T̀NH ĐỜI Ư ĐẠO
T́nh
đời, Ư đạo
(Cuộc đời Thánh tăng Ananda)
Ḥa thượng Hộ Giác
Phần 6
Trước giờ
kết tập
Sau lễ trà tỳ và phân phối Xá Lợi Phật, Đại đức Ca-diếp triệu tập đại hội bất thường, chuẩn bị cho một cuộc kết tập tam tạng kinh điển để duyệt lại những lời nói tắc trách của tỳ kheo già Sú-phát-đá (1). Đại đức tuyên bố giữa đại hội: "Thưa chư hiền hữu, tôi và số đông tỳ kheo đang trên đường từ Pá-vá về Kú-sí-ná-rá. Đến nữa đường, chúng tôi được tin Đức Tôn sư tịch diệt. Các phàm tăng đều khóc than bi lụy tỏ ḷng thương tiếc Đức Tôn sư. Các vị thánh tăng th́ nén ḷng xúc cảm, quán tưởng vô thường. Trong khi ấy, một vị tỳ kheo bán thế xuất gia tên Sú-phát-đa nói rằng: "Các vị đừng buồn khổ, khóc than, ông sa môn Cồ Đàm tịch diệt là điều tốt, v́ chúng ta sẽ có chủ quyền. Lúc c̣n sống ông ta ngăn cấm chuyện này, bày vẽ chuyện nọ khiến chúng ta phải bị ràng buộc quá nhiều khuôn luật, gần như tay chân không c̣n nhúc nhích được nữa. Giờ đây, ông ta tịch diệt là điều phúc lợi to lớn. Do đó, chúng ta muốn làm chi th́ làm, không ai có quyền ngăn cấm ".
Đại đức Ca-diếp nói tiếp: Này chư hiền hữu, vấn đề Sú-phát-đá mặc cảm đối với Đức Thế Tôn là chuyện cá nhân. Lư do sự hiềm khích ấy như vầy: Một lần trên bước đường chu du truyền đạo, Đức Tôn sư từ Kú-sí-ná-rá này, ngự qua xứ A-tú-má. Lúc bấy giờ, Sú-phát-đá đứng ra tổ chức cung đón Đức Tôn sư trọng thể. Ông kêu gọi quần chúng chuẩn bị món ăn thức uống, đồng thời sai hai sa di con trai ông, đi quyên góp các loại thực phẩm được thật nhiều, v́ quần chúng vốn trong sạch nơi Đấng Chí Tôn từ trước. Ông bèn tự tay nấu nướng. Quang cảnh vô cùng náo nhiệt.
Chú thích: (1) Chỉ trùng tên chứ không phải Sú-phát-đá là đệ tử sau cùng.
Sáng hôm sau, Đức Tôn sư vào thành khất thực như thường lệ với một số đông chư vị tỳ kheo. Được tin, Sú-phát-đá lập tức rời nhà trù, tay cấp vá, ḿnh đầy tro than, chạy đến qú gối, vừa cầm vá vừa chấp tay:
- Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn trở gót. Món ăn, thức uống đệ tử đă chuẩn bị chu đáo. V́ ḷng trong sạch, đệ tử tự tay nấu nướng để cúng dường, xin Thế Tôn từ bi thọ dụng.
Đức Phật từ khước hai lượt, đến lượt thứ ba, Ngài phán:
- Này Sú-phát-đá không nên đâu. Ngươi chớ nên khuyến khích Như Lai làm việc ấy. Công hạnh khất thực là truyền thống chư Phật. Vật thực phát sanh do sự hành khất là thực phẩm trong sạch và hợp đạo.
Sú-phát-đá này, thực phẩm mà quần chúng sẵn sàng hỉ cúng cho Như Lai cũng có ít nhiều. Chân Như Lai c̣n xê dịch được, th́ Như Lai c̣n đi tŕ b́nh. C̣n thực phẩm mà ngươi tự tay nấu nướng, th́ bậc sa môn không nên thọ dụng v́ là thực phẩm không hợp đạo. Điều thứ nhứt: xin nơi người không phải thân quyến. Điều thứ hai: không có lời yêu cầu trước. Điều thứ ba: không được phép tự tay nấu nướng. Sú-phát-đá này, dầu cho dạ dày của Như Lai có xót xa v́ đói, Như Lai cũng không dùng vật thực của ngươi. Ngươi đă làm điều trái quấy đáng chê trách. Ngươi hăy tự xét lại hành động của ḿnh xem, có xứng đáng là nhà mô phạm hay không, trong khi chạy xung xoe, tay cầm vá, ḿnh mẫy dính đầy tro than, không đắp y càsa tề chỉnh, cử chỉ mất hết oai nghi phong cách.
