302- Pháp Chơn Đế có bảy Mươi Hai

 

      V- Thế nào là Pháp chơn Đế có bảy mươi hai ?

      Đ- Pháp Chơn đế có bảy mươi hai là tất cả Tâm kể 1 (v́ tâm dù có đến 121 thứ vẫn đồng một ư nghĩa biết cảnh nên kể là 1); Sở hữu tâm tính đủ 52 thứ (v́ sở hữu tâm mỗi thứ có đặc tính riêng biệt); Sắc pháp chỉ kể có 18 là 18 thứ sắc rơ và níp Bàn có 1 (tức là trạng thái tịch tịnh).

      Có những câu Pāli chú giải:

      -Saha uccīyante eṭṭhāti = Samuccayo: do tính bằng pháp chơn đế gom chung nhau sắp thành phần tức là Pháp chơn đế có phần đồng nhau sắp thành Tứ phần”.

      -Saṃ pindetvā uccīyante etenāti = Samuccayo: Do gồm pháp chơn đế có phần đồng nhau sắp thành Tứ phần”.

      + Tất cả Pháp Chơn đế được chia ra 4 phần:

1-         Bất Thiện Tập Yếu

2-         Tạp Loại Tập Yếu

3-         Giác Phần Tập yếu

4-         Hàm Tận Tập Yếu

 

303- Bất Thiện Tập Yếu (Akusalasaṅgaho)

 

      V- Thế nào là Bất Thiện Tập Yếu ?

      Đ- Bất Thiện Tập Yếu là gom tất cả pháp Bất Thiện trọng yếu kể ra.

      Có Pāli chú giải:

      -“Ekantākusala jātikānaṃ oghacatukkādīnaṃ saṅgahoti = Akusalasaṅgaho: Hợp những Sở hữu Bất Thiện sắp thành từ phần như là Lậu, Bộc v.v... gọi là Bất Thiện Tập Yếu.

      + Pháp Bất Thiện Tập Yếu gồm có 9 phần :

1-         Tứ Trầm hay Lậu

2-         Tứ Bộc

3-         Tứ Kết

4-         Tứ Phược

5-         Tứ Thủ

6-         Lục Cái

7-         Thất Tiềm Thuỳ

8-         Thập triền

9-         Thập Phiền Năo.

 

304- Tứ Trầm hay Tứ Lậu (cattāro Āsavā)

 

      V- Thế nào là Tứ Trầm ?

      Đ- Tứ Trầm là bốn pháp trầm luân, làm cho chúng sanh măi đắm ch́m trong Tam giới.

1-         Dục Trầm (Kāmāsava) là ḷng luyến ái ngũ trần quá sâu đậm, sự mê say ch́m ngâm trong lục dục làm cho chúng sanh măi đắm ch́m trong luân hồi.

2-         Hữu Trầm (Bhavāsava) là ḷng tham ái những cảnh giới tương lai như là vọng móng đời sau được hưởng Ngũ dục đầy đủ hoặc mong muốn được sanh vào các cơi Thiền sắc và Vô sắc.

3-         Kiến Trầm (Diṭṭhāsava) ch́m ngâm theo sự chấp sai, là quan kiến sai lầm tức là sự hiểu biết trái với sự thật.

4-         Vô Minh Trầm (Ajjāsava) là ḷng mê muội thiếu sáng suốt, không thấu rơ các nhân quá khứ tạo quả hiện tại, và không biết rơ các nhân hiện tại tạo quả tương lai tức là Duyên khởi (Thập nhị Nhân Duyên)

      Bốn pháp này luôn luôn ướp nhuộm chúng sanh hay là ngâm tẩm chúng sanh măi tiêm nhiễm theo thói quen trong đời nên chẳng được giải thoát, cũng như gỗ ngâm trong ao nước. Do đó nên gọi là Tứ Trầm (bốn pháp ch́m đắm).

 

305- Tứ Bộc (Cattāro oghā)

 

      V- Thế nào là Tứ Bộc ?

      Đ- Tứ Bộc là bốn pháp lôi cuốn chúng sanh măi nổi trôi trong bể khổ Tam giới. Chi pháp của Bộc cũng như Trầm. Nhưng nói về phương diện ch́m đắm th́ gọi là Trầm; c̣n nói về phương diện lôi cuốn trôi đi th́ là Bộc. Chi pháp của tứ Bộc là: Dục Bộc, Hữu Bộc, Kiến Bộc và Vô Minh Bộc.

      Có pāli chú giải:

      -“Avattharitvā hanantīti = Oghā: tràn ngập xâm hại chúng sanh gọi là Bộc hay Bộc Lưu”.

      -Avahananti osīdāpentīti= làm cho chúng sanh ch́m đắm gọi là Bộc”

      -Oghā viyāti = Oghā: chảy tràn gọi là Bộc Lưu. V́ phiền năo mới để lại nghiệp Biệt thời (Nānakkhanikakamma) gọi là Chủng tử (Bīja) v́ c̣n nghiệp luân hồi th́ có tạo tâm Tục sinh v.v... đó là Quả. Nếu Tục sinh rồi không đắc Quả tột th́ c̣n phiền năo để nghiệp phải luân hồi nữa”.

 

306- Tứ Kết (Cattāro yogā)

 

      V- Thế nào là Tứ Kết ?

      Đ- Tứ kết là bốn pháp trói buộc chúng sanh dính mắc trong ṿng sanh tử. Về phương diện dính mắc gọi là Kết chớ chi pháp vẫn như Trầm và Bộc.

      Có Pāli chú giải:

      -“Vaṭṭasmiṃ satte yojentīti = Yogā: Pháp nào sẽ đem chúng sanh phối hợp dính trong khổ luân hồi tức là dời đổi thay kiếp sống đời khác khác nữa”.

      + Chi pháp cũng có 4: Dục Kết, Hữu Kết, Kiến Kết và Vô Minh Kết.

 

307- Tứ Phược (Cattāro ganthā)

 

      V- Thế nào là Tứ Phược ?

