134-Sở Hữu Nhất Định và Bất
Định
V- Thế nào là Sở Hữu Nhất
Định và Bất Định ?
Đ- Sở Hữu Nhất Định
là những sở Hữu này
khi hợp với tâm nào th́ hợp một cách đồng
sanh và không thay đổi, c̣n Sở hữu Bất Định
khi hợp với những tâm mà chúng có thể hợp
được và hợp một cách riêng biệt và bất
thường (hoặc có hoặc không). Sở Hữu Nhất
Định có 41; c̣n Sở Hữu Bất Định có 11
là Ngă Mạn, Tật, Lận, Hối, Hôn Trầm, Thụỵ
Miên, Bi, Tuỳ Hỷ, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng.
Lời Giải: Sở Hữu Ngă Mạn bất
định bởi Sở Hữu này chỉ hợp với
4 Tâm Tham ly tà, nhưng khi nào có sự kiêu căng, tự
đắc th́ mới có Ngă Mạn, trái lại th́ không.
Sở Hữu Tật
hợp với 2
Tâm Sân trong trường hợp bực bội, khó chịu
v́ sự ganh tị với phần hơn của kẻ khác
th́ mới có Sở hữu Tật phối hợp, trái lại
th́ không.
Sở Hữu Lận chỉ hợp với 2 Tâm Sân trường hợp
bực ḿnh v́ có kẻ khác đến xin chia sớt vật
Sở hữu của ḿnh, th́ mới có Sở hữu Lận
phối hợp, trái lại th́ không.
Sở hữu Hối
chỉ hợp với
2 Tâm Sân trường hợp bức rứt, khổ Tâm v́ việc
thiện không làm được và đă làm những điều
tội lỗi, th́ Sở hữu Hối mới phối hợp,
trái lại th́ không.
Sở Hữu Hôn
Trầm và Thụy Miên chỉ hợp với 4 Tâm Tham hữu
trợ và Tâm Sân hữu trợ trong trường hợp giải
đăi, lười biếng, dă dượi, th́ mới là Sở
Hữu Hôn Trầm, Thụy Miên phối hợp, trái lại
th́ không.
Sở Hữu Bi chỉ hợp với 8 Tâm
Đại thiện, 8 Tâm Đại Tố và 12 Tâm Thiền
Sắc Giới thọ hỷ trong trường hợp thấy
chúng sanh đau khổ, ngoài ra th́ không.
Sở hữu Tuỳ
Hỷ cũng hợp
với các Tâm như Sở hữu Bi, nhưng chỉ hợp
với trường hợp thấy chúng sanh làm được
việc lành hoặc hưởng hạnh phúc, trái lại th́
không.
Sở hữu Chánh
Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng chỉ hợp với 8 Tâm Thiện
Dục Giới và các Tâm Siêu Thế. Nhưng đối với
8 Tâm Thiện Dục Giới th́ 3 Sở hữu Giới Phần
có khi hợp có khi không và những lúc hợp với Tâm Thiện
Dục Giới th́ có một trong ba mà thôi. Như khi Tâm Thiện
Dục Giới khởi lên để ngăn ngừa sự
nói dối, nói đâm thọc, nói lời hung ác, nói nhảm
nhí vô ích th́ có Sở hữu Chánh ngữ phối hợp chớ
Chánh Nghiệp, Chánh Mạng th́ không; c̣n khi nào Tâm Thiện Dục
Giới khởi lên để ngăn ngừa việc sát
sanh, trộm cắp, tà dâm th́ có Sở hữu Chánh Nghiệp
phối hợp;c̣n Sở hữu Chánh Ngữ, Chánh Mạng
th́ không; Khi nào Tâm Thiện Dục Giới khởi lên để
ngăn ngừa ư định muốn dùng Thân ác, khẩu ác
để nuôi mạng sống th́ Sở Hữu Chánh Mạng
phối hợp.c̣n Sở hữu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp
th́ không. C̣n khi hợp với Tâm Siêu Thế th́ Sở hữu
Giới Phần đồng sanh và có đủ không thể
thiếu được.
Như vậy, Sở hữu Giới
Phần bất định đối với Tâm Thiện Dục
Giới nhưng nhất định đối với Tâm
Siêu Thế.
135-Sở hữu Biến Hành Phối Hợp
Đ- Sở Hữu Biến Hành hợp
đặng tất cả 121 Tâm
136-Sở Hữu Tầm Phối Hợp
V- Sở Hữu Tầm phối
hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Tầm hợp
đặng 55 tâm là 11 tâm Sơ thiền và 44 Tâm Dục Giới
(trừ ngũ song thức)
137-Sở Hữu Tứ phối hợp
V- Sở Hữu Tứ phối
hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Tứ phối
hợp đặng 66 Tâm là 11 Tâm Sơ thiền, 11 Tâm nhị
thiền và 44 Tâm Dục giới (trừ ngũ song thức).
138-Sở hữu Thắng Giải phối hợp
V- Sở hữu Thắng giải
phối hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Thắng Giải
hợp đặng 78 tâm là trừ Ngũ song thức và Si
Hoài Nghi (hoặc 110 nếu tính rộng).
139-Sở hữu Cần Phối Hợp
V- Sở Hữu Cần phối
hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Cần phối
hợp đặng 73 tâm hoặc 105 tâm là trừ 15 Tâm Quả
Vô Nhân và Tâm Khán Ngũ Môn.
140-Sở Hữu Hỷ
Phối Hợp
V- Sở Hữu Hỷ phối
hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở hữu Hỷ phối
hợp đặng 51 tâm là 4 tâm Tham thọ hỷ, Tâm Quan Sát
thọ hỷ, Tâm Vi Tiếu thọ hỷ, 12 Tâm Dục Giới
Tịnh Hảo thọ hỷ,11 Tâm Sơ thiền, 11 Tâm Nhị
thiền, và 11 Tâm Tam thiền.
