ngài cũng thương hết, nên chi, chúng tôi nghĩ rằng anh em chúng tôi tuy rằng là học trò nhưng thật sự xem Ngài như một người cha và khi Ngài ra đi thì anh em huynh đệ cùng về cùng làm cái gì đó để dâng lên Ngài như là một điều rất là cần thiết.

Bây giờ chúng ta trở lại với điều mà chúng ta đang muốn làm, đó là suy nghĩ về ý nghĩa "Thấy Phật bằng mắt, thấy Phật bằng tâm" hai điều đó khác nhau như thế nào và chúng ta học gì từ điều đó trong tang lễ này và qua lời dạy của Đức Phật.

TTTuệ Siêu:Namo Buddhaya, Namo Dhammaya, Namo Sanghaya. Kính lễ Đức Phật, Kính lễ Giáo Pháp, kính lễ Chư Tăng, Kính lễ Giác Linh Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện chủ chùa Pháp Luân Hoà Thượng Hộ Giác.

Kính bạch TT Giác Đẳng. Thân chào quí Phật tử.

Đây là lần đầu tiên chúng tôi được đặt chân đến đất nước Hoa Kỳ cũng là một nhân duyên chúng tôi kịp thời bay sang bên đây đúng lúc để được nhìn mặt Đức Hoà Thượng lần cuối cùng trước khi tẩm liệm. Ngài là bậc Thầy là bậc cha mà bản thân chúng tôi vô cùng kính qúi, khi xưa, chúng tôi ở cùng TTGiác Đẳng để đi học ở đại học Vạn Hạnh vào những năm 76, 77, 78. Những ngày lễ Hòa Thượng thường bảo huynh đệ chúng tôi đến chùa Pháp Quang để dự lễ, sau khi dự lễ xong thì có xe đưa huynh đệ chúng tôi từ chùa Từ Quang để khỏi phải đi xe bus. Ở nơi Ngài chúng tôi cũng học được nhiều, nhất là về Phạn ngữ (Pali). Ngài là bậc uyên thâm về chữ Pali. Nên hôm nay chúng tôi rất hân hạnh để được tham dự buổi lễ tang này. Như TTGiác Đẳng đã nói chúng ta đến tham dự lễ chúng ta phải làm cái gì đó để tưởng nhớ đến Cố Hòa Thượng, thì chúng tôi không có làm gì hơn là tham gia vào buổi Pháp Hội bởi vì công việc chúng tôi đã quen là thuyết pháp dạy học cho nên khi TTGiác Đẳng mời tham gia những Pháp Hội trong những ngày tang lễ thì chúng tôi rất hoan hỉ nhận lời.

Đề tài pháp hội ngày hôm nay là "Thấy Phật bằng mắt và thấy Phật bằng tâm" .

Ở đây thưa qúi vị. Ngày xưa thời Đức Phật còn tại thế có một vị tỳ kheo tên là Vakkali. Tỳ kheo Vakkali khi còn là vị cư sĩ thường hay đi đến chùa để nghe Đức Phật thuyết pháp, nhưng vị tỳ kheo Vakkali lúc đó là một vị cư sĩ thì ông chỉ thích đi đến chùa không phải để nghe pháp mà chỉ ngắm nhìn Đức Phật, vì Đức Thế Tôn là bậc có đầy đủ 32 hảo tướng, khi nhìn ngắm Ngài không bao giờ một người mà nhìn mà mãn nhãn được cho nên Vakkali cũng vậy đi đến nhìn Đức Phật ngắm Đức Phật trong khi Ngài đang thuyết pháp, sau đó thầy Vakkali suy nghĩ rằng nếu mình còn ở tại gia cư sĩ thì khi Đức Thế Tôn Ngài đi đến thuyết pháp thì chỉ được ngắm nhìn trong thời pháp sau đó mình phải đi về nhà hoặc Ngài phải đi du phương do đó cho nen Vakkali quyết định là sẽ để được kề cận bên Đức Phật mà ngắm Đức Phật mỗi ngày, thế là Vakkali 0.24 đã xin Đức Phật cho xuất gia, sau khi Vakkali xuất gia xong thì Vakkali đi vào rừng hành thiền như các tỳ kheo khác mà chỉ là làm hội chúng tùy tùng của Đức Phật để được ngắm nhìn Đức Phật, chờ cho đến khi duyên lành đã đến tức là sau ba tháng xuất gia, ba tháng kiết hạ, lúc đó Đức Phật Ngài mới bảo rằng:

- Này tỳ kheo Vakkali, ngươi xuất gia để làm gì

- Bạch Đức Thế Tôn, con xuất gia để nhìn ngắm thân tướng của Ngài.

Đức Phật Ngài bảo:

- Có lợi ích gì để nhìn thân tứ đại 32 thể trượt này, tốt hơn người nên thực hành sa môn pháp đừng ngắm nhìn Như Lai nữa.

Lúc đó Vakkali mới suy nghĩ, mục đích ta xuất gia là để được thân cận ngắm nhìn Đức Phật mà Đức Thế Tôn Ngài không cho ta ở gần để ngắm nhìn như vậy ta sống để làm gì, thì tỳ kheo Vakkali mới đi lên trên núi đến bờ vực thẳm toan tự vận thì lúc đó Đức Thế Tôn Ngài xuất hiện bằng thần thông lực của Ngài, Ngài bảo rằng:

Vakkali, Vakkali, Yo dhammaṃ passati so maṃ Passati. Này Vakkali, Vakkali, ai thấy pháp là người đó thấy ta

Thì khi Đức Thế Tôn Ngài nói lên như vậy tỳ kheo Vakkali đã ngộ, đã hiểu được cho nên tỳ kheo Vakkali đã triển khai Minh Sát Tuệ và và chứng A La Hán quả.

Câu chuyện này chúng tôi muốn nhắc lại để tất cả qúi vị hiểu được rằng, chúng ta nhìn thấy Đức Phật bằng mắt không bằng chúng ta nhìn thấy Đức Phật bằng tâm. Tuy nhiên, nhìn thấy Đức Phật bằng mắt để bước đầu chúng ta khởi lên lòng tin thì điều đó cũng tốt. Tức là bao giờ cũng vậy hễ một người họ vừa trông thấy Đức Phật nếu họ có lòng tịnh tín thì chính điều đó làm tạo nên cái công đức cái phước chứ không phải hoàn toàn chúng ta phủ nhận việc chúng ta thấy Đức Phật bằng mắt.

