280-Sắc Pháp (Rūpa)

 

      V- Thế nào là Sắc Pháp ?

      Đ- Sắc pháp là thể chất vô tri giác, hằng tiêu hoại đổi thay. Sắc pháp được chia thành 2 phần:

           1- Sắc Tứ Đại      2- Sắc Y Sinh

 

281-Sắc Tứ Đại (Mahābhūtāni)

 

      V- Thế nào là Sắc Tứ Đại ?

      Đ- Sắc Tứ Đại là sắc pháp căn bản, là nguyên lư của sắc khác; gọi là Sắc Tứ Đại, bởi các sắc này biến măn cùng khắp cơi Dục giới và sắc giới. Là sắc có bản tướng “to lớn” và “rơ ràng” nỗi bật trong tổng hợp các sinh vật và loài vô sinh vật. Không thể có một loại sắc nào có thể thiếu bốn sắc căn bản ấy, và gọi là Sắc Tứ Đại, bởi bốn sắc này hằng biến đổi khác nhau, tương phản nhau, nhưng vẫn đồng một thể chất.

      Có Pāli chú giải:

      -“Mahantāni hutvā bhutāni pātubhutānīti = Mahābhutāni: Sắc có hiện bày lớn lao rơ rệt đó gọi là Đại hiển tức là Đất-Nước-Lửa-Gió”.

      + Sắc Tứ Đại có 4 :

      1/ Đất (Paṭhavī) là vật chứa đựng, là vật làm nền tảng cho các sắc khác được tồn tại. Đất là vật có trạng thái cứng hoặc mềm.

      Có Pāli chú giải:

      -“Sahapātarūpāni pathanti paṭitthahanti etthāti = Paṭhavī: Sắc nào thành chỗ cho các sắc đồng sanh gọi là Đất”

      2/ Nước (Āpo) là vật có đặc tính giúp cho các sắc khác được phát triển thêm lên. Nước là vật có trạng thái thấm, rịn, tươm, ướt, tức là tư cách hoà tan hay nhiếp bùng cũng gọi là chảy ra và quến lại.

      Có Pāli chú giải:

      -“Sahājātarūpāni avippakiṇṇāni katvā bhuso pātirakkhatīti = Āpo: nước là phần vật chất có nhiệm vụ bảo tồn chặt các sắc đồng sanh không cho hoại tán, rời rạc nhau”.

      3/ Lửa (Tejo) là vật làm cho các sắc khác được nhu nhuyến, mềm dịu. Tướng trạng của lửa là nóng và lạnh, có đặc tính làm cho các sắc đồng sanh sẽ khô chín, không hư hoại.

      + Lửa hoạt động trong thân có 5 cách:

1-         Usmātejo  : Hơi ấm trong thân

2-         Santappanatejo : Chất nóng trong thân hơi nhiều

3-         Dahanatejo : Chất nóng trong thân quá độ

4-         Jiraṇatejo : Lửa làm cho thân già

5-         Pācakatejo : Lửa tiêu hoá vật thực.

      Có Pāli chú giải:

      -“Tejeti paripācetīti=tejo: Lửa là phần vật chất có nhiệm vụ nung chín”.

      4/ Gió (Vāyo) là sự lay động, rung chuyển, có đặc tính giúp cho các sắc pháp đồng sanh được căng thẳng ra hoặc di chuyển được.

      + Gió hoạt động trong thân có 6 cách:

          1- Uddhaṅgamavāyo         : Gió thổi lên

          2- Adhogamavāyo             : Gió thổi xuống

          3- Kucchiṭṭhavāyo             : Gió trong vùng bụng

          4- Kotthāsayavāyo             : Gió trong ruột già

          5- Aṅgamaṅgānusārīvāyo            : Gió di động khắp thân thể

          6- Assāsapassāsavāyo                  : Hơi thở ra vào

 

282-Sắc Y Đại Sinh (Upādāyarūpaṃ)

 

      V- Thế nào là Sắc Y Đại Sinh ?

      Đ- Sắc Y Đại sinh là những sắc sinh ra đặng là do nhờ nương theo Sắc Tứ Đại.

      Có Pāli chú giải:

      -“Mahābhūtānaṃ upādāya pavattaṃ rūpanti upādāyarūpaṃ: Nương nhờ vàoTứ Đại mới sanh ra đặng gọi là Sắc Y Sinh”

+ Sắc Y Sinh được phân ra 10 loại:

          1- Sắc Thần kinh                  2- Sắc Cảnh giới

          3- Sắc Trạng thái                  4- Sắc Ư Vật

          5- Sắc Mạng quyền              6- Sắc Vật thực

          7- Sắc Hư không                  8- Sắc Biểu tri

          9- Sắc Đặc biệt                    10- Sắc Tứ tướng

 

283-Sắc Thần Kinh (Pasāda rūpa)

 

      V- Thế nào là Sắc Thần kinh ?

      Đ- Sắc Thần kinh là tinh chất của Tứ đại làm cơ quan cho năm giác quan thâu bắt cảnh Ngũ. Sắc thần kinh có 5 :

      1/ Sắc Thần Kinh Nhăn (Cakkhupasāda) là tính chất Tứ đại nằm trong móng mắt, có h́nh thức như đầu con chí đực là chỗ nương nhờ của Nhăn thức; có khả năng thâu được Cảnh sắc, nguyên nhân căn bản của sắc Thần kinh Nhăn là sắc Tứ đại phát sanh từ nghiệp tham ái cảnh Sắc trong đời trước.

      Có Pāli chú giải:

      -“Cakkhuviññāṇadiṭṭhitaṃ hutvā samavisamaṃ cakkhati ācikkhataṃ viya hotīti=cakkhu: gọi là mắt v́ đó là chỗ nương của Nhăn thức. Và có bản chất là chỉ cho Nhăn thức biết đâu là cảnh tốt, cảnh xấu”.