      Đ- Tứ Phược là bốn pháp trói buộc thân không rời ra hoặc không thể dứt bỏ được.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“kāyaṃ ganthentīti = Kāyaganthā: Trói chặt với thân Danh và Sắc, nên nói đủ là Thân phược”.

      -“ Kāyena kāyaṃ ganthentīti = Kāyaganthā: Pháp nào buộc trói với những thân Danh, Sắc cả hiện tại và vị lai, pháp ấy gọi là Thân phược”.

      + Chi pháp của Thân phược:

      1/ Tham ái Thân Phược (Abhijjhākāya) là ḷng ham muốn thái quá nên không thể rời ra hay dứt bỏ được những đối tượng khả ái.

      2/ Sân Độc Thân Phược (Byāpādakāyaganthā) ḷng sân hận độc ác quá nặng nên trói buộc chặt thân tâm không thể xa ĺa hay giải thoát được; như câu: “Chữ phụ thù bất cộng đáy thiên” hay như tích nhà Vua A Dục v́ oán hận vị Đại thần ngăn cản việc bố thí của Ngài nên sau khi chết sanh làm rắn với ư muốn cắn chết vị quan Đại thần v.v....

      3/ Giới Thủ Thân Phược (Sīlabbatarāmāsakāyaganthā) chấp giữ theo tục lệ cúng tế hoặc giữ ǵn theo những giới ngoại đạo tức là những pháp nghịch không có mục đích giải thoát, không làm thân, khẩu, ư trong sạch được , như các h́nh thức khổ hạnh.

      4/ Ngă Kiến Thân Phược (Idaṃ saccābhinivesakāyaganthā) chấp giữ bản ngă quá nặng nên bị cột trói cả thân tâm, không thể tiến hoá được, tức là những thành kiến cố hữu quá sâu đậm, những người bị Ngă kiến Thân Phược rồi th́ không bao giờ chịu cầu tiến.

      Bản thể pháp của Tứ Phược là Tham, sân, Giới Thủ Thân Phược và Ngă kiến Thân phược là sở hữu Tà kiến.

 

308- Tứ Thủ (Cattāro upādānā)

 

      V- Thế nào là Tứ Thủ ?

      Đ- Tứ Thủ là bốn pháp chấp thủ, quá cố chấp, quá luyến ái, gọi là Thủ.

      Có Pāli chú giải:

      -“Upādīyantīti = Upādāni: Pháp nào chấp cứng với cảnh gọi là Thủ”.

      + Thủ có 4 :

      1/ Dục Thủ (Kāmupādanaṃ) là ḷng ham muốn ngũ trần quá khắn khít, quá thiết tha. Thí dụ: như chất keo làm cho 2 mảnh ván dính liền nhau.

      2/ Kiến Thủ (Diṭṭhupādāna) là chấp cứng theo quan niệm sai lầṃ

      3/ Giới Cấm thủ (Sīlabbatupādāna) chấp cứng vào các tục lệ, giới cấm ngoài Phật giáo.

      4/ Ngă Chấp thủ (Attavādupādāna) chấp cứng bản ngă quá nặng nên bị cột trói cả thân tâm, chấp rằng có linh hồn, có tự ngă trường tồn bất biến.

      + Ngă chấp Thủ có 20 thứ:

         1/ Sắc Uẩn và Tự Ngă là một

         2/ Sắc Uẩn là sở hữu của tự ngă

         3/ Trong Sắc Uẩn có Tự Ngă

         4/ Trong Tự Ngă có sắc Uẩn.

      Thọ, tưởng, hành, thức cũng tính theo 4 cách. như vậy nên Ngă chấp Thủ có đến 20.

 

309- Lục cái (Cha Nīvaraṇāni)

  

      V- Thế nào là Lục Cái ?

      Đ- Lục Cái là 6 pháp Bất Thiện ngăn che các Thiện pháp, nhất là Thiền không được phát triển.

      Có Pāli chú giải :

      -“ Jhānādikaṃ nivārentīti = Nīvaranāni: Cấm ngăn sự tốt đẹp không cho sanh ra nhất là Thiền v.v... tức là Lục cái”.

      + Pháp Cái có 6 :

      1/ Dục Dục Cái (Kāmacchandanīvaraṇa) là sự mong muốn trong dục nhất là Ngũ trần. tham dục Cái là ngăn chặn chi Định của Thiền.

      2/ Sân Dộc Cái (Byāpādanīvaraṇa)  là trạng thái nóng nảy, bực bội, giận dữ. Sân độc cái đè ép chi Hỷ của Thiền.

      3/ Hôn Thuỵ Cái Thīnamiddhanīvaraṇa) là trạng thái dă dượi, buồn ngủ; Hôn thuỵ cái ngăn chặn chi Tầm của Thiền.

      4/ Trạo Hối Cái (Uddhaccakukkuccanīvaraṇa) là trạng thái giao động và hối tiếc. Trạo Hối cái đối nghịch với chi Lạc của Thiền.

      5/ Hoài Nghi Cái (Vicikicchānīvaraṇa) là sự nghi hoặc,  không tin; Hoài nghi cái đối lập với chi Tứ.

      6/ Vô Minh Cái (Avijjānīvaraṇa) là sự mê muội, không sáng suuốt, vô minh cái che đậy trí tuệ.

      Bản thể pháp của Lục Cái: Tham dục cái là sở hữu Tham; Sân độc cái là sở hữu Sân; Hôn thuỵ cái là sở hữu Hôn trầm và thuỵ miên; Hoài nghi cái là sở hữu Hoài nghi;vô minh cái là sở hữu si.

 

310- Thất Tiềm Miên (Sattānusaya)

 

      V- Thế nào là Thất Tiềm Miên ?

      Đ- Thất Tiềm Miên là bảy pháp Ngủ ngầm, gọi là pháp Ngủ ngầm phải được hiểu là những pháp này sẽ phát sanh chứ không phải những pháp này có sẵn và c̣n hoài để ẩn náo trong tâm như cặn trà trong ly nước; bởi các pháp đều vô Ngă, nên không có một pháp nào thường hằng và bất biến.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Santāna anu anu sentīti = anusayā: Pháp nào ngủ nghỉ liên tiếp theo Danh Sắc gọi là Tiềm Miên”.

