Vietnamese, with Unicode VU Times or CN-Times font |
Vấn Đáp
Đại cương Vi Diệu Pháp và Tâm
Tỳ kheo Chánh Minh
Chùa Bồ Đề, Vũng Tàu
Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn VU Times hay CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli. |
TÂM VẤN ĐÁP (tiếp theo) -ooOoo- 61/ Hỏi: HÃY GIẢI THÍCH NHÂN SANH HỶ-THỌ THIỆN? Ðáp: Hỷ-thọ thiện (kusala somanassa) phát sanh do sáu nguyên nhân là: - Người có tâm tục-sinh hỷ-thọ. GIẢI: - Gọi "Người có tâm tục-sinh hỷ-thọ", là người trong cơ tánh (cariṭa) có sẵn hỷ-thọ, trong lúc thực hiện điều thiện cho dù là chút ít, việc thiện ấy không đáng phát sanh hỷ-thọ, có thể khiến phát sanh bất toại ý hoặc có trạng thái thản nhiên, nhưng đối với người này cũng dễ dàng phát sanh hỷ-thọ, như thấy người tự tiện dùng đồ vật của mình, nghĩ rằng: "Có cơ hội làm phước" nên vui mừng. Nói gọn, hạng người này khi thực hiện việc lành nào đó, thường có sự hân hoan hiện lên nét mặt, do vì có tâm tục-sinh câu hành hỷ-thọ. - Gọi "Người có nhiều đức-tin" là người phần nhiều có sự thỏa thích trong khi thực hiện việc thiện, trong lúc hành thiện sự thường phát sanh hân hoan trong việc làm, tức là hỷ thọ nương sanh từ đức-tin. Người có đức-tin, có bảy đặc tính là: a) Có tâm xả ly, bố-thí tài vật (muṭṭacāgaṭā). - Gọi "Người có tri-kiến tốt đẹp" như hàng Phật-tử thông hiểu lý nhân quả trong Ðạo-phật, biết rõ tội phước và quả báo của nó, gọi là có tri kiến tốt đẹp. Trong lúc thấy, nghe hoặc làm thiện nghiệp thường có sự thỏa thích hài lòng, nên hỷ lạc dễ dàng sanh khởi. Như vậy, hỷ-thọ sanh khởi nhờ nương vào trí (tri-kiến). - Gọi "Thấy được quả lành của thiện nghiệp" là thấy sự an lạc, hạnh phúc của những bậc đại-phước, của người tạo việc lành, hay quả an lạc mà mình đang thọ hưởng, nên hoan hỷ tạo phước. Như nhiều người thấy quả lành trổ trong hiện tại của Puṇṇa nên hoan hỷ cúng dường đến Tướng-quân Chánh-pháp, hay Hoàng-hậu Mallikā luôn luôn cúng dường đến Ðức Thế-tôn. Hỷ-thọ nương sanh từ trí hiểu lý nghiệp báo, lý nhân quả. - Gọi "Liên hệ cảnh tốt chân chánh", khi tạo việc thiện được gặp cảnh khả-ý như: Vật dụng quý, vật thực thượng vị, người thọ thí là bậc đáng cúng dường... trong trường hợp này thường phát sanh hỷ lạc. Ðiều này do năng lực cảnh là đối tượng đáng hài lòng phát sanh hỷ-thọ. - Gọi "Không gặp chướng ngại" là khi thực hiện việc thiện không bị trở ngại chi cả, tâm thơi thới an vui, nhưng khi bố-thí thì có vật dụng sẵn sàng, khi nghe Pháp thì việc nhà đã ổn định, khi hành thiền minh sát thì được thuận lợi như gặp thiền sư, trú sứ thích hợp, Pháp dễ sanh khởi..Ḥỷ-thọ này sanh khởi do duyên thuận lợi khi hành thiện sự. Ngoài ra, nhân sanh Hỷ-giác-chi (pīṭibojjhaṅga) cũng là nhân sanh khởi hỷ-thọ (somanassa) thiện, có mười một điều là: 1) Tùy niệm ân-đức Phật (buddhānussaṭi). Tâm có khuynh hướng hỷ-thọ (ṭaddhimuṭṭaṭā). 62/ Hỏi: TÂM ÐẠI-THIỆN PHÁT SANH, DO NHÂN NÀO THÀNH VÔ-TRỢ? Ðáp: Có sáu nguyên nhân phát sanh tâm thiện vô-dẫn là: 1. Tục sanh bằng nghiệp vô-dẫn (asaṅkhārikakamma janiṭa paṭisandhikaṭā): Là sự tích lũy những nghiệp vô-dẫn (do tâm bất-thiện hay tâm thiện vô-dẫn). Khi mệnh chung, nghiệp này tạo thành quả tục-sinh (vipāka paṭisandhi) cho đời sống sau bằng những tâm quả dị-thục sanh từ những tâm vô-dẫn ấy. Có sáu tâm tục-sinh vô-dẫn là hai tâm Thẩm-tấn xả-thọ, bốn tâm đại-quả vô-dẫn. Tâm tục-sinh vô-dẫn có khi câu hành hỷ-thọ, có khi câu hành xả-thọ. Và trong đời sống bình nhật, nó trở thành loại tâm duy trì đời sống tâm thức (bhavaṅgaciṭṭa), nên hạng người này rất nhạy cảm đối với cảnh, có khi cảnh chẳng có chi đáng buồn rầu hay vui thích, thế mà họ vẫn buồn được, vui được, như nhìn thấy chiếc lá vàng rơi, hay thấy mây trôi bàng bạc họ cũng bùi ngùi xúc động hoặc chỉ nghe vài lời pha trò thì họ hân hoan ngay. Hạng người này rất sốt sắng trong công việc dù việc ấy nhỏ nhặt chẳng đáng chi cả. 2. Thân khỏe mạnh, tâm thơi thới (kalla kāyaciṭṭa): Là thân tráng kiện, sung mãn sức lực, tâm không bị vướng bận nhiều, có sự ghi nhớ tốt. 3. Có nhiều sức chịu đựng (khanṭī bahulaṭā): Là có nhiều nhẫn nại đối với thời tiết như nắng, mưa, đối với vật thực không kén chọn: Ngon hay dở cũng được, lướt qua được những khổ-thọ bình thường, nên đối với cảnh vừa nhận được, tâm phát khởi mau chóng. 4. Ðã thấy, nghe được kết quả của bậc Hiền-triết (purisa ākāresu diṭṭhānisanṭaṭā): Là đã được thấy, đã được nghe và hiểu được những kết quả tốt đẹp từ nơi việc lành của bậc Minh-triết, nên tâm không còn do dự. 5. Thuần thục việc làm (kamma pasuṭṭā): Là người rành rẽ, quen thuộc cảnh, đối tượng, hiểu vai trò, thông nghĩa lý. Nên khi gặp cảnh thì khởi tâm lên ngay, không chần chừ do dự. 6. Có vật thực, khí hậu thích hợp (uṭubho janādisappāya lābho): Là chỗ ở, khí hậu thích ứng với cơ thể, vật thực bổ dưỡng... Loại tâm vô-trợ này là loại tâm có tầm tứ mạnh, nếu là thiện thì có niệm vững vàng. 63/ Hỏi: CÓ BAO NHIÊU NHÂN SANH TÂM HỮU THỌ? Ðáp: Nhân sanh tâm hữu-trợ có sáu là: 1) Tục sanh bởi nghiệp hữu-trợ (sasaṅkhārikakamma janīṭa paṭisandhikaṭā): Chúng sanh trong thời bình nhật tích lũy nghiệp thiện hay bất-thiện hữu-dẫn, khi lâm chung, nghiệp ấy tạo ra quả tục-sinh cho kiếp sống mới. Tâm quả được tạo ra ấy là loại tâm hữu-trợ. Do đó, trong cơ tánh (cariṭa) của hạng người này có tánh thụ động, khi gặp cảnh đặc sắc, có hấp lực mạnh thì họ mới khởi lên tâm vô-trợ, nếu như gặp cảnh bình thường, yếu kém, cần phải có sự kích thích tác động, tâm mới khởi lên để nhận cảnh ấy. 2) Thân tâm yếu (akalla kāyaciṭṭaṭā): Là gặp lúc bệnh hoạn, yếu ớt hay tâm dã dượi, lười nhác... 3) Thiếu sức chịu đựng (akhanṭī bahulaṭā). Ðối với thời tiết như: Nắng, gió, mưa giông thì không chịu nổi, nên tâm co rút lại, rơi vào thụ động, những khổ-thọ nhỏ nhặt, những chướng ngại bình thường cũng làm họ sanh thối chí, không muốn thực hiện những điều mình mong muốn. 4) Không từng thấy, nghe kết quả tốt đẹp của bậc hiền triết (purisa ākāresu adiṭṭhānisanṭaṭā): Là chưa hiểu được những ân-đức lành của thiện sự, tâm do dự khi hành thiện sự, phải có người giảng về những ân-đức lành thì mới khởi tâm được. Như một người chưa từng được nghe ân-đức Tam-bảo, đến khi được nghe giảng về ân-đức Phật, Pháp, Tăng thì họ mới khởi lên đức-tin Tam-bảo. 5) Không thuần thục việc làm (kamma apasuṭaṭā): Là không tinh nhuệ trong công việc, nghệ thuật... nên khi muốn làm, tâm có trạng thái e ngại, lui sụt, cần phải sách tấn, khích lệ mới thực hành. 6) Vật thực, khí hậu không thích hợp (uṭubhojanā dīsappāya alābho): Là dụng vật thực không thích ứng cơ thể hoặc do khí hậu tác động cơ thể quá mạnh (nóng quá, lạnh quá...) khiến cơ thể khó chịu, dã dượi và tâm từ đó sanh uể oải, lười biếng, rơi vào thụ động. Ðấy là sáu nguyên nhân sanh tâm hữu-trợ. 64/ Hỏi: SỰ HỮU-TRỢ CỦA TÂM BẤT-THIỆN KHÁC VỚI SỰ HỮU-TRỢ CỦA TÂM THIỆN RA SAO? Ðáp: Sự hữu-trợ của tâm bất-thiện phần lớn do hai sở-hữu Hôn-trầm (ṭhīna) và Thụy-miên (middha) chi phối. Phận sự của sở-hữu Hôn-trầm (ṭhīna ceṭasika) làm cho tâm uể oải, dã dượi, còn phận sự của sở-hữu Thụy-miên (middha ceṭasika) làm cho các sở-hữu câu sanh trở nên dã dượi, lui sụt, kém sức mạnh. Như người bị cơn buồn ngủ chi phối, y không muốn nghe, nói hay làm chi cả, không bắt cảnh rõ rệt. Còn sự hữu-trợ của tâm thiện là do hai sở-hữu Thích-thân và Thích-tâm yếu kém, phận sự của hai sở-hữu Thích-tâm là làm cho tâm thích ứng với cảnh, khi hai sở-hữu này không có sức mạnh thì tâm lui sụt. Chính do bốn loại sở-hữu này khiến cho sở-hữu Tư giảm sức mạnh, tạo ra tâm hữu-trợ. Do đó nói rằng: "Tâm vô-trợ cho quả mạnh hơn tâm hữu-trợ". Nên cũng hiểu rằng: Hai sở-hữu Hôn-trầm và Thụy-miên là loại sở-hữu bất định, nghĩa là không phải tâm hữu-trợ bất-thiện nào cũng tương-ưng với hai loại sở-hữu này, những lúc hai sở-hữu này không hiện hữu, tâm hữu-trợ vẫn có sức mạnh tuy chúng vẫn có sự kích tác để sanh khởi. Một người bị mắng chửi, chập sau anh phẫn-nộ mạnh mẽ, hoặc thấy nàng vũ nữ nhiều lần trình diễn những vũ khúc điêu luyện, phát sanh tâm tham-ái mãnh liệt (vài lần đầu có thể bị sở-hữu Hôn-trầm và sở-hữu Thụy-miên chi phối, nhưng những lần sau thì không). Những tâm hữu-trợ loại này, đôi khi chúng có sức mạnh hơn cả những tâm vô-dẫn bình thường, đó là do Tầm, Tứ hiển lộ sức mạnh. Khi nói rằng: "Tâm vô-dẫn cho quả mạnh hơn tâm hữu-dẫn" là so sánh về những điều kiện đồng nhau như: Cảnh lực, tâm lực... chúng ta không thể y cứ vào đó mà cho rằng tâm thiền (jhānaciṭṭa) (là loại tâm hữu-trợ) có quả kém hơn tâm thiện dục-giới vô-dẫn được. Trường hợp Dạ-xoa Nanda nghe Dạ-xoa bạn tán dương Trưởng-lão Sāripuṭṭa khi Ngài đang an trú trong thiền Diệt-Thọ-Tưởng: "Vị Sa-môn này là bậc có đại uy lực", nghe vậy, Dạ-xoa Nanda phẫn-nộ, cầm chùy đập vào đầu Trưởng-lão và bị đất rút. Ðây là tâm hữu-trợ sân, nhưng lại có quả lớn hơn tâm vô-trợ, là do đối tượng chạm vào ở đây là ân-đức thiền hay oai đức vị Thánh A-la-hán, ví như hạt giống loại cây yếu nhưng gặp đất tốt phát triển nhanh và mạnh. 65/ Hỏi: CÓ BAO NHIÊU CÁCH HỮU-TRỢ? Ðáp: Có tất cả sáu cách hữu-trợ làm cho tâm sanh khởi là: 1. Tự thân trợ. GIẢI: - Gọi là "Tự thân trợ" do chính thân mình trợ giúp, kích thích khiến tâm sanh khởi lên. Như nhận thấy mình xinh đẹp, lâu dần sanh ái ngã thân, hay nhận thấy mình điêu luyện trong nghệ thuật nhảy múa cũng phát sanh ái luyến thân mình. Hoặc thấy mình có sắc tướng thô kệch, xấu xí nên sanh phát sanh sầu khổ, tủi phận (đó là tâm sân), hoặc là nhận thấy những cử chỉ của mình thô tháo, nên có chánh-niệm để thân cử động được nhẹ nhàng (đây là tâm thiện hữu-trợ). - Gọi là "Tự ngữ trợ": Nhận thấy tiếng nói của mình du dương êm ái cũng phát sanh ngã mạn, ái luyến âm thanh ấy, hay khi nói đến kẻ thù, kẻ nghịch của mình, chập sau phát sanh hiềm hận. Hoặc giả khi biện luận về pháp dần dần khởi sanh trí. - Gọi là "Tự ý trợ" là do suy nghĩ nhiều lần, phát sanh tâm. Như người suy nghĩ nhiều lần đến tài sản cùa kẻ khác, phát sanh tâm trộm-cắp tài sản ấy, hay suy nghĩ đến kẻ nghịch, kẻ thù nhiều lần tâm phát sanh khó chịu bực bội (là tâm sân). Hoặc suy tưởng đến ân-đức Phật, phát sanh đức-tin trong sạch. - Gọi là "Tha thân trợ" là do thân người khác tác động làm sanh khởi tâm, như yêu thích tướng đi hùng dũng của bậc anh hùng, hay yêu thích dáng uyển chuyển nhẹ nhàng của nàng mỹ nữ, hay nhìn tướng nghênh ngang của kẻ côn đồ phát sanh bực tức... Hoặc thấy người đảnh lễ kim thân Phật tâm sanh lên hoan hỷ (tùy-hỷ-phước), như trường hợp tiền thân vị Ðại-thần vua Dhammāsoka: Thuở xưa khi còn là đưa trẻ, thấy bạn mình (tiền thân của vua Dhammāsoka) dâng lên Ðức Thế-tôn bánh bằng cát, nó hoan hỷ mỉm cười. - Gọi là "Tha ngữ trợ" là do lời nói người khác, phát sanh tâm. Như nghe người mô tả về kho tàng báu vật, phát sanh tâm tham, hay nghe lời đâm thọc của người phát sanh tâm sân-hận, nghe Diệu-pháp phát sanh tâm hoan hỷ hay phát sanh trí... (như Mahā dukkhaṭa nghe lời giải thích của một thiện nam giảng về quả của bố-thí, y hoan hỷ cúng dường vật thực đến một vị Tỷ-kheo). (Dhammapāda aṭṭhakaṭhā). - Gọi là "Tha ý trợ" là do tâm người khác kích động khiến tâm phát sanh, tức là với năng lực tinh thần có thể làm chuyển tâm người khác, sai sử ý người làm theo ý mình. Trường hợp tha ý trợ này, chỉ có do ma thuật, thôi miên thuật hay do chư-thiên chuyển tâm mà thôi. Trong Trung-bộ kinh, kinh Hàng Ma (Māraṭajjaniya suṭṭa) có ghi: Ác ma Dūsī tác động tâm dân làng trong làng Bà-la-môn, khiến họ mạ lỵ, mắng chửi Ðức Phật Kakusandha và chư Tỷ-kheo, nhưng nhờ Ðức Phật nhắc nhở, chư Tỷ-kheo vẫn trầm tịnh. Rồi ác ma Dūsī lại tác động vào tâm nhóm người khác khiến họ tán thán, ca tụng Ðức Thế-tôn và Tăng-chúng... Tóm lại, sự hữu-trợ có ba cách là: Do thân trợ, do ngữ trợ và do ý trợ. Mỗi cách lại có hai mô thức: Tự mình và do người khác, thành ra có sáu cách hữu-trợ như vậy. 66/ Hỏi: NHỮNG TÂM THIỆN PHÁT SANH VÀO THỜI NÀO? Ðáp: Có hai loại thời (kāla) là thời sát na (khaṇakāla) và thọ thời (āyukāla). 