      + Nhăn hay Mắt có 2:

      a/ Sắc nhăn (Pasādacakkhu) tức là con ngươi trong bảy lớp mạc ở giữa tṛng đen.

     b/ Hiện tượng nhăn (Sasambhāracakkhu) là tất cả bộ phận con mắt.

2/ Sắc Thần Kinh Nhĩ (Sotapasāda) là tinh chất của Tứ đại, là chỗ nương nhờ của nhĩ thức, có khả năng thâu nhập đặng Cảnh Thinh. Thần kinh nhĩ có h́nh thức như lông con cừu, nằm trong lỗ tai. Nguyên nhân căn bản của Sắc Thần kinh Nhĩ là sắc Tứ đại phát sanh từ nghiệp Tham ái cảnh Thinh trong đời trước.

      Có Pāli chú giải:

      -“Saddaṃ sunanti etenāti = Sotaṃ: Nghe tiếng đặng nhờ sắc ấy, nên sắc ấy gọi là Nhĩ tức là Thần kinh Nhĩ”

      + Nhĩ có 2 thứ:

      a/ Sắc nhĩ (Pasādasota)là tứ đại nằm trong tai đê thâu bắt cảnh thinh

      b/ Hiện tượng nhĩ (Sasambhārasota) là tất cả bộ phận tai để cho Thần kinh Nhĩ nương.

3/ Sắc Thần Kinh Tỷ (Ghānapasāda) là tinh chất Tứ đại, chỗ nương nhờ của Tỷ thức, có khả năng thu nhận được cảnh Khí. Thần kinh Tỷ có h́nh thức như móng chân con dê, nằm trong lỗ mũi. Nhân căn bản của Sắc Thần kinh Tỷ là sắc Tứ đại sanh từ nghiệp Tham ái cảnh khí trong đời trước.

      Có Pāli chú giải:

      -“Ghāyanti etenāti = Ghānaṃ: Sắc nào làm nguyên do hưởi được, sắc ấy gọi là Tỷ”

      + Tỷ có 2 thứ:

      a/ Sắc tỷ (Pasādaghāna) là chất Tứ đại trong lỗ mũi như móng chân con dê thâu bắt Cảnh Khí.

     b/ Cụ thể tỷ (sasambhāraghāna) là cả bộ phận hiện tượng lỗ mũi để cho Tỷ nương.

4/ Sắc Thần Kinh Thiệt (Pasādajīvhā) là tính chất của Tứ đại có h́nh thức như đầu lông con nhím, nằm trong lưỡi. Thần kinh Thiệt là chỗ nương của  Thiệt thức. Có khả năng thâu nhận cảnh Vị. Nguyên nhân căn bản của sắc Thần kinh Thiệt tức là sắc Tứ đại phát sanh từ nghiệp Tham ái cảnh vị trong đời trước.

      Có Pāli chú giải:

      -“Sāyanatathena = Jīvhā: có thể nếm vị đặng gọi là Thiệt”.

      + thiệt có 2 thứ :

      a/ Sắc thiệt (pasādajīvhā) Sắc Thần kinh thiệt

     b/ Cụ thể lưỡi (Sasambhārajīvhā) là h́nh thể cái lưỡi.

5/ Sắc Thần Kinh Thân (Pasādakāya) là tinh chất của Tứ đại không có h́nh thức riêng biệt và cũng không có vị trí nhất định. Thần kinh Thân là chỗ nương của Thân thức, có khả năng thâu nhận Cảnh Xúc. Nguyên nhân căn bản của sắc Thần kinh Thân là sắc Tứ đại phát sanh từ nghiệp Tham ái cảnh Xúc trong đời trước.

      Có Pāli chú giải:

      -“Kucchitānaṃ āyoti = Kāyo: chứa vật bất tịnh là Thân”

      + Thân có 2 thứ :

      a/ Sắc thân (Pasādakāya) Sắc Thần kinh Thân

     b/ Cụ thể thân (Sasambhārakāya) tức là bộ phận thân thể.

 

284-Sắc Cảnh Giới (Gocararūpaṃ

 

      V- Thế nào là Sắc cảnh Giới ?

      Đ- Sắc cảnh Giới là đối tượng của sắc Thần kinh, là sở tri của Ngũ song thức.

      Có Pāli chú giải:

      -“Gāvo caranti etthāti = Gocaraṃ: nơi du hành của Căn (Quyền) như thế gọi là sắc Cảnh.”

      Sắc Cảnh Giới có 5 nhưng có 4 thứ được kể riêng biệt là Cảnh Sắc, Cảnh Thinh, Cảnh Khí, Cảnh Vị, C̣n Cảnh Xúc là Đất, Lửa, Gió nên nói riêng.

     1/ Sắc Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa) là đối tượng của Thần kinh Nhăn, là sở tri của Nhăn thức; Cảnh Sắc là tất cả h́nh sắc, vật ǵ mắt thấy được th́ vật đó là cảnh sắc.

      Có Pāli chú giải:

      -“Rūpayato hadayaṅgatabhavaṃ pakāsetīti = Rūpaṃ: Sắc nào làm cho tính cảm được biểu lộ qua ánh mắt th́ đó là Cảnh Sắc vậy”.

      2/ Sắc Cảnh Thinh (Saddārammaṇa) là đối tượng của Thần kinh Nhĩ, là sở tri của Nhĩ thức. Cảnh Thinh là tất cả tiếng, vật nào mà Tâm Nhĩ thức biết đặng th́ vật ấy là Cảnh Thinh.