Này Sú-phát-đá, đừng nghĩ lầm rằng Như Lai không hiểu được ḷng tốt của ngươi. Nhưng ngươi hành động tắc trách, vượt ngoài khuôn khổ luật định. Do đó, ḷng tốt của ngươi đă biến thành quả đắng. Vấn đề bếp núc, nấu nướng là nhiệm vụ của hàng Phật tử tại gia. C̣n ngươi, nếu muốn cúng dường Như Lai, th́ ngươi nên tích cực công phu hành đạo cho mau giải thoát. Hành động ấy mới gọi là cúng dường Như Lai xứng đáng và cao thượng.
Này Sú-phát-đá, người không hổ thẹn, không ghê sợ tội lỗi, th́ dạn dĩ như con quạ, thích đời sống tiện nghi, nhưng tâm hồn không an tịnh. C̣n người biết hổ thẹn, ghê sợ th́ có đời sống nội tâm an tịnh, không làm tổn thương đức tin và phí phạm tài vật của thí chủ, cũng như loài ong bay vào rừng sâu hút mật mà không làm tổn hại hương sắc các loài hoa.
Này chư hiền hữu, đây là tất cả sự thật về sự hiềm khích của Sú-phát-đá đối với Đức Phật.
Này chư hiền hữu, Đức Tôn sư là bậc trọng pháp. Bất cứ hành động nào dù có lợi cho Ngài nhưng vượt ngoài pháp luật th́ Ngài không bao giờ chấp nhận. C̣n hành động nào trên h́nh thức gần như không thương tưởng, quí kính Ngài nhưng hành động ấy đúng pháp luật th́ Ngài vô cùng hoan hỉ và ban thưởng như trường hợp thầy Thăm-ma-ra-má (Dhammàrama).
Này chư hiền hữu, Đức Thế Tôn mới tịch diệt 7 ngày mà đă có phần tử vô ư thức buông lời tắc trách, xem thường kỷ cương luật pháp của Đức Thiên Nhơn Sư, th́ tự hậu, sẽ c̣n xảy ra những phần tử phản đạo làm hoen ố đạo tràng đến mức độ nào. Do đó, tôi trân trọng đề nghị đại hội nên kết tập pháp luật.
Sau cuộc thảo luận nghiêm chỉnh đại hội biểu quyết nên kết tập Pháp Luật tại thành Vương xá (Rájagaha) trong ba tháng an cư.
Đại đức Ca-diếp hướng dẫn một phái đoàn tăng chúng. Đại đức A nậu đà la hướng dẫn một phái đoàn. Tất cả trực chỉ Vương xá thành. Riêng Đại đức Ananđa th́ hướng dẫn một phái đoàn trực chỉ kinh đô Sa-văt-thí. Đại đức đến đâu là tiếng khóc than kể lể vang lên đến đó. V́ Phật tử tủi ḷng khi thấy Đại đức c̣n đây mà Đức Tôn sư đă khuất bóng đâu rồi.
Đến chùa Kỳ viên, Đại đức vào hương thất, nơi ngụ của Đức Tôn sư lúc sinh thời. Đại đức mọp xuống chổ an nghĩ ba lần, rồi quét dọn thật sạch sẽ, dâng nước dùng, nước uống như thuở nào. Tăng, tín đố thấy vậy không ai cầm được nước mắt. Tất cả đều ào lên khóc. Một phần v́ tội nghiệp và thương xót cho Đại đức, một phần v́ thương nhớ Đức Tôn sư ngập ḷng.
Ngày hôm sau, chàng thanh niên Sú-phá, con trai ông bà-la-môn Tô-đey-yá, cung thỉnh Đại đức Ananđa về thọ trai nhưng Đại đức từ khước v́ mới dùng thuốc xổ và xin hoăn lại một ngày.