1) Thời sát na là khoảng thời gian cực ngắn của đời sống một cái tâm, vào thời ấy khi vắng mặt tham, sân, si thì tâm thiện dễ dàng sanh khởi. Như Phật-ngôn: Có hai Pháp thật xa: Chẳng những không có mặt của tham, sân, si mà cảnh tạo duyên cho tham sân si sanh khởi cũng chẳng có, vì khi có những loại cảnh như thế, tâm bất-thiện dễ dàng sanh khởi, như khi mười tám hiển sắc trở nên tốt đẹp rực rỡ thì duyên cho tâm tham sanh lên, hay gặp cảnh nghịch, cảnh xấu thì sân sanh lên, như khi gặp kẻ thù lập tức tâm phẫn-nộ ngay, do đó cần phải tránh né những loại nghịch cảnh như thế để tâm thiện có cảnh thuận lợi phát sanh. Như Phật-ngôn có câu: "Có những lậu-hoặc do tránh né được đoạn trừ" (Trung-bộ kinh - Nhất-thiết Lậu-hoặc). Mặt khác, cho dù tham, sân, si có làm cảnh, nhưng với chánh niệm nhận định được chúng, cũng là duyên khởi tâm thiện câu hành trí. Tham, sân, si làm cảnh không có nghĩa là chúng hiện hữu, ví như người đã mất nhưng di ảnh còn. Hay là trường hợp vị hành giả quán sát pháp, về năm triền cái (quán pháp niệm-xứ) hoặc vị Thánh Hữu-học phản khán lại phiền-não đã sát, phiền-não còn tồn tại, trong khi ấy thì năm triền cái, hay các loại phiền-não ấy chỉ là cảnh chứ không phải chúng có mặt, tâm quán sát ấy là tâm thiện câu hành trí. Hoặc lúc suy xét về thiện-pháp hay tâm tốt của mình đã có trước đây, cũng làm phát sanh tâm thiện, như Phật-ngôn: "Vị Tỷ-kheo mến pháp 2) Thọ thời (āyukāla) là tuổi thọ của chúng sanh, vào thời chúng sanh có tuổi thọ cao, có nhiều an lạc, hạnh phúc thì tâm thiện dễ dàng sanh khởi hơn, thiện-pháp được tăng trưởng, vì thiện-pháp có liên quan đến tuổi thọ. Trong Buddhavaṃsa (Chánh-giác Tông) có ghi: "Khi chúng sanh gìn giữ được một thiện-pháp thì tuổi thọ gia tăng". Trái lại, vào thời kỳ tuổi thọ chúng sanh thấp kém, luôn bị khổ nạn do thiên tai, không được an lạc thì tâm bất-thiện dễ hiện khởi hơn. Phật-ngôn có dạy rằng: " Vàng thật xuất hiện, vàng giả biến mất. Diệu-pháp hiện khởi,
Phi-pháp vắng mặt. Ngoài ra, nếu rơi vào khổ cảnh thì tâm thiện cũng khó có cơ hội sanh khởi. Như những chúng sanh ở địa-ngục, ngạ-quỷ giới, súc-sanh giới luôn có sự bất lạc nên tâm đại-thiện khó sanh khởi. Trái lại, thì tâm bất-thiện thường xuyên hiện hữu, phần nhiều tâm bất-thiện của những chúng sanh này là tâm vô-trợ, tâm sân sanh khởi nhiều ở địa-ngục giới, tâm tham nhiều ở ngạ-quỷ giới và tâm si thường hiện hữu trong giới bàng-sanh. Còn ở ba châu: Ðông Thắng-thần châu, Tây Ngưu-hóa châu, Bắc Cưu-lưu châu, cõi chư-thiên, cõi phạm-thiên, tâm thiện dễ dàng sanh khởi hơn. 67/ Hỏi: DỰA VÀO ÐIỀU KIỆN GÌ ÐỂ SO SÁNH QUẢ DỊ-THỤC CỦA HAI LOẠI TÂM: VÔ-DẪN VÀ HỮU-DẪN? Ðáp: Sự so sánh quả dị-thục của hai loại tâm này phải y cứ trên những điều kiện như: Tâm lực và cảnh lực, ngoài ra còn những yếu tố bất định khác nữa. - Cảnh là một yếu tố quan trọng, đóng vai trò tác động đến tâm, tạo lực cho tâm, vì tâm có trạng thái nhận biết cảnh, nên khi cảnh có sức mạnh hấp dẫn thì tâm cũng phải có sức mạnh tương ứng để nhận lấy cảnh tương ứng, ví như người ném một vật với sức mạnh nhiều thì người bắt lấy cũng phải có sức mạnh tương ứng. Như những tâm thiền nhận cảnh Ðáo-đại, hay tâm Siêu-thế nhận cảnh Níp-bàn, những tâm này đều là loại tâm hữu-dẫn nhưng có sức mạnh gấp trăm lần tâm vô-dẫn Dục-giới. Hay tuy là tâm hữu-dẫn tương-ưng trí nhưng khi nhận cảnh án xứ thiền (uggahanimiṭṭa hay paṭibhāganimiṭṭa) vẫn mạnh hơn tâm vô-dẫn Dục-giới bắt cảnh dục. Với những cảnh bình thường thì tâm lực cũng bình thường. Trái lại, đối với những cảnh hấp dẫn thì tâm lực được tăng cường mạnh mẽ, ví như vàng quyến rũ tâm tham, nhưng ngọc quý càng làm tâm tham mãnh liệt. Như vậy, khi cảnh lực khác nhau thì tâm quả dị-thục sanh khởi cũng có sự sai biệt khác nhau, tâm vô-trợ nhận cảnh Dục-giới không thể có quả tốt bằng tâm hữu-trợ Dục-giới nhưng nhận cảnh thiền được. Lại nữa, tuy tâm lực mạnh nhưng gặp đối tượng không thù thắng vẫn có quả ít hơn tâm lực tuy yếu nhưng gặp đối tượng thù diệu đặc biệt, như các đệ tử ngoại giáo tuy có tâm hoan hỷ cúng dường vật thực đến các giáo chủ của họ nhưng vẫn có quả ít hơn so với Phật-tử cúng dường đến Ðức Phật và chư Thánh-tăng bằng tâm thiện xả-thọ. - Tâm lực cũng là một yếu tố quyết định đến quả dị-thục mạnh hay yếu, trả nhanh hay chập. Tuy cùng một đối tượng, nhưng tâm lực kém thì quả kém, tâm lực mạnh thì quả tốt đẹp thù thắng. Trong thời Ðức Phật có nhiều người cúng dường đến Ðức Thế-tôn (là đối tượng cực tốt) vào buổi sáng, vào buổi chiều thì quả lành phát sanh như Nàng Mallikā, thợ hoa Sumana, hoặc phát sanh trong vòng bảy ngày quả an lạc tốt đẹp như Bà-la-môn Cūḷeka saṭaka, nhưng cũng rất nhiều người không có được điều thù diệu hy-hữu này. Vì tâm họ tuy cũng hoan hỷ, nhưng tâm lực không mạnh bằng tâm lực của những vị trên. Thông thường thì tâm câu hành hỷ-thọ mạnh hơn tâm câu hành xả-thọ, tâm lực mạnh hay yếu là do sở-hữu tư (ceṭanāceṭasika) tác động, sở-hữu Tư mạnh hay yếu là do tròn đủ ba thời hay không, tức là: Cố ý trước khi làm, cố ý trong khi làm và cố ý sau khi làm. Sự cố ý này do tác-ý (manasikāra ceṭasika) hỗ trợ. Tức là nếu cả ba thời kỳ: Trước khi làm, trong khi làm và sau khi làm đều có mặt sở-hữu Tư (ceṭanāceṭasika) thì tâm lực mạnh mẽ, bằng ngược lại thiếu một trong ba thì sức mạnh sở-hữu Tư giảm thiểu, dẫn đến tâm lực yếu. Sự vắng mặt sở-hữu Tư trong ba thời kỳ ấy có nhiều nguyên nhân như trước khi làm tâm bị phiền-não chi phối, hoặc sau khi làm tâm rơi vào tham-ái, hoặc giả nhờ người làm hộ... trước khi làm bị phiền-não chi phối là thiếu tư tiền, sau khi làm tâm rơi vào tham-ái hay phóng-dật là thiếu tư hậu, nhờ người làm thế là mất đi tư hiện. Do đó trong pháp bố-thí của bậc Tịnh-giả (sappurisa) là cho với tự thân. Như thế tuy là tâm thiện câu hành hỷ nhưng thiếu tư vẫn có quả kém hơn tâm thiện câu hành xả tròn đủ tam tư. Mặt khác, ý nghĩa thiếu tư ở đây cũng nên hiểu tằng: Cả ba thời kỳ đều có loại tâm đó, gọi là tròn đủ tam tư, còn như thiếu vắng loại tâm đó trong thời nào: Trước, trong hay sau khi làm cũng xem như có trạng thái thiếu tư, như trước khi làm là tâm thiện câu hành xả, trong khi làm là tâm thiện câu hành hỷ và sau khi làm cũng là tâm thiện câu hành hỷ cũng xem như thiếu tư (của loại tâm ấy). Tương tự với hai thời kia. Tóm lại, khi có cùng điều kiện như nhau là đồng cảnh lực, đồng tâm lực, đồng đối tượng thì tâm thiện hỷ-thọ cho quả nhiều và mạnh hơn tâm thiện câu hành xả-thọ. 68/ Hỏi: SỰ CHO QUẢ CỦA TÂM BẤT-THIỆN VÀ CỦA TÂM THIỆN RA SAO? Ðáp: Tuy tâm bất-thiện là loại tâm hữu-nhân (saheṭukaciṭṭa), nhưng mười hai tâm bất-thiện ấy mỗi tâm chỉ cho được bảy tâm quả bất-thiện vô-nhân, đây là do sở-hữu phóng-dật (uddhacca ceṭasika) tác động, khiến tâm bám cảnh không vững nên không thể lưu giữ lại nhân tương-ưng. Mặt khác tâm si tương-ưng phóng-dật tuy cho tâm quả là quan-sát câu hành xả bất-thiện, nhưng tâm này không thể làm việc tục-sinh, vì trong tâm si tương-ưng phóng-dật, sở-hữu phóng-dật mạnh nhất tác động đến sở-hữu tư nhiều, do đó loại tâm quả ấy không đủ sức mạnh để làm phận sự tục-sinh. Tâm thiện dục-giới cho hai quả tâm là: Tâm quả thiện vô-nhân và tâm quả thiện hữu-nhân. Sở dĩ có được như vậy là tùy thuộc vào sức mạnh của sở-hữu Tư, tức là nếu đủ tam Tư thì cho quả nhiều hơn. Phương thức cho quả như sau: Tâm thiện bất tương-ưng