      Có Pāli chú giải:

      -“Sappati sotaviññeyyabhāvaṃ gacchatīti = Saddā :Cái nào có bản chất làm cho Nhĩ thức biết được, cái đó là Cảnh Thinh”

      3/ Sắc Cảnh Khí (Gandhārammaṇa) là đối tượng của Thần Kinh Tỷ, là sở tri của Tỷ thức. Cảnh Khí là tất cả mùi, vật nào bị Tâm Tỷ thức biết đặng th́ vật ấy là Cảnh Khí.

      Có Pāli chú giải:

      -“Gandhayati attano vatthuṃ sucetīti= Gandho: cái ǵ tự chỉ điểm cho ḿnh nương tựa cách bốc hơi, cái đó gọi Mùi vậy”

      4/ Sắc Cảnh Vị (Rasārammaṇa) là đối tượng của Thần Kinh Thiệt, là tất cả vị cay đắng v.v... Vật nào tâm Thiệt thức biết đặng th́ vật ấy là Cảnh Vị.

      Có Pāli chú giải:

      -“Rasīyati assādīyatīti = Raso: Cái ǵ cần phải được nếm, thưởng thức bằng Thiệt thức, th́ cái đó gọi là Vị”

      C̣n Cảnh Xúc là đối tượng của Thần kinh Thân, là sở tri của Thân thức. Cảnh Xúc là vật bị đụng chạm, tức là Đất, Lửa, Gió. Vật nào bi Thân thức biết đặng th́ vật ấy là Cảnh Xúc.

 

285- Sắc Tính (Bhāvarūpaṃ)

     

      V- Thế nào là Sắc Tính ?

      Đ- Sắc Tính là biểu hiện tướng Nam hoặc tướng Nữ.

      Có Pāli chú giải:

      -“Bhavanti siṅgādīni pātubhavanti etthāti = Bhāvo: Sắc mà tŕnh bày hiện tượng như tư cách, nhất là căn v.v... gọi là sắc tính”

      + Sắc Tính có 2 thứ :

      1/ Sắc Nam Tính (Purisabhāvarūpa) là sắc hiện bày ra tư cách của Nam nhân, giống đực. Có trạng thái như hùng dũng, tướng thô kệch, dáng cứng cỏi.

      Có Pāli chú giải:

      -“Pumassa bhāvo pumabhāvo: sắc nào làm tiêu chuẩn khẳng định Nam tính th́ sắc đó được gọi là Sắc Nam giới tính”

      2/ Sắc Nữ Tính (itthībhāvarūpa) là trang thái hiện bày của Nữ nhân, giống cái. Có tư cách như: tính ôn hoà, tướng dịu dàng, yểu điệu, dáng yếu ớt.

      Có Pāli chú giải:

      -“Itthībhāvarūpa itthībhāvo: Sắc nào khẳng định Nữ tính, th́ sắc đó được gọi là Sắc Nữ giới tính”.

     

286- Sắc Ư Vật (Hadayavatthu)

 

      V- Thế nào là Sắc Ư Vật ?

      Đ- Sắc Ư Vật là sắc nghiệp nương trong trái tim, tâm trung yếu điểm cho ư thức nương tựa, theo truyền thuyết th́ một số máu trong tim là sắc Ư Vật.

      Có Pāli chú giải :

      -“Hadanti sattā taṃ taṃ atthaṃ vā anatthaṃ vā pūrenti etenāti Hadayaṃ: Tất cả chúng sanh nhờ vào sắc nào để tạo điều kiện hữu ích, vô ích. Sắc ấy chính Ư Vật”.

      + Sắc Ư Vật có 2 phần:

      a/ Maṃsahadayarūpa: Nhục đoàn tâm là trái tim, h́nh thức tương tợ như bông sen búp.

      b/ Vatthuhadayarūpa: Bản sắc tim là một loại sắc Nghiệp (Kammajarūpa) nằm trong trái tim, mà sắc Ư vật ở đây muốn nói chính loại sắc này. Vị trí của sắc Ư Vật là một tiềm huyệt trong tim. Ở đấy có chứa một lưu lượng máu nhiều bằng một ḷng bàn tay Đó chính là chỗ nương của Ư giới và Ư Thức Giới.

 

287- Sắc Mạng Quyền (Jīvitindriyaṃ)

      V- Thế nào là Sắc Mạng Quyền ?

      Đ- Sắc Mạng Quyền là sắc có khả năng bảo tồn các sắc nghiệp đồng sanh được tồn tại.

      Có Pāli chú giải:

      -“Jīvanti sahajāta dhammā etenāti = Jīvitaṃ: sắc nghiệp đồng sanh nhờ sắc nào đặng c̣n, sắc ấy gọi là Mạng Quyền”.

 

288- Sắc Vật Thực (Āhārarūpaṃ)

 

      V- Thế nào là Sắc Vật Thực ?

      Đ- Sắc Vật thực là chất dinh dưỡng có đặc tính nuôi dưỡng sắc pháp được phát triển thêm, lớn mạnh thêm.

      Có Pāli chú giải:

      -“Āhāriyatīti = Āhāro: Những chất bổ làm cho (Sắc) trong thân tiến hoá thêm gọi là Vật thực”.

      + Sắc Vật Thực có 2 :

      a/ Vật thực ngoại (Bahiddhāhāra) là chất bổ thêm vào cơ thể.

      b/ Vật thực nội (Ojā attāhāra) là cơ quan tự dinh dưỡng của mỗi bọn sắc tức là sự c̣n của tất cả sắc”.

    

289- Sắc Hư Không (Paricchedarūpaṃ)

 

      V- Thế nào là Sắc Hư Không ?

      Đ- Sắc Hư Không là khoảng giũa của các sắc pháp. Chẳng phải có một thứ sắc Hư không riêng biệt mà chính v́ khoảng giữa, tức ranh giới phân chia giữa các Bọn sắc nên gọi là Sắc Hư Không.

