26-Tâm Vô Nhân (Ahetuka citta)
V- Thế nào là Tâm Vô Nhân ?
Đ- Tâm Vô Nhân là tâm không có Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân và Vô Si tương ưng.
Trong Visuddhimagga có giải như vầy:
-“ Alobhādi vipākahetu virahitaṃ = Ahetukaṃ: những tâm mà không có nhơn vô tham v.v... nên gọi là Vô Nhơn” Tâm Vô Nhơn có 2:
1- Tâm Quả Vô Nhân
2- Tâm Duy Tác Vô Nhơn
27-Tâm Quả Vô Nhơn (Ahetukavipākacitta)
V- Thế nào là Tâm Quả Vô Nhân ?
Đ- Tâm Quả Vô Nhơn là tâm kết quả của tâm bất thiện và thiện dục giới trong khi làm thiếu trí thiếu tư
+ Tâm Quả Vô Nhơn có 2:
1- Tâm Quả Bất thiện
2- Tâm Quả Thiện Vô Nhơn
28- Tâm Quả Bất Thiện (Akusala
vipākacitta)
V- Thế nào là Tâm Quả Bất Thiện ?
Đ- Tâm Quả Bất Thiện là tâm được thành tựu do tâm Tham, tâm Sân và tâm Si.
Có Pāli chú giải:
-“ Akusalassa vipākāni=Akusalavipākāni: thành tựu do nơi nghiệp Bất Thiện, gọi là Quả Bất Thiện”
+ Tâm Quả Bất Thiện có 7:
1- Nhăn Thức Quả Bất Thiện: là cái biết của mắt khi trông thấy cảnh sắc xấu.
Nhân sanh Nhăn thức có 4:
a/ Nhăn vật b/ Cảnh Sắc
c/ Ánh sáng d/ Tác ư
2- Nhĩ Thức Quả Bất Thiện: là cái biết của Tai khi nghe tiếng xấu.
Nhân sanh Nhĩ thức có 4:
a/ Nhĩ vật b/ Cảnh Thinh
c/Hư không d/ Tác Ư
3- Tỉ Thức Quả Bất Thiện: là cái biết của Mũi khi ngửi mùi xấu
Nhân sanh Tỉ thức có 4:
a/ Tỉ Vật b/ Cảnh Khí
c/ Gió d/ Tác ư
4- Thiệt Thức Quả Bất Thiện: là cái biết của Lưỡi khi nếm vị xấu.
Nhân sanh Thiệt thức có 4
a/ Thiệt Vật b/ Cảnh Vị
c/ Nước Tươm d/ Tác Ư
5- Thân Thức Quả Bất Thiện: là cái biết của Thân khi cảm xúc cảnh xấu
Nhân sanh Thân thức có 4:
a/ Thân Vật b/ Cảnh xúc
c/ chất ngại d/ Tác Ư
6- Tâm Tiếp Thâu Quả Bất Thiện : là tiếp nhận cảnh ngũ xấu
Nhân sanh Tâm Tiếp Thâu có 3:
a/ Ư Vật b/ Cảnh ngũ c/ Tác Ư
7- Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện: là tâm xem xét cảnh ngũ xấu
Nhân sanh Tâm Quan Sát có 3:
a/ Ư Vật b/ Sáu cảnh c/ Tác ư
29-Tâm Quả Thiện Vô Nhân
(Ahetukakusalavipākacitta)
V- Thế nào là Tâm Quả Thiện Vô Nhân ?
Đ- Tâm Quả Thiện Vô Nhân là tâm thành tựu của tâm Thiện Dục Giới.
+ Tâm Quả Thiện Vô Nhân có 8:
1- Tâm Nhăn Thức Quả Thiện :là cái biết cả Mắt khi thấy cảnh sắc tốt
2- Tâm Nhĩ Thức Quả Thiện: là cái biết của Tai khi nghe tiếng tốt
3- Tâm Tỉ Thức Quả Thiện: là cái biết của Mũi khi ngửi mùi tốt
4- Tâm Thiệt Thức Quả Thiện: là cái biết của Lưỡi khi nếm vị tốt
5- Tâm Thân Thức Quả Thiện: là cái biết của Thân khi cảm xúc cảnh tốt
6- Tâm Tiếp Thâu Quả Thiện: là tiếp nhận cảnh ngũ tốt
7- Tâm Quan Sát Quả Thiện thọ xả: là tâm xem xét cảnh ngũ tốt thường
8- Tâm Quan Sát Quả Thiện Tho Hỉ:là tâm xem xét cảnh ngũ tốt đặc biệt.