trí, nếu thiếu một Tư trong tam Tư, cho tám tâm quả vô-nhân, nếu thiếu hai Tư thì cho bảy tâm quả vô-nhân (trừ tâm Thẩm-tấn câu hành hỷ vì không thể có được cảnh cực tốt sanh lên để cho tâm Thẩm-tấn hưởng được). Tâm thiện bất tương-ưng trí, đủ tam Tư, sẽ cho mười hai tâm quả: Gồm bốn quả thiện bất tương-ưng trí và tám tâm quả thiện vô-nhân. Tâm thiện tương-ưng trí, nếu thiếu một Tư, sẽ cho mười hai tâm quả thiện như tâm thiện bất tương-ưng trí đủ tam Tư. Vì sao lại không có tâm quả tương-ưng trí? Vì rằng: Trong tất cả các loại sở-hữu thì sở-hữu trí có năng lực mạnh nhất, sở-hữu Tư muốn lưu giữ nhân trí này, phải có đủ sức mạnh, ví như người ôm một người có sức mạnh để giữ lại, người ấy phải có sức mạnh cần thiết. Nhưng trong trường hợp này, vì thiếu một trong tam Tư cần thiết, nên sở-hữu Tư trở nên kém sức mạnh, do đó không thể giữ lại sở-hữu trí để tạo quả dị-thục. Nếu thiếu hai Tư thì tám tâm quả vô-nhân. - Tâm thiện tương-ưng trí, đủ tam Tư, cho mười sáu tâm quả thiện là: Tám tâm quả thiện vô-nhân và tâm tâm quả thiện hữu-nhân. Vì sao tâm thiện tương-ưng trí lại cho quả bất tương-ưng trí? Vì sao rằng tâm quả tương-ưng trí là thành quả cao nhất của loại tâm thiện dục-giới, khi đạt được kết quả cao nhất thì kết quả thấp kém hơn cũng đạt được. Ví như người xây dựng được tòa lâu đài ba tầng thì người ấy cũng thừa khả năng xây dựng lâu đài một tầng, lâu đài hai tầng vậy. Trong những tâm quả thiện ấy, chỉ có 9 tâm quả làm phận sự tục-sinh đó là: Tâm Thẩm-tấn câu hành xả quả thiện và tám tâm quả thiện hữu-nhân, người tục-sinh bằng tâm quả tương-ưng trí, trong kiếp ấy có thể chứng đạt thiền-định, thắng-trí hay Ðạo-quả, còn những người tục-sinh bởi những tâm quả thiện còn lại thì không có được điều này trong kiếp sống ấy, vì trong cơ tánh (cariṭa) thiếu nền tảng trí-tuệ, còn như tục-sinh bằng tâm Thẩm-tấn câu hành xả quả thiện thì là người lạc vô-nhân. 69/ Hỏi: THẾ NÀO LÀ TÂM ÐẠI-QUẢ (MAHĀVIPĀKA CITTA)? Ðáp: Chữ vipāka (dị thục) phân-tích thành VI + PĀKA. VI nghĩa là sai khác, PĀKA là làm cho chín muồi. Vipāka nghĩa là điều nào được thành tựu nhưng có sự sai khác với điều tạo ra nó. "Sai khác" ở đây có hai nghĩa là: Sai khác thời kỳ và sai khác với tâm đã tạo ra, vipāka được dịch là quả Dị-Thục, hay Quả Dị Thời. Gọi là đại-quả (mahāvipāka) vì là thành quả của tâm đại-thiện, gọi là đại-quả vì nó có khả năng đưa chúng sanh sanh về nhiều cõi vui Dục-giới (như cõi người sáu cõi trời dục). Mặt khác, nó cũng là cơ sở tiên khởi cho việc thành tựu thiền-định, thắng-trí hay Ðạo-quả Siêu-thế. Tức là tâm quả tương-ưng trí khi làm việc tục-sinh, hạng chúng sanh nào có được tâm quả tương-ưng trí trong cơ tánh, tinh cần hành pháp có thể chứng đạt các thượng nhân pháp. Còn những tâm quả bất tương-ưng trí thì không được như thế, ví như cây yếu, dù có tăng trưởng mạnh nhất cũng chỉ đến mức độ ấy thôi, không thể so sánh với loại cây mạnh khi tăng trưởng tốt đẹp được. Cũng giống như tâm đại-thiện, tâm đại-quả được phân theo ba phương diện: Về thọ có hai loại là: Thọ-hỷ và thọ-xả, mỗi loại có hai mô thức: Tương-ưng trí (ñāṇasampayuṭṭaṃ) và bất tương-ưng trí (ñāṇavippayuṭṭaṃ), mỗi mô thức có hai cách: Vô-dẫn (asaṅkhārika) và Hữu-dẫn (sasaṅkhārika), thành ra có tám tâm Ðại. 70/ Hỏi: THẾ NÀO LÀ TÂM ÐẠI-HẠNH (MAHĀKRIYĀ)? Ðáp: Gọi là tâm đại-hạnh (mahā kriyā) vì nó thay thế tâm đại-thiện để vị A-la-hán làm những việc mà đáng lẽ phải làm bằng tâm đại-thiện, như thuyết-pháp tu-tiến thiền Chỉ-tịnh... Vị thánh Lậu-tận đã diệt tận mọi lậu-hoặc ô nhiễm, dù là bất-thiện hay thiện cũng không còn. Do vậy, trước khi các Ngài Vô-dư Niết-bàn (parinibbāna), các Ngài vẫn sinh hoạt bình thường với một loại tâm vô nhiễm tinh anh, do không còn lưu giữ chủng tử để tạo thành quả dị-thục trong tương lại, tâm này được gọi là Tâm-hạnh (kriyaciṭṭa), vì chỉ có hành động chứ không có kết quả của hành động ấy. Tâm-hạnh này ví như nước đã được thanh lọc nhiều lần, đã được "cất" nhiều lần không còn cặn bã, cũng không còn vị ngọt, nó hoàn toàn thanh khiết, ví như dầu được tinh chế cả trăm lần, trở nên thù thắng. Tương tự như tâm đại-thiện, tâm đại-hạnh cũng có tám tâm, phân theo ba phương diện: Về thọ, có hai loại thọ là thọ-hỷ và thọ-xả, mỗi loại có hai mô thức tương-ưng trí và bất tương-ưng trí, mỗi mô thức có hai cách: Vô-dẫn và hữu-dẫn. 71/ Hỏi: HÃY GIẢI THÍCH RŪPĀVACARA (TÂM SẮC-GIỚI)? Ðáp: Từ rūpāvacara khi phân-tích thì được: RŪPA + AVACARA, RŪPA là Sắc-giới, AVACARA là những gì linh động, di chuyển tới lui, hay thường hiện hữu. Rūpāvacara là những tâm thường lưu chuyển trong Sắc-giới. Rūpa có ba loại là: 1) Rūpabhūmi (cõi Sắc-giới): Là nơi nương của các vị phạm-thiên Sắc-giới. Có câu giải tự như sau: Rūpassa bhavoṭi = Rūpaṃ: Cõi nào làm cho sắc vật (rūpavaṭṭhu) và phiền-não sắc (kilesarūpa) sanh khởi, gọi là cõi sắc. 2) Rūpavaṭṭhu (Sắc-vật): Là những đối tượng khả-ái, khả-hỷ cho phiền-não sắc sanh khởi. Ðây chính là 15 tâm Sắc-giới và các sở-hữu cùng hợp. 3) Kilesarūpa (phiền-não sắc): Là sự thích thú trong thiên cảnh (jhānārammaṇa), thắng-trí (abhiññāṇa) và trong cõi sắc (rūpabhūmi). Chính là rūpaṭaṅhā (ái sắc). Có câu giải tự về rūpāvacara như vầy:
Gọi là thường lưu chuyển trong cõi sắc, thật ra chỉ có năm tâm quả Sắc-giới là cố định, còn mười tâm thiền Sắc-giới kia vẫn lưu chuyển nhiều cõi như: Bảy cõi vui Dục-giới và mười lăm cõi Sắc hữu-tưởng. Trên cõi Sắc-giới tuy có sắc-pháp, các vị phạm-thiên chỉ có nhãn-căn (cakkhundriya) và nhĩ-căn (soṭindriya) để nhận bắt cảnh-sắc và cảnh-thinh. Nhưng không phải do các Ngài ái cảnh sắc hay ái cảnh thinh, vì năng lực thiền-định đã áp chế được dục-lạc. Khi còn nhân loại, vị hành giả tu-tiến Chỉ-tịnh, chứng trú trong thiền, xét thấy tuổi thọ trên phạm-thiên-giới rất lâu so với nhân loại, nên có ý mong được thấy Ðức Chánh-giác xuất hiện trong vị lai và được nghe Pháp-âm từ nơi Ðức Thế-tôn, khi mệnh chung tái sanh về phạm-thiên-giới, và nhãn-vật (cakkhundriya), nhĩ-vật (soṭavaṭṭhu) phát sanh cho vị ấy theo ước nguyện chứ chẳng phải do tham-ái. Trong đời sống bình nhật, vị ấy có vật thực và pháp-hỷ, nên tỷ-căn, thiệt-căn và thân-căn không có, nhưng vẫn có phù trần căn, cả nam căn hay nữ căn cũng không. Vị phạm-thiên có thân tướng như nam nhân, nữ nhân loại khi tu-tiến chứng đắc thiền sanh về phạm-thiên-giới (nhưng không là vị Ðại phạm-thiên được) cũng có thân tướng như nam nhân, mãn kiếp ấy nếu thọ sanh về Dục-giới nhàn cảnh thì nữ căn lại xuất hiện cho chúng sanh ấy. Do năng lực của Ðịnh (ekaggaṭa) đối trị với Dục (kāma), nên năm trần cảnh không còn khả-hỷ, khả-ái, không còn là đối tượng để vị ấy yêu thích, chỉ có những tâm thiền, cảnh thiền mới có mãnh lực khiến vị ấy phát sanh phiền-não tham-ái. Do vậy, rūpavaṭṭhu (sắc-vật) ở đây chỉ cho 15 tâm thiền Sắc-giới cùng sở-hữu hợp, không đề cập đến cảnh-sắc hay cảnh-thinh, mặc dù hai cảnh này có trong cõi sắc và rất thù thắng. 