dieuphap.com Trang Chính |
|
2. BUÔN BÁN Mỗi ngày hai thời Kinh, không lần nào Sư vắng mặt, dù khi mưa gió, nóng bức, khi tụng cùng chúng hay lễ một mình. Trong Thiền viện có vị Tăng ưa thích phóng khoáng, bất chấp nghi lễ, rất ít tụng kinh niệm Phật. Một hôm gặp Sư, Vị Tăng nói: - Ðược lợi ích gì mà Thầy tụng kinh hoài vậy? Sư đáp: - Lại thêm một gã thầy chùa buôn bán. Lời góp ýCon người thật khó thoát được vòng lẩn quẩn của nhân quả nghiệp báo. Trong mỗi hành vi của họ đều phải hàm chứa nhân và quả, nghĩa là hàm chứa bản ngã, thời gian, luân hồi, sinh tử. Vị Tăng kia phải tính toán cái gì có lợi mới làm, thế là rơi vào sinh tử, không biết rằng đó chỉ là cái lợi nhỏ nhen của tính toán tư kiến tư dục, chút bọt bèo trong trùng trùng đợt sóng sinh diệt cuốn phăng! Chỉ vì vị Tăng ấy còn mê, không thấy được Pháp thực tại hiện tiền, vượt khỏi thời gian. Nếu thấy được thì người sống Đạo chẳng cần tính toán chút ít lợi riêng, vì mỗi pháp tự nó đã là cái dụng vô cùng. Thể - Tướng - Dụng của Đạo vốn viên mãn, sao lại còn tính toán thiệt hơn? Người tránh cái hại đi tìm cái lợi nhỏ nhen sao bằng tâm địa viên dung vô ngại bất khả tư nghì, dù lợi hay hại vẫn tự tại an nhiên? Người như thế Lão Tử khen là “vô vi nhi vô bất vi”. Đã vô vi thì làm gì mà không lợi (vô vi nhi vô bất trị). Thế mới biết tâm địa các bậc A-la-hán đã vô vi (asankhatà) nên nhất động nhất tịnh đều đã trọn vẹn nơi chỗ Đại dụng của Đạo (mà Lão Tử gọi là Đức), đâu còn cần cái vi tha hữu hạn của bản ngã. Chỗ Đại lợi của các Ngài là chúng sinh đều đươc hưởng mà không hề hay biết. Như mặt trời chiếu soi, không vị kỷ, không vị tha, không vị lợi mà muôn loài được lợi. Vị Thiền sư mỗi ngày tụng kinh, lễ Phật, bỏ ra ngoài lợi hại thế gian, đối với chúng sinh dường như là ích kỷ, nên lý trí của vị phàm tăng làm sao luận tới! Ông ta chỉ lăng xăng trong cái gọi là lợi - lợi tha, đúng như là … “gã thầy chùa buôn bán”. fdh |
|