Như câu chuyện của công tử Maṭṭhakuṇḍalī con ông bá hộ Adinnapubbaka, công tử bị bịnh gần lâm chung, lúc đó ông bá hộ phụ thân của cậu công tử đem cậu ta ra ngoài hiên nhà chứ không để trong nhà bởi vì người cha bỏn xẻn nghĩ rằng để trong nhà mỗi khi có người đến thăm thì người ta sẽ nhìn thấy tài sản hoặc là phải tiếp đãi họ tốn kém cho nên đem ra đặt ngoài hiên nhà trước sau gì con ông cũng chết, ông nghĩ như vậy. Thì lúc đó Đức Thế Tôn Ngài buổi sáng đi khất thực đi ngang qua nhà cậu thanh niên Ngài đứng ở ngoài cửa phóng hào quang một ánh sáng kỳ diệu lóe sáng thì cậu Maṭṭhakuṇḍalī đã ngoảnh mặt trông ra và nhìn thấy Đức Phật cậu ta khởi lên lòng tịnh tín hoan hỉ, và khi cậu ta có lòng tịnh tín hoan hỉ đối với Đức Phật và mệnh chung và sanh về cõi trời Đao Lợi.

câu chuyện này chúng tôi cũng muốn nói đến vấn đề 4.53 là không phải khi chúng ta nhìn Đức Phật bằng mắt là hoàn toàn vô ích nhưng chỉ có nghĩa nói rằng khi chúng ta nhìn Đức Phật bằng mắt đó chỉ là bước đầu để khởi lên tịnh tín và khi chúng ta đã có lòng tin rồi thì sau đó chúng ta phải thấy bằng tâm có nghĩa là chúng ta phải hiểu được Đức Phật và chúng ta cố gắng thực hành theo lời dạy của Đức Phật thì như vậy sẽ đưa đến kết quả cao hơn, tức là chúng ta sẽ chứng được đạo quả. Đức Phật Ngài cũng có dạy một câu có lẽ là trong những Pháp Hội tới thì quí vị sẽ nghe được từ nơi các vị giảng sư, Đức Phật dạy rằng:

vā upāsako vā upāsikā vā dhammānudhammappaṭipanno viharati sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tathāgataṃ sakkaroti garuṃ karoti māneti pūjeti apaciyati, paramāya pūjāya.

Nghĩa là: Ai thấy pháp, ai thực hành pháp, sống theo pháp, người đó cung kích đãnh lễ và cúng dường Như Lai bằng sự cúng dường cao thượng.

Khi chúng ta cúng dường Đức Phật bằng hương hoa thì cũng là cao qúi, nhưng chúng ta cúng dường bằng cách thực hành theo lời dạy của Đức Phật thì Đức Phật Ngài tuyên bố rằng cúng dường cao thượng hơn đây gọi là paramāya pūjāya sự cúng dường bằng sự thực hành.

Cũng tương tự như vậy, chúng ta sống mỗi ngày chúng ta nhìn Đức Phật bằng mắt và nhìn thấy Đức Phật bằng tâm thì chúng ta hãy nhìn thấy Đức Phật bằng tâm, bởi vì sao vậy?

Có ba vấn đề khi chúng ta nhìn Đức Phật bằng mắt, chỉ khi nào chúng ta gặp được Đức Phật, chúng ta đối diện với Đức Phật thì chúng ta mới nhìn và hoan hỉ rồi sau đó thì chúng ta trở về nhà thì chúng ta không còn nhớ Đức Phật nữa, không còn hoan hỉ, thì như vậy sự tu tập của chúng ta sẽ bị thối giảm.

Nhưng nếu chúng ta nhìn Đức Phật bằng tâm tức là chúng ta nhìn Đức Phật bằng cách là có niềm tin với Đức Phật, chúng ta có tuệ hiểu rõ Đức Phật hiểu rõ về giáo pháp của Đức Phật và chúng ta có sự thực hành theo lời dạy của Đức Phật thì như vậy chúng ta sẽ luôn luôn có sự hiện hữu hình ảnh của Đức Phật ở trong tim, bằng chứng là khi nào chúng ta gặp sự cố gì ở trong đời nếu như chúng ta thường xuyên nghĩ tưởng đến Đức Phật và thực hành theo lời dạy của Đức Phật, chiêm nghiệm lời dạy của Đức Phật, cứ như thế đó thì hễ trong cuộc đời của chúng ta mỗi khi gặp sự trắc trở sự éo le ngang trái gì đó thì lúc bấy giờ hình ảnh của Đức Phật không có phai mờ trong tâm trí chúng ta, đó là do chúng ta nhìn thấy Đức Phật bằng tâm.

Còn nếu như chúng ta đi đến chùa này nhìn thấy tượng Phật bằng pha lê đẹp quá, chúng ta phát tâm trong sạch hoan hỉ, nhưng nếu chúng ta đi đến ngôi chùa khác tượng Phật không đẹp bằng, thời như vậy, con mắt của chúng ta quen nhìn tượng Phật đẹp thì lúc chúng ta đi đến chùa khác nhìn thấy tượng Phật khác đi hay là không đẹp thì tự nhiên cái niềm tin của chúng ta sẽ không được trong sạch hoan hỉ. Còn khi chúng ta nhìn Đức Phật bằng tâm thì dầu tượng Phật đó hình thức như thế nào chúng ta chỉ nhắm mắt lại và chúng ta tưởng tượng chúng ta tưởng nhớ Đức Phật ở trước mặt chúng ta là vị A La Hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, Ngài là Bậc Giác Ngộ thuyết pháp Giác Ngộ, Ngài là bậc vượt qua thuyết pháp về vượt qua, Ngài là bậc thanh tịnh thuyết pháp về thanh tịnh, thì khi đó chúng ta không còn có khái niệm gì về tượng Phật đẹp hay xấu, chúng ta nhìn bằng mắt nữa bởi vì chúng ta chỉ nhìn thấy Đức Phật bằng tâm thì Đức Thế Tôn là bậc giác ngộ toàn hảo, giáo pháp của Đức Thế Tôn là pháp toàn hảo, khi mà chúng ta đã thấm nhuần và hiểu được từ đó thì có nghĩa là niềm tin của chúng ta nó sẽ được kéo dài liên tục sẽ được duy trì bền lâu./.