Chú Thích:Nhân sinh giống như tâm quả bất thiện.
30-Tâm Duy Tác Vô Nhân
(Ahetukakiriyacitta)
V- Thế nào là Tâm Duy Tác Vô Nhân?
Đ- Tâm Duy Tác Vô Nhân là tâm chỉ có hành động mà không có kết quả của hành động và không có sáu nhân tương ưng
Có Pāli chu giải:
-“Kariyāti karaṇamattaṃ: làm chỉ là làm nên gọi là hạnh, hành, duy tác v.v...”
+ Tâm Duy Tác Vô Nhân có 3:
1- Tâm Khán Ngũ Môn
2- Tâm Khán Ư Môn
3- Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu.
31-Tâm Khán Ngũ Môn
(Pañcadvāravajjana)
V- Thế nào là Tâm Khán Ngũ Môn ?
Đ- Tâm Khán Ngũ Môn là trạng thái tâm hướng đến năm cảnh: sắc, thinh, khí, vi, xúc.
Có Pāli chú giải:
-“Idaṃ pana pañcamevāre valañcana purepavattikāla sabbesaṃ pure uppajjati: Tâm Khán Ngũ môn này đối với lộ ngũ môn đều sanh trước hơn hết để bắt năm cảnh mới hiện tại”
31-Tâm Khán Ư Môn
(Manodvāravajjana citta)
V-Thế nào là Tâm Khán Ư Môn ?
Đ-Tâm Khán Ư môn là trạng thái tâm hướng đến Cảnh Pháp hoặc phán đoán cảnh ngũ.
Có Pāli chú giải:
-“Uppajjamānaṃ pana pañcadvāro voṭṭhabbanaṃ hoti manodvāre āvajjanaṃ: Tâm này nếu sanh theo lộ ngũ th́ Quyết Đoán, c̣n sanh theo lộ ư th́ Khán Ư Môn”
33-Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu
(Hasituppāda
citta)
V-Thế nào là Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu ?
Đ-Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu là tâm sai khiến sự mỉm cười của vị A La Hán Thinh Văn (chư Phật Độc Giác và Phật Toàn Giác mỉm cười bằng tâm Duy Tác thọ hỉ, chứ không phải bằng tâm Ưng Cúng Vi Tiếu).
Sự cười có 6 cách:
1- Cười nghiêng ngă
2- Cười ra nước mắt
3- Cười lớn tiếng
4- Cười nhỏ tiếng
5- Cười hở răng
6- Cười nhếch mép
34-Tâm Dục Giới Tịnh Hảo
(Kāmāvacarasobhanacitta)
V-Thế nào là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo ?
Đ- Tâm Dục Giới Tịnh Hảo là những tâm tốt đẹp trong cơi Dục Giới tức là Nhân lành của Dục Giới, Quả lành sanh làm người trong Cơi Dục Giới. Và hành dộng giống như nhân lành trong cơi Dục Giới, mà chỉ sanh nơi cơ tánh của A La Hán. Tâm Dục Giới Tịnh Hảo có 3 loại:
1- Tâm Thiện Dục Giới
2- Tâm Quả Dục Giới
3- Tâm Duy Tác Dục Giới
35-Tâm Thiện Dục Giới
(Kāmāvacarakusalacitta)
V- Thế nào là Tâm Thiện Dục Giới ?
Đ- Tâm Thiện Dục Giới là nhân lành sẽ sanh quả tốt tức là nhân thành tựu làm người và trời Cơi dục giới .
Nhân sanh tâm Thiện có 6:
1- Tâm khéo tu tập
2- Ở chỗ đặng tiến hoá
3- Thường hội hợp các bậc trí thức
4- Đời trước đă tạo phước
5- Sắp đặc việc làm theo thiện pháp
6- Gặp cảnh tạo phước
+ Tâm Thiện Dục Giới có 8:
1- Tâm Thiện Thọ Hỉ Hợp Trí Vô trợ
2- Tâm Thiện Thọ hỉ Hợp Trí Hữu trợ
3- Tâm Thiện Thọ Hỉ LyTrí Vô Trợ
4- Tâm Thiện Thọ Hỉ Ly Trí Hữu Trợ
5- Tâm Thiện Thọ Xả Hợp trí Vô Trợ
6- Tâm Thiện Thọ Xả Hợp Trí Hữu Trợ
7- Tâm Thiện Thọ xả Ly Trí vô trợ
8- Tâm thiện Thọ Xả Ly Trí Hữu Trợ
36-Tâm Thiện Thọ Hỉ Hợp Trí Vô
trợ
(Somanassa
sahagataṃ ñāṇasampayuttam. asaṅkhārikaṃ
kusalacittam.)