      Có 4 thứ hư không:

      a/ Ajaṭākāsa: khoảng thinh không thiên nhiên vủa vũ trụ, dưới th́ kể là từ lớp đất, nước của địa cầu trở xuống, trên th́ tính từ cơi Vô sắc trở lên.

      b/ Paricchennākāsa: những khoảng trống hạn hẹp thông thường như nhà cửa, lỗ tai, lỗ mũi, hầm hố.

      c/ Kasiṇugghātimākāsa: Đề mục hư không trong án xứ Thiền chỉ.

      d/ Paricchedākāsa: khoảng cách giữa các phân tử vật chất hay các bọn sắc.

      Đây là loại hư không hẹp nhất mà có mặt trong ba loại kia nghĩa là trong mỗi cái kia đều có thứ hư không này.

      Bất cứ vật chất nào cũng đều cần phải có một khoảng không gian cho riêng ḿnh để khẳng định vị trí, h́nh dáng ở đây, đối với sắc cũng thế, mỗi loại sắc cũng đ̣i hỏi phải có một không gian riêng, mà khoảng cách giữa khoảng cách của các bọn sắc được gọi là Sắc Giao giới hay hư không vậy. Nhờ có nó, giới tuyến của các Bọn sắc được phân định rơ ràng và khi tu Thiền quán đến Udayabbayañāṇa với bhaṅgañāṇa có xét về sự sanh diệt của sắc pháp cũng dễ, bởi hành giả chỉ việc y cứ vào Sắc Giao giới mà thẫm nghiệm

 

290- Sắc Biểu Tri (Viññattirūpa)

 

      V- Thế nào là Sắc Biểu Tri ?

      Đ- Sắc Biểu Tri là sắc hiện bày nơi Thân hoặc Khẩu để trong khi thấy hoặc nghe v.v... mà hiểu biết đặng.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Adhippāyaṃ viññāpetīti=Viññatti: Sắc nào biểu lộ được ư muốn của người th́ sắc ấy là Sắc Biểu tri”.

      + Sắc Biểu Tri có 2 thứ :

      1/ Sắc Thân Biểu Tri (Kāyaviññatti) là cách nêu bày Thân để tỏ lộ ư ḿnh muốn nói và kẻ khác trông thấy biết được. Tướng trạng của sắc Thân Biểu Tri là cách bày tỏ bằng thân cử động như múa tay ra dấu v.v...

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Kāyavikāro kāyaviññatti nāma: nghĩa là thân nêu bày để dễ hiểu với nhau gọi là Thân Biểu Tri, như là ngoắc tay, gật đầu.v.v...”

      -“Kāyena viññatti=Kāyaviññatti: Cách đặc biệt làm cho hiểu ư bằng thân hành động, gọi là Thân Biểu Tri”

      + Thân Biểu Tri có 2 cách:

      a/ Thân biểu thông tri (Bodhanakāyaviññatti) là những hành động nơi thân nêu bày có ư nghĩa tỏ hiểu.

      b/ Thân biểu hành vi (Pavattanakaayaviññatti) là thân hành động hiện tượng bằng cách hành vi như tập thể dục hoặc đưa tay ra vào làm công việc v.v.... chứ không có ư nghĩa chỉ để tỏ hiểu, những cách này không gọi là Thân Biểu tri.

      Sắc Thân Biểu Tri tức là Thân Biểu Thông Tri.

      2/ Sắc Khẩu Biểu Tri (Vacīvikāro vacīviññatti) là cách bày tỏ bằng miệng, tiếng nói, tiếng cười v.v...

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Vacīvikāro vacīviññatti  nāma: nghĩa là nêu bày bằng miệng để tỏ hiểu gọi là Khẩu Biểu Tri”

      -“Vaciyā viññatti: cách đặc biệt làm cho hiểu ư bằng lối nói gọi là Khẩu Biểu Tri”

      + Khẩu Biểu Tri có 2:

      a/ Khẩu thông tri (Bodhanavaciiviññatti) là miệng phát ra nêu bày có ư nghĩa để tỏ hiểu như là: kêu, dạ v.v...

      b/ Khẩu nêu bày hành vi (Pavattanavacīviññatti) là hành vi bằng miệng không có tŕnh bày ư nghĩa chi như là miệng ngáp hoặc nhai v.v...

 

291- Sắc Đặc Biệt (Vikārarūpaṃ)

 

      V- Thế nào là Sắc Đặc Biệt ?

      Đ- Sắc Đặc Biệt là những sắc có tính cách thù thắng, dễ sử dụng. Tuy là gọi sắc Đặc Biệt nhưng kỳ thật đó không phải là loại sắc nào hết mà chỉ là những chi tiết khía cạnh riêng của sắc thành tựu.

      Có Pāli chú giải

      -“Viseso ākāro = Vikāro: Cách đặc biệt của sắc thành tựu gọi là Sắc Đặc Biệt”

      Sắc Đặc Biệt chỉ có đối với loài sinh vật (jīvita) thôi. Ba thứ Sắc Đặc Biệt luôn đi chung với nhau và nhờ chúng hai sắc Biểu Tri mới hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, bằng không th́ rất vụng về, thô thiển.

      + Sắc Đặc Biệt có  3:

      1/ Sắc Khinh (Rūpalahutā) là sắc có trạng thái nhẹ nhàng, không có sự nặng nề.

      Có Pāli chú giải:

      -“Lahunobhāvo = lahutā: Sự nhẹ nhàng là Khinh”.

      -“Rūpassa lahutā=Rūpalahutā: Cách nhẹ của sắc thành tựu gọi là sắc nhẹ hay khinh.

      2/ Sắc Nhu (Mudutārūpa) là sắc mềm dịu, không thô cứng.