V- Sở hữu Dục phối
hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở hữu Dục phối
hợp đặng 69 hoặc 101 tâm là trừ ra 18 tâm Vô Nhân
và 2 Tâm Si.
142-Sở Hữu Si Phần Phối Hợp
V- Sở Hữu Si Phần phối
hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở hữu Si Phần phối
hợp đặng 12 tâm là 12 tâm Bất Thiện.
143-Sở Hữu Tham Phối Hợp .
V- Sở Hữu Tham phối hợp
đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Tham phối hợp
đặng 8 tâm Tham
144-Sở Hữu Tà Kiến Phối Hợp
V- Sở Hữu Tà Kiến phối
hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Tà Kiến phối
hợp đặng 4 tâm Tham hợp tà
145-Sở Hữu Ngă Mạn Phối Hợp
V- Sở Hữu Ngă Mạn phối
hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở hữu Ngă Mạn phối
hợp đặng 4 tâm Tham ly tà
146-Sở Hữu Sân Phần phối Hợp
V- Sở Hữu Sân Phần phối
hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Sân Phần phối
hợp đặng 2 tâm sân
147-Sở Hữu Hôn Phần Phối Hợp
V- Sở Hữu Hôn Phần phối
hợp đặng mấy tâm ?
148-Sở Hữu Hoài Nghi Phối Hợp
V- Sở Hữu Hoài Nghi hợp
đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Hoài Nghi hợp
đặng 1 tâm là Tâm Si Hoài Nghi
149-Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành Phối
Hợp
V- Sở Hữu Tịnh Hảo
Biến Hành phối hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Tịnh Hảo
Biến Hành phối hợp đặng 59 hoặc 91 tâm trừ
ra 30 tâm Vô Tịnh Hảo
150-Sở Hữu Giới Phần Phối Hợp
V- Sở Hữu Giới Phần
phối hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Giới Phần
phối hợp đặng 16 hoặc 48 tâm là; 8 Tâm Thiện
Dục Giới và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế.
151-Sở Hữu Vô Lượng Phần Phối Hợp
V- Sở Hữu Vô Lượng
Phần phối hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Vô Lượng
Phần phối hợp đặng 28 tâm là 8 Tâm Thiện Dục
Giới Tịnh Hảo, 8 Tâm Duy Tác Dục Giới Tịnh
Hảo và 12 Tâm Thiền Sắc giới thọ lạc.
152-Sở Hữu Tuệ Quyền Phối Hợp
V- Sở Hữu Tuệ Quyền
phối hợp đặng mấy tâm ?
Đ- Sở Hữu Tuệ Quyền
phối hợp đặng 47 hoặc 79 là : 12 Tâm Dục Giới
Tịnh Hảo hợp trí, 27 Tâm Đáo Đại, 8 hoặc
40 Tâm Siêu Thế.
153-Tâm Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Nhiếp?
Đ- Tâm Nhiếplà tính mỗi tâm có
tất cả bao nhiêu Sở Hữu cùng hợp.
Tâm Nhiếpgồm có 5 phần:
1- Tâm Bất Thiện
Nhiếp
2- Tâm Vô Nhân Nhiếp
3- Tâm Dục Giới
Nhiếp
4- Tâm Đáo Đại
Tâm Nhiếp
5- Tâm Siêu Thế
Nhiếp
154-Tâm Bất Thiện Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Bất Thiện
Nhiếp?
Đ- Tâm Bất Thiện Nhiếp
là tính mỗi Tâm Bất Thiện có bao nhiêu Sở Hữu
cùng phối hợp.
Tâm Bất Thiện Nhiếp gồm có 3 phần:
1- Tâm Tham Nhiếp
2- Tâm Sân Nhiếp
3- Tâm Si Nhiếp
155-Tâm Tham Tổng Hợp
V- Thế nào là Tâm Tham Nhiếp?
Đ- Tâm Tham Nhiếp là tính những
Tâm Tham có bao nhiêu Sở Hữu cùng phối hợp.
+ Tâm Tham Nhiếp có 8 thứ:
1- Tâm Tham thứ
nhất có 19 Sở
Hữu phối hợp là: 13 Sở Hữu Tợ tha, 4 Si phần,
Tham và Tà Kiến.
2- Tâm Tham Thứ
hai: có 21 Sở Hữu
cùng hợp (như Tâm Tham thứ nhất mà thêm 2 Sở hữu
Hôn Phần v́ Tâm này hữu trợ)
3- Tâm Tham thứ
ba có 19 Sở Hữu
cùng hợp là: 13 Sở Hữu Tợ tha, 4 Si phần, Tham và
Ngă Man.
4- Tâm Tham thứ
tư có 21 Sở
Hữu cùng hợp (giống như Tâm Tham thứ ba nhưng
thêm 2 Hôn Phần v́ tâm này hữu trợ).
5- Tâm Tham thứ
năm có 18 Sở
Hữu cùng hợp là: 12 Sở hữu Tợ tha (trừ hỉ),
4 Si phần, Tham và Tà Kiến.
6- Tâm Tham thứ
sáu có 20 Sở hữu
cùng hợp (giống như Tâm Tham thứ năm nhưng
thêm 2 Hôn Phần).
7- Tâm Tham thứ
bảy có 18 Sở
Hữu cùng hợp là 12 Sở hữu Tợ tha (trừ hỉ),
4 Si phần, Tham và Ngă Mạn
8- Tâm Tham thứ
tám có 20 Sở hữu
cùng hợp (giống như Tâm Tham thứ bảy nhưng
thêm 2 Hôn Phần).
156-Tâm Sân Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Sân Nhiếp?
Đ- Tâm Sân Nhiếp là tính mỗi
Tâm Sân có bao nhiêu Sở Hữu cùng phối hợp.