V- Thế nào là Tâm Thiện thọ Hỉ Hợp Trí Vô Trợ ?
Đ- Tâm Thiện Thọ Hỉ Hợp Trí Vô Trợ là tâm làm việc lành một cách hoan hỉ có trí tuệ tương ưng và mau lẹ
Thí dụ: Như một người thiện tín thấy nhà sư khất thực, ḷng rất vui mừng liền mang đồ dâng cúng với sự hiểu biết rằng cúng dường đặng phước.
Chú thích: “Vui mừng” là Thọ hỉ,” “biết cúng dường có phước” là Hợp trí, “liền mang đồ dâng cúng” là Vô trợ.
37- Tâm Thiện Thọ Hỉ Hợp trí
Hữu Trợ
(Somanassa
sahagataṃ ñāṇasampayuttam. sasaṅkhārikaṃ
kusalacittam.)
V- Thế nào là Tâm Thiện Thọ Hỉ Hợp Trí Hữu Trợ ?
Đ- Tâm Thiện Thọ Hỉ hợp Trí Hữu Trợ là tâm làm việc lành một cách vui vẻ, có trí tuệ tương ưng, nhưng chậm chạp
Thí dụ: Như người Phat tử thấy kẻ bần hàn phát tâm thương xót, nhưng sau một lúc suy tư mới vui ḷng đem của bố thí với sự hiểu biết rằng bố thí là có phước.
Chú Thích: Sau một lúc suy tư mới bố thí là Hữu trợ
38-Tâm Thiện Thọ Hỉ Ly Trí Vô Trợ
(Somanassa
sahagataṃ ñāṇavippayuttam. asaṅkhārikaṃ
kusalacittaṃ)
V- Thế nào là Tâm Thiện Thọ Hỉ Ly Trí Vô Trợ ?
Đ- Tâm Thiện Thọ Hỉ Ly Trí Vô Trợ là tâm làm việc lành một cách vui thích nhưng thiếu trí. Tuy vậy, trong khi làm một cách sốt sắng
Thí dụ: Như một trẻ em gặp nhà Sư rất vui mừng vội vă vái chào, nhưng nó “không biết” rằng kính lễ chư Tăng là có phước.
39-Tâm Thiện Thọ Hỉ Ly Trí Hữu Trợ
(somanassa sahagataṃ ñāṇavippayuttam.
sasaṅkhārikaṃ kusalacittaṃ)
Đ- Tâm Thiện Thọ Hỉ Ly Trí Hữu Trợ là tâm làm việc một cách thích thú, nhưng thiếu sáng suốt, làm một cách chậm chạp.
Thí dụ: Như trẻ em gặp nhà sư khất thực, cha mẹ biểu chúng mang đồ dâng cúng. Chúng chần chờ, sau nhiều lần khuyên bảo chúng mới vui ḷng mang đồ để bát, nhưng không biết làm vậy là có phước.
40-Tâm Thiện thọ Xả Hợp Trí Vô
Trợ
(Upekkhā
sahagataṃ ñāṇasampayuttam. asaṅkhārikaṃ
kusalacittam.)
V-Thế nào là Tâm Thiện thọ Xả Hợp Trí Vô Trợ ?
Đ- Tâm Thiện Thọ Xả Hợp Trí Vô Trợ là tâm làm việc lành một cách thản nhiên nhưng rất sốt sắng và có trí tuệ tương ưng.
Thí
dụ: Như người Phật tử sống
trong xứ Phật Giáo việc dâng cúng chư Tăng là
thường lệ, nên khi thấy nhà Sư đi khất
thực, lật đật mang đồ dâng cúng với
sự hiểu biết dâng cúng là có phước, nhưng v́ hằng
ngày thường dâng cúng nên trong khi khởi tâm làm một
cách thản nhiên.
Chú Thích: Thản nhiên là thọ xả.
