259-Phi Lộ Tổng Hợp

 

      V- Thế nào là phi Lộ Tổng hợp ?

      Đ- Phi Lộ Tổng Hợp là nói đến những pháp thoát ly Lộ tŕnh tâm. Các pháp Phi lộ gồm có 3:

                                        1/- Người      2/- Cơi         3/- Nghiệp.

 

260-Chia Người (Puggala bheda)

 

      V- Thế nào là Người ?

      Đ- Người là chúng sanh, loài hữu t́nh, loại có tâm thức chỉ từng cá nhân, từng cá thể, từng nhân vật hiện hữu nương gá trong tam giới hằng có nghiệp chi phối. Người có 12 hạng:

           1/ Người Khổ               2/ Ngựi Lạc

           3/ Người Nhị Nhân       4/ Người Tam Nhân

           5/ Người Sơ Đạo          6/ Người Nhị Đạo

           7/ Người Tam Đạo       8/ Người Tứ Đạo

           9/ Người Sơ Quả          10/ Người Nhị Quả

          11/ Người Tam Quả      12/ Người Tứ Quả      

 

260-Người Khổ (Duggatipuggala)

           

      V-Thế nào là Người Khổ ?

      Đ- Người Khổ là những chúng sanh thiếu sự hạnh phúc, thường bị khổ đau. Người Khổ có 4:

      a/ Địa Ngục: Người ở Điạ ngục là hạng người hằng bị mọi thống khổ, chẳng có sự an vui. 

      b/ Ngạ quỷ:  Chúng sanh hằng bị đói khát không được thọ hưởng các thực phẩm của nhơn thiên; do căn bỏn sẻn, huỷ báng Tam Bảo, khinh dể các bậc tu hành.

      c/ Bàng sanh: Loại chúng sanh đầu và đuôi ngang nhau; có loại sanh trứng, có loaị sanh con, cũng có loại sanh nơi ẩm thấp.

      d/ A tu la: là hạng người hung dữ, tục thường gọi là thần, có đôi lúc v́ quá sợ sệt người ta c̣n gọi là Thánh như Quan công v.v... Những chúng sanh hung ác ở trên cơi Trời Đạo Lợi đối thủ của Đức Đế Thích th́ gọi là A Tu La chư Thiên; có tục truyền rằng: A Tu La Vương ở dưới đáy biển có một loại A Tu La khác căn duyên tương tợ như ngạ quỷ thường ở nơi cồn băi, rừng núi hoặc những chỗ hiểm hóc, ăn uống những vật nhơ nhớp, hạng này gọi là A Tu La sa đoạ.

      Tâm Tục sinh cho hạng người khổ là Tâm Quan Sát Quả bất thiện, Tâm b́nh nhật của hạng người Khổ xài đặng: 37 tâm là 8 Đại thiện và 29 Tâm Vô Tịnh hảo (trừ Vi tiếu).

 

262-Người Lạc Vô Nhân

 

      V- Thế nào là Người Lạc ?

      Đ- Người lạc là những chúng sanh có hạnh phúc không đến đổi khổ đau như người khổ. Người lạc có 3:

       1/- Người Lạc ở cơi Người

       2/- người Lạc ở cơi Tứ Thiên Vương

       3/ Người Lạc ở cơi Vô Tưởng.

      Người Lạc Tục sinh bằng TâmQuan sát thọ xả Quả thiện vô nhân nên có tật bệnh từ trong bụng mẹ như câm, điếc, đui v.v... hạng người này không thể đắc Thiền hay Đạo Quả được. Người Lạc ở cơi Người phần lớn là Thai sanh, c̣n ở Tứ Thiên Vương và Vô Tưởng th́ hoàn toàn là Hoá sanh. Người Vô Tưởng Tục sinh bằng sắc pháp.

      Tâm b́nh nhật của người Lạc vô nhân sử dụng đặng 41 thứ tâm là 8 tâm Đại Thiện, 4 Tâm Quả bất Tương ưng và 29 tâm Vô Tịnh Hảo (trừ Vi Tiếu).

 

263-Người Nhị Nhân

 

      V- Thế nào là Người Nhị Nhân ?

      Đ- Người Nhị Nhân là người thiếu trí trong lúc tái sanh. người Nhị Nhân không thể đắc Thiền và Đạo Quả được. Gọi là Nhị Nhân v́ tâm Tục sinh của người này chỉ có Vô Tham và vô Sân chứ không có Vô Si, v́ vậy nên gọi là Nhị Nhân. Người Nhị Nhân sanh được trong 7 cơi là cơi người và 6 cơi Trời Dục giới.

      Tâm Tục sinh của người Nhị Nhân là 1 trong Tâm Đại Quả bất tương ưng trí; Tâm b́nh nhật xài đặng 41 tâm như người lạc.

 

264-Người Tam Nhân

 

      V- Thế nào là người Tam Nhân ?

      Đ- Người Tam Nhân là người có trí tuệ trong lúc tái sanh, là hạng người ở cơi Nhân loại hay Chư thiên hoặc Phạm thiên, có đủ trí tuệ, hạng người này có thể tu đắc Thiền hoặc đắc Đạo Quả. Bởi Tâm Tục sinh của những người này có đầy đủ 3 nhân thiện là Vô Tham, Vô Sân và Vô si.

      Tâm Tục Sinh là 4 Tâm Đại Quả tương ưng tục sinh cho Tam nhân cơi Dục giới, 5 Tâm Quả Sắc giới Tục sinh cho Tam nhân đắc thiền Sắc giới sanh về cơi Phạm thiên hữu sắc, 4 Tâm Quả Vô sắc Tục sinh cho Tam Nhân đắc thiền Vô Sắc sanh Phạm thiên cơi Vô Sắc.

