SỞ HỮU TÂM

                                                        ( CETASIKA )

 

75- Sở Hữu Tâm (Cetasika)

 

      V-Thế nào là Sở Hữu Tâm ?

      Đ- Sở Hữu Tâm là phần phụ thuộc của Tâm, vật sở hữu của Ư hoặc Thức, tức là phần phụ trợ cho sự biết cảnh.

     Có những câu Pāli chú giải:

     -“Cetasi bhavaṃ=Cetasikaṃ: Đồng sanh với Tâm là Sở Hữu Tâm”

     -“Cetasi niyuttam.=Cetasikam.: Hợp khắn khít với Tâm nên gọi là Sở hữu Tâm”

     -“Avippayogavasena Cetasi niyuttāti=Cetasikā: hợp với Tâm luôn luôn bằng mănh lực Không ĺa nhau nên gọi là Sở hữu Tâm”

     Sở Hữu nương Tâm có 4 cách đồng:

1-         Đồng Sanh (Ekuppāda)

2-         Đồng Diệt (Ekanirodha)

3-         Đồng Cảnh (Ekārammaṇa)

4-         Đồng Vật (Ekavatthukā)

      4 Ư nghĩa của Sở Hữu Tâm:

         a/ Trạng Thái: nương đổ tâm

         b/ Phận sự: Không ĺa tâm

         c/ Sự thành tựu: biết chung một cảnh với tâm

         d/ Nhân cận: phải có tâm sanh

     + Sở Hữu Tâm có 3 loại:

1-         Sở Hữu Tợ Tha

        2-  Sở Hữu Bất thiện

        3-  Sở Hữu Tịnh Hảo

 

76-Sở Hữu Tợ Tha (Aññasamāna cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở HữuTợ Tha ?

     Đ- Sở Hữu Tợ Tha là loại sở Hữu giống theo pháp khác. Như chúng hợp với tâm Thiện th́ đồng một tánh chất với pháp Thiện, nếu hợp với pháp Bất thiện th́ sẽ đồng một tánh chất như pháp Bất thiện, nếu hợp với pháp Vô Kư (tâm Quả và Tâm Duy Tác) th́ đồng tánh chất với pháp vô kư.

     Có Pāli chú giải:

     -“Aññohi samanāti= Aññasamanā: phần nhiều giống theo pháp khác nên gọi là Sở Hữu Tợ Tha”

     + Sở Hữu Tợ Tha có 2 loại:

1-         Sở Hữu Biến Hành

2-         Sở Hữu Biệt Cảnh

 

77- Sở Hữu Biến Hành (Sabbacittasādhāraṇa)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Biến Hành ?

     Đ- Sở Hữu Biến Hành là loại Sở Hữu hợp đặng tất cả Tâm, không một thứ Tâm nào có thể thiếu bảy Sở Hữu này, v́ vậy nên gọi là Sở Hữu Biến Hành.

     Có Pāli chú giải như vầy :

     -“Sabbesaṃ cittānaṃ sādhāraṇāti=Sabbacittā sādhāraṇā: Hợp với tất cả Tâm gọi là Biến Hành”

     + Sở Hữu Biến Hành có 7 thứ:

1-         Sở Hữu Xúc

2-         Sở Hữu Thọ

3-         Sở Hữu Tưởng

4-         Sở Hữu Tư

5-         Sở Hữu Định (nhất hành)

6-         Sở Hữu Mạng Quyền

7-         Sở Hữu Tác Ư

 

78- Sở Hữu Xúc (Phassacetasika)

 

     V- Thế nào là Sở hữu Xúc ?

     Đ- Sở Hữu Xúc là trạng thái gặp gỡ của ba phần:  Vật,Cảnh Thức.

     Có Pāli chú giải như vầy :

     -“Ārambhaṃ busatīti=phasso: Tâm chạm vật và cảnh gọi là xúc”

     Sở Hữu Xúc được phân ra sáu loại:

1-         Nhăn xúc: Sở Hữu Xúc hợp với tâm Nhăn Thức do mắt và cảnh sắc đối chiếu nhau

2-         Nhĩ Xúc: Sở Hữu Xúc hợp với tâm Nhĩ Thức trong khi Tai và Cảnh Thinh đối chiếu nhau

3-         Tỉ Xúc:  Sở Hữu Xúc hợp với Tâm Tỉ Thức do Mũi và Cảnh Khí đối chiếu nhau.

4-         Thiệt Thức: Sở Hữu Xúc hợp với Tâm Thiệt Thức khi Lưỡi và Cảnh Vị đối chiếu nhau.

5-         Thân Thức: Sở Hữu Xúc hợp với Tâm Thân Thức khi Thân và Cảnh Xúc (đất, lửa, gió) đối chiếu nhau.