41-Tâm Thiện Thọ Xả Hợp Trí
Hữu Trợ
(Upekkhā
sahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ
kusalacittam.)
V- Thế nào là Tâm Thiện Thọ Xả Hợp Trí Hữu Trợ ?
Đ- Tâm Thiện Thọ Xả Hợp Trí Hữu Trợ là tâm làm việc lành một cách vô tư, có trí tuệ nhưng lại chần chờ.
Thí dụ: Như người phật tử thường thọ bát quan trai, nhưng tới ngày giới có nhiều người nhắc nhở mới đi thọ giới, mặc dù vẫn biết rằng thọ giới là có phước.
42-Tâm Thiện Thọ Xả Ly Trí Vô Trợ
(Upekkhā
sahagataṃ ñāṇavippayuttam. asaṅkhārikaṃ
kusalacittaṃ)
V- Thế nào là Tâm Thiện Thọ Xả Ly Trí Vô Trợ ?
Đ-Tâm Thiện Thọ Xả Ly Trí Vô trợ là tâm làm việc lành một cách vô tư, thiếu sự hiểu biết và làm một cách rất sốt sắng.
Thí dụ:Như trẻ em trong gia đ́nh phật tử v́ thấy cha mẹ thường làm phước nên chúng cũng bắt chước làm theo. Khi có người hành khất đến nhà, chúng liền xúc gạo ra cho, không cần phải có ai nhắc nhở, hay phải đắn đo suy nghĩ, nhưng chúng v́ làm theo thói quen nên không vui thích và v́ óc trẻ con nên không biết bố thí là có phước.
43-Tâm Thiện Thọ Xả Ly Trí Hữu
Trợ
(Upekkhā
sahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ kusalacittaṃ)
V-Thế nào là Tâm Thiện Thọ xả Ly Trí Hữu Trợ
Đ- Tâm Thiện Thọ xả Ly Tría Hữu trợ là tâm làm việc lành một cách vô tư, thiếu sự hiểu biết và làm một cách chần chờ , chậm chạp.
Thí dụ: Như trẻ em thấy người hành khất đến nhà. Cha mẹ biểu chúng đem tiền ra cho, sau nhiều lần sai biểu chúng mới làm theo, nhưng không có sự vui thích và cũng không biết rằng bố thí là có phước.
44-Tâm Quả Dục Giới
(Kāmāvacaravipākacitta)
V- Thế
nào là Tâm Quả dục giới ?
Đ- Tâm Quả Dục Giới là thành quả của tâm Thiện, là tâm Tục Sinh của người và Chư thiên cơi Dục Giới, cũng là tâm Hộ Kiếp của ngựi và Chư thiên cơi Dục Giới, cũng là tâm Tử của người và Chư thiên cơi Dục Giới, cũng là tâm làm việc Na cảnh hay mót hoặc Thập Di có 8 thứ như Tâm Thiện Dục giới.
45-Tâm Duy Tác Dục Giới
(Kāmāvacarakiriyacitta)
V- Thế nào là Tâm Duy Tác Dục Giới ?
Đ- Tâm Duy Tác Dục Giới là tâm làm việc lành (như bố thí, cung kỉnh v.v....) của vị A La Hán trong cơi Dục Giới. Tâm Duy Tác Dục Giới cũng có 8 thứ như Tâm Thiện Dục Giới.
46-Tâm Đáo Đại (Mahaggata citta)
V- Thế nào là Tâm Đáo Đại ?
Đ- Tâm Đáo Đại là tâm trụ trong một cảnh (đề mục) rất lâu, tức là Tâm Thiền Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
47-Tâm Sắc Giới (Rūpāvacara)
V- Thế nào là Tâm Sắc giới ?
Đ- Tâm Thiền Sắc Giới là tâm Thiền dùng đề mục bằng sắc pháp là tâm sanh trong cơi c̣n sắc pháp.
Có chú giải Pāli như vầy:
-“ Rūpe avacaratīti=Rūpāvacaraṃ: Tâm nào lưu chuyển trong cơi sắc, tâm ấy gọi là tâm Sắc giới”
Sắc Giới có 3 ư nghĩa:
a/ Dùng “Sắc pháp” làm cảnh đề mục cho tâm thiền.
b/ Chứng được thiền Sắc Giới “Sẽ sinh lên cơi sắc giới”
c/ Cơi Sắc giới “vẫn c̣n sắc tế”
T âm Thiền Sắc Giới có 3 loại:
1- Tâm Thiện Sắc giới
2- Tâm Quả Sắc Giới
3- Tâm Duy Tác Sắc Giới
48-Tâm Thiện Sắc Giới
(Kusalarūpāvacara citta)
V- Thế nào là Tâm Thiện Sắc Giới ?