Trong ngày trai lễ, Sú-phá bạch hỏi:
- Thuở sinh thời, Đức Tôn sư dạy pháp nào thường nhất?
Đại đức Ananđa cho biết: Đức Tôn sư thường giảng dạy Giới, Định, Huệ là cứu cánh của phạm hạnh. V́ chỉ có Tam học này mới đủ năng lực loại trừ Tam độc là Tham, Sân, Si. Chàng Sú-phá vô cùng hoan hỉ.
Gần đến ngày kiết hạ, Đại đức Ananđa lên đường sang Vương xá để tham dự kiết tập. Cuộc kết tập này được đức vua A-xà-thế tích cực ủng hộ. Nhà vua cho thiết lập tăng viên tại 18 địa điểm để giúp chư tăng có nơi tạm nghỉ. Tăng chúng và nhà vua đồng ư, tổ chức kết tập tại động đá Săt-tá-păn-na núi Vê-bhà-ra. Đức vua đài thọ tất cả phí tổn. Chỉ c̣n một ngày là khai mạc đại hội, mà Đại đức Ananđa vẫn chưa đắc được thánh quả. Vấn đề vô cùng quan trọng là, nếu Đại đức không đắc Alahán th́ sẽ không được tham dự đại hội, v́ tất cả 500 vị tỳ kheo hội viên đều là bậc thánh nhân vô lậu.
Đêm ấy cũng là đêm quyết định công tŕnh tu chứng của Đại đức, nghĩa là bằng mọi giá phải được đắc quả trước giờ khai mạc. Suốt đêm, Đại đức nổ lực hành đạo liên tục không để gián đoạn dù trong một sát na của gịng tâm thức. Canh một trôi qua, canh hai tiếp nối Đại đức nhớ lại lời Đức Tôn sư phủ dụ trước giờ Niết bàn rằng:
- "Này Ananđa, ngươi đă dày công hành tŕ ba la mật, công hạnh tṛn đầy, sau khi Như Lai tịch diệt không lâu, ngươi sẽ đắc được quả thánh vô lậu".
Hồi tưởng lời dạy, Đại đức cảm nhận có một sức mạnh phi thường, một đức tin vững chắc, một nguồn phấn khởi trào dâng và Đại đức tiếp tục hànhđạo. Đến cuối canh hai, Đại đức định nằm nghỉ một chút rồi sẽ tiếp tục hành đạo cho đến sáng. Đại đức đ́nh chỉ kinh hành, rửa chân sạch sẽ để nằm nghỉ. Nhưng đầu chưa đụng gối th́ Đại đức hoàn toàn đắc quả lục thông Alahán.
Đại đức Ananđa đă đến cứu cánh giải thoát, một đạo nghiệp mà Đại đức đă đeo đuổi suốt 25 năm theo phục dịch Đức Tôn sư trong vai tṛ thị giả. Không văn hào, thi sĩ nào có thể diễn tả được sự an tịnh tuyệt vời trong tâm hồn Đại đức. Đại đức thưởng thức lạc vị siêu thoát suốt đêm.
B́nh minh hôm ấy đẹp làm sao. H́nh ảnh 500 vị Alahán từ các tăng viện đi ra khoan thai, thoát tục. Những lá y càsa vô cùng trang nghiêm thiền vị. Tiếng trống, tiếng chiên vang lên từng hồi báo hiệu giờ khai mạc đă điểm.
Trước giờ kết tập, trưởng lăo Ca-diếp lên tiếng hỏi Đại đức Ananđa:
- Thầy Ananđa, thuở Đức Thế Tôn sinh thời, thầy có từng may, vá, hoặc khâu y cho Ngài không?
- Bạch Ngài trưởng lăo, có.
- Trong khi vá, thầy lấy chân cán y phải không?
- Bạch Ngài, phải.
- Thầy Ananđa, đại tăng thấy rằng cử chỉ lấy chân cán y Đức Tôn sư là quấy. Thầy bị phạm tác ác. Thầy nên sám hối.