+ Tâm Sân có 2 thứ:
1- Tâm Sân thứ
nhất có 20 Sở
hữu cùng hợp là 12 Sở Hữu Tợ tha (trừ hỉ),
4 Si phần và 4 Sân phần.
2- Tâm Sân thứ
hai có 22 Sở Hữu
cùng hợp (giống như Tâm Sân thứ nhất nhưng
thêm 2 Sở Hữu Hôn Phần v́ Tâm này hữu trợ).
157-Tâm Si Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Si Nhiếp ?
Đ- Tâm Si Nhiếp là tính Tâm Si có bao
nhiêu Sở Hữu cùng phối hợp.
+ Tâm Si Nhiếp có 2 thứ:
1- Tâm Si Hoài Nghi có 15 Sở Hữu cùng phối
hợp là: 10 Sở Hữu Tợ Tha (trừ Thắng giải,
hỉ và dục), 4 Si phần và Sở Hữu Hoài Nghi
2-Tâm Si Phóng Dật
có 15 Sở Hữu
cùng phối hợp là: 11 Sở Hữu Tợ tha (trừ hỉ,
dục) và 4 Si phần.
158-Tâm Vô Nhân Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Vô Nhân Nhiếp
?
Đ- Tâm Vô Nhân Nhiếp là tính Tâm Vô
Nhân có bao nhiêu Sở Hữu cùng phối hợp.
+ Tâm Vô Nhân Nhiếp gồm có 5
phần:
1- Ngũ Song Thức:
có 7 Sở Hữu
Biến Hành cùng phối hợp
2- Tâm Khán Ngũ
Môn, 2 Tâm Tiếp Thâu, 2 Tâm Quan Sát Thọ Xả có 10 Sở Hữu cùng phối
hợp là 10 Sở Hữu Tợ tha (trừ cần, dục).
3- Tâm Quan Sát thọ
hỉ có 11 Sở
Hữu cùng phối hợp là 11 Sở Hữu Tợ tha (trừ
cần,duc).
4- Tâm Khán ư Môn có 11 Sở Hữu cùng phối
hợp là 11 sở Hữu Tợ tha (trừ hỉ, dục)
5- Tâm Ưng Cúng
Vi Tiếu có 12 Sở
Hữu cùng phối hợp là 12 Sở Hữu Tợ tha (trừ
duc).
159-Tâm Dục Giới Tịnh Hảo Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Dục Giới
Tịnh Hảo Nhiếp ?
Đ- Tâm Dục Giới Tịnh Hảo
Nhiếp là tính những Tâm Tịnh Hảo mỗi thứ có
bao nhiêu Sở Hữu hợp.
+ Tâm Dục Giới Tịnh Hảo
Nhiếp có 3 loại:
1- Tâm Thiện Dục
Giới Nhiếp
2- Tâm Quả Dục
Giới Hữu Nhân Nhiếp
3- Tâm Duy Tác Dục
giới Nhiếp
160-Tâm Thiện Dục Giới Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Thiện Dục
Giới Nhiếp ?
Đ- Tâm Thiện Dục Giới
nhiếp là tính mỗi thứ tâm Thiện Dục Giới có
bao nhiêu Sở Hữu phối hợp.
+ Tâm Thiện Dục giới
nhiếp có 8 thứ:
1-2/ Tâm Thiện
Dục Giới thứ nhất và thứ nh́ có 38 Sở Hữu phối hợp
là 13 Sở Hữu Tợ tha và 25 Sở Hữu Tịnh Hảo
(nói có 38 Sở Hữu phối hợp là tính tổng quát chớ
thật sự th́ chỉ có 33 Sở Hữu hoặc 34 mà
thôi, v́ Tâm Thiện Dục Giới có thể có Sở Hữu
Giới phần và Sở Hữu Vô Lượng Phần phối
hợp và cũng có thể không có; và nếu có Sở Hữu
Giới Phần hoặc Vô Lượng Phần phối hợp
th́ chỉ có một trong năm thứ Sở Hữu ấy
mà thôi).
3-4/ Tâm Thiện Dục Giới thứ
ba và thứ tư có 37 Sở Hữu phối hợp
là 13 Sở Hữu Tợ tha, 24 Sở Hữu Tịnh Hảo
(trừTuệ quyền).
5-6/ Tâm Thiện
Dục Giới thứ năm và thứ sáu có 37 Sở Hữu
cùng hợp là 12 Sở Hữu Tợ tha,(trừ hỉ) và 25
Sở Hữu Tịnh Hảo.
7-8/ Tâm Thiện Dục
Giới thứ bảy và thứ tám có 36 Sở Hữu phối hợp
là 12 Sở Hữu Tợ tha (trừ hỉ) và 24 Sở Hữu
Tịnh Hảo (trừTuệ quyền).
161-Tâm Quả Dục Giới Hữu Nhân Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Quả Dục
Giới Hữu Nhân Nhiếp ?
Đ- Tâm Quả Dục Giới Nhiếp
là tính mỗi thứ tâm Quả có bao nhiêu Sở hữu cùng
phối hợp.
+ Tâm Quả Dục Giới Nhiếp
có 8 thứ:
1-2/ Tâm Quả Dục
Giới thứ nhất và thứ hai có 33 Sở hữu phối hợp
là: 13 Sở hữu Tợ tha và 19 Sở Hữu Tịnh Hảo
Biến hành và Sở Hữu Tuệ quyền.
3-4/ Tâm Quả Dục
Giới thứ ba và thứ tư có 32 Sở hữu phối hợp là: 13 Sở Hữu
Tợ tha và 19 Sở hữu Tịnh Hảo Biến hành.
5-6/ Tâm Quả Dục
Giới thứ năm và thứ sáu có 32 Sở Hữu phối hợp
là: 12 Sở hữu Tợ tha (trừ hỉ) và 19 Sở Hữu
Tịnh Hảo Biến hành và Sở Hữu Tuệ quyền.
7-8/ Tâm Quả Dục
Giới thứ bảy và thứ tám có 31 Sở Hữu phối hợp
là: 12 Sở Hữu Tợ tha (trừhỷ) và 19 Sở Hữu
Tịnh Hảo Biến hành.