Đ- Tâm Thiện Sắc Giới là nhân lành sẽ có kết quả làm các vị phạm thiên trong cơi Sắc Giới.
+ Tâm Thiện sắc Giới có 5:
1- Tâm Thiện Sơ thiền
2- Tâm Thiện Nhị thiền
3- Tâm Thiện Tam thiền
4- Tâm Thiện Tứ thiền
5- Tâm Thiện Ngũ thiền
49-TâmThiện Sơ Thiền
(Paṭhamajjhāna citta)
V- Thế nào là Tâm Thiện Sơ thiền ?
Đ- Tâm Thiện Sơ thiền là tâm an trú trong một đề mục, một trạng thái hỉ lạc do ly dục (sắcdục, thinh dục v.v...) có năm chi: Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Đinh.
Thiền là đ́nh chỉ tư duy trên đối tượng hay v́ thiêu đốt triền cái.
Có Pāli chú giải:
-“Ārammaṇūpanijjhānato paccanīkajhāpanato = jhānaṃ: Khắn khít vào cảnh (đề mục thiền) nên gọi là Thiền.
Tâm Sơ Thiền Sắc Giới có thể thành tựu do tu một trong 25 đề mục như sau:
- 10 đề mục hoàn tịnh (Kasiṇa)
- 10 đề mục bất tịnh (Asubha)
- 1 đề mục suy niệm về thể trược (kāyagatā sati)
- 1 đề mục số tức quan (Ānāpanassati)
- 3 đề mục vô lượng tâm :từ,bi,hỉ (Appamaññā)
50-Tâm Thiện Nhị Thiền
(Dutiyajjhāna cittaṃ)
V- Thế nào là Tâm Thiện Nhị Thiền ?
Đ- Tâm Thiện Nhị Thiền là trạng thái tâm an trú trong đề mục, một trạng thái gọi là hỉ, lạc do định sanḥ có 4 chi: Tứ, hỉ, Lạc. Địnḥ
Tâm Nhị Thiền sắc giới có thể thành tựu khi hành giả tu Thiền với 14 đề mục như sau :
- 10 đề mục hoàn tịnh
- 3 Vô lượng tâm (trừ xả)
- 1 đề mục số tức quan
51-Tâm Thiện Tam Thiền (Tatiyajjhāna
citta)
V- Thế nào là Tâm Thiện Tam Thiền?
Đ- Tâm Thiện Tam Thiền là tâm an trú trong một đề mục, một trạng thái như tâm Nhị Thiền nhưng chỉ có 3 chi: Hỉ, Lạc và Địnḥ Đề mục chứng đắc cũng như tâm Nhị Thiền
52-Tâm Thiện Tứ Thiền
(Catutthajjāna citta)
V- Thế nào là Tâm Thiện Tứ Thiền ?
Đ- Tâm Thiện Tứ Thiền là tâm an trú trong một đề mục có trạng thái ly hỉ trú xả hay nói một cách khác cho rơ hơn là trạng thái an lạc rất vi tế, không có sự vui mừng thô tháo. Có 2 chi là: Lạc và Định.
53 Tâm Thiện Ngũ Thiền (Pañcajjhāna
citta)
V- Thế nào là TâmThiện Ngũ Thiền ?
Đ- Tâm Thiện Ngũ Thiền là tâm trụ một cảnh rất yên lặng thanh tịnh, một trạng thái được gọi là xả niệm thanh tịnḥ Có 2 chi là : Xả và Địnḥ Đề mục chứng đắc ngũ thiền Sắc có 12:
- 10 đề mục hoàn tịnh
- 1 đề mục số tức quan
- 1 đề mục xả vô lượng tâm
53-Tâm Quả Sắc Giới
(Vipākarūpāvacara citta)
V- Thế nào là Tâm Quả Sắc Giới ?
Đ- Tâm Quả Sắc Giới là quả thành tựu của tâm Thiện Sắc Giới, tức là tâm làm việc Tục sinh, Hộ Kiếp và Tử của các vị Phạm Thiên trong cơi Sắc Giới. Cũng có 5 thứ như tâm Thiện Sắc Giới.