- Bạch Ngài trưởng lăo, cử chỉ dùng chân cán y để vá là việc cần thiết. Tôi tự thấy không có lỗi trong vấn đề này. Tuy nhiên, v́ sự tôn trọng tuyệt đối tăng lịnh, tôi xin thành tâm sám hối tội tác ác này.
- Thầy Ananđa, trước thời gian tịch diệt, Đức Tôn sư có gợi ư 16 lần để thầy thỉnh Ngài tiếp tục duy tŕ mạng căn, nhưng thầy không phản ứng. Đây là một điều sái quấy, thầy nên sám hối.
- Bạch trưởng lăo, lúc ấy tôi quá lo ngại sức khỏe và bịnh t́nh của Đức Thế Tôn không kịp nghĩ. Trong vấn đề này, tôi thấy ḿnh vô tội. Tuy nhiên, v́ chấp hành tăng lịnh, tôi xin thành tâm sám hối.
- Thầy Ananđa, thuở sinh thời, Đức Tôn sư nhiều lần từ chối không cho nữ phái xuất gia, nhưng thầy đă quá sốt sắng, nhiệt t́nh đến mức độ năn nỉ Đức Tôn sư tùy thuận, tạo nên một hậu quả bất ổn không nhỏ trong đạo tràng. Tăng thấy rằng đây là một hành động sai lầm, có lỗi. Thầy nên sám hối.
- Bạch Ngài trưởng lăo, quả t́nh tôi có sốt sắng và nhiệt t́nh trong vấn đề này v́ tôi không cầm ḷng được trước h́nh ảnh vô cùng tiều tụy của D́ mẫu Gotami, mặt mày bơ phờ, ḿnh lấm đầy bụi đất, đầu đă thí phát, ḿnh đă đắp y càsa, đứng khóc than thảm thiết ngoài ven rừng chỉ v́ sự phát tâm muốn xuất gia theo chánh pháp. Vả lại, D́ mẫu là người có công lớn đối với Đức Tôn sư khi c̣n thơ ấu. Hơn nữa, sau khi xuất gia, D́ mẫu đă đắc thánh quả vô lậu. Trong vấn đề này, tôi thấy ḿnh vô tội. Tuy nhiên, v́ sự tôn trọng tuyệt đối tăng lịnh, tôi xin thành tâm sám hối.
- Thầy Ananđa, trước giờ Niết bàn, Đức Tôn sư cho phép sau này, nếu tăng đồng ư, có thể bỏ bớt những điều luật tương đối không quan trọng. Nhưng thầy đă không bạch hỏi, Đức Thế Tôn muốn ám chỉ những điều luật nào. Đây là sự sơ sót lỗi lầm của thầy. Thầy nên sám hối.
- Bạch Ngài trưởng lăo, quả thật tôi không c̣n đủ sáng suốt v́ tâm hồn tôi lúc bấy giờ đau đớn cùng cực. Trước giờ phút tử biệt ấy, tôi không c̣n ḷng dạ nào nghĩ đến chuyện khác. Trong vấn đề này, tôi thấy ḿnh vô tội. Tuy nhiên, v́ chấp tŕ tăng lịnh, tôi xin thành tâm sám hối.
Xuyên qua câu chuyện trên đây, dư luận có thể nghĩ lầm, cho rằng Đức Phật nhập Niết bàn không lâu mà tăng chúng đă chỉ trích, làm bỉ mặt thị giả Đấng Như Lai. Những vấn đề thiếu sót, sai quấy nêu lên đáng lẻ phải được thông qua v́ hoàn cảnh ngoại lệ. Thế nhưng, Đại đức trưởng lăo Ca-diếp gần như cố t́nh hạ thế Đại đức Ananđa.
Nhưng sự thật th́ hoàn toàn trái ngược. Sở dĩ Đại đức trưởng lăo Ca-diếp muốn làm như vậy là có dụng ư. V́ hành động ấy đem đến hai điều lợi lạc quan trọng:
1- Chứng tỏ giáo quyền là tuyệt đối. Nguyên tắc, kỷ cương tập thể lănh đạo là tuyệt hảo. Giáo lịnh là lịnh tối cao. Quyền phán quyết của giáo hội là quyền tối hậu.