Còn tiếp kỳ sau


TRUYỆN NGẮN


Chùa Pháp Luân

13913 S. Post Oak Rd
Houston TX 77045
Phone: (713) 433-4364
Fax: (832) 550-2889





Trụ Trì: TT. Giác Đẳng (xem tiểu sử)



Thư Mời Tết Nguyên Đán Quý Tỵ

Nhân đầu xuân Quý Tỵ, xin thành tâm kính chúc chư tôn đức Tăng Ni, quý đồng hương, đồng bào Phật tử xa gần tân niên phúc lạc, cát tường và thăng tiến.

Chùa Pháp Luân sẽ tổ chức Tết Nguyên Đán theo dung hợp truyền thống văn hóa Phật giáo và dân tộc theo lịch trình như sau:

GIAO THỪA - TỐI THỨ BẢY 9-2-2013

11:30 Lễ bái Tam Bảo, ba hồi chuông giao thừa, thông điệp tân niên, chú nguyện phước lành, múa lân, thỉnh lộc.

MÙNG MỘT TẾT - CHỦ NHẬT 10-2-2013

10:30 Khóa lễ cầu quốc thái dân an – thuyết pháp: Những Cái Mới Đáng Hoan Hỷ - Trai tăng. 6:30 Lễ Tam Bảo – dâng sớ cầu an tân niên – pháp thoại.

MÙNG HAI TẾT – THỨ HAI 11-2-2013

10:30 Nghi thức Paritta – Thuyết pháp: Niềm Hy Vọng Đích Thực Của Cuộc Sống – Trai Tăng. 6:30 Lễ Tam Bảo – thâm nhập thông điệp xuân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - pháp thoại.

MÙNG BA TẾT – THỨ BA 12-2-2013

10:30 Nghi thức Hướng nguyện Công đức – Thuyết pháp: Tôn Giáo và Văn Hóa trong Ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam – trai tăng. 6:30 Lễ Tam Bảo - tuyên sớ cầu siêu đầu năm – pháp thoại.

MÙNG BỐN TẾT – THỨ TƯ 13-2-2013

Ngày tưởng niệm và sinh hoạt tu học tại Kỷ Niệm Đường Cố Hòa Thượng Hộ Giác từ 10 giờ sáng đến 9 giờ tối.

MÙNG NĂM TẾT – THỨ NĂM 14-2-2013

Hành hương thập tự tri ân các chùa viện tại Houston.

MÙNG SÁU TẾT – THỨ SÁU 15-1-2013

Hành hương thập tự tri ân các chùa viện tại Dallas Fort Worth

Kính mời quý đồng hương, đồng bào Phật tử về chùa đón xuân và cầu nguyện đầu năm. Xin chư thiện thần hộ pháp gia hộ chúng ta.

Trụ trì                                    

Tỳ kheo Giác Đẳng
             


Video - Chùa Pháp Luân - Lễ Chung Thất và Nhập Thất của Cố Đại Lão HT Thích Hộ Giác


Video Chùa Pháp Luân - Ngày 20-1-2013 Lễ Chung Thất Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác .



Video Chùa Pháp Luân - Ngày 20-1-2013 Lễ Nhập Thất Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác .


Hình Ảnh Chụp Trong Lễ Chung Thất Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác

Hình ảnh do Phật tử Trần Kim Long chụp


TT Giác Đẳng trong nghi thức cúng dường Dakkhinadana - 20-1-2013


TT Giác Đẳng trong nghi thức cúng dường Dakkhinadana - 20-1-2013



Hòa Thượng Pháp Nhẫn trong Lễ Chung Thất do Hòa thượng Chơn Trí chủ lễ - 20-1-2013


Lễ Chung Thất do Hòa thượng Chơn Trí chủ lễ - 20-1-2013


Lễ Nhập tháp do Hòa thượng Pháp Nhẫn chủ trì.



Chư Tăng đang làm lễ tại Kỷ Niệm Đường


Bấm vào đây để xem tiếp hình ảnh buổi lễ Chung Thất Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng


Tin Tức Phật Giáo


TT Giác Đẳng nói về chương trình sinh hoạt Phật sự cuối tuần trong ngày 20 tháng Giêng. Bản tin ngày 16-1-2013

Minh Hạnh chuyển biên

TTGiác Đẳng: Chủ Nhật ngày 20 tháng Giêng, chùa Pháp Luân sẽ tổ chức lễ Chung Thất, đây là một nghi thức theo phong tục Việt Nam là một người thân mất đi thì sau 49 ngày tức là sau 7 tuần lễ có lễ Chung Thất. Và lễ Chung Thất của Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác sẽ được diễn ra mang một hình thái thuần túy Phật với Pháp.

Phần đầu là nghi thức cúng dường Dakkhinadana theo truyền thống Phật Giáo với sự chứng minh của Hòa Thượng Hộ Đạo. Lễ Dakkhinadana là một nghi thức cúng dường thực phẩm và lễ phẩm đến Tứ Phương Tăng trong một nghi thức được xem là hợp đạo với những lễ phẩm pháp sanh hợp đạo và lễ phẩm cúng dường này nhằm tạo công đức hồi hướng cho những bậc hữu ân và thân nhân quá vãng.

Đức Phật Ngài nhắc rất nhiều về nghi thức cúng dường Dakkhinadana, do vậy nghi thức này sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Luân là phần đầu của buổi lễ.

Phần thứ hai sẽ là nghi thức lễ Chung Thất, đây là một nghi thức kết hợp của cả hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông. Phần nghi thức lễ Chung Thất này được tổ chức tại chánh điện chùa Pháp Luân và qua đó sẽ có phần tụng kinh bằng Phạn ngữ và trong phần tụng kinh tiếng Việt sẽ có tụng một bài kinh mà Ngài Hòa Thượng lúc sinh thời đã chuyển dịch Ngài rất ưa thích đó là bài kinh Tứ Niệm Xứ.

Phần nghi thức lễ Chung Thất ở tại chánh điện sẽ do Hòa Thượng Chơn Trí chủ lễ. Sau đó thì toàn thể Chư Tăng và Phật tử sẽ rước di cốt của Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác từ chánh điện ra Tháp Thờ để làm lễ Nhập Tháp. Lễ Nhập Tháp sẽ được chủ trì bởi Hòa Thượng Pháp Nhẫn, Tăng Trưởng Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Sẽ có hơn 40 vị Tăng Phật Giáo Nam Tông cùng hiện diện để cử hành lễ Nhập Tháp này ở tại tháp thờ của Hòa Thượng.