      Có Pāli chú giải:

      -“Muduno bhāvo = mudutā: cách mềm mại của sắc gọi là sắc nhu”

      -“Rūpassa mudutā = Rūpamudutā: cách mềm của sắc thành tựu gọi là Sắc Nhu”

      3/ Sắc Thích Nghiệp (Ruupakamman~n~ataa) là vừa làm việc không dư cũng không thiếu.

      Có Pāli chú giải:

      -“Kammaññassa bhāvo = Kammaññatā: thích hợp với cách làm việc gọi là vừa làm việc”.

      -“Rūpassa kammaññatā = Rūpakammaññatā : Cách vừa làm việc của sắc thành tựu gọi là sắc vừa làm việc”

    

292- Sắc Tứ Tướng (Lakkhaṇarūpaṃ)

 

      V- Thế nào là Sắc Tứ Tướng ?

      Đ- Sắc Tứ Tướng là sắc có tướng trạng riêng biệt theo thời gian, tức là sắc từ lúc sinh khởi đến tồn tại và cuối cùng là hoại diệt.

      Có Pāli chú giải:

      -“Lakkhīyanti vinicchīyanti dhammā ime saṅkhatāti etenāti lakkhaṇaṃ: Các bậc hiền trí dựa vào sắc nào để khẳng định hữu vi tánh, sắc ấy là Sắc Tứ Tướng”

      V́ mỗi thời gian có tướng trạng khác nhau nên phân 4 thứ :

      1/ Sắc Sinh (Upacāya) là Sắc pháp vừa sanh khởi tức là sắc sơ sanh, mới sanh (từ chỗ không mà có gọi là Sinh).

      Có Pāli chú giải:

      -“Ādito uparito ca cayoti upacāyo: giai đoạn sắc thành tựu khởi sanh gọi là sắc sanh”

      2/ Sắc Tiến (Santatirūpa) là sắc được phát triển tăng thêm.

      Có Pāli chú giải:

      -“Saṃ punappunaṃ tati santati: Sự hiện khởi liên tục của các sắc thành tựu được gọi là Santati”

       3/ Sắc Dị (jararūpa) là khi bốn sắc thực tính (Catujanipphannarūpa) Sắc Nghiệp, SắcTâm, Sắc Âm dương và Sắc Vật thực đă sanh khởi đời sống kéo dài được 51 sát na tiểu. Sát na đầu tiên là sát na sanh, sát na thứ 51 được gọi là sát na Diệt, c̣n sát na giữa gồm 49 cái sát na Trụ. Chính 49 sát na này là Jaratā tức là giai đoạn cằn cỗi của Sắc pháp, bởi v́ khoảng này các sắc đă có dấu hiệu biến suy tàn rụi.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Jarānam, bhāvo = Jaratā:: Bản chất cằn cỗi của sắc thành tựu được gọi là Lăo”

      -“Saranaakaaroyarataa naama: Sự tiêu ṃn thối hoá của Sắc pháp nên gọi là sắc Dị”

      + Già Lăo có 2 :

      a/ Paṭicchannnajarā: Tiềm Lăo

      b/ Pākatajarā: Hiển Lăo

      4/ Sắc diệt  (Aniccatā) là cách tiêu hoại của Sắc pháp (từ chỗ có trở thành không là Diệt).

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Aniccānaṃ bhāvo aniccatā:bản chất biến hoại của sắc thành tựu là sắc Vô Thường”

      -“Tassa bhāvo = Aniccatā : Cách đang diệt của Sắc gọi là sắc Diệt (Aniccatārūpa)

 

293- Sắc Nghiệp (Kammaja)

 

      V- Thế nào là Sắc Nghiệp ?

      Đ- Sắc Nghiệp là Sắc do Sở hữu Tư tạo thành có thể là sắc Nghiệp Thiện hoặc sắc Nghiệp Bất Thiện. Sắc Nghiệp tức là sắc do Nghiệp tạo có 18 thứ: 8 sắc Bất Ly, 5 sắc Thần kinh, 2 Sắc Tính, Sắc Ư Vật, Sắc Mạng Quyền và Sắc Hư Không.

      Sắc Nghiệp chia thành từng đoàn th́ có 9:

      1/ Đoàn Nhăn (Cakkhudasakakalāpa) tức là Bọn Nhăn vật. có 10 sắc đồng sanh; sắc Nhăn vật, sắc Mạng quyền và 8 sắc Bất Ly (đất, nước, lửa, gió, cảnh sắc, cảnh Khí, cảnh Vị và sắc Vật thực).

      2/ Đoàn Nhĩ (Sotadasakakalāpa) tức là Bọn Nhĩ vật. Có 10 thứ: Thần kinh Nhĩ, Sắc Mạng quyền và 8 sắc Bất Ly.

      3/ Đoàn Tỷ (Ghaanadasakakalāpa) là Bọn sắc Tỷ vật. Có 10 thứ: sắc Thần Kinh Tỷ, Sắc Mạng quyền và 8 sắc Bất ly.

      4/ Đoàn Thiệt (Jīvhādasakakalāpa) là Bọn sắc Thiệt vật. Có 10 thứ: sắc Thần kinh Thiệt, sắc Mạng quyền và 8 sắc Bất Ly.

      5/ Đoàn Thân (Kāyadasakakalāpa) là Bọn sắc Thân Vật. có 10 thứ: Sắc Thần kinh Thân, sắc Mạng quyền và 8 sắc Bất Ly.

      6/ Đoàn Tâm (Vatthudasakakalāpa) là Bọn sắc Ư Vật. có 10 thứ: sắc Ư vật, sắc Mạng quyền và 8 sắc Bất Ly.

      7/ Đoàn Nam Tính (Purisabhāvadasakakalaapa) là Bọn sắc Trạng thái Nam. Có 10 thứ: Trạng Thái Nam. Mạng quyền và 8 sắc Bất Ly.