162-Tâm Duy Tác Dục Giới Hữu Nhân Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Duy Tác Dục
Giới Hữu Nhân Nhiếp ?
Đ- Tâm Duy Tác Dục Giới Hữu
Nhân Nhiếp là tính Tâm Duy Tác Dục Giới có bao nhiêu Sở
Hữu phối hợp .
+ Tâm Duy Tác Dục Giới Nhiếp
có 8 thứ :
1-2/ Tâm Duy Tác Dục
Giớ thứ nhất và thứ hai có 35 Sở Hữu phối hợp
là: 13 Sở hữu Tợ tha, 19 Sở Hữu Tịnh Hảo
Biến hành, 2 Sở Hữu Vô
Lượng Phần và Sở Hữu Tuệ quyền.
3-4/ Tâm Duy Tác Dục
Giới thứ ba và thứ tư có 34 Sở Hữu phối hợp là 13 Sở Hữu
Tợ tha, 19 Sở Hữu Tịnh Hảo Biến hành và 2 Sở
Hữu Vô Lượng phần.
5-6/ Tâm Duy Tác Dục
Giới thứ năm và thứ sáu có 32 Sở Hữu phối hợp
là Sở Hữu Tuệ quyền, 2 Sở Hữu Vô Lượng
Phần, 19 Sở hữu Tịnh Hảo Biến hành và 12 Sở
Hữu Tợ tha (trừ hỷ).
7-8/ Tâm Duy Tác Dục
Giới thứ bảy và thứ tám có 33 Sở Hữu phối hợp
là 2 Sở Hữu Vô Lượng Phần, 19 Sở Hữu Tịnh
Hảo Biến hành và 12 Sở Hữu Tợ tha (trừ hỷ).
163-Tâm Đáo Đại Nhiếp ?
V- Thế nào là Tâm Đáo Đại
Nhiếp ?
Đ- Tâm Đáo Đại nhiếp
là tính những Tâm Thiền Sắc giới và Tâm Vô Sắc giới
mỗi thứ có bao nhiêu Sở Hữu phối hợp.
+Tâm Đáo Đại Nhiếp
có 5 loại:
1- Tâm Sơ Thiền
Sắc Giới (gồm
cả Thiện, Quả và Duy Tác) có 35 Sở Hữu phối
hợp là 13 Sở Hữu Tợ tha và 22 Sở Hữu Tịnh
Hảo (trừ giới Phần).
2- Tâm Nhị Thiền
Sắc Giới (Thiện,
Quả và Duy Tác) có 34 Sở hữu hợp là: Sở HữuTuệ
quyền, 2 Sở hữu Vô Lượng Phần, 19 Sở hữu
Tịnh Hảo Biến hành và 12 Sở hữu Tợ tha (trừ
tầm)
3- Tâm Tam Thiền
Sắc Giới (Thiện,
Quả và Duy Tác) có 33 Sở Hữu phối hợp là Sở
hữu Tuệ quyền, 2 Sở hữu Vô Lượng Phần,
19 Sở Hữu Tịnh Hảo Biến hành và 11 Sở hữu
Tợ tha (trừ tầm, tứ).
4- Tâm Tứ Thiền
Sắc Giới (Thiện,
Quả và Duy Tác) có 32 Sở hữu phối hợp là Sở
Hữu Tuệ quyền, 2 Sở hữu Vô Lượng Phần,
19 Sở Hữu Tịnh Hảo Biến hành và 10 Sở Hữu
Tợ tha (trừ tầm,tứ,hỷ)
5- Tâm Ngũ Thiền
(3 tâm Ngũ thiền
Sắc giới và 12 tâm Vô Sắc Giới). có 30 Sở Hữu
phối hợp là Sở hữu Tuệ quyền, 19 Sở Hữu
Tịnh Hảo Biến hành và 10 Sở Hữu Tợ tha (trừ
tầm, tứ,hỷ)
164-Tâm Siêu Thế Nhiếp
V- Thế nào là Tâm Siêu Thế Nhiếp
?
Đ- Tâm Siêu Thế Nhiếp là tính
mỗi Tâm Siêu Thế có bao nhiêu Sở hữu phối hợp.
+ Tâm Siêu Thế Nhiếp có 5 thứ:
1- 8 Tâm Sơ Thiền
Siêu Thế có 36 Sở
hữu phối hợp là Sở hữu Tuệ quyền, 3 Sở
hữu Giới Phần, 19 Sở hữu Tịnh Hảo Biến
Hành và 13 Sở hữu Tợ tha
2- 8 Tâm Nhị thiền
Siêu Thế có 35 Sở Hữu phối hợp
là Sở hữu Tuệ quyền, 3 Sở Hữu Giới Phần,
19 Sở Hữu Tịnh Hảo Biến hành và 12 Sở Hữu
Tợ tha (trừ tầm.)
3- 8 Tâm Tam Thiền
Siêu Thế có 34 Sở
Hữu phối hợp là 23 Sở Hữu Tịnh Hảo
(trừ Vô Lượng phần), 11 Sở Hữu Tợ tha
(trừ tầm, tứ).
4-5/ 8 Tâm Tứ Thiền Siêu Thế và 8 Tâm Ngũ Thiền Siêu
Thế có 33 Sở Hữu phối hợp là 10 Sở Hữu
Tợ tha (trừ tầm, tứ,hỷ) và 23 Sở Hữu
Tịnh Hảo (trừ Vô Lượng phần).
165-Thọ Nhiếp
(Vedanāsaṅgaho)
V- Thế nào là Thọ Nhiếp
?
Đ- Thọ Nhiếp là gom tất
cả trạng thái cảm thọ của tâm thức mỗi
thọ đặng bao nhiêu Tâm Pháp. Thọ tất cả có 5
loại:
1-Thọ Khổ 2- Thọ Lạc
3-Thọ Ưu 4- ThọHỷ
5-Thọ Xả
166-Thọ Khổ Nhiếp
V- Thế nào là Thọ Khổ
nhiếp ?