Sau phần nghi thức Nhập Tháp thì ở tại Tháp Thờ của Ngài, cá nhân của chúng tôi và Hòa Thượng Huyền Việt sẽ có một bài nói chuyện về di sản tinh thần của Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác ở tại Tháp Thờ của Ngài. Tháp Thờ hiện nay đã hoàn tất và hiện nay chùa đang xúc tiến việc chỉnh trang phần vách và phần mái của Kỷ Niệm Đường tức là tịnh thất xưa kia Hòa Thượng đã ở bây giờ biến thành Kỷ Niệm Đường. Công trình chỉnh trang tịnh thất sẽ hoàn tất cuối tuần này, thì như vậy cuối tuần này sẽ có Kỷ Niệm Đường cũng như là Tháp trong việc lễ nhập Tháp.

Đó là sinh hoạt cuối tuần này ở tại chùa trong buổi lễ Chung Thất và Nhập Thất Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác.


Tin tức Phật Giáo do TT Giác Đẳng nói ngày 17-1-2013

Minh Hạnh chuyển biên

TTGiác Đẳng: TT Giác Đẳng: Ngày 14 tháng Giêng tức là cách nay hai ngày, cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại đón nhận tin tướng Nguyễn Khánh, một vị tướng của thời Việt Nam Cộng Hòa đã qua đời tại California.

Tướng Nguyễn Khánh được biết đến nhiều về hoạt động và chính trị trước năm 1975, nhưng có rất ít người biết về một điểm liên quan đến tướng Nguyễn Khánh mà qua đó có ảnh hưởng nhiều đến Phật Giáo, đó là tướng Nguyễn Khánh trong vai trò Quốc Trưởng sau khi chuất phế Thủ Tướng chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ Tướng, thì tướng Nguyễn Khánh là người ban hành sắc lệnh để chấm dứt hiệu lực của một đạo luật mà chúng ta gọi là Dụ số 10.

Dụ số 10 nguyên là một luật ở tại Việt Nam mà qua đó chỉ thừa nhận giáo hội Công giáo là một giáo hội Công giáo thật sự còn tất cả những tổ chức tôn giáo khác ở trong đó đặc biệt là Phật giáo được xem như là những hiệp hội. Chữ hiệp hội này mang tánh cách là một hiệp hội bình thường thí dụ hiệp hội cá ngựa, hiệp hội thể thao v.v... và không nằm trong tầm cỡ của giáo hội. Dụ số 10 là một ở trong những điều mà người Phật tử Việt Nam trong quá khứ xem là sự bất công của nền Đệ Nhất Cộng Hòa và một thời gian của Đệ Nhị Cộng Hòa tại vì người ta thấy rằng Phật Giáo là một tôn giáo lớn ở tại Việt Nam một tôn giáo truyền thống lại bị đặt để vào trong một tầm cỡ của những hiệp hội mang tánh cách là nhân sự nhỏ bé mà chúng ta thường tìm thấy ở trong nhiều quốc gia.

Tướng Nguyễn Khánh là người đã hủy bỏ Dụ số 10 đó. Có thể nói đó là điều mà người Phật tử Việt Nam nhớ về vị tướng lãnh này. Nhưng sự việc tướng Nguyễn Khánh ban hành Hiến Chương Vũng Tàu. Hiến Chương Vũng Tàu là một hiến chương bị rất nhiều người phản đối, một vài năm người ta nói rằng chính hiến chương này đã là một nỗ lực để giữ tướng Nguyễn Khánh trong vai trò nắm giềng mối quốc gia trong thời gian vô hạn định.

Dù sao đi nữa thì những thăng trầm và những phức tạp của nền chính trị miền Nam Việt Nam trước năm 1975 thì tướng Nguyễn Khánh được nhớ như là một người đã từng có mặt ở trong nhiều cuộc chính biến và sau đó đã sống lưu vong và đặc biệt ở hải ngoại ông đã tham gia một chính phủ Việt Nam lưu vong với vai trò là Quốc Trưởng đảng Dân Tộc của Nguyễn Hữu Chánh cũng là một tổ chức chính trị gây nhiều tranh luận ở hải ngoại.


TT Giác Đẳng nói về chương trình sinh hoạt Phật sự liên quan đến sự ra đi của Hòa Thượng Hộ Giác. Ngày 14-1-2013

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: chúng tôi trở lại một chương trình sinh hoạt Phật sự liên quan đến sự ra đi của Hòa Thượng Hộ Giác. Trong tang lễ của Hòa Thượng được tổ chức trong năm ngày và khi tang lễ diễn ra thông thường thì có rất nhiều chương trình tụng niệm, tuy vậy, chúng tôi đã thay thế vào đó bằng một pháp hội có nhiều bài giảng mỗi ngày và khi chư vị Giảng Sư ở xa về thì chúng tôi cũng mời để giảng dạy. Sau khi tang lễ hoàn tất, thì chúng tôi lại nghĩ đến một chuyện là, thông thường ở trong phong tục của người Việt Nam người Trung Hoa có ba năm cư tang, tức là để tang cho người mất nhất là đại tang thì ba năm, nhưng thật sự chỉ có 24 tháng, như Hòa Thượng mất tháng 12 năm 2012 thì năm tới tháng 12 năm 2013 là tiểu tường tính là năm thứ hai và năm sau nữa là đại tường thì tính là năm thứ ba.

Nhưng chúng tôi thì có một ý nghĩ là ở trong ba năm cư tang này chúng tôi sẽ có một chương trình sinh hoạt đặc biệt thay thế vào phong tục mà chúng ta thường có ở tại phương đông của chúng ta. Điều mà chúng tôi muốn làm đó là mặt dầu Hòa Thượng đã ra đi nhưng tinh thần, phong thái, tình thương và tấm gương sáng của Hoà Thượng sẽ tiếp tục tồn tại ở trong lòng của chúng ta.

Do vậy, chúng tôi đang biến tịnh thất của Ngài trở thành một Kỷ Niệm Đường. Và để thực hiện phần này thì Kỷ Niệm Đường sẽ được lập ngói lại và làm Stucco (tường bằng ciment) ở chúng quanh thay vì bằng siding (tường bằng ván). Thật ra hai điều này chúng tôi đã thưa trước với Hoà Thượng trước đây nhưng làm không kịp thì Ngài đã ra đi.