      -“Anurūpaṃ kāranaṃ labhitvā santi uppajjantīti = Anusayā: Pháp nào khi gặp nhân thích hợp là phát sanh đó cũng gọi là tiềm miên”.

      + Bảy pháp Ngủ ngầm :

      1/ Ái dục tiềm miên (Kāmarāgānusaya) là sự tham ái ngũ dục, được xem như một cố tật của mỗi người, nếu gặp ngũ dục thích hợp th́ ḷng luyến ái khởi lên.

      2/ Ái hữu tiềm miên (Bhavarāgānusaya) là sự vọng móng các loại thiền Sắc và Vô Sắc  cũng được xem là một cố tật của những vị đă từng tu thiền.

      3/ Phẫn uất tiềm miên (Paṭighānusaya) là tánh sân hận, nóng nảy, cũng là một thói quen của phàm nhân và các vị Thánh hữu học bậc thấp mỗi khi gặp nghịch cảnh.

      4/ Ngă mạn tiềm miên (Mānānusaya) là tánh cống cao, kiêu hănh, thói quen của những người hay tự cao.

      5/ Tà kiến tiềm miên (Diṭṭhānusaya) là nết quen theo tri kiến sai lầm.

      6/ Hoài nghi tiềm miên (vicikicchaanusaya) là tánh phân vân không quyết tin Tam Bảo. Cũng là một cố tật của những người thích giao du với kẻ tà kiến.

      7/ Vô minh tiềm miên  (Avijjānusaya) là cá tánh ngu si, mê dại nhiều đời. Bảy pháp Bất Thiện này được xem là cố tật;thói quen hay là những thành kiến cố hữu nên hễ có duyên thích hợp th́ chúng phát sanh lên, do đó mà gọi chúng là pháp ngủ ngầm.

      Bản thể pháp của Thất Tiềm Miên: Ái dục tiềm miên và Ái hữu tiềm miên là sở hữu Tham; Phẫn uất tiềm miên là sở hữu Sân; Ngă mạn tiềm miên là sở hữu Ngă mạn; Tà kiến tiềm miên là sở hữu Tà kiến; Hoài nghi tiềm miên là sở hữu Hoài nghi; Vô minh tiềm miên là sở hữu Si.

 

311- Thập Thiền (Saṃyojana)

 

      V- Thế nào là Thập Triền ?

      Đ- Thập Triền là mười pháp trói buộc chúng sanh. Triền khác hơn Phược, Kết. Kết là thắt cứng, Phược là cột chặt, Triền là quấn thường mà thôi.

      Có Pāli chú giải:

      -“Saṃyojananti bandhantīti = Saṃyojanāni: Pháp nào buộc ràng chúng sanh gọi là Triền”.

       + Triền có 10:

      1/ Ái dục triền (Kāmarāgasaṃyojana) là bị buộc do đắm say Ngũ dục

      2/ Ái sắc triền  (Rūparāgasaṃyojana) là bị trói buộc do tâm luyến ái Cảnh và Cơi Thiền Sắc giới.

      3/ Phẫn uất triền (Paṭighasaṃyojana) là bị buộc v́ tâm Sân hận.

      4/ Ngă mạn triền (Mānasaṃyojana) là bị trói buộc do sự kiêu căng.

      5/ Kiến triền (Diṭṭhisaṃyojana) là bị Tà kiến trói buộc.

      6/ Giới cấm triền (Sīlabbataparāmāsasaṃyojana) là bị buộc chặt trong giới luật tà đạo, tức là vâng giữ theo những điều phi lư không lợi ích.

      7/ Hoài nghi triền (Vicikicchāsaṃyojana) là bị sự nghi hoặc ràng buộc.

      8/ Tật triền (Issāsaṃyojana) là thân tâm bị cột trói bởi sự ganh gổ, ghen ghét tức là trạng thái tránh phần hơn của kẻ khác.

     9/ Lận triền Macchariyasam.yojana) là thân tâm bị cột trói bởi ḷng keo kiệt bỏn xẻn.

   10/ Vô minh triền (Avijjāsaṃyojana) là bị si mê trói buộc.

      Bản thể pháp của Thập Triền: Ái dục triền và Ái sắc triền là sở hữu Tham; Phẫn uất triền là sở hữu Sân; Ngă mạn triền là sở hữu Ngă mạn; Tà kiến triền và Giới cấm triền là sở hữu Tà kiến; Hoài nghi triền là sở hữu Hoài nghi; Tật triền là sở hữu Tật; Lận triền là sở hữu Lận; Vô minh triền là sở hữu Si.

 

312- Thập Phiền Năo (Kilesa)

 

      V- Thế nào là Thập Phiền Năo ?

      Đ- Thập Phiền Năo là mười pháp làm cho Tâm bị nhơ đục.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Kilesenti upatāpantīti = Kilesā: pháp nào làm cho nóng nảy, pháp ấy gọi là Phiền Năo”

      -“Kilissati etehīti = Kilesā: Pháp nào làm cho những pháp tương ưng tức là Tâm và sở hữu đồng sanh đều bị nóng nảy gọi là Phiền năo”.

      + Thập Phiền Năo là:

      1/ Tham phiền năo (Lobhakilesa) là ḷng ham muốn ngũ trần, làm cho tâm vẫn đục.

      2/ Sân phiền năo (Dosakilesa) là ḷng Sân hận làm mờ ám tâm trí.

      3/ Si phiền năo (Mohakilesa) là trạng thái mê muội bao phủ tâm trí.

      4/ Ngă mạn phiền năo Mānakilesa) sự kiêu mạn là vật làm cho tâm trí bợn nhơ.

      5/ Tà kiến phiền năo (Diṭṭhikilesa) là kiến chấp sai lầm làm mờ ám tâm trí.

      6/ Hoài nghi phiền năo (Vicikicchākilesa) là trạng thái phân vân, lưỡng lự, không quyết tin Tam Bảo, trở thành vật chướng ngại cho tâm trí.

      7/ Hôn trầm phiền năo (Thīnakilesa) là sự buồn ngủ, dă dượi khởi lên ngăn che trí sáng suốt.