      Người Tam Nhân cơi Dục giới xài đặng 45 Tâm là 29 Tâm Vô Tịnh Hảo (trừ Vi Tiếu), 8 Đại Thiện, 8 Đại Quả (nếu đắc Thiền tính thêm); người Tam Nhân cơi Sắc giới phàm hữu tưởng th́ có thể xài đặng 39 tâm: 10 Tâm Bất thiện (trừ Sân), 2 Nhăn Thức, 2 Nhĩ Thức, 3 Ư giới, 3 Quan sát, Khan Ư Môn, 8 Đại Thiện hoặc thêm 9 Thiện Đáo Đại, 1 thứ Tâm Tục sinh; người Tam nhân cơi Vô sắc th́ xài đặng 24 thứ Tâm: 10 Tâm Bất Thiện (trừ sân), Khán Ư Môn, 8 Đại Thiện, 4 Thiện vô Sắc và 1 Tâm Quả Vô sắc làm việc Tục sinh.

 

265-Người Sơ Đạo

 

      V- Thế nào là người Sơ Đạo ?

      Đ- Người Sơ Đạo là người sát trừ phiền năo và chứng ngộ Níp bàn lần đầu tiên. Người Sơ Đạo sát trừ được 3 thứ phiền năo là Thân kiến, Hoài nghi và Giới Cấm Thủ.

      Người Sơ Đạo có thể có mặt trong 17 cơi là cơi Nhân loại, 6 cơi Trời Dục giới, 3 cơi Sơ thiền, 3 cơi Nhị thiền, 3 cơi Tam thiền và cơi Tứ thiền Quảng Quả.

 

266-Người Nhị Đạo

 

      V- Thế nào là người Nhị Đạo ?

      Đ- Người Nhị Đạo là người sát trừ phiền năo và chứng ngộ Níp bàn lần thứ hai. Người Nhị Đạo làm cho giảm nhẹ thêm hai thứ phiền năo là Dục ái và Sân. Người Nhị Đạo có thể có mặt trong 21 cơi là 4 cơi Vô Sắc và 17 cơi mà Sơ Đạo có thể sanh như đă nói trên.

 

267-Người Tam Đạo

 

      V- Thế nào là Người Tam Đạo ?

      Đ- Người Tam Đạo là người sát trừ phiền năo và chứng ngộ Níp bàn lần thứ ba. Người Tam Đạo dứt tuyệt hai thứ phiền năo mà Nhị Đạo đă làm cho giảm nhẹ tức là Dục ái và Sân. Người Tam Đạo có thể có mặt trong 21 cơi như Nhị Đạo.

 

268-Người Tứ Đạo

 

      V- Thế nào là ngựi Tứ Đạo ?

      Đ- Người Tứ Đạo là người sát trừ phiền năo và chứng ngộ Níp bàn lần thứ tư mà cũng là lần cuối cùng. Người Tứ đạo sát tuyệt năm phiền năo c̣n lại là Ái sắc, Ái Vô Sắc, Ngă mạn, Phóng dật và Vô minh. Như vậy, 10 thứ phiền năo phải chứng đến Tứ Đạo mới sát tuyệt hoàn toàn. Người Tứ Đạo có thể có mặt trong 26 cơi là trừ ra cơi Vô Tưởng và 4 cơi Ác thú.

      Bốn người Đạo mỗi hạng người chỉ sanh khởi 1 Tâm Đạo.

 

269-Người Sơ, Nhị,Tam,Tứ Quả

 

      V- Thế nào là Người Sơ, Nhị, Tam, Tứ Quả ?

      Đ- Người Sơ Quả là người đă đắc Sơ Đạo. Người Sơ Quả nếu không chứng Đạo Quả khác th́ cũng không quá 7 kiếp sanh trở lại làm người nên gọi là Quả Thất Lai; Người Sơ Quả không bao giờ sa đoạ vào 4 cơi khổ và chắc chắn sẽ được Níp bàn nên gọi là Dự Lưu hay Nhập Lưu. Trong 31 cơi, người Sơ Quả có thể Tục sinh được 21 cơi: Cơi Nhân loại, 6 cơi trời Dục giới, 3 cơi Sơ thiền, 3 cơi Nhị thiền, 3 cơi Tam thiền, cơi Tứ thiền Quảng Quả và 4 cơi Vô sắc.

      Người Nhị Quả là người đă đắc Nhị Đạo. Người Nhị Quả nếu không chứng Đạo Quả khác th́ chỉ tái sanh lại cơi Dục giới một lần nên gọi là Nhất Lai. Số cơi tái sanh Nhị Quả cũng giống như Sơ Quả.

      Tam Quả là người đă đắc Tam Đạo. Người Tam Quả nếu không đắc A La Hán th́ sẽ sanh về cơi Ngũ Tịnh Cư Thiên chứ không sanh lại cơi Dục Giới nên gọi là Bất Lai. Người Tam Quả sanh về cơi Ngũ Tịnh Cư do duyên khác biệt nên cơi tái sanh không đồng: nếu vị Tam Quả có Tín Quyền mạnh th́ sanh cơi Vô Phiền; nếu Tấn Quyền mạnh th́ sanh cơi Vô Nhiệt; nếu Niệm Quyền mạnh th́ sanh cơi Thiện Kiến; nếu Định Quyền mạnh th́ sanh về cơi Thiện Hiện; nếu Tuệ Quyền mạnh th́ sanh về cơi Sắc Cứu Cánh. Trong 31 cơi có 26 cơi có thể có mặt vị Tam Quả là trừ ra cơi Vô Tưởng và 4 cơi Ác thú. Vị Tam Quả dù không đắc thiền cũng sanh về cơi Sơ thiền.

      Người Tứ Quả là người đă đắc Tứ Đạo. Người Tứ Quả ở cơi nào th́ khi Ngũ uẩn tiêu hoại sẽ Níp Bàn nơi ấy, chứ không c̣n tái sanh, nên gọi là “Vô Sanh”; v́ dứt tuyệt tất cả phiền năo nên gọi là “sát tặc”; v́ hoàn toàn trong sạch, xứng đáng cho người trời cúng dường nên gọi là “Ưng Cúng”. những cơi có mặt vị A La Hán Quả cũng đồng một số cơi như Tam Quả.