72/ Hỏi: GỌI LÀ TÂM THIỀN (JHĀNACITTA) DO Ý NGHĨA GÌ? ÐÓ LÀ NHỮNG TÂM NÀO? Ðáp: Jhāna (thiền) xuất phát từ ngữ căn JHE là suy gẫm. Gọi là jhāna vì nó "thắp sáng" (upanijjhāna) đối tượng "là án xứ, đề mục" và thiêu đốt (jhānapa) nghịch pháp. Ngài Buddhaghosa giải thích từ jhāna như sau: - Ārammaṇaṃ upanijjhānaṭo paccanīka-jhāpanaṭo vāṭhānaṃ: Gọi là thiền vì nó bám khắn khít vào một đối tượng, hay vì nó thiêu đốt những pháp chướng ngại (nīvaraṇa). Có những câu giải tự khác là: - Ārammaṇaṃ jhāyaṭi upanicchayaṭīṭi = Jhānaṃ: Những tâm có chi thiền đình trụ vào một đối tượng (đề mục), gọi là tâm thiền. - Pacchanikakhapanaṭo = Jhānaṃ: Pháp (nào) thiêu đốt nghịch pháp là chướng ngại (nīvaraṇa), pháp ấy gọi là thiền được gọi tên cũng do nương vào chi thiền . - Kasinādi ārammaṇaṃ jhāyaṭi upanijjhāyaṭīṭi = Jhānaṃ: Sở-hữu nào "thắp sáng" cảnh đề mục Chỉ-tịnh (kasina), sở-hữu ấy được gọi (chi) thiền . - Jhānena sampayuṭṭaṃ ciṭṭanṭi = Jhānaciṭṭaṃ: Tâm hợp với chi thiền gọi là tâm thiền . Có hai loại thiền là thiền hiệp-thế và thiền Tướng (jhānalakkhaṇaṃ) . Thiền hiệp-thế là thiền nương theo thiền cảnh (jhānārammaṇa) để an trú tâm vào đó, hay an trú tâm vào nhất cảnh của án xứ thiền. Ðây chỉ cho những tâm Sắc-giới và Vô-sắc-giới . Thiền Tướng hay thiền Siêu-thế, là những tâm mượn sức mạnh của chi thiền để gọi, tức là có liên hệ với sức mạnh của chi thiền, nhưng không khắn khít vào cảnh thiền, không an trú vào nhất cảnh (ekārammaṇa), hành giả nương trạng thái của chi thiền để quan-sát tam tướng vô-thường, khổ, vô-ngã để tiến đạt tới Ðạo, Quả Siêu-thế . Có câu tự giải về thiền Tướng như vầy: - Viṭakkidi jhānaṅgehi sampayuṭṭaṃ ciṭṭanṭi = Jhānaciṭṭaṃ: Những tâm tương-ưng chi thiền như Tầm. .. gọi là Tâm thiền, tức là mượn trạng thái chi thiền để gọi tên . Như vậy, thiền cảnh của đề mục gọi là thiền hiệp-thế, chưa vượt ra khỏi đời, còn liên quan với luân-hồi . Thiền Siêu-thế vì mượn cảnh Níp-bàn để gọi, là thiền Tướng, đã vượt ra luân-hồi, tức là Níp-bàn . Tâm Sắc-giới và tâm Vô-sắc-giới gom chung lại, gọi là tâm Ðáo-đại (mahaggaṭaciṭṭa). Có câu giải tự như sau: - Mahanṭaṃ gaṭoṭi mahaggaṭo (Tâm nào đi vào sự an tịnh rộng lớn, gọi là tâm Ðáo-đại) . Tâm Dục-giới gọi là tâm Phi thiền (ajhānaciṭṭa), tuy trong tâm này vẫn có tầm, tứ, hỷ, lạc, xả và định, nhưng chúng không có khả năng "thắp sáng" đối tượng (cảnh) và không có khả năng "thiêu đốt" nghịch pháp (pháp chướng ngại - nīvaraṇa) . 72/ Hỏi: CÓ BAO NHIÊU TÂM SẮC-GIỚI (RŪPĀVACARA)? Ðáp: Có tất cả là 15 tâm Sắc-giới, được phân theo giống (jāṭi) là: Kusalajāṭi (giống thiện) có năm tâm. Vipākajāṭi (giống quả) có 5 Tâm, Kriyajāṭi (giống hạnh) có 5 Tâm. Năm tâm thiện Sắc-giới là: Tâm Sơ-thiền (paṭhamajjhāna ciṭṭa). Năm tâm quả Sắc-giới và năm Tâm-hạnh Sắc-giới cũng tương tự như trên. Tức là: Tâm Sơ-thiền lưu chủng tử tạo thành tâm quả Sắc-giới cho tục-sinh về cõi Sơ-thiền (paṭhamajjhānabhūmi). Tâm Nhị-thiền và tâm Tam-thiền lưu giữ chủng tử, tạo quả dị-thục Nhị-thiền và quả dị-thục Tam-thiền (theo tâm thiền tương ứng), cho tục-sinh về cõi Nhị-thiền (duṭiyajjhānabhūmi). Tâm Tứ-thiền lưu chủng tử, tạo thành tâm quả Tứ-thiền, cho tục-sinh về cõi Tam-thiền (ṭaṭiyajjhānabhūmi). Tâm Ngũ-Thiền lưu chủng tử tạo quả dị-thục Ngũ-Thiền cho tục-sinh về cõi Tứ-thiền (caṭṭhajjhānabhūmi). Tương tự tâm đại-hạnh thay thế tâm đại-thiện cho vị A-la-hán trong đời sống bình nhật, Tâm-hạnh Sắc-giới thay thế tâm thiện Sắc-giới của vị A-la-hán khi Ngài an trú trong đề mục Chỉ-tịnh của những tầng thiền đã chứng đạt và nhập định trong những án xứ ấy. Những vị phạm-thiên ở cõi phạm-thiên-giới hữu sắc (hay vô-sắc) nếu không chứng đạt thiền-định ở kiếp ấy, phải thọ sanh về Dục-giới, sẽ sanh về bảy cõi vui Dục-giới, không bị rơi xuống khổ cảnh địa-ngục, ngạ-quỷ, A-tu-la và bàng-sanh giới, do vì còn dư sót mãnh lực ân-đức thiền. Trải qua mấy kiếp sống ở Dục-giới, có thể rơi vào khổ cảnh tùy theo ác nghiệp đã tạo, như Dūsīmāra nhập vào đứa bé, ném đá vào đầu Trưởng-lão vidhura, vừa khuất tầm mắt Ngài, bị rơi vào địa-ngục Thiết Qua. (Kinh Hàng Ma - Trung-bộ). Những tâm quả thiền sắc hay thiền Vô-sắc chỉ có ba phận sự là: Làm việc tục-sinh trong thời tục-sinh, làm phận sự duy trì đời sống tâm thức trong thời bình nhật và làm việc tử trong thời tử. 73/ Hỏi: CÓ BAO NHIÊU ÐỀ MỤC ÐỂ TU-TIẾN? CÓ THỂ TU-TIẾN NHỮNG ÐỀ MỤC KHÁC NGOÀI RA CHĂNG? Ðáp: Gọi là tu-tiến (bhāvanā), có hai loại tu-tiến là: tu-tiến Chỉ-tịnh (bhāvanāsamādhi) và tu-tiến Minh-quán (bhāvanāvipassanā). Tu-tiến Chỉ-tịnh là nương theo bốn mươi đề mục: Mười đề mục tưởng niệm (anussaṭi - tùy niệm). Mười đề mục tưởng niệm không đạt được kiên cố định (appanāsamādhi), chỉ đưa đến cận định (upacārasamādhi) mà thôi. Mười đề mục đó là: Tưởng niệm ân-đức Phật. Mười đề mục tử thi và đề mục thể trược (bất tịnh) chứng đắc được Sơ-định. Ba Phạm-trú: Từ, bi và hỷ chứng đắc được đến Tứ-thiền (Thiền năm bậc). Xả Phạm-trú chứng đắc được Ngũ-Thiền, nhưng không chứng đắc bốn tầng thiền đầu. Bốn đề mục Vô-sắc chứng đắc thiền Vô-sắc-giới. Tức là khi hành chứng đạt được đến Ngũ-Thiền Sắc-giới, khi ấy nếu muốn sẽ tu thiền Vô-sắc-giới những đề mục Vô-sắc ấy. Mười đề mục Kasina là: Ðất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng và hư không, với đề mục nhập tức xuất tức niệm chứng đạt đến Ngũ-Thiền. Cũng nên lưu ý rằng: Tuy đề mục nhập tức xuất tức niệm chứng đạt đến Ngũ-Thiền, nhưng ở Ngũ-Thiền, hành giả an trú trong Ngũ-Thiền thì không còn hơi thở, hơi thở chỉ hiện hữu ở bốn tầng thiền đầu mà thôi. Như Trưởng-lão Ni Dhammadinnā trả lời cho cận sự nam Visākha rằng: - Này Visākha! Nhị-thiền diệt ngữ-hành, Tứ-thiền diệt thân-hành, diệt-thọ-tưởng-định diệt ý-hành. (Trung-bộ kinh). Còn tu-tiến Minh-quán (bhāvanāvipassanā) có bốn đề mục là: - Quán thân trong thân. Hành giả tu-tiến Chỉ-tịnh, sau đó sẽ phát triển Minh-quán, chứng đắc Ðạo-quả (A-la-hán) gọi là bậc có Tâm giải-thoát. Hành giả chỉ tu-tiến thiền Minh-sát, chứng đạt Ðạo-quả (A-la-hán) gọi là bậc có Tuệ giải-thoát. Ðức Phật có dạy rằng: Người tu tập Chỉ-tịnh, điều gì đang chờ đợi? Là đưa đến tận diệt