6-         Ư Xúc: Sở Hữu Xúc hợp với Tâm Ư thức khi Ư Quyền đối chiếu với Cảnh Pháp.

 

79-Sở Hữu Thọ (Vedanā cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Thọ ?

     Đ- Sở Hữu Thọ là trạng thái tiếp thâu, cảm nhận đối tượng.

     Có Pāli chú giải như vầy:

     -“Vedayatī ti=Vedanā: Hưởng cảnh gọi là Thọ”

     + Thọ có năm thứ và sáu loại:

        năm Thứ:

1-         Thọ Khổ: là trạng thái cảm nhận sự đau đớn của thể xác

2-         Thọ Lạc: là trạng thái cảm nhận sự khoái lạc của xác thân

3-         Thọ Hỉ: là trạng thái lănh nhận đối tượng một cách vui vẻ

4-         Thọ Ưu: là trạng thái cảm nhận đối tượng một cách buồn bực khó chịu của tâm

5-         Thọ Xả: là trạng thái cảm nhận đối tượng không khổ, không lạc, không hỉ, không Ưu tức là ngoài ra bốn thọ trên cũng gọi là thọ phi khổ phi lạc.

       Sáu loại:

1-         Nhăn thọ: tức là Sở Hữu Thọ hợp với Tâm Nhăn Thức để lănh nạp cảnh Sắc, và Sở hữu thọ trong tâm ư thức nối lộ Nhăn môn

2-         Nhĩ Thọ:  tức là Sở hữu Thọ hợp với Tâm Nhĩ Thức để lănh nhận cảnh Thinh, và Sở hữu thọ trong các tâm ư thức nối lộ Nhĩ môn

3-         Tỷ Thọ: là Sở Hữu Thọ hợp với Tâm Tỷ Thức để tiếp nhận cảnh Khí, và Sở hữu thọ trong các tâm ư thức nối lộ tâm Tỷ môn.

4-         Thiệt Thọ: là Sở Hữu Thọ hợp với Tâm Thiệt Thúc để lănh thâu cảnh Vị,và Sở hữu thọ trong tâm ư thức nối lộ tâm Thiệt môn

5-         Thân Thọ: là Sở Hữu Thọ hợp với Tâm Thân Thức để lănh nhận cảnh Xúc, va Sở hữu thọ trong các tâm ư thứ nối lộ tâmThân môn

6-  Ư Thọ: là Sở Hữu Thọ hợp với Tâm Ư Thức để tiếp nhận cảnh Pháp. Sáu thọ này, mỗi thọ đều         gồm có 3 là khổ, Lạc, Xả (theo kinh tạng).

 

80-Sở Hữu Tưởng (Saññācetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Tưởng ?

     Đ- Sở Hữu Tưởng là tư cách trạng lại, nhớ lại, hồi tưởng lại những vật đă qua, đă mất, đă diệt mà trước kia đă gặp.

          1-Sắc Tưởng :tức là nhớ ra “Cảnh Sắc” (Các màu xanh, vàng, đỏ, trắng v.v...) mà trước kia Nhăn Thức đă thấy.

          2-Thinh Tưởng: là nhớ ra “các Tiếng” (cảnh Thinh) mà trước kia Nhĩ Thức đă biết, đă nghe.

         3-Khí Tưởng: là nhó ra “các mùi” mà trước kia Tỉ Thức đă ngửi, đă biết.

         4-Vị Tưởng: là nhớ ra các “Cảnh Vị” (mặn, ngọt, cay, đắng v.v...) mà trước kia Thiệt Thức đă nếm .

        5-Xúc Tưởng: là nhớ ra các “cảnh Xúc” (cứng, mềm, nóng, lạnh v.v...) mà trước kia Thân Thức đă biết, đă cảm xúc.

        6-Pháp Tưởng: nhớ ra “cảnh Pháp”(đối tượng của ư Thức) mà trước kia Ư Thức đă biết, đă suy nghĩ.

 

81-Sở Hữu Tư (Cetanā cetasika)

 

    V- Thế nào là Sở Hữu Tư ?

    Đ- Sở Hữu Tư là trạng thái tính làm, quyết làm, cố tâm. Chính Sở Hữu Tư quan trọng trong việc tạo nghiệp. Đức Phật Ngài nói rằng:”Cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi: Này các thầy Tỷ Kheo Ta nói:Nghiệp tức là Sở Hữu Tư”

         + Nghiệp có hai : Nghiệp Đồng Sanh và Nghiệp Dị Thời.

- Nghiệp Đồng Sanh: là sở Hữu Tư đồng sanh với Tâm

                    - Nghiệp Dị Thời: là mănh lực sẽ tạo Quả và sắc nghiệp do Sở Hữu Tư hiệp với Tâm Thiện hay Bất Thiện để ảnh hưởng lại.