Đ- Thọ Khổ nhiếp là tính
theo sự đau đớn cảm xúc thân có bao nhiêu Tâm và Sở
hữu phối hợp.
a/ Tâm: có 1 là Tâm Thân thức Thọ
khổ.
b/ Sở Hữu
Tâm: có 6 là 6 Sở
hữu Biến hành (trừ Thọ) khi hợp với Tâm
Thân Thức Thọ khổ.
167-Thọ Lạc Nhiếp
V- Thế nào là Thọ Lạc
Nhiếp ?
Đ- Thọ Lạc Nhiếp là tính
theo sự khoái lạc của xác thân có bao nhiêu Tâm và Sở Hữu
cùng phối hợp.
a/ Tâm: có 1 là Tâm Thân thức Thọ lạc
b/ Sở Hữu
Tâm: có 6 là 6 Sở
hữu Biến hành (trừ Thọ) khi hợp với Tâm Thân
thức Thọ lạc.
168-Thọ Ưu Nhiếp
V- Thế nào là Thọ Ưu Nhiếp
?
Đ- Thọ Ưu Nhiếp là tính sự
buồn rầu đau khổ của Tâm. có bao nhiêu Tâm cùng Sở
Hữu phối hợp.
a/ Tâm: Có 2 là 2 Tâm Sân
b/ Sở Hữu
Tâm: có 21 Sở hữu
cùng hợp là: 2 Hôn phần, 4 Sân phần, 4 Si phần và 11 Sở
hữu Tợ tha (trừ hỷ, thọ).
169-Thọ Hỷ Nhiếp
V- Thế nào là Thọ Hỷ nhiếp
?
Đ- Thọ Hỉ nhiếp là tính
sự vui mừng, hoan lạc của Tâm, có bao nhiêu Tâm và Sở
Hữu phối hợp
a/ Tâm: có 62 là: 4 Tâm Tham thọ hỷ,
Tâm Quan Sát thọ hỷ, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, 22 Tâm Dục
giới Tịnh Hảo thọ hỷ và 44 Tâm Thiền thọ
hỷ
b/ Sở Hữu
Tâm: Có 46 Sở Hữu
cùng phối hợp là 25 Sở hữu Tịnh Hảo, 2 Hôn
phần, 3 Tham phần, 4 Si phần và 12 Sở Hữu Tợ
tha (trừ Thọ).
170-Thọ Xả Nhiếp
V- Thế nào là Thọ Xả Nhiếp
?
Đ- Thọ Xả Nhiếp là tính
sự cảm thọ không vui, không buồn, không khổ,
không lạc, có bao nhiêu Tâm cùng Sở Hữu phối hợp.
a/ Tâm: có 55 Tâm là: 4 Tâm Tham thọ xả,
2 Tâm Si, 12 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo thọ xả,
23 Tâm Ngũ thiền và 14 Tâm Vô Nhân thọ xả (trừ
Thân thức, Tâm Quan sát thọ hỷ và Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu).
b/ Sở Hữu
Tâm: có 46 Sở Hữu
cùng phối hợp là 25 Sở Hữu Tịnh Hảo, Hoài
Nghi, 2 Hôn phần, 3 Tham phần, 4 Si phần và 11 Sở Hữu
Tợ tha (trừ hỷ và thọ)
171-Nhân Nhiếp (Hetusaṅgaho)
V- Thế nào là Nhân Nhiếp ?
1- Nhân Tham 2- Nhân
Sân
3- Nhân Si 4- Nhân Vô Tham
5- Nhân Vô Sân 6- Nhân Vô
Si
172-Nhân Tham Nhiếp
V- Thế nào là Nhân Tham Nhiếp
?
Đ- Nhân Tham Nhiếp là cội rễ của pháp Bất
thiện khi khởi lên có tham muốn là nguyên nhân chánh, tính có
bao nhiêu Tâm cùng Sở Hữu phối hợp.
a/ Tâm: có 8 Tâm đồng sanh với
Nhân Tham là 8 Tâm Tham
b/ Sở Hữu
Tâm: có 21 Sở hữu
cùng phối hợp là 13 Sở Hữu Tợ tha, 4 Si phần,
Tà Kiến, Ngă Mạn và 2 Hôn phần.
173-Nhân Sân Nhiếp
V- Thế nào là Nhân Sân Nhiếp ?
Đ- Nhân Sân Nhiếp là cội rễ
của pháp bất Thiện khi khởi lên có Nhân Sân là nguyên
nhân chánh thức, có bao nhiêu Tâm và Sở hữu phối hợp.
a/ Tâm: Có 2 Tâm Sân
b/ Sở Hữu
Tâm: có 21 Sở hữu
cùng phối hợp: 2 Hôn phần, 3 Sân phần (trừ Sân),
4 Si phần và 12 Sở Hữu Tợ tha (trừ hỷ).
174-Nhân Si Nhiếp
V- Thế nào là Nhân Si Nhiếp
Đ- Nhân Si Nhiếp là cội rễ
của pháp Bất thiện khi khởi lên có bao nhiêu Tâm và Sở
Hữu cùng phối hợp
a/ Tâm: có 12 Tâm Bất thiện
b/ Sở Hữu
Tâm: có 26 Sở hữu
là 13 Sở hữu Tợ tha và 13 Sở hữu Bất Thiện
(trừ Sở Hữu Si).
175-Nhân Vô Tham, Vô Sân Nhiếp
V- Thế nào là Nhân Vô Tham và Vô Sân
nhiếp ?