 

270-Tính Tâm Theo Người

 

      V- Thế nào là tính Tâm theo Người ?

      Đ- Tính Tâm theo Người là tính mỗi Tâm sanh khởi theo mấy hạng người.

      - Tâm Siêu Thế mỗi thứ sanh đặng 1 người.

      - Tâm Đổng tốc Duy Tác chỉ sanh theo cơ tánh 1 người là người Tứ Quả

      - 4 Tham Tương ưng và Tâm Si Hoài nghi sanh theo cơ tánh 4 hạng người là người khổ, người Lạc, người Nhị Nhân và người Tam nhân

      - 9 Thiện Đáo Đại sanh cho 4 hạng người là Phàm Tam nhân và 3 Quả Hữu học.

      - 13 Tâm Quả Hiệp thế Tam nhân sanh đặng 5 người là Phàm Tam nhân và 4 người Quả.

      - 2 Tâm Sân sanh đặng 6 người: 4 phàm và 2 Quả thấp.

      - 4 Tham bất Tương ưng, Si phóng dật và 8 Đại Thiện sanh đặng 7 người là 4 phàm và 3 Quả Hữu học

      - 4 Đại Quả bất Tương ưng sanh đặng 7 người là 3 phàm vui và 4 Thánh Quả.

      - 17 Tâm Vô Nhân (trừ sinh tiếu) sanh đặng cho 4 Phàm và 4 Thánh Quả.

 

271-Người Nương Gá Cơi

 

      V- Thế nào là Người Nương Gá Cơi ?

      Đ- Là tính mỗi hạng người nương sanh đặng bao nhiêu cơi:

     + Ngựi Khổ nương theo cơi Địa ngục, Ngạ quỷ, Bàng sanh và A Tu La.

     + Người Lạc Vô Nhân nương theo cơi Nhân loại và cơi Tứ Thiên Vương; ngoài ra có một hạng người lạc khác tức là bậc Vô Tưởng sẽ nương gá vào cơi Vô Tưởng.

     + Người Nhị Nhân nương theo 7 cơi Vui Dục giới.

     + Người Tam Nhân nương theo 21 cơi phàm vui hữu Tâm

     + Người Sơ Đạo có mặt trong 17 cơi phàm vui ngũ uẩn.

     + Người Nhị Đạo và Tam Đạo có mặt trong 21 cơi phàm vui hữu tâm

     + Người Tứ Đạo có mặt trong 26 cơi vui hữu tâm

     + Người Sơ Quả cũng có mặt trong 21 cơi phàm vui hữu tâm

     +Người Tam Quả có mặt trong 26 cơi vui hữu tâm

     + Người Tứ Quả có mặt trong 26 cơi vui hữu tâm.

 

__________

Ghi Chú:  vui (-Khổ), Phàm (-5 Tịnh cư), Ngũ Uẩn (-Vô tưởng, vô sắc), Hữu Tâm (- Vô tưởng)

 

 

272-Cơi (Bhūmi)

 

      V- Thế nào là Cơi ?

      Đ- Cơi là nơi chốn, chỗ mà chúng sanh nương sanh, nương sống, nương ở.

      Có Pāli chú giải:

      -“Bhavanti sattā etthāti = Bhūmi:Chỗ nương để sanh và ở gọi là cơi”

      + Cơi có 3:

          1/- Cơi Dục giới

          2/- Cơi Sắc giới

          3/- Cơi Vô Sắc giới.

 

273-Cơi Dục Giới (Kāmāvacarabhūmi)

 

      V-Thế nào là cơi Dục Giới ?

      Đ- Cơi Dục giới là nơi chúng sanh phần lớn hưởng cảnh Ngũ dục (sắc dục, Thinh dục, Hương dục, Vị dục và Xúc dục).

      Có Pāli chú giải:

      -“Kāmassa bhavoti= Kāmāvacara: Cơi nào là nơi phát sinh phiền năo Dục và Vật dục gọi là Cơi Dục giới”

      + Cơi Dục giới có 11 phân ra làm 2 phần:

         a/ 4 cơi khổ

         b/ 7 cơi vui

      1/ Cơi Địa Ngục (Niraya) là cảnh giới bất hạnh, những chúng sanh trong cơi này hoàn toàn không có hạnh phúc.

      Có Pāli chú giải:

      -“Natthi ayo etthāti nirayo: Địa ngục là chỗ không có thoải mái, tiến bộ, không đáng để ước vọng, mong mơi”

      2/ Ngạ Quỷ (Peta) là cảnh giới của những chúng sanh hằng chịu sự đói khát, thường th́ các Ngạ quỷ sống thành từng đoàn tại khắp núi non, khe vực, biển cả hay rừng sâu.

      3/ A Tu La (Asura) là cảnh giới của những chúng sanh thân tâm hung dữ, là một hạng hoá sanh không được “chói sáng” không có một đời sống huy hoàng đầy lạc thú như Chư Thiên. Có Tâm tánh hung tợn thường gọi là quỷ dữ.

      4/ Bàng sanh (Tiracchāra) là cảnh giới của những chúng sanh có thân h́nh đầu đuôi ngang nhau.

      Có Pāli chú giải:

      -“Tiro añjanantīti = tiracchāna: loài nào đi đầu ḿnh ngang nhau th́ được gọi là loài bàng sanh” Hay nói cách khác nữa là loài nào bị ngăn che thánh trí loài đó được gọi là bàng sanh.

      Phần lớn các loài bàng sanh chỉ quanh quẩn trong ba nếp tư tưởng: Nhục dục - Háu ăn - Sợ chết.