55-Tâm Duy Tác Sắc Giới
(Kiriyarūpāvacara citta)
V- Thế nào là Tâm Duy Tác Sắc giới ?
Đ- Tâm Duy Tác sắc Giới là tâm của vị A La Hán tu thiền Sắc Giới cũng giống như tâm Thiện sắc Giới nhưng không có quả dị thục và những tâm này chỉ sanh nơi cơ tánh của vị A La hán.
56-Tâm Vô Sắc Giới
(Arūpāvacara citta)
V- Thế nào là tâm Vô Sắc giới ?
Đ- Tâm Vô Sắc Giới là những tâm Thiền biết cảnh không sắc pháp.
Có Pāli chú giải như vầy :
-“Arūpe avacaratīti=Arūpāvacaraṃ: chỉ nương theo cảnh không sắc tướng gọi là Vô Sắc Giới “
Tâm Vô Sắc Giới có 3 ư nghĩa:
a/ Lấy đề mục thiền vô sắc
b/ Cho sanh vào Phạm Thiên cơi vô sắc
c/ Cơi Vô sắc tách rời được danh pháp và Sắc pháp.
+ Tâm Vô Sắc Giới có 3:
1- Tâm Thiện Vô Sắc Giới
2- Tâm Quả Vô Sắc Giới
3- Tâm Duy Tác Vô Sắc Giới
57-Tâm Thiện Vô Sắc Giới
(Kusalārūpāvacara cittaṃ)
V- Thế nào là Tâm Thiện Vô Sắc Giới ?
Đ- Tâm Thiện Vô Sắc giới là tâm lành kết quả sanh làm Phạm thiên cơi Vô Sắc. Những tâm này có đối tượng là “đề mục suy diễn” và không nương vào những đề mục sơ tướng bằng sắc pháp như tâm Thiền Sắc Giới. Những tâm Thiện Vô Sắc là những tâm Thiền chứng đắc sanh khởi nơi phàm nhân và Thánh quả hữu học.
+ Tâm Thiện Vô Sắc giới có 4:
1- Tâm Thiện Không Vô Biên xứ
2- Tâm Thiện Thức vô Biên Xứ
3- Tâm Thiện Vô Sở Hữu xứ
4- Tâm Thiện Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ
58-Tâm Thiện Không Vô Biên Xứ
(Ākāsānañcāyatana kusala citta)
V- Thế nào là Tâm Thiện Không vô Biên Xứ ?
Đ- Tâm Thiện Không vô Biên Xứ là tâm Thiền quan niệm về “Hư không vô cùng tận” không có bờ mé, hư không đây do sự suy tư trừu tượng chớ không phải là khoảng trống hay đề mục hư không trong Thiền Sắc Giới. Gọi là tâm Thiện Không Vô Biên, v́ tâm này là nhân sanh làm Phạm thiên trong cơi Không Vô Biên.
59-Tâm Thiện Thức Vô Biên Xứ
(Viññāṇañcāyatana kusala cittaṃ)
V- Thế nào là Tâm Thiện Thức Vô Biên Xứ ?
Đ- Tâm Thiện Thức Vô Biên là tâm Thiện quan niệm về “Thức không bờ mé” gọi là tâm Thiện Thức Vô Biên v́ tâm này là nhân sanh làm Phạm thiên trong cơi Thức Vô Biên
60-Tâm Thiện Vô Sở Hữu Xứ
(Ākiñcaññāyatana kusala cittaṃ)
V- Thế nào là Tâm Thiện Vô Sở Hữu ?
Đ- Tâm Thiện Vô Sở Hữu Xứ là tâm Thiền quan niệm rằng: “Không có chi cả” dù tâm hay sắc gọi là tâm Thiện Vô Sở Hữu, v́ tâm này là nhân sanh làm Phạm thiên tong cơi Vô Sở Hữu.
61-Tâm Thiện Phi Tưởng Phi Phi
Tưởng Xứ
(Neva
saññānāsaññāyatana kusala cittaṃ)
V- Thế nào là Tâm Thiện Phi Tưởng phi phi Tưởng Xứ ?