      8/ Đoàn Nữ Tính (Itthibhāvadasakakalaapa) là Bọn sắc Trạng thái Nữ. Có 10 thứ: Sắc Trạng thái Nữ, Mạng quyền và 8 sắc Bất ly.

      9/ Đoàn Mạng Quyền(Jīvitanavakakalāpa) có 9: 8 sắc Bất ly và Sắc Mạng quyền.

 

294- Sắc Tâm (Cittaja)

 

      V- Thế nào là Sắc Tâm ?

      Đ- Sắc Tâm là do Tâm tạo để sai khiến sự hành động như đi, đứng, nằm, ngồi, cười, nói v.v...

      + Sắc do Tâm tạo có 6 đoàn:

      1/ Đoàn Bát Thuần tức là 8 sắc Bất Ly (đất, nước, lửa, gió, sắc, khí, vị và vật thực).

      2/ Đoàn Thân Biểu Tri  có 9 sắc là Sắc Thân Biểu Tri và 8 sắc Bất Ly.

      3/ Đoàn Khẩu Thinh Biểu Tri  có 10 sắc là Sắc Cảnh Thinh, sắc Khẩu Biểu Tri và 8 sắc Bất Ly.

      4/ Đoàn Đặc Biệt có 11 sắc là sắc Thân Biểu Tri, 3 Sắc Đặc Biệt và 8 sắc Bất Ly.

      5/ Đoàn Thân Đặc Biệt có 12 sắc là 3 sắc Đặc Biệt và 8 sắc Bất Ly.

      6/ Đoàn Khẩu Thinh Đặc Biệt có 13 sắc là Săc1 thinh, Sắc Biểu Tri, 3 sắc Đặc Biệt và 8 Sắc Bất Ly.

 

295- Sắc Âm Dương (Utusamuṭṭhāna)

 

      V-Thế nào là Sắc Âm Dương ?

      Đ- Sắc Âm Dương là sắc do thời tiết nóng lạnh tạo ra. Có 4 đoàn.

      1/ Đoàn Bát Thuần là 8 sắc Bất Ly

      2/ Đoàn Thinh  có 9 sắc là sắc cảnh Thinh và 8 Sắc Bất Ly.

      3/ Đoàn Đặc Biệt có 11 sắc là 3 Sắc Đặc Biệt và 8 sắc Bất Ly.

      4/ Đoàn Thinh Đặc Biệt  có 12 sắc là sắc cảnh thinh, 3 Sắc Đặc Biệt và 8 sắc Bất Ly.

 

296- Sắc Vật Thực (Ojāsaṅkhāto)

      V- Thế nào là Sắc Vật Thực ?

      Đ- Sắc Vật Thực là chất dinh dưỡng có 2 đoàn:

      1/ Đoàn Bát Thuần

      2/ Đoàn Đặc Biệt  có 11 sắc: 3 Sắc Đặc Biệt và 8 sắc Bất Ly.

 

297- Đoàn Sắc Tục Sinh

 

      V- Thế nào là Sắc Tục Sinh ?

      Đ- Sắc Tục Sinh là sắc pháp sinh ra trong lúc tái sinh.

      a/ Cơi Dục giới Hoá sanh và Thấp sanh: Tục sinh đặng 7 đoàn:

1)         Đoàn Nhăn

2)         Đoàn Nhĩ

3)         Đoàn Tỷ

4)         Đoàn Thiệt

5)         Đoàn Thân

6)         Đoàn Tâm

7)         Đoàn Tục sinh.

      b/ Cơi Dục giới Thai sanh và Noăn sanh: Tục sinh đặng 3 đoàn:

1)         Đoàn Thân

2)         Đoàn Tâm

3)         Đoàn sắc Tính

      c/ Cơi Sắc giới Vô Tưởng Tục sinh: chỉ có 1 đoàn là đoàn Mạng quyền.

 

298- Sắc B́nh Nhật

 

      V- Thế nào là Sắc B́nh Nhật ?

      Đ- Sắc B́nh nhật là Sắc pháp hằng ngày trong đời sống tức là không phải lúc Tục sinh và Tử.

      a/ Cơi Dục giới lúc B́nh nhật  có đủ 28 sắc pháp

      b/ Cơi Sắc giới lúc B́nh nhật có 24 thứ sắc pháp (trừ Tỷ, Thiệt, Thân và sắc Trạng thái).

     c/ Cơi Sắc giới Vô tưởng lúc B́nh nhật có 17 sắc pháp (trừ 5 sắc Thần kinh, sắc Ư quyền, 2 sắc Trạng thái, sắc Biểu Tri và sắc Thinh)

 

299- Sắc Tâm Hành Động

 

      V- Thế nào là Sắc Tâm Hành Động ?

      Đ- Sắc Tâm Hành Động là Sắc Pháp được hiện bày hay chuyển động do Tâm sai khiến.

      Trong 28 Sắc Pháp, Tâm tạo được 15 thứ sắc là 8 Bất Ly, sắc Thinh, sắc Hư không, 2 sắc Biểu Tri và 3 sắc Đặc Biệt.

      Trong 121 thứ Tâm có 107 Tâm tạo đặng sắc Pháp. C̣n 14 Tâm không tạo đặng là Ngũ song thức và 4 Quả Vô Sắc.

      Sắc Tâm Hành Động có 7 cách

1-         Cách B́nh thường

2-         Cách Cười

3-         Cách Khóc

4-         Cách Nói

5-         Cách Tiểu Oai nghi

6-         Cách Đại Oai nghi

7-         Cách Kềm vững 3 đại oai nghi (trừ đi)

      + Cách Cười, khóc, Nói có 14 thứ sắc: 8 sắc Bất Ly, sắc Thinh, sắc Hư không, sắc Khẩu Biểu Tri và 3 sắc Đặc Biệt.