        + Tư có  sáu loại:

            1-Sắc Tư: Sở Hữu Tư hợp với Tâm “Nhăn Thức” để quyết định khi Nhăn Thức biết cảnh Sắc

            2-Thinh Tư: Sự cố ư nhận được “Cảnh thinh” tức là Sở Hữu Tư hợp với Tâm”Nhĩ Thức”.

            3-Khí Tư: Sự cố ư nhận ra “cảnh Khí” tức là Sở Hữu Tư hợp với Tâm “Tỉ Thức” 

            4-Vị Tư: Tức là sự cố ư nhận ra “cảnh Vị” tức Sở Hữu Tư hợp với tâm “Thiệt Thức”.

            5-Xúc Tư: là sự cố ư nhận ra “cảnh Xúc”(đất,lửa,gió) tức là Sở Hữu Tư hợp với Tâm “Thân Thức”

           6-Pháp Tư: là sự cố ư suy nghĩ “cảnh Pháp” tức là Sở hữu Tư hợp với Tâm “Ư thức”

 

82-Sở Hữu Định (Ekaggatā cetasika)

 

     V-Thế nào là Sở Hữu Định ?

     Đ- Sở Hữu Định là một trạng thái gom tâm vào một đề mục, chong ngay vào cảnh, an trụ vào đối tượng.

 

83-Sở Hữu Mạng Quyền (Jīvitindriya cetasika)

     V- Thế nào là Sở Hữu Mạng Quyền ?

     Đ- Sở Hữu Mạng Quyền là sự sống c̣n ccủa Danh pháptồn tại đủ ba sát na (sanh, trụ, diệt) gọi là Mạng v́ bảo tồn sự sống của Tâm Pháp trong ba sát na, gọi là Quyền v́ có khả năng điều hành các Danh pháp đồng sanh cùng làm chung một phận sự.

     Có những câu Pāli chú giải:

     -“Jīvanti sahajātadhammā etenāti=Jīvitaṃ: trọn quyền cai quả sự sống c̣n của pháp đồng sanh gọi là Mạng”

     -“Indanti parama issariyaṃ karontīti=indriyāni: Hành vi rất tự do cai quản gọi là Quyền”

 

84-Sở Hữu Tác Ư (Manasikāra cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở hữu Tác Ư ?

     Đ- Sở Hữu Tác Ư là tư cách gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho Tâm

    Có Pāli chú giải:

    -“Ārammaṇaṃ manasipaṭipādāyatīti=Ārammaṇa paṭipādako: làm thành cảnh cho Tâm tức là tác ư thành cảnh tức là Sở Hữu Tác Ư”

    Thí dụ: Như ống viễn kính thâu cảnh vật ở xa cho vừa tầm con mắt cho thấy được; hoặc như răng cắn miếng thực phẩm cho vừa chừng để miệng nhai được.

 

85-Sở Hữu  Biệt Cảnh (Pakiṇṇaka cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Biệt Cảnh?

     Đ-Sở Hữu Biệt Cảnh là loại Sở Hữu chỉ có hợp với một số tâm, c̣n một số tâm khác th́ không hợp đặng.

     Có Pāli vhú giải:

     -“Sobhaṇāsobhaṇesu pakirantīti=pakiṇṇakā: Hợp rải rác trong các Tâm Tịnh Hảo và Vô Tịnh Hảogọi là Biệt Cảnḥ Tức là Sở Hữu Biệt Cảnh”

     + Sở Hữu Biệt Cảnh có sáu thứ:

1-         Sở Hữu Tầm

2-         Sở Hữu Tứ

3-         Sở Hữu Tắng Giải

4-         Sở Hữu Cần

5-         Sở Hữu Hỉ

6-         Sở Hữu Dục

 

86-Sở Hữu Tầm (Vitakka cetasika)

 

     V-Thế nào là Sở Hữu Tầm ?

     Đ-Sở Hữu Tầm là hướng tâm đến Cảnh hay là cách đem tâm đến đối tượng.

     Có Pāli chú giải:

     -“Vitakkānaṃ=vitakko: Cách t́m ṭi Cảnh gọi là Tầm”

     Thí dụ: Như con Ong bay đi đến một cái bông.

     + Tầm có sáu loại:

        1-Sắc Tầm: là trạng thái Tâm t́m đến “cảnh Sắc” (các màu) hướng đến Cảnh Sắc.

        2-Thinh Tầm: là trạng thái Tâm hướng đến “Cảnh Thinh”, t́m đế “Cảnh Thinh”.

        3-Khí Tầm: là trạng thái tâm hướng đến “ các mùi” t́m đến “các Mùi”.

        4-Vị Tầm: là trạng thái tâm hướng đến “cảnh Vị”, t́m đến “cảnh Vị”

        5-Xúc Tầm: là trạng thái tâm hướng đến “cảnh Xúc” (các sự đụng chạm) t́m đến “cảnh Xúc”

        6-Pháp Tầm:là trạng thái tâm hướng đến “cảnh Pháp” (những đối tượng mà trước kia đă gặp như cảnh sắc mắt đă gặp cho đến sự suy nghĩ mà tâm trước đă suy tư).