      8/ Phóng dật phiền năo (Uddhaccakilesa) là trạng thái loạn động làm cho tâm trí bị chi phối theo cảnh trần, cũng là vật làm cho nhơ nhớp của tâm.

      9/ Vô tàm phiền năo (Ahirikakilesa) làm cho tâm nhơ nhớp do trạng thái không hổ thẹn tội lỗi.

      10/ Vô quư phiền năo (Ottappakilesa) là bợn nhơ của tâm do không ghê sợ tội lỗi.

      Bản thể pháp của Phiền năo: Tham phiền năo là sở hữu Tham, sân phiền năo là sở hữu sân; Si phiền năo là sở hữu Si; ngă mạn phiền năo là sở hữu ngă mạn; Tà kiến phiền  năo là sở hữu Tà kiến; Hoài nghi phiền năo là sở hữu Hoài nghi; Hôn trầm phiền năo là sờ hữu Hôn trầm; Phóng dật phiền năo là sở hữu Phóng dật; Vô tàm phiền năo là sở hữu Vô tàm; Vô quư phiền năo là sở hữu Vô quư.

 

313- Tạp Loại Tập Yếu (Missako saṅgaho)

 

      V- Thế nào là Tạp Loại Tập Yếu ?

      Đ- Tạp Loại Tập Yếu là những cương yếu tính chung có cả Thiện, Bất Thiện và Vô Kư. Gồm chung sắp lại từ phần.

      Có Pāli chú giải:

      -“Kusalākusalābyākatā missakānaṃ hetuchakaadīnaṃ saṅgahoti = Missakasaṅgaha: Gồm những pháp Thiện, Bất Thiện và Vô Kư hợp lại gọi là Nhân v.v... từ phần gọi là Tạp Loại Tập Yếu”.

     

314- Sáu Nhân (Hetu)

 

      V- Thế nào là sáu Nhân ?

      Đ- Nhân tương ưng (Sampayuttahetu) hay Nhân Nhân (hetuhetu) tức là Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si đồng sanh với tâm hữu nhân để giúp những tâm ấy thành tựu có sức mạnh.

      Có Pāli chú giải :

      -“Hinotiphalaṃ pattatīti = Hetu: Pháp mà giúp cho quả đồng sanh với nó gọi là Nhân”.

      -“Hinoti tatthāti phalaṃ etthāti = hetu: Quả do nhân những pháp đồng sanh giúp có sức mạnh gọi là Nhân”

      + Nhân có 6 :

      1/ Nhân tham là ḷng ham muốn, luyến ái, dính mắc theo đối tượng khả ái, là nguyên nhân sai khiến làm những việc ác như trộm cắp, tà dâm v.v...

      2/ Nhân sân là tánh nóng nảy, có trạng thái huỷ diệt đối tượng bất toại nguyện. Sân là nguyên nhân khiến làm những việc ác như sát sanh, ác khẩu v.v...

      3/ Nhân si là trạng thái mê mờ của tâm trí, do si là nguyên nhân làm cho tham, sân v.v... sanh khởi.

      4/ Nhơn vô tham là ḷng không nhiễm đắm các trần cảnh, trạng thái vô tham là đối với ngũ trần cũng như lá sen đựng nước. Vô tham là nguyên nhân sai khiến tâm làm những việc lành như bố thí, tŕ giới v.v...

      5/ Nhân vô sân là ḷng không nóng nảy, tức là trạng thái mát mẻ của tâm. Vô sân đồng nghĩa với tâm Từ. Do vô sân là nguyên nhân sai khiến tâm làm những việc lành như bố thí, tŕ giới v.v...

      6/ Nhân vô si là tâm trí không mê mờ, tức là sáng suốt đồng nghĩa với trí tuệ. Vô si là nguyên nhân thấy rơ chân lư nhất là thấy rơ Tứ Diệu Đế.

      Sáu nhân này gồm cả Thiện, Bất Thiện và Vô kư: Tham, Sân, si là Bất Thiện, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si hợp trong tâm Thiện là Thiện, hợp trong tâm Quả và Duy Tác là Vô Kư.

 

315- Bảy Chi Thiền (Jhānaṅga)

 

      V- Thế nào là bảy Chi Thiền ?

      Đ- Thiền là thiêu đốt pháp đối nghịch, đối lập nhau.

      Có Pāli chú giải:

      -“Paccanike itīpi jhānasaññitā: nghĩa là thiêu đốt pháp nghịch, gọi là Thiền”

      + Thiền có 7:

      1/ Tầm là trạng thái đưa tâm đến cảnh

      2/ Tứ là quan sát đối tượng mà tâm đă đưa đến

      3/ Hỷ là thích thú đối tượng

      4/ Định là gom tâm trên đối tượng

      5/ Lạc là vui với đối tượng

      6/ Ưu là buồn chán đối tượng

      7/ Xả là thản nhiên, vô tư đối tượng

 

      V́ đối trị lẫn nhau nên gọi là Thiền.

-           Chi Tầm đối trị Hôn trầm, Thuỵ miên

-           Chi Tứ đối trị Hoài nghi

-           Chi Hỷ đối trị Sân Ưu

-           Chi Lạc và xả đối trị phóng dật và Hối.

      Bảy chi Thiền trên đây thật sự trong bản thể pháp chỉ có 5 thứ sở hữu: Tầm, Tứ, Hỷ, Định và Thọ (Sở hữu Thọ gồm cả 3 thọ: Ưu, Lạc Xả).

 

316- Mười Sáu Chi Đạo (Maggaṅgāni)

 

      V- Thế nào là Mười Sáu Chi Đạo ?

      Đ- Mười sáu Chi Đạo là mười sáu chi ngành của Đạo. Đạo có nghĩa là đường đi thông suốt, đưa đến cảnh khổ, chỗ vui và Níp bàn, đều gọi là Đạo. Bởi thế Đạo gồm có cả Chánh Đạo và Tà Đạo.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Magga vīyāti = magga: tợ như đường gọi là Đạo”.

      -“Sugatiduggatīnaṃ nibbanassa ca abhimūkhaṃ pāpanato = Maggo: Nhân đưa đến khổ thú hay lạc thú và Níp bàn, gọi là Đạo”.