tham. Ngoài những đề mục đã được nêu trên, hành giả cũng có thể tu-tiến những đề mục khác, cũng phát sanh tâm đại-thiện, nhưng chỉ đơn thuần là tâm thiện mà thôi, không thể tiến đắc cao hơn được, tức là không thể đắc thiền hay Ðạo, Quả Siêu-thế, còn như phát sanh tâm tham như luyện bùa chú, ma thuật... không gọi là tu-tiến, vì ma thuật, bùa chú là loại tham có tầm tứ mạnh. 74/ Hỏi: VÌ SAO ÐỀ MỤC TƯỞNG NIỆM CHỈ ÐƯA ÐẾN CẬN ÐỊNH? ÐỀ MỤC TỬ THI VÀ ÐỀ MỤC THỂ TRƯỢC CHỈ CHỨNG ÐẠT SƠ THIỀN MÀ KHÔNG CHỨNG ÐẠT CAO HƠN? Ðáp: Trong mười đề mục Tùy-niệm (anussaṭi) là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên, niệm Tịch-tịnh, niệm sự chết, phân-tích tứ-đại và quán tưởng vật thực. Những đề mục này không có ấn tướng rõ rệt (nimiṭṭa - ấn tướng), chỉ là những trạng thái mang tính chất cá biệt (tự tính Pháp - sabhāva dhamma). Ðề mục Phật, Pháp, Tăng, Thí, Giới, Thiên và Tịch-tịnh mang tính chất ân-đức sâu rộng không thể nhập trọn vẹn, còn niệm sự chết khi hành giả đạt chánh niệm mạnh thấy rõ sự hoại (là sự chết), áp đảo được những triền cái làm bốn chi thiền xuất hiện, nhưng ấn tướng này không vững do sự diệt, nên hành giả không thể an trú vào nhất cảnh (ekārammaṇa). Hai đề mục phân-tích tứ-đại và quán tưởng vật thực, khi chánh niệm vững vàng, áp chế được các triền cái, bốn thiền chi sanh khởi, nhưng vì đón nhận nhiều cảnh để phân-tích cũng như quán tưởng, nên tâm không thể an trú trong nhất cảnh (ekārammaṇa). Do đó, cả mười đề mục này chỉ đưa đến cận định (upacārasamādhi), tức là chỉ phát sanh được bốn thiền chi là tầm, tứ, hỷ và lạc mà thôi. Mặt khác, bảy đề mục đầu chỉ bật Thánh mới hiểu rõ ân-đức sâu rộng ấy, vì đã chứng đạt Ðạo-quả Siêu-thế. Mười đề mục tử thi và đề mục thể trược tuy có ấn tướng (nimiṭṭa), nhưng muốn đạt được an chỉ định (appanāsamādhi) hành giả phải cọ xát ấn tướng nhiều lần với Tầm (viṭakka), nói cách khác chi tầm mạnh mới làm hiển lộ Tợ-tướng (paṭibhāganimiṭṭa), chi tầm yếu sức mạnh thì không thể làm cho Tợ-tướng phát sanh, mà Nhị-thiền lại bỏ chi tầm. Do vậy paṭibhāganimiṭṭa không xuất hiện, nên hành giả không chứng đạt được Nhị-thiền. 75/ Hỏi: VÌ SAO BỐN PHẠM-TRÚ (BRAHMAVIHĀRA) CŨNG LÀ NHỮNG TỰ TÍNH PHÁP (SABHĀVA DHAMMA), LẠI CHỨNG ÐẠT ÐƯỢC ÐỊNH AN CHỈ (APPANĀSAMĀDHI)?. Ðáp: Tuy bốn Phạm-trú cũng là những tự tánh pháp cá biệt, nhưng đối tượng ở đây là chúng sanh, không phải là những đối tượng có ân-đức sâu rộng như Phật, Pháp, Tăng... Ðối với đề mục này, chúng sanh được phân theo bốn khía cạnh đối với tâm ý hành giả, tức là: Bản thân, người rất thân (hay thân), người dững dưng, và kẻ thù hoặc phân theo năm khía cạnh: Bản thân, người rất thân, người thân, người không thân cũng không ghét và kẻ thù. Khi hành giả tu tập một trong bốn Phạm-trú, như đề mục Từ (meṭṭā) chẳng hạn, hành giả phát triển từ tâm đến mình trước, rồi đến người thân, người không thân và đến kẻ thù, như thế được gọi là rãi tâm Từ và chỉ đưa đến cận định vì còn hàng rào ngăn cản, tức là còn phân biệt: Ta, người thân, người không thân và kẻ nghịch. Khi hành giả phá vỡ được hàng rào ngăn, trở nên bình đẳng hóa giữa mình và mọi người. Như có ví dụ sau đây: Một người đang ngồi chung với ba người: Người thân, người không thân và kẻ nghịch. Một nhóm cướp đi đến bảo người ấy rằng: - Chúng tôi cần một người trong bốn người để giết, lấy máu tế thần linh của chúng tôi. Vậy ông hãy chọn một người giao cho chúng tôi. Nếu hành giả nghĩ rằng: "Hãy để chúng mang người này, người này" gọi là chưa phá vỡ hàng rào ngăn, ngay cả khi hành giả ấy suy nghĩ: " Hãy để chúng mang ta đi để ba người kia được an lành" cũng gọi là chưa phá vỡ được hàng rào ngăn. Vì còn có tính chất tự hại để đem an ổn cho người. Chỉ khi nào vị ấy nghĩ rằng: "Nơi đây ta thấy không có ai đáng để cho bọn cướp cả", hướng tâm bình đẳng đến cả bốn như một, và tùy bọn cướp muốn bắt ai thì bắt. Khi ấy gọi là đã phá vỡ hàng rào ngăn. Cũng vậy, khi tâm hành giả tu tập đề mục Phạm-trú không còn phân biệt: Ta, người thân, người không thân, kẻ thù, tâm đồng đẳng hóa là một loại khi ấy gọi là phá vỡ hàng rào ngăn. Trong bốn Phạm-trú này, tuy là pháp tự tánh cá biệt, nhưng có sự phá vỡ hàng rào ngăn là Ðịnh-tướng (tướng của An chỉ định), hành giả thể nhập trọn vẹn vào định tướng ấy, nên đắc định an chỉ (appanāsamādhi). Còn những đề mục tưởng niệm tuy cũng là tự tánh pháp cá biệt, nhưng những ân-đức ấy quá sâu rộng, không thể phá vỡ hàng rào ngăn để bình đẳng hóa mình với các ân-đức ấy được, nên Ðịnh-tướng không xuất hiện. Khi hành giả phát triển sung mãn Ðịnh-tướng ấy, chứng đắc được đến Tứ-thiền, các đề mục Bi (karuṇā) Tùy hỷ (muduṭā) cũng tương tự như vậy. Còn đề mục Xả (upekkhā) không chứng đắc các tầng thiền đầu, chỉ đạt được ở Ngũ-Thiền Sắc-giới, vì đề mục này có liên hệ đến xả-thọ, ba đề mục kia thì liên hệ với hỷ-thọ. 76/ Hỏi: HÃY GIẢI THÍCH VỀ NĂM TÂM THIỀN THIỆN SẮC-GIỚI? CÓ BAO NHIÊU ÐỀ MỤC CHỨNG ÐẮC CÁC TẦNG THIỀN? Ðáp: Thiền (jhāna) là gom tâm vào một đối tượng để thiêu đốt nghịch pháp. Hành giả chọn một đề mục hợp theo cơ tánh của mình, đề mục này đắc định được, sau một thời gian hành trì tu tập, tâm đạt đến trạng thái an tịnh, chỉ còn nhất cảnh (ekārammaṇa) gọi là đắc định. Gọi là tâm thiền do mượn chi thiền gọi tên, tức là loại tâm tương-ưng với năm chi thiền: Tầm (viṭakka), Tứ (vicāra), Hỷ (pīṭi), Lạc (sukha) và Ðịnh (ekaggaṭā). Tâm Sơ-thiền là tâm tương-ưng với năm chi thiền. Tâm Nhị-thiền là tâm tương-ưng với bốn chi thiền trừ chi Tầm. Tâm tam thiền là tâm tương-ưng với ba chi thiền trừ chi Tầm và chi Tứ. Tâm Tứ-thiền là tâm tương-ưng với hai chi thiền là Lạc và Ðịnh . Tâm Ngũ-Thiền là tâm tương-ưng với hai chi thiền là chi Xả và chi Ðịnh. Tâm thiền Vô-sắc cũng được gọi là tâm Ngũ-thiền, vì cũng có hai chi thiền là chi xả và chi định, nhưng khác đề mục và trạng thái, tức là Ngũ-thiền Sắc-giới còn bị ràng buộc bởi Sắc-tưởng (rūpasaññā), còn Ngũ-thiền Vô-sắc đã vượt qua khỏi sắc tướng. Có hai mươi lăm đề mục đắc được Sơ-thiền là: Mười đề mục kasina, mười đề mục tử thi, đề mục hơi thở, ba đề mục Phạm-trú đầu và đề mục thể trược. Có mười bốn đề mục đắc được Nhị-thiền, Tam-thiền và Tứ-thiền đó là: Mười đề mục kasina, đề mục hơi thở, ba đề mục Phạm-trú đầu. Có mười hai đề mục đắc được Ngũ-Thiền Sắc-giới: mười