      Bốn cơi này gọi là cơi khổ, chúng sanh nào vào đây đều phải chịu khổ.

      A Tu La, Ngạ quỷ, Địa ngục là được xếp vào khổ thú một cách chính xác; c̣n riêng về loài bàng sanh th́ chỉ được kể vào đó một cách chung chung bởi v́ trong giới bàng sanh có những loài đời sống lạc thú khá cao như Rồng, Sư tử và Voi. Chúng rất sung sướng và có thật nhiều oai lực đặc biệt. Do đó nếu nói một cách chặt chẽ th́ giới bàng sanh không nằm trong các khổ thú.

      5/ Nhân loại: (manussā) là những hữu t́nh có tâm lực mănh liệt về pháp Thiện lẫn pháp Ác, là cảnh giới của loài người có tuệ thông minh được gọi bằng danh từ Manussānaṃ .

a)         Gịng dơi : hay những người phát xuất từ Đạo sĩ Manussānaṃ tức là theo truyền thuyết của Ấn độ thời xa xưa xem vị Đạo sĩ Manussānaṃ như là thuỷ tổ của loài người.

b)         Manusānaṃ có nghĩa là loài chúng sanh thông minh có sự tiến hoá.

      Có Pāli chú giải:

      -“Kāraṇākāranaṃ manati jānātīti = Manusso: Nhân loại là một sinh vật nhận biết, nhận xét, định tri các vấn đề”

      6/ Tứ Thiên Vương: (Cātummahārājā) là cảnh giới của Chư Thiên dưới quyền chủ trị của bốn vị Thiên Vương.

      Có Pāli chú giải:

      -“Cattāro mahārājāno = Catummahārājā: gọi là Tứ Thiên Vương tức là ám chỉ cho bốn vị trời cai trị thiên chúng ở cơi trời thứ nhất nằm giữa của núi Tu di, ngang ngọn Vi sơn”.

      7/ Cơi Đạo Lợi (Tāvatiṃsa) là cảnh giới của Chư Thiên. có 33 vị Trời làm chủ nên cơi này c̣n được gọi là cơi Tam Thập Tam Thiên; theo tục truyền th́ thời quá khứ có chàng thanh niên Maggha hướng dẫn 32 vị thanh niên khác làm những công tác từ thiện, phục vụ cho người nên sau khi chết được sanh về cơi này.

      8/ Cơi Dạ Ma (Yāma) là cảnh giới của Chư Thiên được nhiều sự an vui, tiêu diệt những sự khổ (thông thường).

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Dukkhato yātā upagatāti yāmā: gọi là Chư Thiên Yāma, v́ đời sống của họ hoàn toàn cách biệt với mọi nhọc nhằn, đau khổ”

      -“ Dibbasukhaṃ yātā payātā sampattāti = Yāmā gọi là Chư Thiên Dạ Ma chỉ đời sống ở đây chỉ biết đến Thiên lac.”

      -“Yāmānaṃ nisārā yāmā: gọi là cơi Dạ Ma v́ đó là trú xứ của những thiên nhân chỉ biết tới thiên lạc, chưa từng biết đến sự nhọc nhằn”.

      -“Yāmanāmakassa devarājassa nibbattoti: Yāmo: gọi là cơi Dạ Ma, v́ đây là trú xứ của Thiên chủ Yāma”

      9/ Cơi Đâu Suất :(Tusitā) là cảnh giới của các vị Trời thọ hưởng quả phước nhất là quả phước của Ba La Mật, các vị Bồ Tát trước khi thành Phật sanh lên đây để chờ cơ hội đầy đủ căn duyên liền tái sanh lần chót chứng quả Phật Toàn giác.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Niccaṃ tusanti ettha nibbattā devā tusitā: Gọi là Đâu Suất v́ Thiên chúng ở đây lúc nào cũng hân hoan cả.”

      -“Attano sirisampattiyā tusaṃ pitiṃ itā gatā = tusitā: Chư Thiên cơi Đâu suất là những vị từng hài ḷng thoả măn với Thiên lạc của ḿnh”

      10/ Cơi Hoá Lạc (Nimmānarati) là cảnh giới của các vị trời khi nào muốn hưởng dục lạc th́ tự hoá hiện ra mà dùng.

      Có Pāli chú giải:

      -“yathā sudatte bhote sayameva nimmitvā ramanti etthāti=nimmānarati: gọi là cơi Hoá lạc v́ thiên chúng tại đây muốn thụ hưởng thiên lạc nào th́ cứ tự tiện hoá hiện ra mà hưởng”.

      11/ Cơi Tha Hoá Tự Tại (Paranimmitavasati) là cảnh giới của các vị trời khi nào muốn hưởng năm món Dục lạc th́ có kẻ khác đem đến dâng. Cơi này là trú xứ của Ma Vương.

      Có câu Pāli chú giải:

      -“Attano suciṃ ñatvā parehi nimmitesu bhogesu vasaṃ vattanti etthāti paranimmitavasavatti: Gọi là cơi Tha Hoá Tự Tại v́ Thiên chúng ở đó muốn thụ hưởng thiên lạc nào th́ tự nhiên có người khác biết ư hoá hiện ra cho hưởng thọ ngay”.

 

 274- Cơi Sắc Giới (Rūpāvacarabhūmi)

 

      V- Thế nào là cơi Sắc giới ?

      Đ- Cơi Sắc giới là cơi c̣n có h́nh sắc nhưng không phải là có sắc thô như cơi Dục và chúng sanh trong cơi này muốn sống bằng pháp hỷ của Thiền Định chứ không thọ hưởng Ngũ dục.

      Có những  câu Pāli chú giải:

      -“Rūpabrahmanaṃāvacarā bhūmi rūpāvacarabhūmi: Gọi là cơi Sắc giới v́ đây là trú xứ của Phạm thiên hữu sắc”.