      + Mười Sáu Chi Đạo:

      1/ Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi) là tri kiến nhận thấy đúng với nhân quả, lư nghiệp báo v.v... thấy rơ Tứ Diệu Đế.

      2/ Chánh Tư Duy (Sammāsaṅkappa) là sự suy nghĩ chánh đáng tức là suy nghĩ có tánh cách xa ĺa Ngũ dục. xa ĺa Sân hận, xa ĺa sự Sát hại.

      3/ Chánh Ngữ (Sammāvācā) là ngăn hay trừ tà ác ngữ, là lời nói chân chánh tức là không nói dối, không nói lời đâm thọc, không nói hung dữ, không nói nhăm nhí.

      4/ Chánh Nghiệp (Sammākammantā) là hành động của Thân chơn chánh tức là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, ngăn trừ tà hạnh nghiệp.

      5/ Chánh Mạng (Sammā-Ājīva) ngăn hay trừ Thân, Khẩu ác v́ nuôi thân, tức là nuôi mạng sống chơn chánh, không nuôi mạng sống bằng Thân, Khẩu ác.

      6/ Chánh Tinh Tấn (Sammāvāyāma) là sự siêng năng chơn chánh tức là ngăn ngừa những điều ác chưa sanh khởi không cho sanh khởi, ngăn ngừa những điều ác đă sanh khởi không cho tái phát, Tinh tấn trao dồi những Thiện pháp chưa sanh khởi được sanh khởi; tinh tấn ǵn giữ những thiện pháp đă sanh khởi không bị băng hoại.

      7/ Chánh Niệm (Sammāsati) là sự niệm chơn chánh tức là niệm Thân, niệm Thọ, niệm Tâm và niệm Pháp.

      8/ Chánh Định (Sammāsamādhi) là định tâm chơn chánh tức là định trong Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Định tâm chơn chánh trong 4 loại thiền phải có những chi Thiền như Tầm, Tứ, Hỷ v.v... làm căn bản.

      9/ Tà Kiến (Micchādiṭṭhi) là sự hiểu biết sai lầm trái với sự thật phản nghĩa với Chánh Kiến.

      10/ Tà Tư Duy (Micchāsaṅkappa) là sự suy nghĩ tà vạy trái với Chánh tư duy.

      11/ Tà Ngữ (Micchāvācā) là nói lời tà vạy trái với Chánh Ngữ.

      12/ Tà Nghiệp (Micchā kammantā) là hành động của thân tà vạy, trái với Chánh nghiệp.

      13/ Tà Mạng (Micchā ājīva) là nuôi mạng sống bằng Thân, Khẩu ác trái với Chánh mạng.

      14/ Tà Tinh Tấn (Micchā vāyāma) siêng năng làm việc ác trái với Chánh tinh tấn.

      15/ Tà Niệm (Micchā sati) là vọng niệm tạp tưởng quên ḿnh, trái với chánh niệm.

      16/ Tà Định (Micchāsamādhi) là định tâm không chân chánh, tức là cách tu tập gom tâm ngoài bốn bậc thiền, không có những chi Thiền như Tầm, Tứ v.v.... làm căn bản.

      Chi pháp bản thể của các chi Đạo: Chánh Kiến là sở hữu Trí tuệ; chánh Tư Duy là sở hữu Tầm; Chánh ngữ là sở hữu Chánh Ngữ; Chánh Nghiệp là sở hữu Chánh Nghiệp; Chánh Mạng là sở hữu chánh Mạng; Chánh Tinh Tấn là sở hữu Cần; chánh Niệm là sở hữu Niệm; Chánh Định là sở hữu Định; Tà kiến là sở hữu Tà Kiến. Bảy pháp c̣n lại chỉ có điều pháp tương phản với chánh đạo chớ không có sở hữu riêng biệt.

 

317- Hai Mươi Hai Quyền (Indriya)

 

      V- Thế nào là Hai Mươi Hai Quyền ?

      Đ- Hai Mươi Hai Quyền là pháp có đặc tánh tự trị riêng biệt.

      Có Pāli chú giải:

      -“Indanti parama issariyaṃ karontīti = indriyāni : Pháp nào tự trị có tự do độc lập. Pháp đó gọi là Quyền”.

      + Hai Mươi Hai Quyền là:

      1/ Nhăn Quyền (Cakkhundriya) là con mắt, có đặc tính hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc Thấy.

      2/ Nhĩ Quyền (Sotindriya) là lỗ tai, có đặc tính hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc là Nghe.

      3/ Tỷ Quyền (Ghānindriya) là lỗ mũi, có đặc tính hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc Ngửi.

      4/ Thiệt Quyền (Jīvhindriya) là lưỡi, có đặc tính hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc Nếm.

      5/ Thân Quyền (Kāyindriya) là Thần kinh Thân, có đặc tính hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc cảm xúc.

      6/ Nữ Quyền (Iṭṭhindriya) là trạng thái nữ, có đặc tính hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc hiện bày tư cách phần Nữ.

      7/ Nam Quyền (Purisindriya) là giới tính nam, có đặc tính hướng dẫn các pháp đồng sanh cùng làm chung một việc hiện bày tư cách Nam .

      8/ Mạng Quyền (Jīvitindriya) là sắc Mạng quyền, có đặc tính làm cho sắc pháp đồng sanh được sống c̣n .

      9/ Ư Quyền (Manindriya) là Tâm, có đặc tính hướng dẫn danh pháp cùng làm chung một việc Biết Cảnh

      10/ Lạc Quyền (Sukhindriya) là Thọ lạc, có đặc tính hướng dẫn danh pháp cùng làm chung một việc hưởng thụ sự khoái lạc của xác thân.

      11/ Khổ Quyền (Dukkhindriya) là thọ Khổ, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp cùng làm chung một việc cảm thọ sự đau đớn của xác thân.

      12/ Hỷ Quyền (Somanassindriya) là thọ Hỷ, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp cùng làm chung một việc thích thú đối tượng.