 

87- Sở Hữu Tứ (Vicāra cetasika)

     

     V- Thế nào là Sở Hữu Tứ ?

     Đ- Sở Hữu Tứ là trạng thái tâm quan sát đối tượng một cách khắn khít (chăm chú quan sát)

     Có Pāli chú giải:

     -“Vicāranaṃ=Vicāro: kềm giữ cảnh gọi là Tứ”

     + Tứ có sáu loại:

1-         Sắc Tứ: là trạng thái tâm quan sát cảnh sắc

2-         Thinh Tứ: là trạng thái tâm quan sát cảnh thinh (tiếng)

3-         Khí Tứ: là trạng thái tâm quan sát các mùi

4-         Vị Tứ: là trạng thái tâm quan sát cảnh vị

5-         Xúc Tứ: là trạng thái tâm quan sát cảnh Xúc do thân đụng chạṃ

6-         Pháp Tứ: là trạng thái tâm quan sát những đối tượng mà ư suy nghĩ.

 

88- Sở Hữu Thắng Giải (Adhimokkha cetasika)

 

     V-Thế nào là Sở Hữu Thắng Giải ?

     Đ- Sở Hữu Thắng Giải là trạng thái tâm quyết đoán trước sự vật một cách khẳng định, trái với sự do dự hoài nghi.

    Thí dụ: Như vị quan toà tuyên bố một vụ kiện.

 

89- Sở Hữu Cần (Viriya cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Cần ?

     Đ-  Sở Hữu Cần là sự siêng năng, tinh tấn, cố gắng trước sự khó khăn, sự cương quyết nỗ lực của tâm đến với cảnh không thụ động.

    Có Pāli chú giải:

    -“Udukkhasābhe sahanaṃ=Ussaho: Đủ sức chịu với sự khó khăn nên gọi là siêng năng (cần)”.

   Thí dụ: Như viên dơng tướng khi lâm trận bất chấp gươm đao, hằng lướt tới tiêu diệt đối phương bảo vệ đoàn quân của ḿnh. Cũng vậy, Sở Hữu Cần đặc tính nâng đỡ pháp tương ưng và bài trừ pháp nghịch.

 

90- Sở Hữu Hỷ (Pīti cetasika)

 

     V-Thế nào là Sở hữu Hỷ?

     Đ- Sở Hữu Hỷ là trạng thái tâm no vui bằng cảnh.

     + Hỉ có năm loại:

1-         Tiểu Đản Hỷ  (Khuddaka Pīti) là sự no vui làm da nổi ốc

2-         Sát Na Hỷ  ( Khaṇika pīti) là sự no vui thoáng qua như điển chớp

3-         Hải Triều Hỷ (Okkantika Pīti) là sự no vui như sóng tạt vào bờ.

4-         Khinh Thăng Hỷ (Ubbekā pīti) là trạng thái no vui một cách nhẹ nhàng

5-         Sung Măn Hỷ (Pharaṇā Pīti) là sự no vui một cách mát mẻ thắm nhuần cả toàn thân.

        Có Pāli chú giải:

        -“Pinayatī ti= Pīti: no nê với cảnh gọi là Hỷ”

 

91- Sở Hữu Dục (Chanda cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Dục ?

     Đ- Sở Hữu Dục là sự mong muốn.

   + Dục có ba loại:

1-         Tham Dục : là sự ham muốn ngũ trần (bất thiện).

2-         Pháp Dục: là sự mong nuốn được chứng các Thiện Pháp.

3-         Tác Dục: Sự muốn làm không phải là Pháp Thiện, cũng không phải là pháp Bất Thiện.

 

92- Sở Hữu Bất Thiện (Akusala cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở hữu Bất Thiện ?

     Đ- Sở Hữu Bất thiện là những pháp chẳng lành, chẳng tốt, cũng gọi là pháp xấu, pháp ác, pháp đen.

    + Sở Hữu Bất Thiện có năm loại:

1-         Sở Hữu Si Phần

2-         Sở Hữu Tham Phần

3-         Sở Hữu Sân Phần

4-         Sở Hữu Hôn Phần

5-         Sở Hữu Hoài Nghi

 

93- Sở Hữu Si Phần (Mocatuka cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Si Phần ?

     Đ- Sở Hữu Si Phần là những pháp làm cho tâm u ám, mê mờ, tăm tối, không sáng suốt.

     + Sở Hữu Si Phần có bốn thứ:

1-         Sở Hữu Si

2-         Sở Hữu Vô Tàm

3-         Sở Hữu Vô Quư

4-         Sở Hữu Phóng Dật .