      + Cách B́nh thường chỉ có 15 thứ sắc là trừ 2 sắc Biểu Tri.

      Tâm khiến việc Khóc có 2 thứ Tâm là 2 Tâm Sân; 2 Tâm Sân có thể sai khiến được 6 cách trừ cách cười.

      Tâm sai khiến việc Cười có 13 thứ là 4 Tâm Tham thọ hỷ, Tâm Vi Tiếu và 8 Tâm Đổng tốc Dục giới thọ hỷ.

      Tâm sai khiến cách nói có 32 thứ: 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Khán Ư Môn, Tâm Vi Tiếu, 2 Tâm Diệu Trí và 16 Tâm Đổng tốc Dục giới Tịnh Hảo, 32 Tâm này cũng sai khiến được 2 cách Tiểu oai nghi và Đại oai nghi.

      88 Tâm kềm vững oai nghi (trừ đi): 87 Tâm Đổng tốc và Tâm Khán Ư Môn.

      Tâm sai khiến cách B́nh thường có 19 thứ là 3 Tâm Ư giới, 3 Tâm Quan sát, 8 Tâm Quả Dục giới hữu nhân và Tâm Quả Sắc giới.

      26 hoặc 58 Tâm thiền Đổng tốc sai khiến cách b́nh thường và kềm vững 3 đại oai nghi.

      12 Tâm Đổng tốc Dục giới thọ xả, Khán Ư Môn và tâm Diệu Trí sai khiến 5 cách (trừ Khóc và cười)

      13 Tâm Đổng tốc Dục giới thọ hỷ sai khiến 6 cách (trừ khóc).

 

300- Lộ Sắc

 

      V- Thế nào là Lộ Sắc ?

      Đ- Lộ Sắc là ḍng tiến tŕnh của Sắc Pháp luôn luôn sanh diệt như Tâm Pháp, nhưng chậm hơn Tâm Pháp 17 lần. Tuỳ theo trường hợp nên ḍng tiến tŕnh của Sắc Pháp được phân loại như sau:

      1/ Lúc Tục Sinh  chỉ có 3 bọn sắc đồng sanh :

          a/ Bọn Thần kinh Thân

         b/ Bọn Sắc Tính (Nữ hoặc Nam)

        c/ Bọn Ư Vật

      Ba bọn sắc này đồng sanh một lượt trong lúc tái sanh, khởi đầu sắc Tục sinh mỗi thứ có một bọn, đồng sanh ba thứ, nên khởi đầu có ba bọn (Thần kinh Thân, Sắc Tính, Ư Vật). Và trải qua mỗi sát na tiểu mỗi thứ tăng thêm một bọn, như vậy, một sát na đại mỗi thứ tăng thêm ba bọn và trải qua 17 sát na mỗi thứ tăng đến 51 bọn mới b́nh số.

      Sắc Tục sinh khởi lên sẽ có sắc Âm dương phụ trợ và sắc Tâm cũng sanh khởi theo. Nhưng sắc nghiệp sanh trước c̣n sắc Âm Dương sanh sau, sắc Nghiệp và sắc Tâm lại sanh sau sắc Âm Dương. Chúng ta nên biết sắc nào sanh sau th́ b́nh số sau.

      2/ Sau khi thụ thai một tuần lễ th́ sắc Mạng quyền (Sắc Mạng quyền thuộc về sắc Nghiệp) bắt đầu sanh khởi.

      Cũng mỗi sát na tiểu tăng thêm một bọn nên khi ḍng tiến tŕnh của sắc pháp phải trải qua 17 sát na đại, sắc Mạng quyền sanh được 51 bọn mới b́nh số. Như vậy sau khi thụ thai một tuần th́ sắc Nghiệp đă có 4 thứ: Sắc Thần kinh Thân, Sắc Trang thái, sắc Ư Vật và sắc Mạng quyền và được 204 bọn.

      3/ Sau khi thụ thai hai tuần (Nguyên bản nói tuần lễ thứ hai, tức là từ ngày thứ bảy đến ngáy thứ 14) th́ sắc Vật thực cũng tăng theo thời gian tức là mỗi sát na tiểu sanh thêm một bọn nên sau tiến tŕnh của Tâm Pháp (17 sát na đại, 51 sát na tiểu được 51 bọn mới b́nh số).

      4/ Tính từ lúc thụ thai đến tuần lễ  thứ một th́ sắc nghiệp tăng thêm 4 thứ sắc Thần kinh: Nhăn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt tăng thêm 4 thứ sắc này cũng đồng sanh và tăng trưởng theo thứ lớp của thời gian như các sắc nghiệp trước. Nên khi diễn tiến qua 17 sát na đại, 4 thứ sắc này cộng chung 4 thứ th́ được 204 bọn và cộng với 4 sắc nghiệp đă sanh nên có đến 408 bọn.

      5/ Từ khi có đủ 5 sắc thần kinh th́ Ngũ song thức có thể sanh bất cứ lúc nào, nhưng Ngũ song thức phát sanh th́ sắc Tâm bớt đi một bọn, bởi Ngũ song thức không sanh đặng sắc Tâm.

      6/ Nói về người nhập thiền diệt, sau hai sát na Thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, sắc Tâm bắt đầu giảm bớt từ bọn, trải qua 17 sát na Tâm hoàn toàn dứt tuyệt không c̣n dư sót bọn nào.

      7/ Nói về sắc Tâm bắt đầu sanh trưởng khi xả Thiền diệt, Lúc xả Thiền diệt th́ Tâm Quả khởi lên; nếu vị nhập Thiền diệt là A Na Hàm th́ Tâm Quả A Na Hàm khởi lên; nếu A La Hán th́ Tâm Quả A La Hán khở lên. Ngay từ Tâm Quả trở đi mỗi một sát na đại sắc Tâm thêm một bọn nên trải qua 17 sát na tâm có đủ 17 bọn.