      13/ Ưu Quyền (Domanassindriya) là Thọ Ưu, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp cùng làm chung một việc buồn chán đối tượng.

      14/ Xả Quyền (Upekkhindriya) là Thọ Xả, có đặc tính hướng dẫn các pháp cùng làm chung một việc tiếp nhận ngoại cảnh với tư cách vô tư.

      15/ Tín Quyền (Saddhindriya) là sở hữu Tín, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp cùng làm chung một việc tín ngưỡng Tam Bảo.

      16/ Tấn Quyền (Viriyindriya) là sở hữu Cần, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp cùng làm chung một việc cố gắng diệt trừ Ác pháp và chuyên cần phát triển Thiện pháp.

      17/ Niệm Quyền (Satindriya) là sở hữu Niệm, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp dồng sanh cùng làm chung một việc chăm chú theo các hành động của Thân.

      18/ Định Quyền (Samādhindriya) là sở hữu Định, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc gom tâm vào một đề mục.

      19/ Tuệ Quyền (Paññindriya) là sở hữu Trí tuệ, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc hiểu biết sự vật đúng với sự thật.

      20/ Vị Tri Quyền (Anaññātanassāmītindriya) là trí tuệ của Tu Đà Hườn Đạo, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc biết cái chưa từng biết tức thấy rơ Níp bàn lần đầu.

     21/ Dĩ Tri Quyền (Aññindriya) là trí tuệ của các vị Tu Đà Hườn Quả, Tư Đà Hàm Đạo, Tư Đà Hàm Quả, A Na Hàm Đạo, A Na Hàm Quả và A La hán Đạo. Có đặc tính hướng dẫn các danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc biết cái đă từng biết, tức là thấy rơ Níp bàn những lần sau cũng giống như Tu Đà Hườn Đạo.

      22/ Cụ Tri Quyền (Aññātāvindriya) là trí tuệ của vị A La Hán Quả, có đặc tính hướng dẫn các danh pháp đồng sanh cùng làm chung một việc giác ngộ hoàn toàn.

 

318- Chín Lực (Bala)

 

      V- Thế nào là Chín Lực ?

      Đ- Chín Lực là những pháp có sức mạnh, có thể áp đảo được nghịch pháp.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Akampanatthena = Balaṃ: Gọi là Lực có ư nghĩa không lay động”

      -“Balīyanti uppanna paṭipakkhadhamma sahanti maddanti = Balīni: Pháp nào có sức mạnh đè nén pháp nghịch hay đủ sức đối thủ phá trừ pháp nghịch gọi là Lực”.

      + Lực có 9:

      1/ Tín Lực (Saddhābala) là sức mạnh của Đức Tin, nhứt là đức tin Tam Bảo của vị Tu Đà Hườn.

      2/ Tấn Lực (Viriyabala) là sức mạnh của Tinh Tấn, nhất là Tứ Chánh Cần.

      3/ Niệm Lực (Satibala) là sức mạnh của Chánh Niệm, nhất là Tứ Niệm Xứ.

      4/ Định Lực (samādhibala) là sức mạnh của tâm Định, nhất là Ngũ Thiền.

      5/ Tuệ Lực (Paññābala) là sức mạnh của Trí Tuệ, nhất là Chánh Kiến.

      6/ Tàm Lực (Hiribala) là sức mạnh của sự hổ thẹn với điều ác xấu.

      7/ Quư Lực (ottappabala) là sức mạnh của sự ghê sợ các điều ác xấu.

      8/ Vô Tàm Lực (Ahiribala) là sức mạnh của sự không biết hổ thẹn tội lỗi.

      9/ Vô Quư Lực (Anottappabala) là sức mạnh của sự không ghê sợ tội lỗi.

     (Chi pháp của 9 Lực nêu tên quá rơ ràng nên khỏi chỉ thêm về bản thể pháp).

 

319- Bốn trưởng (Adhipati)

 

      V- Thế nào là Bốn Trưởng ?

      Đ- Bốn Trưởng là pháp có năng lực lớn mạnh hơn pháp đồng sanh. Bốn pháp Trưỏng chẳng phải đồng sanh cùng một lúc, cả bốn điều lớn mà chỉ có một trong bốn, pháp nào trội hơn th́ pháp ấy là trưởng.

      Có Pāli chú giải:

      -“Adhinānaṃ pati = Adhipati: làm chủ hay lớn hơn pháp liên hệ với nó gọi là Trưởng”.

      -“Adhiko pati = Adhipati: Sức mạnh lớn lao làm chủ cũng gọi là Trưởng”

      + Pháp Trưởng có 4 :

      1/ Dục Trưởng (chandādhipati) là sự mong muốn lớn hơn pháp khác.

      2/ Cần Trưởng (Viriyādhipati) là sự tinh tấn trội hơn các pháp khác.

      3/ Tâm Trưởng (Cittādhipati) là sự biết cảnh lớn trội hơn các pháp khác.

      4/ Thẩm Trưởng (Vīmaṃsādhipati) là sự sáng suốt lớn trội hơn pháp khác.

      Dục Trưởng là sở hữu Dục; Cần Trưởng là sở hữu Cần; Tâm Trưởng là các Tâm Đổng tốc; Thẩm Trưởng là sở hữu Trí Tuệ.

 

320- Bốn Thực (Āhāra)

 

      V- Thế nào là Bốn Thực ?

      Đ- Thực là ăn, tức là đem thêm chất dinh dưỡng để giúp thân hoặc tâm phát triển thêm.

      Có Pāli chú giải:

      -“Āharantīti = Āhārā: Pháp nào đem lại sự tiến hoá, sự kết quả của nó gọi là Thực”.

      + Pháp Thực có 4:

      1/ Đoàn Thực (Kabalīkārāhāra) miếng ăn như cơm, bánh v.v... giúp cho thân thể được lớn mạnh thêm.

      2/ Xúc Thực (Phassāhāra) là sự gặp gỡ giữa các Căn, Cảnh và Thức, là nguyên nhân sanh ra Thọ.

      3/ Tư Niệm Thực (Manasañcetanāhāra) là sự cố ư làm việc Thiện hoặc Ác là nhân sanh ra Tâm quả Tục Sinh.