 

94- Sở Hữu Si (Moha cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Si ?

     Đ- Sở Hữu Si là trạng thái tăm tối, mờ ám trái với trí tuệ, đồng nghĩa với vô minh; chính v́ Sở Hữu Si làm cho tâm chúng sanh đen tối không biết rơ pháp Chơn Đế như Ngũ Uẩn, Mười Hai Xứ, Mười Tám Giới, Bốn Đế v.v...

     Có Pāli chú giải:

     -“Ārammaṇe muyhatīti=Moho: Mê mẫn trong cảnh gọi là Si”

 

95- Sở Hữu Vô Tàm (Ahirika cetasika)

     V- Thế nào là Sở Hữu Vô Tàm?

     Đ- Sở Hữu Vô Tàm là trạng thái tâm không thẹn với những điều tội lỗi ác xấu.

    Có Pāli chú giải:

    -“Na hiriyati na lajjiyati=Ahiriko”

 

96- Sở Hữu Vô Quư (Anottappa cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Vô Quư ?

     Đ- Sở Hữu Vô Quư là trạng thái tâm không ghê sợ những điều tội lỗi, ác xấu. Đặc tính của Sở Hữu Vô Quư là không ghê sợ kẻ khác chê trách.

    Có Pāli chú giải:

    -“Na ottappatī ti=Anottappaṃ: chẳng sợ sệt với sự làm ác gọi là Vô Quư”.

 

97- Sở Hữu Phóng Dật (Uddhacca cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Phóng Dật ?

     Đ- Sở Hữu Phóng dật là trạng thái tâm giao động, phóng túng bị trần cảnh chi phối, chính trạng thái này khiến cho tâm trở nên vụng về bạc nhược v́ không định tỉnh trong cảnh.

    Có Pāli chú giải:

    -“Uddhatassa bhāvo=uddhaccam.: Tán loạn, lao chao gọi là Phóng Dật”.

 

98- Sở Hữu Tham Phần (Lotika cetasika)

 

     V- Thế nào là Sở Hữu Tham Phần ?

     Đ- Sở Hữu Tham Phần là những pháp làm cho tâm thu hút đối tượng, dính mắc theo trần cảnh, gom thâu mọi vật cho thành sở hữu của ḿnh.

     + Sở Hữu Tham Phần có ba:

1-         Sở Hữu Tham

2-         Sở Hữu Tà Kiến

3-         Sở Hữu Ngă Mạn

 

99- Sở Hữu Tham (Lobha cetasika)

 

     V- Thế nào là Sỡ Hữu Tham ?

     Đ- Sở Hữu Tham là trạng thái tâm chấp trước đối tượng, luyến ái cảnh trần, say đắm theo ngũ dục.

     Có Pāli chú giải:

     -“Lubbhatī ti=Lobho: Ham muốn gọi là Tham”

 

100-Sở Hữu Tà Kiến (Diṭṭhi cetasika)

 

      V- Thế nào là SởHữu Tà Kiến ?

      Đ- Sở Hữu Tà Kiến là trạng thái tâm hiểu lầm chấp sai quan niệm không đúng.

     Có Pāli chú giải:

    -“Micchā passatīti=Diṭṭhi: Nhận thấy sai với Chơn pháp gọi là Tà Kiến

 

101-Sở HữuNgă Mạn (Māna cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Ngă Mạn ?

      Đ- Sở Hữu Ngă Mạn là trạng thái tâm tự đắc, tự kiêu, tự đại, tự cao, tự măn, so sánh.

      Có Pāli chú giải:

      -“Seyyomasmiti ādinā maññatīti=māno: tự kiêu, ỷ ḿnh, so sánh hơn người v.v... gọi là Ngă mạn”

      + Ngă Mạn có 9 cách:

1-         Hơn ỷ hơn

2-         Hơn ỷ bằng

3-         Hơn ỷ thua

4-         Bằng ỷ hơn

5-         Bằng ỷ bằng

6-         Bằng ỷ thua

7-         Thua ỷ hơn

8-         Thua ỷ bằng

9-         Thua ỷ thua

 

102-Sở Hữu Sân Phần (Docatuka cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Sân Phần ?

      Đ- Sở Hữu Sân Phần là những pháp làm cho Tâm nóng nảy, bực bội, khó chịu.

     + Sở Hữu Sân Phần có 4:

1-         Sở hữu Sân

2-         Sở Hữu Tật

3-         Sở Hữu Lận

4-         Sở Hữu Hối

 

103-Sở Hữu Sân (Dosa cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Sân ?

      Đ- Sở hữu Sân là trạng thái tâm bất b́nh, phẫn nộ, sầu khổ, ưu bi. Sân trái với từ.

     Có Pāli chú giải:

     -“Saya meva dussatīti= Doso: Sự hung ác, độc hại gọi là Sân”.