      8/ Nói về người Tử Ngũ Môn th́ sắc Tâm bắt đầu thiếu một bọn, khi Ngũ song thức phát sanh đó là niêm luật thường lệ, c̣n sắc tâm Diệt v́ sự chết th́ bắt đầu diệt từ lúc hết sắc Nghiệp, tức là sau khi sắc Nghiệp chấm dứt phải trải qua 16 sát na đại,sắc Tâm mới diệt hoàn toàn.

      Sắc Nghiệp bắt đầu diệt mỗi một sát na đại, 8 thứ sắc Nghiệp mỗi thứ giảm bớt một bọn, nên sau khi 17 sát na đại th́ 408 bọn của sắc Nghiệp đều chấm dứt.

      9/ Nói về sự diệt của Sắc Tâm  đối với người Tử Ư môn. người Tử Ư môn sắc Nghiệp cũng diệt giống trường hợp người Tử Ư Môn. Nhưng chỉ khác là người tử bằng Ư Môn. Sắc Tâm không bị giảm trước một bọn và chỉ bắt đầu diệt từ lúc sắc Nghiệp chấm dứt trở về sau 17 sát na th́ sắc Tâm cũng chấm dứt hoàn toàn.

 

301- Níp Bàn (Nibbāna)

 

      V- Thế nào là Níp Bàn ?

      Đ- Níp Bàn là trạng thái an vui tuyệt đối, chấm dứt sanh tử luân hồi, đoạn tuyệt tất cả Thuỵ miên phiền năo. Nói tóm lại Níp Bàn là cái ǵ không c̣n sanh diệt, chính trạng thái không có sanh diệt mà chư Phật gọi là Níp Bàn.

-           Trạng thái vắng lặng là tướng mạo của Níp Bàn.

-           Không thay đổi là phận sự của Níp Bàn

-           Không có hiện tượng chi cả là thành quả của Níp Bàn.

      Níp Bàn nếu nói có 2 là Hữu  dư Níp Bàn và Vô dư Níp Bàn.

      Hữu dư Níp Bàn tức là vị A La Hán đă sát tuyệt Phiền năo nhưng ngũ uẩn c̣n dư sót (vị A La Hán c̣n sống).

      Vô dư Níp Bàn  chỉ là trạng thái sau khi chết của vị A La Hán tức là phiền năo và Ngũ uẩn đều diệt tận.

      + Có chỗ gọi là Níp Bàn có 3 thứ:

         1/ Chơn Không Níp Bàn

         2/ Vô Tướng Níp Bàn

         3/ Vô Trước Níp Bàn

-           Chơn Không Níp Bàn là do vị hành giả quán pháp vô Ngă mà đắc chứng Níp bàn. Khi chứng ngộ Níp Bàn không c̣n thấy về quan niệm Vô Ngă mà thật sự là vắng lặng hoàn toàn nên gọi là Chơn  Không Níp Bàn.

-           Vô Tướng Níp Bàn là do hành giả quán về Pháp Vô Thường chứng ngộ Níp Bàn rồi th́ không c̣n thấy sự Vô Thường thay đổi nữa nên gọi  Vô Tướng Níp Bàn,

-           Vô Trước Níp Bàn là đối với hành giả quán về pháp Khổ Năo mà đắc chứng Níp Bàn. Nhưng khi chứng ngộ Níp bàn không c̣n thấy trạng thái khổ đau nữa; do không c̣n thấy sự khổ đau nên không c̣n ḷng tham ái mong muốn, t́m cầu một cảnh giới khác, do đó nên gọi là Vô Trước Níp Bàn (vắng lặng ḷng tham ái).

      + Níp Bàn c̣n phân làm 3 thứ nữa:

         1/ Phiền năo Níp bàn (diệt tận phiền năo)

         2/ Ngũ Uẩn Níp bàn (diệt tận 5 uẩn)

         3/ Xá Lợi Níp Bàn (xá lợi tiêu mất)

      Đức Thích Ca khi đắc chứng quả Phật Toàn Giác dưới cội Bồ Đề khi ấy gọi là “phiền năo Níp bàn”; 45 năm sau Ngài Viên tịch giữa hai cội cây Sala song long thọ gọi là “ngũ uẩn Níp bàn” và đến khi đủ năm ngàn năm (kể từ Phật lịch) th́ tất cả Xá lợi dù ở trên cơi trời hay ở dưới thuỷ điện Long Vương và tất cả Xá lợi rải rác trên thế giới đều gom lại tại Bồ Đề đạo tràng, sau bảy ngày hoá thân thuyết pháp th́ những xá lợi ấy tự nhiên tiêu mất th́ gọi là “Xá Lợi Níp Bàn”

      Có những câu Pāli  chú giải:

      -“Vānati nikkhantanti = nibbānaṃ : Những pháp nào xa ĺa ái mà nhân ràng buộc các kiếp sống, những pháp xa ĺa như thế gọi là Níp Bàn .

      -“Nibbāyanti sabbe vattadukkhasantāpā etasmiṃ = bibbānaṃ: Khổ luân hồi và các sự nóng nảy sôi nổi không có, gọi là Níp Bàn”.

      -“ Ariyajanā etasminti = Nibbānaṃ: Chư Thánh xuất thế gian sau khi Ngũ uẩn Níp Bàn không c̣n Tục sinh nữa, diệt tắt dứt tuyệt sanh tử, gọi là níp Bàn tức là Vô Dư Níp bàn”.

      Nói tóm lại: Níp Bàn dù có phân ra nhiều thứ, giải nhiều cách nhưng tựu trung vẫn mang một ư nghĩa hoàn toàn vắng lặng nên Tàu dịch là Viên tịch..(xem tietp trang sau)