      4/ Thức Thực (Viññāhāra) là các tâm, v́ tâm có khả năng hưởng cảnh là nhân trợ sanh danh sắc.

      Bản thể pháp của Tứ Thực: Đoàn thực là sắc Vật Thực; Xúc Thực là sở hữu Xúc; Tư Niệm Thực là sở hữu Tư; Thức Thực là tất cả Tâm.

 

321- Giác Phần Tập Yếu (Bodhipakkhiya)

 

      V- Thế nào là Giác Phần Tập Yếu ?

      Đ- Giác Phần Tập Yếu là những pháp giúp cho Giác Ngộ.

      Có những câu Pāli chú giải:từ Bodhi:

      -“Bujjhanti etāyati = Bodhi: Hành giả tỏ ngộ Tứ Thánh Đế do nhơn nào, th́ nhơn ấy gọi là Bồ Đề hay Giác, tức là nhân Giác ngộ”.

      -“Cattāri saccāni bujjhatīti=Bodhi: Tỏ ngộ Tứ Đế gọi là Bồ Đề v.v...”

      -“Bodhi vuccati catūsu maggesu ñāṇaṃ: Tuệ trong 4 đạo gọi là Bồ Đề”

     Bodhipakkhiya có Pāli chú giải:

      -“Bodhipakkhiyānaṃ saṅgahoti = Bodhipakkiyasaṅgaho: gồm hiệp những pháp phe đảng với trí và đạo gọi là Đảng Giác Tập Yếu”.

      + Giác phần có 7 :

1-         Tứ Niệm Xứ

2-         Tứ Chánh Cần

3-         Tứ Như Ư Túc

4-         Ngũ Quyền

5-         Ngũ Lực

6-         Thất Giác chi

7-         Bát Chánh Đạo

 

322- Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna)

 

      V- Thế nào là Tứ Niệm Xứ ?

      Đ- Tứ Niệm Xứ là bốn đề mục tu Tuệ. Các Niệm Xứ này hướng đến phát triển quan sát, mỗi niệm xứ có một mục đích riêng. Do quán bốn đối tượng này các niệm Bất Tịnh, Khổ, Vô Thường, Vô Ngă được tăng trưởng và các Niệm Tham ái, Cầu dục lạc thường c̣n và hữu ngă được diệt trừ.

      Có Pāli chú giải:

      -“Sati eva paṭṭhānanti = Satipaṭṭhānaṃ: Niệm chủ trương pháp tương ưng chăm chú vững vàng với cảnh gọi là Niệm”.

      1/ Niệm Thân (Kāyānupassanāsatipaṭṭhāna) là cách chú tâm quan sát hành động của Thân cho thấy rơ Sắc Uẩn. Niệm Thân đây là quan sát hơi thở, quan sát bốn Oai nghi, quan sát về Tử thi v.v...

      2/ Niệm Thọ (Vedanānupassanāsatipaṭṭhāna) là chú tâm ghi nhận hay là quan sát theo các cảm Thọ: Khổ, Lạc, Ưu, Hỷ và Xả. Niệm Thọ để thấy rơ Thọ Uẩn.

      3/ Niệm Tâm (Cittānupassanaasatipat.t.haana) là quan sát theo sự sanh diệt của Tâm để thấy rơ Thức Uẩn

      4/ Niệm Pháp (Dhammānupassanāsatipaṭṭhāna) là quan sát những tư tưởng (Tư là suy tính việc tương lai; Tưởng là nhớ lại những việc quá khứ) để thấy rơ Hành Uẩn và Tưởng Uẩn.

      Hay nói một cách khác: lấy Sắc Uẩn làm cảnh để niệm, gọi là Niệm Thân, lấy Thọ Uẩn để Niệm gọi là Niệm Thọ, lấy Thức Uẩn để Niệm gọi là Niệm Tâm, lấy Hành Uẩn và Tưởng Uẩn làm cảnh để Niệm gọi là Niệm Pháp.

      Pháp bản thể của Tứ Niệm Xứ là Sở hữu Niệm.

 

323- Tứ Chánh Cần (Sammappadhānā)

 

      V- Thế nào là Tứ Chánh Cần ?

      Đ- Tứ Chánh Cần là bốn pháp siêng năng chơn chánh, cố gắng ngăn ngừa các ác xấu, tội lỗi và cố gắng trau dồi ǵn giữ Pháp Thiện hay sự tốt v.v...

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Sammā padahanti etenāti = Sammappadhānāni: Những pháp tinh tấn, cố gắng chơn chánh theo lẽ phải, sự tốt, gọi là Chánh Cần, tức là Tứ Chánh Cần”

      -“Sammadeva padhānaṃ = Sammappadhānaṃ: Sự siêng năng khéo,gọi là Chánh Cần”.

      + Chánh Cần có 4:

      1/ Thận Cần (Anuppannānaṃ pāpakānaṃ ānappādāya vāyāmo) là cố gắng làm cho pháp Bất Thiện chưa từng sanh không sanh đặng, tức là dè dặt cách ác xấu chưa làm không cho làm”.

      2/ Trừ Cần (Uppananānaṃ pāpakānaṃ pahāya vāyāmo) cách dứt trừ những tội lỗi ác xấu, đă làm không cho tái phạm.

      3/ Tu Cần (Anuppannānaṃ kusalānaṃ uppādāya vāyāmo) là trau dồi những Thiện pháp chưa sanh được sanh.

      4/ Bảo Cần (Uppannaanam. kusalaanam. bhiyyo bhaavaayavaayaamo) là tinh tấn hộ tŕ những Thiện pháp đă sanh càng tăng trưởng thêm không để hư hại.

      Bản thể pháp Tứ Chánh Cần là sở hữu Cần.

 

324- Tứ Như Ư Túc (Iddhipāda)

 

      V- Thế nào là Tứ Như Ư Túc ?

      Đ- Tứ Như Ư Túc là bốn pháp nền tảng giúp cho thành tựu các loại Đạo, Quả, Thiền và Diệu Trí (Tâm Thông).

      Như Ư (Iddhi) là sự thành tựu bằng cách đầy đủ.