đề mục Kasina, đề mục hơi thở, và xả vô lượng tâm. Bốn đề mục vô-sắc, mỗi đề mục đắc được một tầng thiền vô-sắc. 77/ Hỏi: NHỮNG ẤN TƯỚNG (NIMITTA) CỦA THIỀN RA SAO? Ðáp: Nói về ấn tướng (nimiṭṭa) của thiền, có ba loại ấn tướng là: Parikammanimiṭṭa (Sơ-tướng), uggahanimiṭṭa (Trì-tướng) và paṭibhāganimiṭṭa (Tợ-tướng). Giai đoạn đầu, hành giả chọn đề mục hợp theo cơ tánh của mình, chuyên chú gom tâm vào án xứ này, án xứ này được gọi là parikammanimiṭṭa (Sơ-tướng), hành giả gom tâm an trú vào Sơ-tướng, gạt bỏ những tư tưởng đối với cảnh khác ở bên ngoài, khi nhắm mắt Sơ-tướng hiện rõ trong tâm hành giả không hề bị gián đoạn hay mất đi, bấy giờ được gọi là uggahanimiṭṭa (Trì-tướng), tức là hình ảnh xuất hiện trong tâm hành giả giống như hình ảnh án xứ bên ngoài. Hành giả tinh cần tu tập, phát triển Trì-tướng ngày càng tốt đẹp, trở thành paṭibhāganimiṭṭa (Tợ-tướng). Sự khác biệt giữa Sơ-tướng, Trì-tướng và Tợ-tướng như sau: Sơ-tướng là hình ảnh bên ngoài do mắt nhận thấy, là cảnh-sắc nhưng được định danh (paññaṭṭi) như: Ðất (paṭhivī), lửa (ṭejo), nước (āpo)... còn Trì-tướng và Tợ-tướng là hình ảnh xuất hiện bên trong, trong tâm của hành giả, là cảnh do Tưởng trạo lại, và cũng là cảnh chế-định (paññaṭṭārammaṇa). Giữa Trì-tướng và Tợ-tướng có sự khác nhau là: Trì-tướng còn lưu giữ những khuyết điểm của Sơ-tướng, như đất còn những vết nứt nẻ, hay bộ xương còn nhưng chỗ nối rời rạc... riêng Tợ-tướng mất hẳn những khuyết điểm ấy, kasina đất trở nên bóng sáng như viên ngọc đỏ hay xương liền lạc bóng sáng như ngọc trắng tạc thành hình bộ xương. Chỉ có hai mươi hai đề mục có được loại ấn tướng này, đó là: Mười đề mục kasina, mười đề mục tử thi, đề mục hơi thở và đề mục thể trược, vì những đề mục này do nương theo sắc, định danh thành danh từ để gọi. Bốn đề mục Phạm-trú và đề mục Vô-sắc không có ba ấn tướng này, do vì chúng là những pháp tự tánh và những ý niệm. Tuy là pháp tự tánh nhưng bốn vô lượng tâm Không-vô-biên xứ và Vô-sở-hữu xứ do có sự định danh theo thực tính pháp hay do ý niệm, nên thuộc về cảnh chế-định, còn đề mục Thức-vô-biên xứ, Phi-tưởng phi phi-tưởng xứ thì nắm ngay tự tính pháp tu tập và chứng đắc nên có cảnh chơn đế (paramaṭṭhārammaṇa). 78/ Hỏi: VÌ SAO ÐƯỢC GỌI LÀ CHI THIỀN, CÓ BAO NHIÊU CHI THIỀN? Ðáp: Gọi là chi thiền do có sức mạnh áp chế được nghịch pháp, là Pháp chướng-ngại (nīvaraṇa) và "thắp sáng" đề mục. Hành giả sau một thời gian tu tập, đạt đến trạng thái tâm an chỉ (appanāssamādhi), gọi là đắc định, khi ấy có đầy đủ năm chi thiền xuất hiện trong tâm ấy. Ðây là năm chi thiền cơ bản ban đầu, đó là: Tầm (viṭakka), Tứ (vicāra), Hỷ (pīṭi), Lạc (sukha) và Ðịnh (ekaggaṭā), khi tiến tu chứng đắc Ngũ-thiền, bấy giờ chi xả xuất hiện thay thế chi lạc trong Tứ-thiền. Trong quá trình tu tập lên cao, lại có chi ưu xuất hiện. Như vậy, tổng cộng có bảy chi thiền như thế. - Chi Tầm đối trị Hôn-thụy cái. CHI TẦM: Xuất nguyên từ VI + căn TAKK, VI là đặc biệt, căn TAKK nghĩa là suy gẫm, tìm kiếm. Ở đây viṭakka có nghĩa là đưa tâm và sở-hữu hợp đến đối tượng là án xứ thiền. Có câu giải tự như vầy: - Ārammaṇaṃ viṭakkeṭi sampayuṭṭadhamme abhiniropeṭīṭi = Viṭako: Dẫn dắt các pháp tương-ưng tìm đến cảnh gọi là TẦM. Chi Tầm này được ví như quan Ðại-thần được Ðức-vua sủng ái, hướng dẫn được người khác đến yết kiến Ðức-vua. Cũng vậy, Tầm hướng dẫn tâm cùng các sở-hữu hợp đi đến án xứ. Do nhờ đặc tính này, chi Tầm khi phát huy đúng đắn trở thành Chánh tư-duy (sammā sankappa), đưa tâm và sở-hữu hợp đến Níp-bàn cảnh. CHI TỨ: Xuất nguyên từ VI + căn CAR, CAR nghĩa là di động. Tức là Tứ quán-sát đối tượng, có câu giải tự như vầy: - Vicāranaṃ = Vicāra: Quan-sát cảnh gọi là Tứ. Theo bản Sớ-giải, vicāra là cái gì di động quanh đối tượng để dò xét đối tượng. Tầm và Tứ là hai chi thiền liên quan mật thiết với nhau. Có ví dụ về hai sở-hữu này như sau: - Con ong lìa khỏi tổ bay đến cánh hoa, khi đến cánh hoa, nó bay quanh cánh hoa vòng vòng để quan-sát rồi đáp xuống. Con ong ví như tâm và sở-hữu hợp, bay đến cánh hoa ví như Tầm, bay quanh cánh hoa để quan-sát ví như Tứ, cánh hoa ví như cảnh. CHI HỶ: Danh từ PĪTI từ ngữ căn Pi nghĩa là thú vị, thích thú, vui. Ở đây, pīṭi không phải là thọ-hỷ (somanassa). Nó chỉ là trạng thái vui mừng của tâm, còn thọ-hỷ là trạng thái hưởng thụ sự vui mừng. Ta có thể hiểu pīṭi và somanassa qua ví dụ sau: - Một người đang đói, được nghe bạn bảo rằng: "Anh hãy nán đợi một chốc, tôi sẽ nấu cơm đãi anh", y có sự vui mừng, khi ăn vật thực, y cũng hoan hỷ. Chưa được ăn cơm nhưng vẫn có sự vui mừng ví như sở-hữu Hỷ (pīṭi), khi ăn cơm cũng vui mừng ví như thọ-hỷ, tức là thọ-hỷ là trạng thái nhận được cảnh với sự vui mừng. Có câu giải tự như vầy: - Pīmayaṭīṭi = Pīṭi: Thích thú với cảnh gọi là Hỷ. Pháp hỷ này có năm loại: - Tiểu-hỷ (khuddaka pīṭi): Cái vui làm cho rởn ốc hay ṅổi da gà. Chi Hỷ ở đây muốn nói đến là sung-mãn hỷ. Chi Hỷ xuất hiện là báo hiệu cho chi Lạc sắp hiện khởi. CHI LẠC (sukha): Là loại cảm thọ an vui, nó phản nghịch với uddhacca và kukkucca (hối tiếc). Viṭakka xuất hiện báo hiệu chi Tứ sắp hiện khởi như thế nào thì chi Hỷ xuất hiện cũng báo hiệu cho chi Lạc hiện khởi cũng như thế ấy. Ðặc tính của sukka là thỏa thích hưởng thụ một cái gì mình mong muốn, như Ðức-vua thỏa thích dùng loại vật thực thượng vị mình ưa thích. Pīṭi làm hành giả thích thú trước án xứ, còn sukka giúp hành giả hưởng thọ án xứ. Như người lữ hành mệt mỏi trong sa mạc, thấy phía trước có cây cối và hồ nước, y vui mừng (là pīṭi), khi đến đó, y tắm rửa, uống nước đến thỏa thích (ví như Lạc). Nên phân biệt loại sukka này với loại sukka khi hưởng thụ vật chất, tức là loại sukka hưởng thụ năm trần cảnh. Ở đây, sukka là sự thỏa thích hưởng thụ án xứ, thuộc Lạc tinh thần không liên quan đến thú vui vật chất. Chi Lạc hiện khởi đầu đủ xem như hành giả đạt được Cận-định (upacārasamādhi). CHI XẢ (upekkā): Theo ngữ nguyên nghĩa là thấy (ikkhaṭi) một cách thản nhiên (UPA = YUTTOTI). Ðó là trạng thái quân bình đối tượng. Chi Xả này cũng là câu hành xả-thọ (upekkhā vedanā) nhưng không phải là loại xả-thọ thông thường phát khởi tự nhiên, đây là loại xả được trui rèn và phát triển đến cao độ, do nhờ sức mạnh của sở-hữu hành xả (ṭaṭramajjhaṭṭaṭā ceṭasika). Trong bốn tầng thiền đầu, sở-hữu này cũng có mặt, nhưng đến Ngũ-Thiền thì nó mới trở nên vi tế cao độ, giúp cho xả-thọ được mạnh mẽ. Có bốn loại xả-thọ (upekkhā vedanā): - Xả-thọ đơn thuần: Là loại xả-thọ do bị che án, không nhận định được rõ ràng. Ðây là sáu tâm xả-thọ bất-thiện. - Xả-thọ tự nhiên: Là loại xả-thọ thụ động thuộc về giác quan, là loại xả-thọ trong tâm quả thiện hay tâm quả bất-thiện. - Xả-thọ có tính tốt đẹp: Là loại xả tương-ưng với sobhaṇa ceṭasika. Tức là xả-thọ trong tâm đại-thiện và đại-hạnh hữu-nhân. - Xả-thọ có tính tăng trưởng tốt đẹp trở thành cao thượng. Ðây là loại xả-thọ trong tâm thiền. CHI ÐỊNH (Ehaggaṭā): phân-tích từ được là: EKA + AGGA + TĀ, nghĩa là bám vào một cao điểm (eka là một, agga là cao tột). Ðây là loại sở-hữu cần yếu nhất của thiền Chỉ-tịnh, khi sở-hữu này hiển lộ sức mạnh sẽ áp chế được tham dục, hành giả đắc định. Trong những loại tâm phi thiền (ajhānaciṭṭa) tuy vẫn có sở-hữu Nhất-hành (ekaggaṭā) nhưng không có sức mạnh chế ngự được tham-dục. 79/ Hỏi: ƯU (DOMANASSA) LÀ KHÔNG HÀI LÒNG ÐỐI TƯỢNG, NÓ THƯỜNG CÂU HÀNH VỚI TÂM SÂN, VÌ SAO ÐƯỢC KỂ VÀO CHI THIỀN? Ðáp: Lẽ thường thọ-ưu câu hành với tâm sân, nhưng ưu trong chi thiền là trạng thái chán nản những pháp bất-thiện. Như người thấy rõ sự nguy hại của dục-lạc, có tâm chán nản với dục-lạc, không thích thú với dục-lạc. Loại ưu này Ðức Phật dạy nên thân cận như trong kinh Ðế-thích sở vấn: - Có hai loại ưu, loại ưu nên từ bỏ, loại ưu nên thân cận. Loại ưu nào khi thân cận làm tăng trưởng bất-thiện pháp (ưu câu hành với tâm sân là loại ưu này) nên từ bỏ. Loại ưu nào khi thân cận làm tăng trưởng thiện-pháp, loại ưu ấy nên thân cận. Chi ưu trong thiền là trạng thái nhàm chán, không hài lòng với dục-lạc, gọi là ưu do ý nghĩa là không hài lòng chứ không phải là tâm sân. Như trong Minh-sát chẳng hạn, khi muñciṭukamyaṭāñāṇa sanh khởi, hành giả chán nản pháp hữu-vi do thấy được tội lỗi của chúng, mong muốn thoát ra khỏi pháp hữu-vi. Ðây là loại ưu đang giải thích vậy. Hành giả hành thiền Chỉ-tịnh, đạt đến cận định, quán sát thấy được rằng dục-lạc là chướng ngại cho định, nên sanh tâm nhàm chán dục-lạc cùng các bất-thiện pháp. Ðây là chi ưu của thiền, nên Ðức Thế-tôn dạy rằng: "Vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất-thiện pháp, chứng và trú Sơ-thiền, một trạng thái hỷ lạc có tầm có tứ, do ly dục sanh..". Ðây là loại ưu có tầm có tứ. Như trong kinh Ðế-thích sở vấn: "...Ở đây, có loại ưu có Tầm có Tứ..".. Hành giả trú trong Sơ-định một thời gian, khéo quán sát thấy rằng: "Tầm, tứ này là trở ngại cho Nhị-thiền (thiền bốn bậc)" nên tinh cần tu-tiến, loại bỏ tầm tứ, có tâm chán nản với tầm tứ, khi lìa bỏ được tầm tứ chứng đạt Nhị-thiền, như kinh văn ghi: "Vị Tỷ-kheo ly tầm tứ, chứng và trú Nhị-thiền, một trạng thái hỷ lạc do Ðịnh sanh không tầm không tứ". Ðây là loại ưu không tầm không tứ. Tương tự như thế, hành giả lìa bỏ hỷ chứng đạt Tam-thiền, rồi tiếp tục tu-tiến, lìa bỏ được chi lạc, an trú vào Tứ-thiền (hay Ngũ-Thiền), bấy giờ chỉ còn hai chi xả và định. Khi chi lạc được loại bỏ thì chi ưu cũng không còn nữa, không có cơ hội sanh lên, như kinh văn ghi: "Vị Tỷ-kheo xả khổ - xả lạc, diệt hỷ ưu cảm thọ từ trước, chứng và trú Tứ-thiền (thiền bốn bậc) không khổ không lạc, xả niệm thanh-tịnh"... Tóm lại, chi ưu ở đây là chỉ trạng thái nhàm chán, không hài lòng pháp chướng ngại như: Dục-lạc là chướng ngại của Sơ-định, Tầm là chướng ngại của Nhị-thiền, Tứ là chướng ngại của Tam-thiền, Hỷ là chướng ngại của Tứ-thiền và lạc là chướng ngại của Ngũ-Thiền. 80/ Hỏi: MƯỜI ÐỀ MỤC NIỆM TƯỞNG (ANUSSATI) CHỈ ÐƯA ÐẾN CẬN ÐỊNH. VẬY CÓ LỢI ÍCH CHI CHĂNG? Ðáp: Tuy chỉ đạt đến cận định, nhưng mười đề mục tùy niệm này mang lại rất nhiều lợi ích. Cận định này là nền tảng cho Quán-minh (vipassanā) nhất là 7 đề mục đầu dễ dàng sanh khởi Hỷ-giác-chi. Khi đạt đến cận định, tâm hành giả trở nên an tịnh do chi Lạc đối trị với Trạo-hối cái, hành giả quán sát danh sắc được dễ dàng, ví như nước trong và yên lặng, người nhìn vào sẽ thấy rõ gương mặt của mình. Cũng vậy, khi tâm an tịnh do trú vào cận định, hành giả quan xét Pháp hữu-vi rõ ràng nhanh chóng. Ðức Phật dạy rằng: "Thân yên lặng khiến tâm yên lặng, tâm yên lặng làm cho phiền-não yên lặng". (Aṅguṭṭara nikāya). Mặt khác, đề mục niệm Phật, đưa tâm hành giả tưởng niệm đến ân-đức Phật, vị này là người tôn kính bậc Ðạo-sư, đạt đến viên mãn tính, niệm, tuệ và thiện-pháp, khi có cơ hội phạm giới thì Tàm - Quý khởi lên, do nghĩ rằng: Ðức Ðạo-sư đang kề cận. Tương tự, đề mục niệm Pháp đưa tâm hành giả khắn khít với ân-đức Pháp, là người tôn kính Phật - Pháp, được viên mãn tín, niệm, tuệ và thiện-pháp khác. Khi gặp cơ hội phạm giới thì có Tàm - Quý khởi lên. Tâm hành giả hướng đến sự mong mỏi chứng đạt thượng Pháp. Ðề mục niệm ân-đức Tăng, đưa tâm hành giả khắn khít với ân-đức Tăng, làm viên mãn tín, niệm, tuệ và thiện-pháp khác, tâm hướng đến sự thành đạt những ân-đức đặc biệt của Tăng, có Tàm - Quý khởi lên khi có cơ hội phạm giới. Ðề mục ân-đức Giới giúp hành giả có sự tôn kính điều học, tôn kính tiếp đãi các bậc đồng phạm hạnh... viên mãn tín, niệm, tuệ, có Tàm - Quý mạnh. Khi niệm Thí, hành giả thích thú trong sự xả ly, hành xử phù hợp với tâm Từ và không thấy sợ hãi. Khi niệm Thiên, thường được chư-thiên ái mộ, thương tưởng, có tín tâm, giới, niệm và tuệ. Ðề mục niệm Sự-chết, giúp tâm hành giả chinh phục được sự bám víu vào hữu (bhava), không bị cấu uế bởi tham, là người định tỉnh trước sự chết, không sợ hãi như các chúng sanh khác. Mặt khác, vì đây là Pháp tự tính đặc biệt, khi hành giả phát triển Minh-sát sẽ nhanh chóng đắc Ðạo-quả Siêu-thế, nếu vượt qua thiền Sắc-giới, tu tập Thức-vô-biên xứ và Phi-tưởng phi phi-tưởng xứ của thiền Vô-sắc sẽ dễ dàng chứng đạt. Ðề mục niệm Tịch-tịnh giúp hành giả an tịnh được tham, sân, si (là nhiếp phục được chúng). Ðề mục này giúp hành giả thức an lạc, ngủ an lạc, các căn tịch-tịnh an lành. Ðề mục quán tưởng Vật-thực khiến tâm hành giả không còn tham đắm trong vật thực, nuôi mạng chân chánh, tu tập thân hành niệm mau chóng vì nương vào thể trược (trong thức ăn) mà vị ấy thường quán. Vị ấy đi vào lộ trình hợp với bất tịnh dễ dàng chứng đạt mục tiêu bất tử trong hiện tại. Ðề mục phân-tích Tứ-đại đưa tâm hành giả đi vào không tánh, bỏ đi ảo tưởng chúng sanh, tâm bình thản trong việc đáng thích thú hay đáng chán ghét, và có trí-tuệ sung mãn, có thể đạt bất tử trong hiện tại. Mười đề mục này, cho dù không đạt được pháp cao siêu cũng giúp hành giả an lạc trong hiện tại và sanh về nhàn cảnh. -ooOoo- |
Source: BuddhaSasana