      -“Rūpāvacarānaṃ bhūmi rūpāvacarabhūmi: Cơi Sắc giới là chỗ mà các tâm Dị thục Sắc giới có thể sanh khởi”.

      -“Rūpassa bhavo rūpaṃ = Rūpāvacarabhūmi: Cơi Sắc giới là cơi phát sinh sắc phiền năo và sắc Vật chất gọi là cơi Sắc giới”.

      + Cơi Sắc giới phân ra có 16, nằm trong 4 tầng

      -Từng thứ nhất: là tầng Sơ Thiền tức là cảnh giới của những vị đắc Sơ thiền ; v́ căn cơ và quả báo khác nhau nên cơi Sơ thiền chia thành ba cơi:

      1/ Cơi Phạm Chúng Thiên  (Brhmapārisajjabhūmi) là cảnh giới của người đắc Sơ thiền  bậc thấp, tức là chi Tầm yếu nên sanh vào cơi này làm đồ chúng cho Đại Phạm Thiên

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Parisati bhuvā brahmapāriyasajjā: Các vị Phạm Thiên cơi Phạm chúng là những vị Phạm Thiên tầm thường không có uy quyền ǵ đặc biệt so với chư Phạm Thiên khác ở tầng Sơ Thiền”.

      -“Bāhmānaṃ pārisajjā: Chư Phạm thiên cơi Phạm chúng, c̣n là những tuỳ tùng thuộc hạ của các vị Đại Phạm thiên”.

      2/ Cơi Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohitabhūmi) là cảnh giới của những vị đắc Sơ thiền bậc trung tức là chi Tầm trung b́nh nên sanh vào cảnh giới này.

      Có câu Pāli chú giải:

      -“Brahma purohitānaṃ nibbattāti brahmapurohitā: Sự sanh ra của Phạm thiên cố vấn này cũng được gọi là cơi Phạm phụ”

      3/ Cơi Đại Phạm Thiên (Mahābrahmabhūmi) là cảnh giới của những vị đắc Sơ thiền bậc thượng do có Tầm mạnh.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Brūhati parivaddhatīti = Brahma: Phạm thiên mà cái ǵ cũng vượt bậc, ưu việt”.

      -“Mahanto brahmā mahābrahmā: Đại Phạm thiên là những Phạm thiên chủ cai quản tất cả Phạm thiên ở hai cơi Phạm chúng và Phạm phụ.”

      -Từng thứ nh́: là tầng Nhị thiền cũng do căn cơ và quả báo khác nhau nên cũng chia thành 3 cơi:

      1/ Cơi Thiểu Quang Thiên ( Parittābhābhūmi) là cơi của những vị chứng Nhị thiền bậc thấp, những vị trời này có hào quang ít v́ chi Tứ yếu nên sanh vào bậc thấp.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Parittā abhā etesanti parittābhā: Phạm Thiên cơi Thiểu Quang là những vị có hào quang kém nhất trong tầng Nhị thiền”.

      -“Parittā bhānaṃ nibbattāti=Parittābhā: cơi Thiểu Quang thiên là trú xứ của các Phạm thiên kém hào quang ấy”

      2/ Cơi Vô Lượng Quang Thiên (Appamānābhābhūmi) là cơi của người đắc Nhị thiền bậc trung, do chi Tứ trung b́nh sanh về cơi này và Chư thiên cơi này có hào quang chiếu sáng không thể đo lường được.

      Có Pāli chú giải:

      -“Appamānā ābhā etesanti appamānābhā: Phạm thiên Vô lượng là những vị có hào quang  toả ra suốt khắp vô biên”.

      -“Appamānābhānaṃ nibbattāti appamānābhā: cơi Vô lượng quang thiên là trú xứ của các Phạm thiên có hào quang vô lượng”.

      3/ Cơi Quang Âm Thiên (Ābhassarābhūmi) là cảnh giới của những vị đắc Nhị thiền bậc thượng do chi Tứ mạnh và Chư thiên ở cơi này mỗi khi nói hào quang túa ra rực rỡ.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Sarati nissaratīti = Sarā: Cái ǵ được túa ra, xẹt ra, phóng ra th́ gọi là “túa”, “vệt bắn”, “lằn xẹt”.

      -“Ābhā sarā etesanti ābhassarā: Phạm thiên cơi Quang Âm là những vị có hào quang phóng túa từ thân thành ra từng tia”.

      - Từng thứ ba: là tầng Tam thiền cũng có 3 cơi:

      1/ Cơi Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubhābhūmi) là cơi của vị đắc Tam thiền bậc hạ, tức là khi đắc Tam thiền chi Hỷ yếu nên có hào quang nhưng chưa phải sáng hoàn toàn.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Parittāsubhā etesanti parittāsubhā: Phạm thiên cơi Thiểu Tịnh là những phạm thiên có hào quang kém chói, kém xinh đẹp nhất trong tầng Tam thiền”.

      2/ Cơi Vô Lượng Tịnh Thiên (Appamāṇasubhābhūmi) là cảnh giới của những người đắc Tam thiền bậc trung tức là vị này chi Hỷ bậc trung nên có hào quang trong sáng không lường được.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Appamānāsubhā etesanti appamāṇasubhā: Phạm thiên cơi Vô Lượng Tịnh là những vị có hào quang cực kỳ huy hoàng.

      -“Appamāṇasubhānaṃ nibbattāti=Appamāṇasubhā: trú xứ của các Phạm thiên ấy cũng được gọi là cơi Vô Lượng tịnh”

      3/ Cơi Biến Tịnh Thiên (Subhakiṇhābhūmi) là  cảnh giới của những vị đắc Tam thiền bậc thượng. Phạm thiên cơi này có hào quang trong sáng biến măn khắp nơi, do chi Hỷ mạnh .

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Subhāhi ākiṇṇāhi subhākiṇhā: Phạm thiên cơi Biến Tịnh là những vị hoàn toàn thân được bao bọc bởi một vầng hào quang chói lọi”.