      Có Pāli chú giải :

      -Ijjhanaṃ = Iddhi: Nghĩa là thành tựu bằng cách đầy đủ gọi là Như Ư. Ám chỉ Thiền, Thông, Đạo và Quả”.

      Túc (pāda) là nhờ cậy, nương tựa.

      Có Pāli chú giải :

      -“Pajjati etenāti = pādo: là một người nào nhờ pháp ấy làm nhơn đưa đến giải thoát th́ pháp ấy gọi là Túc”.

      Như Ư Túc có Pāli chú giải:

      1/ Dục Như Ư Túc (Chandiddhipāda) là sự mong muốn là nhân đưa đến đắc chứng các loại Đạo, Quả, Thiền, Thông.

      2/ Cần Như Ư Túc Viriyiddhipaada) là sự tinh tấn là nhân đưa đến chứng các loại Đạo, Quả v.v...

      3/ Tâm Như Ư Túc (Cittaddhipāda) là Tâm làm nhân đưa đến đắc chứng các loại Đạo, Quả v.v...

      4/ Thẩm Như Ư Túc (Vīmaṃsiddhipāda) là có trí tuệ làm nhân đưa đến đắc chứng các loại Đạo, Quả v.v...

      Bản thể pháp Tứ Như Ư Túc : Dục Như Ư Túc là sở hữu Dục; Cần Như Ư Túc là sở hữu Cần; Tâm Như Ư Túc là Tâm Đổng tốc Dục giới Tịnh hảo tương ưng (tức là 4 Tâm Thiện hợp trí, 4 Tâm Duy Tác dục giới hợp trí); Thẩm Như Ư Túc là sở hữu Trí tuệ.

 

325- Ngũ Quyền (Indriya)

 

      V- Thế nào là Ngũ Quyền ?

      Đ- Ngũ Quyền là những pháp có tư cách tự trị vững mạnh, có khả năng chịu đựng nổi sự lấn áp của pháp nghịch.                                                                                                                      

      + Quyền trong Giác Phần có 5 :

1-         Tín Quyền

2-         Tấn Quyền

3-         Niệm Quyền

4-         Định Quyền

5-         Tuệ Quyền

      Quyền trong “Giác Phần” chúng vừa đồng sanh, vừa quân b́nh (xem lại chi pháp Ngũ Quyền trong 22 Quyền).

      

326- Ngũ Lực (Bala)

 

      V- Thế nào là Ngũ Lực ?

      Đ- Ngũ Lực là sức mạnh vững chắc, không bị lay động đối với nghịch pháp. Có năng lực công và thủ đối với nghịch pháp. Lực trong “Giác Phần” có 5:

1-         Tín Lực

2-         Tấn Lực

3-         Niệm Lực

4-         Định Lực

5-         Tuệ Lực

      Ngũ Lực trong “Giác Phần” cũng phải đồng sanh và đồng đẳng (xem phần Cửu Lực).

 

327- Thất Giác chi (Bojjhaṅgo)

 

      V- Thế nào là Thất Giác chi ?

      Đ- Thất Giác  Chi là bảy pháp trợ giúp cho giác ngộ lư Tứ Diệu Đế, hay nói một cách khác pháp nào giúp cho tỏ ngộ Níp bàn th́ pháp ấy gọi là Giác chi .

      Có Pāli chú giải:

      -Bodhiyā aṅgo = Bojjhaṅgo: Cơ quan hợp với phần pháp làm nhơn đặng biết Thánh đế, gọi là Giác Chi”

      + Pháp trợ giúp cho Giác Ngộ có 7 :

      1/ Niệm Giác chi (Satisambojjhaṅga) là nhân trợ giúp cho tỏ ngộ Đạo, Quả và Níp bàn.

      Có Pāli chú giải:

      -“Sati eva sambojjhaṅgo = Satisambojjhaṅgo: Niệm thuộc về phe đảng tỏ ngộ Tứ đế gọi là Niệm Giác Chi”

      Nhân sanh Niệm Giác chi có 4:

       a/Chánh Niệm tỉnh giác (Satisampajjañña) thường có sự ghi nhớ biết ḿnh

       b/ Tránh người hay quên (Muṭṭhassatipuggalaparivajjanatā) và không tu tập pháp quán.

      c/ Nương người vững chánh niệm (Upaṭṭhitassatipuggalasevantaa) nên hội họp với những người chuyên tu Tứ Niệm Xứ.

     d/ Thường niệm cảnh hiện tại (Tadadhimuttatā) hằng chăm chú tự thân tâm và để ư biết kịp cảnh ngoài đang đến.

      2/ Trạch Pháp Giác Chi (Dhammavicayasambojjhan’ga) là trí tuệ quan sát phân biệt rơ pháp Thiện và Bất Thiện là nhân trợ giúp cho tỏ ngộ Đạo, Quả, Níp Bàn.

      Có Pāli chú giải:

      -“Vipassanāya bhūmi bhūte ajjhattabahiddhā dhamme vicināti upadhāretīti = Dhammavicāyo: Gọi là Trạch Pháp Giác Chi có nghĩa là gạn, lựa, lướt đến, duy tŕ những pháp phần trong và ngoài thành tựu sở quán

      a/ Ưa hỏi những sự nghi với bậc thông hiểu. (Paripucchagatā)

      b/ Thân, đồ, chỗ ở sạch sẽ (Vatthivisadakiriyā)

      c/ Pháp ngũ quyền đều nhau (Indriyasamattapaṭipādanā)

      d/ Tránh người thiếu trí tuệ (Duppaññāpuggalapārivajjanā)

      e/ T́m gặp người trí (Paññāvantapuggalasevanatā)

      f/ Ưa suy xét cảnh tuệ cao tế nhị sâu xa (Gambhirañāṇapariyapaccavekkhaṇā)

      g/ Để ư theo Trạch Pháp Giác Chi chuyên niệm Tứ oai nghi và các cảnh Danh, Sắc sanh diệt (Tadadhimuttatā)..(xem tiep trang sau)

      

 

   

 

 

 

       

 

 

    

   

     

 

 

 

 

   

 

    

 

.