Và chẳng những vậy, ở tại Kỷ Niệm Đường này, ngoài phòng sinh hoạt lớn tức là trước kia là phòng khách và phòng ăn bây giờ thì chúng tôi cho sửa lại thành nơi diễn giảng.

Ba phòng ngủ còn lại trước kia là phòng ngủ của Hòa Thượng, phòng làm việc của Ngài, đồng thời có một phòng ngủ cho vị thị giả, thì riêng phòng ngủ của Hòa Thượng chúng tôi sẽ giữ nguyên như là lúc Ngài còn sinh tiền, phòng làm việc của Ngài chúng tôi sẽ biến thành nơi để triển lãm một số những hình ảnh văn kiện hiện vật liên quan đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và phòng của thị giả Ngài sẽ được biến cải trở lại thành nơi triển lãm những sinh hoạt của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam ở hải ngoại.

Chương trình làm việc của Kỷ Niệm Đường là, một tuần lễ thì Kỷ Niệm Đường sẽ được đặc biệt mở cửa vào hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật, dĩ nhiên, những ngày còn lại sẽ được mở theo sự thăm viếng yêu cầu riêng của các phái đoàn, nhưng riêng ngày thứ Bảy và Chủ Nhật thì mỗi tuần như vậy chúng tôi sẽ tìm một số người tình nguyện tối thiểu là hai người trực tại Kỷ Niệm Đường từ sáng thứ Bảy cho đến chiều Chủ Nhật tức là liên tục hai ngày, những người này sẽ làm vai trò người đón tiếp các phái đoàn những người đến thăm viếng và hướng dẫn những gì cần thiết.

Ở bên trong Kỷ Niệm Đường sẽ là nơi triển lãm về hình ảnh, video, và những hiện vật liên quan đến cuộc đời của Ngài, chẳng những vậy mà còn là phòng đọc sách. Riêng về phòng đọc sách thì chúng tôi sẽ làm một thư viện điện toán có tất cả là 20 cái Ipad để cho những người đến đọc sách có thể xem hình ảnh của Hòa Thượng và đọc kinh điển qua Ipad thay vì đọc sách ở trên kệ sách và những video liên quan đến Phật học cũng có thể xem xuyên qua những Ipad này .

Điều chúng tôi muốn nói ở tại đây là, khi Hòa Thượng còn sinh tiền hàng năm có nhiều Phật tử ở xa như ở Âu Châu, Canada, Úc hoặc ở những tiểu bang xa xôi về tham dự như là thăm Hòa Thượng, bây giờ thì khi Ngài Hòa Thượng ra đi thì những vị này vẫn có thể về thăm viếng Hòa Thượng nhưng chúng tôi kêu gọi qúi vị đó trở thành những người thiện nguyện công quả để đứng ra đón tiếp những phái đoàn và những khách đến thăm viếng. Điều mà chúng tôi muốn làm là Chư Tăng và Phật tử ở trong chùa cũng như thân thích của Ngài Hòa Thượng sẽ giống như những người con ở trong gia đình đón tiếp những người khách ở xa về thăm viếng Hòa Thượng. Và như vậy những vị nào từ ở những phương trời xa xôi, thí dụ như một Phật tử Âu Châu mà hàng năm muốn sang để thăm Hòa Thượng mà bây giờ Hòa Thượng không còn nữa thì qúi vị có thể tình nguyện công quả hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật ở tại Kỷ Niệm Đường để làm công việc của một người đón tiếp hướng dẫn cho các phái đoàn và các Phật tử đến thăm viếng.

Và liên tục ở trong 24 tháng thì chúng tôi sẽ mời thỉnh những vị Giảng Sư, mời Chư Tăng, mời những vị cư sĩ Phật tử đã từng quen biết với Ngài để mỗi một tuần lễ sẽ có một đề tài nói chuyện về Phật Pháp hay là những kỷ niệm liên quan đến Ngài. Chúng tôi lấy ví dụ là, một Phật tử ở Minnesota vốn rất thân với Hòa Thượng và hai vị đó đã tình nguyện về vào tháng 10 năm nay để giúp cho một cuối tuần, và chẳng những vậy mà hai vị này lại thỉnh theo bốn nhà Sư người Cambochia đến để trình bày những nét đẹp của nền văn hóa Cambochia ở tại tịnh thất của Ngài, vì hai vị này nghĩ rằng lúc Ngài còn niên thiếu Ngài đã từng sống ở Cambochia và văn hóa của Cambochia đã trở thành một phần ở trong cuộc sống của Ngài nên hai vị này muốn làm một cuộc cúng dường bằng cách là thỉnh Chư Tăng về trong thời gian đó, sẽ tụng kinh, sẽ kệ kinh, và đồng thời nói lên một số điểm liên quan đến Phật Giáo Cambochia. Thì đó cũng là một dịp tốt để qúi Phật tử đến thưởng lãm một nền văn hóa Phật Giáo lân cận và đồng thời chúng ta cũng nhắc nhiều về Ngài Hòa Thượng qua sinh hoạt như vậy.

Thì mỗi tuần lễ như vậy sẽ có một người được mời đến nói chuyện tại Kỷ Niệm Đường.
- Sinh hoạt hàng tuần của chùa Pháp Luân từ 12 giờ cho đến 2 giờ
- và từ 2 giờ cho đến 4 giờ là sinh hoạt tại Kỷ Niệm Đường của Ngài tức là tại tịnh thất của Ngài bây giờ biến thành Kỷ Niệm Đường.

Và cũng là một nỗ lực của chúng tôi là mỗi một tuần lễ sẽ in một ấn phẩm khổ nhỏ như là một booklet. Quí vị nào mà có đọc quyển "Những bước thăng trầm" hay quyển "Bông hồng cái áo" thì đó là tiểu phẩm nhỏ, mỗi tuần in một tiểu phẩm như vậy, trong 52 tuần lễ chúng ta sẽ có 52 tiểu phẩm và những tiểu phẩm này mang những nội dung có tánh cách thực dụng ở trong đời sống vừa làm công đức pháp thí để cúng dường đến Hòa Thượng mà vừa làm một nét đặc biệt trong sinh hoạt của Kỷ Niệm Đường. Chúng tôi mong rằng, Ngài Hòa Thượng là một người rất ưa chuộng đọc kinh đọc sách thì khi Ngài ra đi rồi những tác phẩm như vậy sẽ là những món quà rất có ý nghĩa để dâng lên Hòa Thượng.