      -“Subhākiṇṇānaṃ nibbattāti subhākiṇhā: trú xứ của các vị Phạm thiên ấy được gọi là cơi Biến Tịnh”

      -Từng  thứ tư: là Tứ thiền cũng có 3 cơi:

      1/ Cơi Quảng Quả (vehapphalabhūmi) là cảnh giới của những vị đắc chứng Tứ thiền hưởng quả báo to lớn.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Jhānānurūpaṃ visesena īhitaṃ āniñjitaṃ puññaphalaṃ ettha atthīhi vehapphalā: Cơi Quảng Quả là một phạm xứ mà ở đó các vị Phạm thiên hưởng được một quả phúc kiên cố đặc biệt và bất động nhờ năng lực Thiền định”

      -“Vipulaṃ phalaṃ etesanti vehappalā: Phạm thiên cơi Quảng Quả là những vị đạt những thành quả to lớn”.

      2/ Cơi Vô Tưởng (Asaññasattabhūmi) là của các vị đắc Tứ thiền nhưng v́ chán năn tâm thức nên nguyện chuyển sang Thiền không tâm. Người ở cơi này giống như h́nh tượng nghĩa là chỉ có thể xác nhưng không có tâm thức.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Natthi saññā etesanti asaññā: Phạm thiên Vô tưởng là những vị không có sở hữu tưởng”

      -“Natthi asaññāmukhena cattāro arūpakkhandhā etesanti asaññā: Phạm thiên Vô tưởng là những vị không có tứ danh uẩn mà Tưởng uẩn là đại diện”

      -“Asaññā ca to sattā cāti asaññāsattā: tuy chỉ là những ngẩu tượng vô tri, những Uẩn được gọi là chúng sanh, đó chính là người Vô Tưởng vậy”

      -“Asaññasattānaṃ nibbattāti asaññasattā: cơi của những hữu t́nh vô tri được gọi là cơi Vô tưởng”.

      3/ Ngũ Tịnh Cư (Suddhavasa) là cảnh giới của những vị chứng quả A Na Hàm nhưng v́ căn tính khác nhau nên mới phân ra năm cơi:

a)         Cơi Vô Phiền: là cảnh giới của những vị chứng quả A Na Hàm có Tín quyền mạnh không có sự phiền muộn.

b)         Cơi Vô Nhiệt: là cơi không có sự nóng nảy, là cảnh giới của những vị chứng A Na Hàm mà có Tấn quyền mạnh.

c)         Cơi Thiện Kiến: là cơi mà các vị Chư thiên ở cơi này những chúng sanh khác trông thấy sẽ được sự an lành và cơi này là cảnh giới của những vị chứng quả A Na Hàm mà có Niệm quyền mạnh.

d)         Cơi Thiện Hiện: là cơi của các vị Chư thiên nh́n vạn vật trong vũ trụ hoàn toàn xinh đẹp, là cảnh giới của vị chứng quả A Na Hàm có Định quyền mạnh.

e)         Cơi Sắc Cứu cánh: là cảnh giới cuối cùng của cơi Sắc giới là cảnh giới của  những vị chứng quả A Na Hàm có Tuệ quyền mạnh.

 

275-Cơi Vô Sắc Giới (Arūpāvacarabhūmi)

 

      V- Thế nào là Cơi Vô Sắc Giới ?

      Đ- Cơi Vô Sắc Giới là cơi chúng sanh không có h́nh sắc, chỉ có Tâm thức mà thôi.

      Có những câu Pāli chú giải:

      -“Arūpabrahmānaṃ avacārā bhūmi arūpāvacarabhūmi: Cơi Vô Sắc là khu vực hiện hữu của chư Phạm thiên siêu h́nh”

      -“Arūpassa bhavo arūpaṃ  (arūpāvacarabhūmi) cơi vô sắc là chỗ mà chỉ có Danh”.

      -“Arūpāvacarānaṃ bhūmi arūpāvacarabhūmi:Cơi Vô sắc là khu vực hiện  hữu của chư Phạm thiên siêu h́nh”.

      Cơi Vô Sắc có 4 bậc:

      1/ Cơi Không Vô Biên (Ākānañcāyatana) là cảnh giới của những vị đắc Thiền vô sắc bằng đề mục Không Vô Biên.

      2/ Cơi Thức Vô Biên (Viññānañcāyatana ) là cảnh giới của những vị đắc Thiền vô sắc bằng đề mục Thức Vô Biên

      3/ Cơi Vô Sở Hữu (Ākiñcaññāyatana) là cảnh giới của những vị đắc Thiền Vô sắc bằng đề mục Vô Sở Hữu.

      4/ Cơi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (Nevasaññānāsaññāyatana) là những vị đắc thiền Vô sắc bằng đề mục Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.

      Trong 31 cơi, chỉ có ba cơi: Quảng Quả, Sắc Cứu cánh và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng mới được gọi là những chung điểm của sinh thú hay những cơi tột đích. Sở dĩ gọi như vậy là v́ đối với chư Thánh nhân hữu học một khi đă sinh vào một trong ba cơi này rồi th́ dù có hết tuổi thọ chưa chứng Tứ Quả cũng không sanh sang cơi được. Nói như vậy có nghĩa là nếu các vị Thánh hữu học trên cơi Quảng Quả và cơi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng đă sống hết tuổi thọ mà vẫn chưa trở thành A La Hán th́ phải tái sanh trở lại ngay cơi đó để tu tập cho đến khi nào chứng Tứ quả, chứ không sanh lên hay xuống cơi khác được. Riêng về chư vị A Na Hàm ở cơi Sắc cứu cánh th́ trước sau ǵ cũng phải viên tịch Níp bàn ngay kiếp hiện tại, không bao giờ sanh lại trùng cơi lần thứ hai, điều đó là quy luật.