Đ- Nhân Vô Tham, Nhân Vô Sân nhiếp
là tính bao nhiêu Tâm và Sở Hữu cùng phối hợp.
a/ Tâm: Có 59 hoặc 91 Tâm: 24 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo,
27 Tâm Đáo Đại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế.
b/ Sở hữu
tâm: có 36 là 13 Sở
Hữu Tợ tha và 23 Sở Hữu Tịnh Hảo (trừ
vô Tham, Vô Sân).
176-Nhân Vô Si Nhiếp
V- Thế nào là Nhân Vô Si nhiếp
?
Đ- Nhân Vô Si Nhiếp là tính có bao nhiêu Tâm và Sở hữu
cùng phối hợp.
a/ Tâm: Có 47 hoặc 79 tâm: 12 Tâm Dục
Giới Tịnh Hảo hợp trí, 27 Tâm Đáo Đại
và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế.
b/ Sở Hữu
Tâm: có 37 là 13 Sở
Hữu Tợ tha và 24 Sở hữu Tịnh Hảo (trừTuệ
quyền).
177-Chia Tâm Đặng Mấy Nhân
V- Thế nào là Chia Tâm đặng
mấy Nhân ?
Đ- Chia Tâm đặng mấy nhân
là chia mỗi tâm có đặng bao nhiêu nhân kết hợp:
- Tâm Vô Nhân có 18 là 18 tâm Vô Nhân
- Tâm Nhứt Nhân là 2 Tâm Si
- Tâm Nhị Nhân là 8 Tâm Tham, 2 Tâm Sân, 12 Tâm Dục giới
Tịnh Hảo Bất Tương
Ưng.
- Tâm Tam Nhân là 12 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo
Tương Ưng, 27 Tâm Đáo Đại và 8 hoặc 40 Tâm
Siêu Thế.
178-Sở Hữu Gặp Mấy Nhân
V- Thế nào là Sở hữu gặp
mấy Nhân ?
Đ- Sở Hữu gặp mấy
Nhân là tính mỗi Sở hữu khi hợp với tâm và tâm
đó có mấy Nhân là Sở hữu gặp mấy Nhân.
- 13 Sở hữu Tợ tha hợp
với Tâm Vô Nhân gọi là Sở hữu Vô Nhân;Sở hữu
Si hợp Tâm Si là Sở hữu Vô Nhân.
- Sở hữu Si
hợp Tâm Tham gặp Nhân Tham, hợp với Sân gặp Nhân
Sân gọi là Sở hữu 1 Nhân.
- Sở hữu
Tham hợp tâm Tham gặp Si, Sở hữu Sân hợp tâm Sân
gặp Si gọi là Sở hữu 1 Nhân.
- Sở hữu Vô
Tham, Vô Sân hợp với Tâm Tịnh Hảo ly trí, Sở hữu
Hoài Nghi hợp với Tâm Si Hoài Nghi gặp Nhân Si, gặp một
Nhân tức là Nhân này gặp Nhân kia.
- Sở hữu 2 Nhân là Sở hữu
Tà kiến, Ngă Mạn hợp với Tham gặp Tham và Si, Sở
hữu Tật, Lận, Hối hợp với Tâm Sân gặp
Nhân Sân và Si; Sở hữu Vô Tham, Vô Sân, Trí Tuệ hợp Tâm
Tịnh Hảo tưong Ưng nhân này gặp 2 nhân kia.
- Sở hữu 3
Nhân là: Sở hữu Vô Tàm, Vô Quư, Phóng Dật, Hôn Trầm,Thụy
miên hợp Tâm Tham gặp Tham
và Si, hợp Tâm Sân gặp Sân là 3 Nhân; 22 Sở hữu Tịnh
Hảo (trừ 3 nhân Thiện) hợp Tâm 3 Nhân th́ gặp
đủ 3 Nhân.
- Sở hữu 5
Nhân: là Sở hữu Hỷ (trừ Nhân Sân)
- Sở hữu 6 Nhân là 12 sở hữu Tợ tha (trừ
Hỷ).
179-Sự Nhiếp (Kiccasaṅgaho)
V- Thế nào là Sự Nhiếp ?
Đ- Sự Nhiếp là tính tất
cả sự vụ hay công tác của Tâm Pháp.
Có Pāli chú giải :
-“Karaṇaṃ=Kiccaṃ:
Việc làm gọi là Sự”
Sự Nhiếp là
gom tâm và Sở hữu lại theo việc làm, tức là chỉ
bày mười bốn việc, mỗi việc đặng
mấy Tâm làm Sở hữu cũng làm theo.
Có Pāli chú giải:
-“Kiccabhedena
cittacetasikānaṃ saṅgaho=kiccasaṅgaho: cách gom tâm và Sở
hữu theo phần công việc gọi là Sự Nhiếp”
+ Sự có 14 là:
1- Sự Tục
Sinh 2- Sự Hộ Kiếp
3- Sự Khán
Môn 4- Sự Thấy
5- Sự Nghe 6- Sự Ngửi
7- Sự Nếm 8- Sự cảm xúc
9- Sự Tiếp
Thâu 10- Sự Quan Sát
11- Sự Phân
Đoán 12- Sự Đổng
Lực
13- Sự Thập
Di 14- Sự Tử.
180-Sự Tục Sinh Nhiếp
V- Thế nào là Sự Tục
Sinh Nhiếp ?
Đ- Sự Tục Sinh Nhiếp là
việc nối liền kiếp sống tức là Tâm làm môi
giới cho Ngũ uẩn cũ và Ngũ uẩn mới, là
Tâm khởi đầu của một kiếp sống.
Có Pāli chú giải:
-“Paṭisandhānaṃ=paṭisandhi:việc
làm nối lại đời sống gọi là Tục sinh”.
Như vậy, Sự Tục sinh Nhiếp tức là tính việc
nối liền kiếp sống có bao nhiêu Tâm và Sở hữu
cùng phối hợp.
a/ Tâm: có 19 Tâm làm việc Tục sinh là 2 Tâm Quan Sát thọ
xả, 8 Tâm Đại Quả Dục Giới hữu nhân và
9 Tâm Quả Đáo Đại.
b/ Sở Hữu
Tâm: Có 35 Sở hữu
cùng phối hợp là 13 Sở hữu Tợ tha và 22 Sở
hữu Tịnh Hảo (trừ Giới phần).