   

104-Sở Hữu Tật (Issā cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Tật ?

      Đ- Sở Hữu Tật là trạng thái tâm ganh tị, tật đố, tránh phần hơn của kẻ khác, không bằng ḷng với sự thạnh lợi của người khác như: Danh, lợi, tài, sắc, t́nh cảm, tiền của.

     Có Pāli chú giải:

     -“Issayanā=Issā: Không chịu người hơn ḿnh gọi là Tật”

 

105-Sở Hữu Lận (Macchariya cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Lận ?

      Đ- Sở Hữu Lận là trạng thái tâm bỏn xẻn, keo kiết, bón rít, hà tiện, tức là không chịu chia sớt của cải cho kẻ khác.

     Có Pāli chú giải:

    -“Macchera bhavo=Macchariyam: Keo kiệt, bỏn sẻn, gọi là Lận.

 

106-SởHữu Hối (Kukkucca cetasika)

 

      V-Thế nào là Sở Hữu Hối ?

      Đ- Sở Hữu Hối là trạng thái tâm hối tiếc những sự vật đă qua.

      Có Pāli chú giải:

      -“Kataṃ me pāpamakataṃ me paññaṃ: Hối hận với việc tội đă làm và việc phước không được là gọi là Hối”.

 

107-Sở Hữu Hôn Phần (Thīduka cetasika)

 

      V-Thế nào là Sở Hữu Hôn Phần ?

      Đ-Sở Hữu Hôn Phần là những Sở Hữu mê mờ yếu đuối chỉ hợp với các tâm Bất thiện hữu trợ

      + Sở Hữu Hôn Phần có 2 thứ :

1-         Sở Hữu Hôn Trầm

2-         Sở Hữu Thụỵ Miên

 

108-Sở hữu Hôn Trầm (Thīna cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Hôn Trầm ?

      Đ- Sở Hữu Hôn Trầm là cách lười biếng lui sụt, có trạng thái co rút lại.

     

109-Sở Hữu Thuỵ Miên (Middha cetasika)

 

      V-Thế nào là Sở Hữu Thuỵ Miên ?

      Đ- Sở Hữu Thuỵ Miên là tư cách buồn ngủ, dă dượi, hạn chế lộ tâm.

      

110-Sở Hữu Hoài Nghi (Vicikicchā cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Hoài Nghi ?

      Đ- Sở Hữu Hoài Nghi là trạng thái tâm lưỡng lự, phân vân, nghi ngờ không thể quyết đoán.

 

111-Sở Hữu Tịnh Hảo (Sobhana cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Tịnh Hảo ?

      Đ- Sở Hữu Tịnh Hảo là những sở Hữu trong sạch, tốt đẹp, thanh tịnh. Những Sở Hữu này chỉ hợp với Tâm Tịnh Hảo không khi nào hợp với các Tâm Vô Tịnh Hảo.

     + Sở Hữu Tịnh Hảo được phân ra bốn loại :

1-         Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành.

2-         Sở Hữu Giới Phần

3-         Sở Hữu Vô Lượng Phần

4-         Sở Hữu Trí Tuệ

112-Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành (Sobhana Sādhāraṇā cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành ?

      Đ- Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành là những Sở Hữu trong sạch, tốt đẹp, tinh khiết và có mặt trong tất cả Tâm Tịnh Hảo. Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành có 19 thứ: Tín, Niệm, Tàm, Quư, Vô Tham, Vô Sân, Hành Xả, Tịnh Thân, Tịnh Tâm,Khinh Thân, Khinh Tâm, Nhu Thân, Nhu Tâm, Thích Thân, Thích Tâm, Thuần Thân, Thuần Tâm, Chánh Thân, Chánh Tâm.

 

113-Sở Hữu Tín (Saddhā cetasika)

     

      V-Thế nào là Sở Hữu Tín ?

      Đ- Sở Hữu Tín là niềm tin, đức tin, trạng thái tâm tín ngưỡng theo. Tín có 2 loại: Phàm Tín và Thánh Tín hoặc Chánh Tín và Tà Tín.

 

114-Sở Hữu Niệm (Sati cetasika)

    

      V- Thế nào là Sở Hữu Niệm ?

      Đ- Sở Hữu Niệm là biết ngay, biết đến, biết đặng, biết rơ. Trạng thái nhận thức sự vật hiện hữu tức là tư cách theo dơi, quan sát, chăm chú theo hành động của Thân và Tâm. Niệm có 4 đối tượng: Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

 

115-Sở Hữu Tàm (Hiri cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Tàm ?

      Đ- Sở Hữu Tàm là sự hổ thẹn tội lỗi, mắc cở với việc xấu, sụt lui trước ác pháp. Đặc tính của Sở Hữu Tàm là hổ thẹn tội lỗi đối với tha nhân .

 

116-Sở Hữu Quư (Ottappa cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Quư ?