Đ- Tâm Thiện Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là tâm thiền do quán xét lại tâm Vô Sở Hữu. Hồi quan thấy ràng: “Không có tưởng cũng không không có tưởng” và trạng thái tâm này rất vi tế dường như không có tưởng nhưng chẳng phải là không có tưởng. Gọi là tâm Thiện Phi Tưởng phi phi Tưởng v́ tâm này là nhân sanh làm Phạm Thiên trong cơi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
62-Tâm Quả Vô Sắc
(
Vipākārūpāvacara citta)
V- Thế nào là Tâm Quả Vô Sắc ?
Đ- Tâm Quả Vô Sắc là thành quả của tâm Thiện Vô Sắc, tức là tâm làm việc Tục Sinh, Hộ kiếp và Tử của các vị Phạm Thiên trong cơi Vô Sắc.
63-Tâm Duy Tác Vô Sắc
(Kiriyārūpāvacara citta)
V- Thế nào là Tâm Duy Tác Vô Sắc ?
64-Tâm Siêu Thế
(Lokuttara
citta)
V- Thế nào là Tâm Siêu Thế ?
Đ- Tâm Siêu thế là tâm chi biết cảnh Níp Bàn, ngoài hạn cuộc thế gian, thoát ly tam giới.
Có Pāli chú giải:
-“Loke uttarantīti=lokuttaro: trong đời mà siêu xuất tam giới, không c̣n luân hồi nên gọi là Tâm Siêu Thế”
+ Tâm Siêu Thế có 2 loại:
1- Tâm Đạo 2- Tâm Quả
65-Tâm Đạo (Magga citta)
V- Thế nào là Tâm Đạo ?
Đ- Tâm Đạo là tâm sát trừ phiền năo, thấy rơ Níp Bàn.
Có Pāli chú giải như vầy :
-“Maggena sampayuttaṃ cittaṃ=Maggacittam.: Tâm có chi đạo tương ưng (để sát trừ phiền năo) gọi là Tâm Đạo”
+ Tâm Đạo có 4 :
1- Tâm Sơ Đạo
2- Tâm Nhị Đạo
3- Tâm Tam Đạo
4- Tam Tứ Đạo
66-Tâm Sơ Đạo
(Sotāpattimaggacitta)
V-Thế nào là Tâm Sơ Đạo ?
Đ- Tâm Sơ Đạo là tâm sát trừ phiền năo và thấy rơ Níp Bàn lần đầu tiên. Sơ Đạo dứt tuyệt được “Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm thủ”.Cũng gọi là “Thất Lai Đạo” là đắc đạo này sẽ không quá bảy lần tái sanh trong cơi Dục Giới, cũng gọi là “Dự Lưu” hay “Nhập Lưu” là bậc này đă vào ḍng Thánh vức sẽ đưa đến Níp Bàn.
Có Pāli chú giải:
-“Sotassa āpatti=Sotāpatti: Sự nhập vào Thánh Đạo có trạng thái như ḍng nước của phàm phu chứng đạo lần đầu gọi là Sotāpatti”
Có 4 Nhân sanh Sơ Đạo:
1- Gặp được bậc chân nhân
2- Được nghe chánh pháp
3- Tác ư khéo
4- Hành tŕ theo chánh pháp đặc biệt đến đạo quả
67-Tâm Nhị Đạo
(Sakadāgāmimaggacitta)
V- Thế nào là Tâm Nhị Đạo ?
Đ- Tâm Nhị Đạo là tâm sát trừ phiền năo và thấy rơ Níp Bàn lần thứ nh́, làm giảm nhẹ hai phiền nảo kế là “Dục ái và Sân” cũng gọi là “Nhất Lai Đạo” là chứng đạo này chỉ có thể tái sanh trong Dục Giới thêm một kiếp.
Có Pāli chú giải:
-“ Sakadāgāmimaggena sampayuttaṃ cittaṃ Sakadāgāmimaggacittam.: Tâm tương ưng đạo làm thâu ngắn sự trở lại, gọi là Tâm Nhất Lai”.
68-Tâm Tam Đạo
(Anāgāmimaggacitta)
V- Thế nào là Tâm Tam Đạo ?
Đ- Tâm Tam Đạo là tâm sát trừ phiền năo và thấy rơ Níp Bàn lần thứ ba. Tâm Tam đạo trừ tuyệt hai phiền năo mà Nhị Đạo đă làm giảm nhẹ tức là “Dục ái và Sân”. Tâm Tam Đạo cũng gọi là “Bất Lai Đạo”, là chứng đạo này sẽ không c̣n Tục sinh lại cơi Dục Giới nữa.