Khi xây dựng Kỷ Niệm Đường để tưởng nhớ Hòa Thượng chúng tôi không nghĩ đơn thuần đó là chỉ là một ngôi nhà kỷ niệm mà chúng tôi muốn đó là một nơi mà Phật tử có thể quây quần tìm được không khí ấm cúng trong sự tu học trong sự hoan hỉ trong sự an lạc và những người Phật tử từ xa về nếu muốn thăm Ngài thì có thể trở thành những người Phật tử công quả, trở thành những người đứng ra để đón tiếp, để hướng dẫn qúi Phật tử và các phái đoàn, thì như vậy tất cả chúng ta sẽ cùng tưởng nhớ Ngài một cách có ý nghĩa.


Người tu sĩ Campuchia với khuynh hướng tập võ đạo Karate

bởi Ravi Nagahawatte, The Ntion (Sri Lanka), 25 November 2012
Nguyễn Văn Hoà Việt dịch

 

 

 

 

 

 

 

Colombo, Sri Lanka - Sự giao hảo giữa Campuchia và Sri Lanka về niềm tin Phật giáo đã có từ nhiều thế kỷ. Phật giáo Sri Lanka đã có một ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Campuchia, đặc biệt là bởi vì các nhà sư Phật giáo của Tích Lan đã đóng góp to lớn trong việc thành lập Phật giáo tại các nước Đông Nam Á.

Trong nhiều năm qua Sri Lanka đã đón tiếp ​​một số lượng ổn định các nhà Sư đến từ Campuchia. Tất cả trong số họ đến đây để nghiên cứu tu tập Phật giáo. Tuy nhiên, họ đã nhận thấy một vị tăng sĩ có một sự sinh hoạt khác với những người khác. Vị tăng sĩ này đã sắp xếp thời gian mỗi ngày để học võ đạo karate ngoài giờ học Giáo Pháp.

Nhà sư Campuchia 27 tuổi, tên là Ven. Em Hong đến đây để hoàn thành bằng cấp của mình trong Phật giáo. Ông đến Sri Lanka vào năm 2010 với các sự chúc lành của cha mẹ mình, cả những người nông dân địa phương nơi ông ở. Ông nói với người viết rằng ông muốn tiếp tục cuộc nghiên cứu học tập của mình cao hơn và Thầy của ông đã cho ông nhiều cơ hội để theo đuổi giấc mơ của mình.

"Ở Campuchia, cuộc sống bận rộn và mọi người hầu như bị kiệt sức khi về nhà sau những giờ làm việc, do đó không thể có thời gian để nghiên cứu và tu tập", ông Ven. Hong và nói thêm: "Tôi không thích lối sống bận rộn tại Campuchia." Mong muốn của ông là hoàn thành bằng cấp của mình ở Sri Lanka và trở về Campuchia. Nhưng sẽ có một thay đổi lớn trong sự lựa chọn lối sống của mình trong tương lai. Ông muốn trở về cuộc sống của một người cư sĩ.

"Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu tu tập của tôi, tôi sẽ tiếp tục là một vị tu sĩ để học hỏi thêm trong một vài năm trước khi tôi cởi bỏ bộ áo cà sa để trở về đời sống người thường. Mục tiêu của ông là trở thành một giáo viên và phục vụ cộng đồng. Những năm qua tôi dành thời gian trong việc học Phật Pháp như một tăng sĩ sẽ giúp tôi bước vào xã hội như là một người dân tốt ", ông xác nhận . Trước khi trở thành một vị tu sĩ, Ven. Hồng là một giáo sư dạy tiếng Anh tại Campuchia. Ông dường như không có ấn tượng những hạn chế khi nói về giáo dục ở Campuchia. "Đây không phải là quốc gia cho nghiên cứu. Có rất nhiều tiêu cực, "ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông đã nhanh chóng chỉ ra rằng ông rất thích sự kinh nghiệm tự do của các nhà sư ở Sri Lanka so với lối sống nghiêm ngặt dẫn đầu bởi các nhà sư Campuchia. "Quay trở lại đất nước của tôi, tôi là một tu sĩ sẽ không được phép tập luyện võ đạo karate ", ông nói. Ông là một trong những sinh viên có triển vọng nhất trong trường Toyo Kai Karate Federation của Sri Lanka (Nằm ở Nugegoda) và cũng rất xuất sắc trong tất cả các bài kiểm tra kể từ khi ông tham gia các lớp học cách đây ba năm. "Tôi luyện tập võ đạo karate hai lần một ngày. Cám ơn cho đời sống khỏe mạnh mà tôi được hưởng tôi không nhớ nổi lần chót mà tôi bị bịnh là khi nào. Võ đạo Karate thì tương tự như thiền định và giúp nuôi dưỡng tâm trí và cơ thể, "Ven. Hồng tập môn thể thao võ đạo Karate đạt tới đai nâu.

Mặc dù ông là một nhà sư, ông không ép mình trong các hạn chế về chế độ ăn uống của mình vì ông tin rằng nhu cầu dinh dưỡng quan trọng cho thể thao. Ông đã tuân thủ cuộc sống của một tu sĩ và dùng một ngày trên hai bữa ăn. Khi ông đến Sri Lanka, ông sống trong một ngôi chùa ở Homagama. Nhưng bây giờ ông sống trong một căn phòng thuê ở Pitipana và các chi phí cho thuê là do các Hiệp hội các nhà sư Phật giáo Campuchia ở Sri Lanka đài thọ.

Ông đã giảng về Phật giáo cho các bạn bè tập võ đạo karate với ông và dạy cho họ những bài học quan trọng. Ven, Hong nói ông thích triết học. Từ lối nói chuyện cho tới sự tiếp cận với đời sống Phật giáo người ta có thể dồn hết tất cả những gì mà người ta có trong việc đạt được tiềm năng của mình như một con người. "Tôi tin rằng con đường Bát Chánh Đạo được giảng dạy bởi Đức Phật là con đường phía trước. Bạn làm tốt, bạn nhận được tốt ", ông nói. Giống như Sri Lanka bị khủng bố bởi phiến quân Tiger, Cam-pu-chia cũng đã trải qua một thời kỳ đen tối khi quân đội Khmer Đỏ cai trị . "Phật giáo có thể giúp thúc đẩy hòa bình ở tất cả các quốc gia", Ven. Hồng kết luận.