      Đ- Sở Hữu Quư là trạng thái ghê sợ tội lỗi, kinh hăi trước việc xấu . Đặc tính của Sở Hữu Quư là sự ghê sợ tội lỗi với chính ḿnh.

 

117-Sở Hữu Vô Tham (Alobha cetasika)

   

      V- Thế nào là Sở Hữu Vô Tham ?

      Đ- Sở Hữu Vô Tham là trạng thái tâm không ham muốn ngũ dục, chẳng luyến ái ngũ trần, không chấp trước các đối tượng. Đặc tính của Sở Hữu Vô Tham là không dính mắc trần cảnh.

     Thí dụ: Như lá sen đối với giọt nước.

 

118-Sở Hữu Vô Sân (Adosa cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Vô Sân ?

      Đ- Sở Hữu Vô sân là trạng thái tâm không nóng nảy, không sân giận, không bất b́nh. Vô Sân đồng nghĩa với tâm Từ. Đặc tính của Sở Hữu Vô Sân là làm cho danh pháp đồng sanh được êm dịu mát mẻ, làm tiêu tan sự nóng nảy.

     Thí dụ: Như nước đối với lửa.

 

119-Sở Hữu Hành Xả (Tatramajjhattatā cetasika)

  

      V- Thế nào là Sở Hữu Hành Xả ?

      Đ- Sở Hữu Hành Xả là trạng thái tâm quân b́nh không thiên lệch, trung tính. Đặc tính của Sở Hữu Hành Xả là làm cho danh pháp đồng sanh được ngang nhau không thái quá bất cập.

      Thí dụ: Như người đánh xe giỏi, khéo điều khiển cặp ngựa song hành luôn luôn đi ngang nhau

 

120-Sở Hữu Tịnh Thân-Tịnh Tâm

       (Kāyapassaddhi-Cittapassādhi cetasika)

      

      V- Thế nào là Sở Hữu Tịnh Thân, Tịnh Tâm ?

      Đ- Sở Hữu Tịnh Thân là trạng thái làm cho các Sở hữu đồng sanh an tịnh, c̣n Tịnh Tâm là trạng thái làm cho tâm an tịnh. Đặc tính của hai Sở hữu này là làm cho lắng dịu phiền năo Dục.

      Thí dụ: Như bóng mát của cây ngăn che được sức nóng của mặt trời.

 

121-Sở Hữu Khinh Thân-Khinh Tâm

      (Kāyalahutā-cittalahutā cetasika)

    

      V- Thế nào là Sở Hữu Nhu Thân, Nhu Tâm ?

      Đ- Sở Hữu Nhu Thân là trạng thái làm cho các Sở Hữu đồng sanh được mềm dịu. C̣n Sở Hữu Nhu Tâm là trạng thái làm cho Tâm được mềm dịu.Hai Sở Hữu này diệt trừ sự nặng nề đ́nh trệ của Tâm và Sở Hữu Tâm.Đối trị lại với Hôn Trầm và Thuỵ Miên.

      Thí dụ: Như người để gánh nặng xuống

 

    

 

122-Sở hữu Nhu Thân-Nhu Tâm

      (Kāyamudutā-Cittamudutā cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Nhu Thân, Nhu Tâm ?

      Đ- Sở Hữu Nhu Thân là trạng thái làm cho các Sở hữu đồng sanh được mềm dịu. C̣n sở hữu Nhu Tâm là trạng thái làm cho Tâm được mềm dịu. Đặc tánh của hai Sở hữu này là diệt trừ sự thô cứng của Sở hữu và Tâm. Hai Sở hữu này đối trị với Tà Kiến và Ngă Mạn.

      Thí dụ: Như nước làm cho miếng da cứng trở nên mềm.

 

123-Sở Hữu Thích Thân-Thích Tâm

      (Kāyakammaññatā-Cittakammaññatā cetasika)

 

      V-Thế nào là Sở Hữu Thích Thân,Thích Tâm ?

      Đ- Sở Hữu Thích Thân là trạng thái làm cho các Sở hữu khác đồng sanh thích ứng với công việc. C̣n Sở Hữu Thích Tâm là trạng thái làm cho Tâm đồng sanh thích hợp với công việc. Đặc tính của hai sở Hữu này là làm cho Tâm và Sở hữu thích ứng với việc làm, đối trị lại với Tham ái, Sân Hận và Hoài nghi.

      Thí dụ: Như lửa đỏ làm mềm cục sắt có thể làm cho trở thành bất cứ món khí giới nào.

124-Sở Hữu Thuần Thân-Thuần Tâm

      (Kāyapāguññatā-Cittapāguññatā)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Thuần Thân, Thuần Tâm ?