Chú Thích: Việc Tục sinh có nhiều cách
khác nhau như sau :
1/- Tục sinh ác
thú là Tâm làm việc
Tục sinh trong 4 cảnh khổ: Địa ngục, Ngạ
quỷ, A tu la,và Bàng sanh. Tâm Tục sinh trong 4 khổ cảnh
là Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện. Tâm này có 10 Sở hữu
cùng phối hợp là 10 Sở hữu Tợ tha (trừ Cần,
hỉ, duc); đối tượng của Tâm Tục sinh
này là lúc lâm chung, người sắp chết trông thấy lửa
hoặc những cực h́nh nơi địa ngục th́ sẽ
Tục sinh vào Địa ngục; Nếu người sắp
chết trông thấy những cảnh thấp hèn, đói
khát v.v... th́ Tục sinh làm Ngạ quỷ; nếu người
sắp chết trông thấy những h́nh tướng hung tợn,
như cảnh chém giết sát hại v.v... th́ Tục sinh làm
A tu la; nếu người sắp chết trông thấy các
loài thú vật th́ Tục sinh làm cầm thú.
2/- Tục sinh
Nhơn loại là
việc Tục sinh của loài người. Tâm làm việc Tục
sinh cho loài người có 9:
· Nếu Tục sinh bằng Tâm
Quan Sát Quả Bất Thiện Vô Nhân thọ xả th́ làm
người có tật bệnh từ trong bụng mẹ
như đui, điếc, câm v.v...
· Nếu Tục sinh bằng 1
trong 4 Tâm Quả Dục Giới ly trí th́ sanh làm người
thiếu trí, hạng người này không thể đắc
thiền hay Đạo Quả được.
· Nếu Tục sinh bằng 1
trong 4 Tâm Quả Dục Giới hợp trí th́ sanh làm người
khôn ngoan sáng suốt có thể đắc đạo v.v...
3/- 9 Tâm Quả
Đáo Đại th́ làm việc
Tục sinh vào các cơi thiền Sắc và Vô Sắc.
181-Sự Hộ Kiếp Nhiếp
V-Thế nào là Sự hộ Kiếp
nhiếp ?
Đ- Sự Hộ Kiếp Nhiếp
là tính những Tâm và các Sở hữu cùng sanh chung trong việc
bảo tŕ kiếp sống tức là Tâm chủ quan luôn luôn bắt
cảnh cũ. Tâm này diễn tiến ngoài lộ tŕnh Tâm
như lúc ngủ mê v.v...
Có Pāli chú giải:
-“Bhavassa aṅgaṃ=Bhavaṅgaṃ:
Nhân quan trọng của đời sống làm cho không đứt
đoạn gọi là Hộ Kiếp hay Hữu phần”. Những
Tâm làm việc Hộ Kiếp cũng có 19 thứ và bắt cảnh
cũng giống như Tâm Tục sinh, chỉ khác là nối
sau Tâm Tục sinh.
182-Sự Thấy Nhiếp
V-Thế nào là sự Thấy
Nhiếp ?
Đ- Sự Thấy nhiếp là tính trong việc thấy
có bao nhiêu Tâm cùng Sở hữu phối hợp. Thấy là nhận
biết được cảnh Sắc. có 2 Tâm làm việc
Thấy là 2 Tâm Nhăn Thức; có 7 Sở hữu cùng hợp là
7 Sở hữu Biến hành.
183-Sự Nghe Nhiếp
V- Thế nào là Sự Nghe Nhiếp
?
Đ- Sự Nghe Nhiếp là tính việc
Nghe có bao nhiêu Tâm và Sở hữu cùng phối hợp. Sự
nghe là nhận biết được cảnh Thinh, có 2 Tâm
làm việc Nghe là 2 Tâm Nhĩ Thức; có 7 Sở hữu cùng
hợp là 7 sở hữu Biến hành.
184-Sự Ngửi Nhiếp
V- Thế nào là Sự Ngửi
Nhiếp ?
Đ- Sự Ngửi Nhiếp là tính
trong việc Ngửi có bao nhiêu Tâm và Sở hữu cùng phối
hợp. Sự ngửi là sự nhận thức được
cảnh Khí; có 2 Tâm làm việc Ngửi là 2 Tâm Tỷ Thức;
có 7 Sở hữu cùng hợp là 7 Sở hữu Biến hành.
185-Sự Nếm Nhiếp
V- Thế nào là Sự Nếm Nhiếp
?
Đ- Sự Nếm Nhiếp là tính
trong việc Nếm có bao nhiêu Tâm cùng Sở hữu phối
hợp. Sự Nếm là nhận biết được cảnh
Vị, có 2 Tâm làm việc Nếm là 2 Tâm Thiệt Thức, có
7 Sở hữu cùng hợp là 7 Sở hữu Biến hành
186-Sự Cảm Xúc Nhiếp
V- Thế nào là Sụ Cảm Xúc
Nhiếp ?
Đ- Sự Cảm Xúc Nhiếp là
tính trong việc Cảm xúc có bao nhiêu Tâm cùng Sở hữu phối
hợp. Cảm Xúc là sự nhận biết đặng cảnh
Xúc. Có 2 Tâm làm việc Cảm Xúc là 2 Tâm Thân Thức, có 7 Sở
hữu cùng hợp là 7 Sở hữu Biến hành.
187-Sự Khán Môn Nhiếp
V- Thế nào là Sự Khán Môn Nhiếp
?
Đ- Sự Khán Môn nhiếp là tính
trong việc Khán Môn có bao nhiêu Tâm cùng Sở hữu phối hợp.