      Cơi Quảng Quả là tột đích của các cơi Phạm thiên phàm vức (Puthujjanabhavagga); Cơi Sắc Cứu Cánh là tột đích của các cơi Phạm thiên Thánh vức (Ariyabhavagga);Cơi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là tột đích của cả Tam giới (Sabbabhavagga).

 

276- Nghiệp (kamma)

 

      V- Thế nào là Nghiệp ?

      Đ- Nghiệp là hành vi tạo tác, hành động dù thiện hay bất thiện.

      Có Pāli chú giải:

      -“ Karanaṃ = Kammaṃ hoặc Karanti etenāti = Kammaṃ : Hành động gọi là nghiệp”.

      Nghiệp được chia ra thành 3 phần:

1-         Thời gian thành tựu của Nghiệp

2-         Mănh lực của Nghiệp

3-         Công năng của Nghiệp.

 

277-Thời Gian Thành Tựu của Nghiệp

 

      V- Thế nào là Thời Gian Thành Tựu của Nghiệp ?

      Đ- Thời Gian Thành Tựu của Nghiệp là phân theo sự kết quả của thời gian có 4:

      1/ Hiện Báo Nghiệp (diṭṭhadhammavedanīyakamma) là những hành động Thiện hoặc Ác có kết quả ngay trong kiếp sống hiện tại như trường hợp sát nhơn phải bị đền mạng hoặc như tích người hàng ḅ cắt lưỡi ḅ nướng ăn liền bị đứt lưỡi chết một cách rất đau khổ ngay trong kiếp hiện tại.

      + Hiện Báo Nghiệp có 2 :

      a/ Nghiệp sẽ trổ quả trong đời này đă đến thời chín muồi tức cho quả trong ṿng bảy ngày.

      b/ Nghiệp sẽ trổ quả trong đời này nhưng chưa được chín muồi tức cho quả sau bảy ngày.

      Chi pháp là 12 tâm Bất Thiện và 8 Đại Thiện, Sở hữu Tư  trong Đổng tốc thứ nhất.

      2/ Sanh Báo Nghiệp (Uppajjavedanīyakamma) là những hành động Thiện hoặc Ác có kết quả nơi đời sau. Như làm chuyện tội là sau khi chết bị đoạ vào khổ thú, hoặc làm việc thiện sau khi chết sẽ thọ sanh trong nhàn cảnh.

      Chi pháp là 12 tâm Bất Thiện, 8 Đại Thiện, Sở hữu Tư trong Đổng tốc thứ bảy.

      3/ Hậu Báo Nghiệp (Anapāpariyavedaniiyakamma) là những hành động Thiện hoặc Ác sẽ có kết quả từ hai đời trở về sau cho đến khi nào Níp bàn. Như trường hợp Đại Đức Mục Kiền Liên bị bọn cướp giết chết hoặc Đức Thế Tôn phải mang bệnh kiết lỵ v.v...

       Có Pāli chú giải:

       -“Aparāpariyāya vedanīyaṃ phalaṃ etassāti = Aparāpariyavedanīyam: Nghiệp nào trổ quả trong các kiếp khác kể từ kiếp thứ ba trở đi, nghiệp ấy gọi là Hậu Báo nghiệp”.

      Chi Pháp 12 Bất Thiện, 8 Đại Thiện, Sở hữu Tư  trong Đổng tốc thứ sáu.

      4/ Vô Hiệu Nghiệp (Ahosikamma) là những hành động Thiện hoặc Ác không c̣n khả năng để cho quả tức là Hiện Báo Nghiệp nếu trong đời hiện tại không có cơ hội thành tựu th́ những kiếp kế về sau sẽ không c̣n thành tựu; Sanh Báo Nghiệp trong kiếp sau chẳng gặp duyên thành tựu th́ những kiếp về sau không c̣n thành tựu; Hậu Báo Nghiệp đến khi vô dư Níp bàn sẽ không c̣n cơ hội cho quả nữa.

      Vô Hiệu Nghiệp không phải là có một thứ nghiệp riêng biệt mà khi vượt qua thời ấn định của ḿnh mà vẫn chưa cho quả th́ gọi là vô Hiệu Nghiệp.

 

278-Sức Mạnh của Nghiệp

    

      V- Thế nào là Sức Mạnh của Nghiệp ?

      Đ- Sức mạnh của Nghiệp là những việc làm lành hoặc dữ tuỳ theo mỗi hành động sẽ có phản ứng mạnh hoặc yếu.

      + Sức mạnh của Nghiệp có 4 :

      1/ Trọng Nghiệp (Garukakamma) là những hành động rất Thiện hoặc rất Ác. Nếu là Thiện th́ thuộc về các loại Thiền Sắc giới, Vô Sắc giới hoặc khi hành Thập Hạnh Phúc, tu Thập Độ v.v... bằng những tâm Thiện dục giới thọ hỷ hợp trí vô trợ v.v... nếu là Bất Thiện th́ trọng nghiệp là ngũ nghiệp vô gián (giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, đả thương Phật và chia rẽ Tăng).

      Có câu Pāli chú giải :

      -“Garuṃ karotīti= Garuṃ: Nghiệp nào cho quả một cách chắc chắn nghiệp ấy là trọng Nghiệp”.

      -“Kammantarehi pāṭibāhituṃ asakkuneyyuttā garukaṃ kammanti = garukakammam.: V́ các Nghiệp khác không có khả năng ngăn chặn được, do vậy Nghiệp ấy gọi là Trọng Nghiệp”.

      Chi Pháp là Tham tương ưng kiến, liên hệ với nghiệp cố định Tà kiến và sân căn liên hệ với ngũ vô gián nghiệp cùng 9 Nghiệp thiện Đáo Đại.

      2/ Cận Tử Nghiệp (Āsannakamma) là nghiệp Thiện hoặc Bất Thiện khởi theo Thân, Khẩu, Ư trong giờ phút lâm chung. Nghiệp này cũng có sức mạnh gần như Trọng nghiệp và Trọng nghiệp cũng phải diễn tiến qua h́nh ảnh Cận Tử Nghiệp.

      Có Pāli chú giải:

      -“Āsanne anussaritaṃ=Āsannaṃ vā asanne kataṃ=Āsannaṃ: việc nhớ tưởng đến điều tốt hoặc không tốt lúc cận tử gọi là Āsanna kamma hoặc hành động tốt hay không tốt lúc cận tử gọi là Cận Tử Nghiệp”.

      3/ Thường Nghiệp (Āciṇṇakamma) là những hành động Thiện hoặc Bất Thiện mà ta đă quen làm trở thành tập quán nên trong khi sắp từ giả cuộc đời người ta có thể nhớ lại những việc Thiện hoặc Bất Thiện mà ḿnh đă quen làm. Như trường hợp vị Vua xứ Tích Lan thường ngày hằng để bát Chư Tăng nên khi sắp chết Ngài nhớ lại việc làm hằng ngày của ḿnh liền phát tâm hoan hỷ do tâm hoan hỷ với việc lành nên nhà Vua được tái sanh vào cơi trời Đâu Suất.

      Có Pāli chú giải:

      -“Āciṇṇati punappunaṃ kāriyatīti=Āciṇṇaṃ: Nghiệp nào luôn được tích trử Nghiệp ấy gọi là Tập Quán Nghiệp hay là Thường Nghiệp”

      Chi pháp là 12 Tâm Bất Thiện và 8 Đại Thiện.

      4/ Khinh Thiểu Nghiệp (Katattākamma) tức là những hành động Thiện hoặc Bất Thiện trong khi làm không trực tiếp với đối tượng bị làm. Nghiệp này rất nhẹ và rất ít có cơ hội thành tựu trừ phi không có 3 loại trên (Trọng nghiệp, Cận tử nghiệp, Thường nghiệp) không kết quả th́ nghiệp này mới kết quả. Như trường hợp Đức Bồ Tát trong kiếp quá khứ có kiếp làm một vị hoàng tử lúc bắn chơi một phát vào một đoá hoa, vô t́nh trong đoá hoa ấy ó nột con sâu bị trúng tên chết với tâm cột oan trái của con sâu ấy, nên về sau con sâu trở thành vua Yakkha, nhân khi săn bắn lỡ tay bắn trúng Bồ Tát Sovaṇṇa.

      Có Pāli chú giải:

      -“Kaṭattā eva kammante = Kaṭattākammaṃ: Hành động được gọi là Nghiệp bởi đă lâu rồi, cho nên mới gọi là Khinh Thiểu Nghiệp”.

 

279-Công Năng của Nghiệp

 

      V- Thế nào là Công Năng của Nghiệp ?

      Đ- Công Năng của Nghiệp là những việc làm, được phân ra 4 loại tuỳ theo trường hợp.

      1/ Sanh Nghiệp (Janakakamma) là những việc Thiện hoặc Ác có khả năng Tục sinh tức là những hành động Thiện hoặc Bất Thiện làm cho trở thành hay chuyển sanh Ngũ uẩn mới trong khi Ngũ uẩn cũ bị diệt (chết).

      Có Pāli chú giải:

      -“Vipākakkhandha kammajarūpaṃ janetīti = Janakaṃ: Nghiệp nào làm cho Quả danh uẩn và sắc nghiệp sanh lên Nghiệp ấy gọi là  Sanh Nghiệp tức là tạo cho Quả dị thục   sanh lên”.

      Chi pháp là: 12 Tâm Bất Thiện, 17 Nghiệp Thiện hiệp thế.

      2/ Tŕ Nghiệp (Upatthambhakakamma) là những hành động nối sau Sanh nghiệp: đồng một loại với Sanh nghiệp, Tŕ nghiệp là nghiệp nuôi dưỡng Sanh nghiệp. Sanh nghiệp có bổn phận tạo ra, Tŕ nghiệp có trách nhiệm nuôi dưỡng. Tŕ nghiệp thuộc về Thiện nếu Sanh nghiệp là Thiện và nếu Sanh nghiệp thuộc về ác th́ Tŕ nghiệp cũng là ác.

      Có Pāli chú giải:

      -“Kammantaram. vā Kammanibbattakhandhasantānaṃ vā Upatthambhetiiti=Upatthambhakaṃ: Nghiệp nào trợ giúp các nghiệp khác và ủng hộ việc nối tiếp của Uẩn, nghiệp ấy gọi là Tŕ nghiệp”.

      Chi pháp là 12 Bất Thiện và 8 Đại Thiện.

      3/ Chướng Nghiệp (Upapīlakakamma) là những hành động trái với Sanh Nghiệp, nếu Sanh nghiệp Thiện th́ chướng nghiệp Bất thiện và ngược lại. Tŕ nghiệp th́ nuôi dưỡng sanh nghiệp, c̣n Chướng nghiệp th́ che ngăn làm cho Sanh nghiệp bị trở ngại.

      Có Pāli chú giải :

      Kammantaraṃ vā Kammanibbattakhandhasantaanaṃ vā upapūlatīti upapilakaṃ: là nghiệp nào lấn áp nghiệp khác và cản trở sự nối tiếp của các Uẩn, nghiệp ấy gọi là Chướng nghiệp”.

      Chi pháp là 12 Bất Thiện và 8 Đại Thiện.

      4/ Đoạn Nghiệp (Upaghātakakamma) là những hành động đối lập với sanh nghiệp và mạnh hơn Chướng Nghiệp. Chướng Nghiệp chỉ làm cho Sanh Nghiệp bị trở ngại, c̣n Đoạn Nghiệp th́ tiêu diệt hẳn Sanh Nghiệp.(xem tietp trang sau)