      Đ-Sở Hữu Thuần Thân là trạng thái làm cho các Sở hữu đồng sanh được tinh luyện thuần thục. C̣n Sở Hữu Thuần Tâm là trạng thái làm cho Tâm được thuần thục. Đặc tính của hai Sở Hữu này là điêu luyện Tâm và Sở hữu cho được thuần thục.Đối trị lại với những Dục vọng như trạng thái thiếu niềm tin.

      Thí dụ: Như người thợ lành nghề.

 

125-Sở Hữu Chánh Thân-Chánh Tâm

       (Kāyujjukatā-Cittujjukataa cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Chánh Thân, Chánh Tâm ?

      Đ- Sở Hữu Chánh Thân là trạng thái làm cho Sở Hữu được ngay thẳng. C̣n Sở hữu Chánh Tâm là trạng thái làm cho Tâm được ngay thẳng. Đặc tính của hai Sở Hữu này là đối trị sự tà vạy của Tâm và Sở Hữu.

      Thí dụ: Như kim chỉ nam giúp cho kẻ lữ hành không bị lạc hướng.

 

126-Sở Hữu Giới Phần (Viratiyo cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Giới Phần ?

      Đ- Sở Hữu Giới Phần là những Sở Hữu có khả năng sát trừ nghiệp ác của Thân và Khẩu (khi hợp với Tâm Siêu Thế) và chế ngự nghiệp ác của Thân và Khẩu (khi hợp với Tâm Thiện Dục Giới).

     + Sở Hữu Giới Phần có 3 thứ:

1-         Sở Hữu Chánh Ngữ

2-         Sở Hữu Chánh Nghiệp

3-         Sở Hữu Chánh Mạng

 

127-Sở Hữu Chánh ngữ (Sammāvācā cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Chánh Ngữ ?

      Đ- Sở Hữu Chánh Ngữ là Sở Hữu ngăn ngừa hoặc sát trừ ác nghiệp của Khẩu, tức là không nói dối, không nói lời hung dữ, không nói lời chia rẽ, không nói lời nhăm nhí vô ích.

 

128-Sở Hữu Chánh Nghiệp

       (Sammākammantā cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Chánh Nghiệp ?

      Đ- Sở hữu Chánh Nghiệp là Sở Hữu ngăn ngừa và sát trừ nghiệp ác của Thân, tức là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.

 

129-Sở Hữu Chánh Mạng

      (Sammā ājīva cetasika)

   

      V- Thế nào là Sở Hữu Chánh Mạng ?

      Đ- Sở Hữu Chánh Mạng là Sở Hữu ngăn ngừa và sát trừ sự nuôi mạng sống bằng cách tà vạy, tức là không dùng Thân, Khẩu ác để nuôi mạng sống.

 

130- Sở Hữu Vô Lượng Phần

      (Appamaññāyo cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở hữu Vô Lượng Phần ?

      Đ- Sở Hữu Vô Lượng Phần là những Sở hữu lấy vô lượng chúng sanh đau khổ và hạnh phúc làm đối tượng.

      + Sở Hữu Vô Lượng Phần có 2:

         1- Sở Hữu Bi

         2- Sở Hữu Tuỳ Hỷ

 

131-Sở hữu Bi (Karuṇā cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Bi ?

      Đ- Sở Hữu Bi là sở Hữu thương xót chúng sanh đau khổ. Sở Hữu này đối với tất cả chúng sanh dầu thân hoặc thù, khi thấy họ bị đau khổ đều thương xót. Đặc tính của bi là ḷng mong ước giải khổ cho người khác, kẻ thù trực tiếp của tâm Bi là sự hung bạo, kẻ thù gián tiếp của Tâm Bi là sự ưu phiền.

 

132-Sở Hữu Tuỳ Hỷ (Muditā cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Tuỳ Hỷ ?

      Đ- Sở Hữu Tuỳ Hỷ là Sở hữu vui theo sự hạnh phúc của tất cả chúng sanh. Sở Hữu này đối với tất cả chúng sanh dù kẻ thân hay thù khi thấy họ hưởng hạnh phúc lợi lạc như giàu sang, sắc đẹp v.v... hoặc thấy họ làm những việc lành như bố thí, tŕ giới v.v...th́ phát tâm hoan hỉ chớ không ganh tị.

 

133-Sở Hữu Tuệ Quyền

      (Paññindriya cetasika)

 

      V- Thế nào là Sở Hữu Tuệ Quyền?

      Đ- Sở Hữu Tuệ Quyền là trạng thái tâm sáng suốt hiểu biết sự vật đúng với sự thật. Sở Hữu Trí Tuệ được gọi là Tuệ Quyền, bởi Sở Hữu này là nguồn gốc của sự sáng suốt dù là phàm tuệ hay thánh tuệ hoặc Tuệ văn, Tuệ tư, Tuệ tu đều xuất phát từ nơi Sở Hữu này.(xem tiếp trang sau)

   

 

 

 

                                        .