Phật giáo từ từ sống trở lại tại thành phố Hyderabad của Ấn Độ

bởi Rahul Devulapalli, TNN, Dec 4, 2012
Nguyễn Văn Hoà Việt dịch

 

 

 

 

 

 

 

HYDERABAD, Ấn Độ - Có phải do những gì diễn biến giữa các người mẫu người Úc Miranda Kerr, nam diễn viên Hollywood Richard Gere và Techie B Rajkumar từ Madhapur không ?

Những người này đã nương tựa trong giáo pháp của Đức Phật và tuân thủ theo triết lý của giáo pháp để tìm kiếm sự bình an nội tâm và có sự cân bằng giữa cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân của họ.

 "Tôi đã nương tựa nơi Phật Pháp một năm qua và tôi thấy Phật Pháp rất đơn giản và thực tế. Ngày nay, nhiều người trẻ như tôi đang tìm kiếm hòa bình và hạnh phúc, triết học Phật giáo đối với tôi là câu trả lời cho sự tìm kiếm đó", ông B Rajkumar, một nhân viên phần mềm của một công ty đa quốc gia ở Madhapur thuộc thành phố Hyderabad, người phản ánh những gì mà hàng trăm người khác đang nói tại Hyderabad.

Từ một số người nhỏ chừng vài trăm người có niềm tin ở Phật Pháp vào năm 2002, bây giờ it nhất là có 30.000 người theo, Phật giáo đã nhanh chóng làm một sự trở lại trong thành phố và ở những nơi khác trong tiểu bang mà được biết có hơn 150 địa điểm Phật giáo, bao gồm tượng Phật phổ thông ở trung tâm Hussainsagar, tất cả đều nhắc nhở của một quá khứ huy hoàng.

Các tôn giáo đã từng rất phổ biến ở các vùng ven biển của toàn nước trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên với cả ba giáo lý của Phật giáo - Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Đại thừa và Kim Cương thừa - đã được tu tập.

Trong khi Ấn Độ giáo và Hồi giáo thì phát triển mạnh ở các thế kỷ sau đó, Phật giáo đã bị lãng quên mà các nhà sử gia ghi lại những sự phá hủy đền thờ và tu viện quan trọng bởi các nhà lãnh đạo Ấn Độ giáo và Hồi giáo trong những năm sau đó.

Tu sĩ tăng gấp đôi lên nhu là những nhà tư vấn

Các tu viện có thể không bao giờ được xây dựng lại, nhưng Phật giáo đang dần trở nên phổ biến trong trái tim của Hyderabadis, nhiều nhà sư và người dân địa phương đã chứng minh điều đó. Thật thú vị, số lượng của những người theo gần đây bao gồm những người trẻ ở tuổi đôi mươi và ba mươi. "Phật giáo theo con đường trung đạo và không cực đoan mà còn giúp trong cuộc sống nghề nghiệp của tôi, tôi biết chính xác làm thế nào để đối phó với các đồng nghiệp khó chịu hoặc các ông chủ vô lý trong một cách thể hiện tình cảm của tôi trong khi vẫn giữ được sự bình tĩnh của mình.", Ông Raja Choudhury, người điều hành một công ty tư vấn cho một công ty và trước đây đã sống riêng biệt với vợ và con của mình.

Thiền Vipassana đã giúp tôi tìm thấy nội tâm của tôi và bây giờ tôi đã trở về với vợ và con tôi. Tôi là một người đàn ông rất hạnh phúc ", ông ta nói.

Do nhiều lý do tu tập theo triết học Phật giáo có thể thay đổi từ áp lực bạn bè, cuộc sống nghề nghiệp căng thẳng, các vấn đề gia tăng mối quan hệ hay một cách để trải nghiệm hòa bình, Một vị tu sĩ Phật giáo của thành phố đã nói như vậy. Học viện Ananda Budhha Vihara tại Mahendra Hills, một ngôi chùa Phật Giáo lớn nhất trong thành phố đôi, dường như có một số lượng du khách cố định trong các ngày trong tuần và có thể lên đến con số một vài trăm trong những ngày cuối tuần. Thật thú vị, các nhà sư ở đây đã tăng lên gấp đôi như là những nhà tư vấn.

"Các du khách đến đây và đưa ra các vấn đề của họ từ những rắc rối nghề nghiệp, và rắc rối trong gia đình, các vấn đề mối quan hệ, hoạt động kém hiệu quả trong sự học tập, hoặc sức khỏe kém Họ tìm kiếm những lời khuyên về việc làm thế nào để giải quyết các vấn đề và chúng tôi cảm thấy rất hoàn hỉ để giúp đỡ họ," Ngài K Sangharakshitha Maha Thero, người sáng lập học viện Ananda Budhha Vihara đã nói như thế.

"Nhiều lần chúng tôi nhận được vô số lời yêu cầu của công chúng về việc làm thế nào để chuyển đổi qua Phật Giáo, nhưng chúng tôi thuyết phục họ rằng đó chỉ là một cách sống và chuyển đổi không giữ tầm quan trọng. Điều cần phải là chỉ cần làm theo các nguyên tắc đạo đức và giáo pháp của Đức Phật."ông nói thêm. Ngoài ra còn có một số lượng ngày càng tăng của những người muốn sống một cuộc sống của tu viện từ thành phố, nhưng các tu sĩ tư vấn cho họ để thực hiện cuộc sống hoặc tại tu viện một thời gian tạm thời mà có thể là từ một tuần đến một vài tháng. "Nhiều người trong thành phố, kể cả phụ nữ hiện đang làm thực hiện điều đó," vị Sư Khemachara, Chủ tịch Sidhhartha Budhha Vihara Trust, làm nổi bật một xu hướng phát triển tôn giáo của sự tìm kiếm hòa bình trong thành phố.