Sự Khán Môn là trạng thái Tâm hướng đến
đối tượng.
Có Pāli chú giải:
-“Avajjiyate=Āvajjanaṃ: bắt cảnh mới gọi
là Khán”
-“Āvattiyate=Āvajjanaṃ: ngăn chặn sự
trôi chảy của Hộ kiếp gọi là Khán”
Có 2 Tâm làm việc
Khán Môn là Tâm Khán Ngũ Môn và Tâm Khán Ư Môn; có 11 Sở hữu
cùng hợp là 11 Sở hữu Tợ tha (trừ Hỉ và dục).
188-Sự Tiếp Thâu Nhiếp
V- Thế nào là sự Tiếp
Thâu Nhiếp ?
Đ- Sự Tiếp Thâu Nhiếp là
tính trong việc Tiếp Thâu có bao nhiêu Tâm cùng Sở hữu
phối hợp.
Có Pāli chú giải:
-“Sampaṭicchiyate=
Sampaṭicchanaṃ: tiếp nhận năm cảnh từ
Ngũ Song Thức gọi là Tiếp Thâu”
Sự Tiếp
Thâu là trạng thái Tâm lănh thọ năm cảnh (Sắc,
thinh, khí, vị, xúc) có 2 Tâm làm việc Tiếp Thâu là 2 Tâm Tiếp
Thâu; có 10 Sở hữu cùng phối hợp là 10 Sở hữu
Tợ tha (trừ Cần, hỷ,dục).
189-Sự Quan Sát Nhiếp
V- Thế nào là Sự Quan Sát Nhiếp?
Đ- Sự Quan Sát Nhiếp là tính
trong việc Quan Sát có bao nhiêu Tâm và Sở hữu cùng phối
hợp. Sự Quan Sát là trạng thái Tâm điều tra đối
tượng tức là xem xét t́m hiểu cảnh ngũ.
Có Pāli chú giải:
-“Sammātiraṇaṃ=Santiraṇa:
Cách điều tra năm cảnh từ Tâm Tiếp Thâu chuyển
sang gọi là Quan Sát”
Có 3 Tâm làm việc
Quan Sát là 2 Tâm Quan Sát thọ xả và 1 Tâm Quan sát thọ hỷ;
có 11 Sở hữu cùng phối hợp là 11 Sở hữu Tợ
tha (trừ Cần, dục)
190-Sự Phân Đoán Nhiếp
V- Thế nào là Sự Phân
Đoán Nhiếp ?
Đ- Sự Phân Đoán nhiếp là
tính trong sự Phân Đoán có bao nhiêu Tâm cùng Sở hữu phối
hợp. Sự Phân Đoán là trạng thái Tâm xác định
đối tượng.
Có Pāli chú giải :
-“Vavatthapiyate=Voṭṭhabbanaṃ:
Tư cách xác định cảnh tốt, xấu... gọi
là Phân Đoán”
Tâm xác định
đối tượng có 1 Tâm làm việc Phân Đoán là Tâm
Khán Ư Môn; Có 11 Sở hữu cùng phối hợp là 11 Sở hữu
Tợ tha (trừ hỷ và dục).
191-Sự Đổng Tốc Nhiếp
V- Thế nào là Sự Đổng
Tốc Nhiếp ?
Đ-Sự Đổng Tốc Nhiếp
là tính việc Đổng Tốc có bao nhiêu Tâm cùng Sở hữu
phối hợp. Sự Đổng Tốc là sức lực
của Tâm biết cảnh rơ ràng.
Có Pāli chú giải:
-“javatīti=javanaṃ:
mănh lực xử sự với đối tượng gọi
là Đổng Tốc”
Có 55 hoặc 87 Tâm
là 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, 8 Tâm Thiện
Dục Giới, 8 Tâm Duy Tác Dục Giới, 9 Tâm Thiện
Đáo Đại, 9 Tâm Duy Tác Đáo Đại và 8 hoặc
40 Tâm Siêu Thế; có 52 Sở hữu cùng hợp với các
Tâm Đổng Tốc.
192-Sự Thập Di Nhiếp
V- Thế nào là Sự Thập Di
Nhiếp ?
Đ- Sự Thập Di Nhiếp là
tính có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp trong việc
Thập Di. Sự Thập Di là trạng thái Tâm hưởng
cảnh dư của Tâm Đổng Tốc.
CóPāli chú giải:
-“Tassa ārammaṇaṃ
passāti=Tadārammaṇaṃ: Hưởng cảnh dư
của Tâm Đổng Tốc gọi là Thập Di”
Có 11 Tâm làm việc
Thập Di là 3 Tâm Quan sát và 8 Tâm Đại Quả, có 33 Sở
hữu cùng hợp là 13 Sở hữu Tợ tha, 19 Sở hữu
Tịnh Hảo Biến hành và Sở hữu Tuệ quyền.
193-Sự Tử Nhiếp
V- Thế nào là Sự Tử Nhiếp
?
Đ- Sự Tử Nhiếp là tính sự
Tử có bao nhiêu Tâm và Sở hữu phối hợp. Sự
Tử là trạng thái Tâm chủ quan của kiếp sống
bị tiêu diệt. Tâm Tục Sinh, Hộ Kiếp, Tử làm
việc giống nhau, đồng biết một cảnh
như nhau, đồng một thứ Tâm như nhau. Chỉ
khác nhau như Tâm Tục sinh là khởi đầu của kiếp
sống, c̣n Tâm Tử là Tâm cuối cùng của một kiếp
sống, Hộ Kiếp là khoảng giữa của kiếp
sống tức là sau Tục Sinh mà trước Tử. Những
Tâm làm việc Tục Sinh, Hộ Kiếp, Tử hoàn toàn ở
ngoài lộ tŕnh tâm.
Có Pāli chú giải:
-“Cavanaṃ=Cuti: Sự
tắt dứt kiếp sống cũ gọi là Sự Tử”(xem tiếp trang sau)