Có Pāli chú giải:
-“Tena sampayutta. cittaṃ= Anāgāmimaggacittam.: Tâm tương ưng với bát chi đạo lần thứ ba gọi là “Bất Lai Đạo”.
69-Tâm Tứ Đạo
(Arahattamaggacitta)
V- Thế nào là tâm Tứ Đạo ?
Đ- Tâm Tứ đạo là tâm sát trừ phiền năo và thấy rơ Níp Bàn lần thứ tư(cũng là lần cuối cùng). Tâm Tứ đạo sát tuyệt năm phiền năo c̣n lại là: “Ái sắc, Ái Vô Sắc, Ngă mạn, Phóng Dật và Vô Minh”, cũng goi là “Vô Sanh” (chứng đạo này không c̣n tái sanh nữa), cũng gọi là “Sát Tặc” (dứt tuyệt ác pháp), cũng gọi là “Ưng cúng” (v́ bậc chứng đến đạo này th́ thân, khẩu, ư hoàn toàn trong sạch, xứng đáng cho người dâng cúng).
Có Pāli chú giải:
-“Tena sampayuttaṃ=Arahattamaggacittaṃ: Tâm tương ưng như thế gọi là Arahattamaggacittaṃ”
70-Tâm Quả Siêu Thế
(Lokuttaraphalacitta)
V-Thế nào là Tâm Quả Siêu Thế ?
Đ- Tâm Quả Siêu Thế là thành quả của Tâm Đạo
+ Tâm Quả siêu thế có 4:
1- Tâm Sơ Quả
2- Tâm Nhị Quả
3- Tâm Tam Quả
4- Tâm Tứ Quả
71-Tâm Sơ
Quả
(Sotapattiphalacitta)
V-Thế nào là Tâm Sơ Quả ?
Đ- Tâm Sơ Quả là sự kết quả của Tâm Sơ Đạo, là sanh cho bậc Dự Lưu, Tàu âm là Tu-Đà-Hườn, Bậc đă nhập vào Thánh vức, nếu kiếp ấy không chứng đạt quả vị cao hơn tuỳ theo sự tục sinh trở lại cơi Dục Giới không quá 7 lần.
72-Tâm Nhị Quả
(Sakadāpattiphalacitta)
V-Thế nào là Tâm Nhị Quả ?
Đ- Tâm Nhị Quả là thành quả của Nhị Đạo, tức đắc Đạo Quả lần thứ hai, c̣n gọi lá Bậc “Nhat Lai” là bậc chỉ sanh lai cơi Chư Thiên một lần và cơi Nhân Loại một lần.
73-Tâm Tam Quả
(Sakadāpattiphalacitta)
V- Thế nào là tâm Tam quả ?
Đ- Tâm Tam Quả là thành quả của tâm Tam Đạo, gọi là bậc Bất Lai là bậc không sanh trở lại cơi Dục Giới. Khi sanh về Phạm Thiên giới th́ bậc Bất Lai có 2 cảnh giới là: Cảnh giới có phàm nhân và cảnh giới dành riêng cho bậc A Na Hàm . Đây là do vị ấy tu thiền chỉ tịnh, nếu đắc tầng thiền nào th́ sanh về cơi ấy, c̣n năm cơi Tịnh Cư th́ vị Thánh Tam Quả phải chứng đạt Ngũ Thiền Sắc Giới. Nếu Tín Quyền mạnh th́ sanh về cơi “Vô Phiền”; Tấn Quyền mạnh sanh về cơi “Vô Nhiệt”; Niệm Quyền mạnh sanh về cơi “Thiện Kiến”; Định Quyền mạnh sanh về cơi “Thiện Hiện”; Tuệ Quyền mạnh sanh về “Sắc Cứu Cánh”; nếu năm Quyền đồng đẳng th́ sanh về cơi “Quảng Quả”.
74-Tâm Tứ Quả
(Arahattapattiphalacitta)
V-Thế nào là Tâm Tứ Quả ?
Đ- Tâm Tứ Quả hay Quả Ưng Cúng tức là quả thành tựu của Tâm Đạo Ưng cúng, đă sát tuyệt mọi kiết sử lậu hoặc và đă thấy rơ Níp Bàn lần thứ tư.
Bậc Thánh A La Hán có 2: Bậc Lạc Quán và Bậc có Thiền Chứng.
DỨT PHẦN TÂM(trang sau)