Rajesh Suthari, một điều phối viên viễn thông làm việc với một công ty đa quốc gia thành lập các nhóm Phật giáo Yuva khoảng một năm trở lại. Nói rằng "Chúng tôi đã nhận được rất nhiều thắc mắc về làm thế nào để thực hành Phật Pháp ....... Chỉ cần thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của Phật giáo, nhiều người đang dẫn đầu một cuộc sống ổn định, về nghề nghiệp và cá nhân trong khi nhiều người thì kiểm soát cảm xúc của mình bởi thực hành thiền định Vipassana . " Ông Rajesh nói thêm



Danh Ngôn Thế Giới - Lời Hay Ý Đẹp

Trong thiên hạ có ba cái nguy:
Đức ít mà được ân sủng nhiều.
Tài kém mà ở địa vị cao.
Thân không lập được công to mà hưởng bổng lộc nhiều.
Hòai Nam Tử .


Chuyện Cười

Xui xẻo đủ đường

Một người đàn ông với vẻ mặt buồn bã đang ngồitrong quán bar. Ông ta nhìn vào ly rượu trước mặt suốt nửa tiếngđồng hồ như muốn tự đắm mình trong cái ly. Một thanh niên bước vàoquán, đến ngồi bên cạnh người đàn ông, vỗ mạnh vào lưng ông, cầm lyrượu đặt trên bàn và uống cạn. Người đàn ông thấy vậy khóc òa lên... Anh thanh niên vội nói:

- Thôi mà, ông đừng khóc nữa. Tôi chỉ muốn đùa thôi! Tôi sẽ gọi một ly khác cho ông...

- Không phải tôi khóc vì chuyện này - Người đànông giải thích - Hôm nay là ngày tồi tệ nhất trong đời tôi. Buổisáng, tôi đã thức dậy muộn và đi làm trễ. Sếp nổi giận và cho tôinghỉ việc. Khi ra khỏi văn phòng, tôi phát hiện chiếc xe của mìnhđã bị đánh cắp. Cảnh sát cho biết không thể làm gì và tôi sẽ khôngbao giờ tìm lại được chiếc xe... Sau đó tôi đã đón taxi để về nhà,nhưng khi ra khỏi xe, tôi lại bỏ quên chiếc ví trên ghế nệm và xeđã chạy mất. Lúc bước vào nhà, tôi nhìn thấy vợ mình đang ở trêngiường cùng với ông hàng xóm. Tôi ra khỏi nhà và quyết định kếtliễu cuộc đời mình. Tôi vào quán bar này và khi định chết, thì anhđến và đã uống cạn ly rượu có chứa thuốc độc của tôi...



Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Gà rừng và cáo

Gà rừng đậu trên cây. Cáo đi tới gần và bảo:

- Chào anh bạn gà rừng bé bỏng của tôi ! Vừa nghe thấy tiếng gáy lảnh lót của bạn, tôi liền tìm đến thăm bạn ngay.

- Cám ơn lời lẽ chân tình của chị - Gà rừng trả lời.

Cáo giả bộ không nghe thấy, nó nói tiếp: - Anh bạn nói gì thế ? Tôi không nghe thấy gì. Anh bạn gà rừng bé bỏng của tôi, giá bạn xuống bãi cỏ này mà dạo chơi, chuyện trò với tôi, chứ ở trên cây tôi chẳng nghe rõ.

Gà rừng bảo:

- Tôi sợ xuống bãi cỏ. Họ nhà chim muông chúng tôi đi dưới mặt đất nguy hiểm lắm.

- Hay bạn sợ tôi ? -Cáo hỏi - Không phải sợ chị, mà tôi sợ là sợ các con thú khác - Gà rừng trả lời - Trên đời có đủ loại thú khác nhau.

- Không, anh bạn gà rừng bé bỏng của tôi, vừa có lệnh ban bố rằng trên khắp mặt đất này hoà bình rồi.

- Thế thì tốt - Gà rừng nói - chứ không thì thấy bầy chó đang chạy kia, cứ theo lệ cũ thì chị hẳn đã phải chuồn cho mau rồi, còn bây giờ thì chị chẳng phải lo sợ gì nữa.

Cáo nghe nói đến chó, vểnh tai lên và đã toan bỏ chạy.

- Chị định đi đâu thế ? -Gà rừng nói - Bây giờ lệnh đã ban bố rồi kia mà, chó sẽ không động đến chị.

- Nhưng ai mà biết được - Cáo nói - Có thể bọn họ chưa nghe gì về lệnh ấy.

Và nó ù té chạy.


Cổ Học Tinh Hoa

86. CỨU NGƯỜI LÚC NGUY CẤP

Trang Chu nghèo túng sang hỏi vay thóc Ngụy Văn Hầu. Ngụy Văn Hầu nói: “Tôi có cái ấp, người ta sắp nộp tiền thóc, tôi sẽ cho ông vay ba trăm lạng, ông có bằng lòng không?”

Trang Chu giận nói: “Khi Chu đến đây, đi giữa đường nghe có tiếng gọi, ngoảnh lại thấy một con cá đang ngắc ngải trong cái vết bánh xe. Chu này hỏi: Cá ở đây làm gì thế? -Cá đáp: Tôi là thủy thần ở bên bể Đông mắc nạn tại đây, ông có thể cho tôi bát nước để cứu tôi lúc nguy cấp này không? -Chu này bảo: Để tôi qua chơi nước Ngô, nước Việt rồi lấy nước sông Tây Giang về đón ngươi, ngươi có bằng lòng không? Cá giận nói: Tôi đang cần đến nước, ông chỉ cho tôi được một ít là tôi sống. Nay ông nói như thế; đợi đến lúc ông về, thì có khi ông đến chỗ hàng cá khô đã thấy tôi đấy rồi.”

Thuyết Uyển


GIẢI NGHĨA

Ngụy Văn Hầu: Văn Hầu nước Ngụy, cứ theo sách Trang Tử tuyết thi là Giám Hà Hầu


LỜI BÀN


          Thành Tâm Cầu Nguyện.

Cố Tu Nữ Diệu Từ thân mẫu TT Giác Đẳng mãn phần ngày 8 tháng 8 năm 2010 được về cõi an lạc.

Xem Tiếp.


DVD Hành Hương Ấn Độ tháng 3 năm 2010

Lưu Ý: Tất cả 15 DVD đã được đưa vào trang web

Bấm vào hàng dưới để coi DVD

Mục Lục DVD Hành Hương Ấn Độ


Bấm vào đây để xem Tin Tức Phật Giáo Lưu Trữ


 
Free Hit Counters
Powered by technology.