2- Đề cao đức tánh khiêm cung, chấp tŕ và tôn trọng giáo quyền của Đại đức Ananđa, một tấm gương tuyệt vời trong việc phục tùng giáo lịnh vô điều kiện, một tâm hồn vô ngă, chỉ có thể t́m thấy nơi bậc thánh nhơn vô lậu.
Sau nghi thức khai mạc, đến phần kết tập. Đại đức trưởng lăo Ca-diếp chủ tọa gạn hỏi Đại đức Ananđa về pháp, và Đại đức Upàĺ về luật, suốt ba tháng trong mùa an cư kiết hạ lần đầu, kể từ sau ngày Đức Thiên Nhơn Sư tịch diệt.
Hạnh ngộ bên ao
sen
Suốt 40 năm sau Phật Niết bàn, Đại đức Ananđa chu du gần khắp Trung Ấn Độ, tiếp nối đạo nghiệp Đức Thiên Nhơn sư. Ngọn đại đăng của nhân loại đă tắt nhưng ngọn tiểu đăng là Đại đức Ananđa vẫn c̣n.
Giờ đây, trọng trách phục dịch Đức Tôn sư không c̣n nhưng sứ mạng hoằng dương chánh pháp và khai thị lộ tŕnh giải thoát càng nặng nề, quan trọng hơn. Sự hiện diện của Đại đức như vầng trăng tṛn mang ánh sáng huyền diệu và sự mát mẻ tuyệt vời đến khắp mọi nơi.
Trên đường đi từ Ra-já-gá-há qua Kô-sâm-bi để thực hiện chúc ngôn tối hậu của Đức Từ Phụ trong vấn đề cải tạo tỳ kheo Chan-na bằng tuyên phạt Phạm tác (1) (Brahma danta), Đại đức đă an ủi, khích lệ và hướng dẫn Phật tử, gia tâm tu tŕ phước huệ. Tất cả đều một dạ kính tin và phụng hành tích cực. Phật tử không c̣n mang tâm trạng bơ vơ v́ h́nh ảnh Đại đức là h́nh ảnh của Đức Từ Phụ.
Đến nơi, Đại đức cho triệu tập toàn thể chúng tăng trong thành Kô-sâm-bi và tuyên bố:
- Thưa chư hiền hữu, thuở sinh thời, Đức Thế Tôn từng nhắc nhở, giáo hóa thầy Chan-ná nhưng thầy không tuân hành. Do đó, trước giờ tịch diệt, Đức Thế Tôn dạy tôi phải tuyên phạt phạm tác thầy Chan-ná, nghĩa là từ giờ phút này, chúng tăng sẽ không lư sự đến hành vi, ngôn ngữ, và tư tưởng của thầy. H́nh thức hành phạt này quả thật nặng nề, nhưng vô hại và cũng đồng nghĩa với sự bất hợp tác.
Toàn thể tăng già đều chấp hành nghiêm chỉnh giáo lịnh do Đại đức đại diện Đức Phật và tăng chúng ban hành.
Thầy Chan-ná, sau khi bị tăng chúng tuyên phạt phạm tác, lương tâm thấy hổ thẹn, cắn rứt v́ mọi người đều xa lánh, tuyệt giao cảm tưởng như chính ḿnh không phải là vị tỳ kheo, không phải là con người, mọi sự quan hệ b́nh thường bị chối bỏ.
Tâm trạng vô cùng hối hận. Thầy quyết tâm hối cải và tích cực công phu hành đạo, không bao lâu đắc được quả thánh vô lậu.
Quả thật Đức Tôn sư là đấng từ phụ của bốn loài chúng sanh (2). Dù Ngài c̣n tại thế hay đă nhập Niết bàn, pháp môn tu chứng và kỷ cương giới luật của Ngài vẫn c̣n diệu dụng.
Chú thích:
(1) Phạm án, phạm h́nh.
(2) Thai sinh, thấp sinh, noăn sinh, và hóa sinh.
Có lần, trong cuộc đối thoại với mă sư Kesi, Đức Thế Tôn bảo rằng phương pháp giáo hóa chúng sanh của Ngài cũng giống phương pháp dạy ngựa của mă sư. Quá đỗi ngạc nhiên, v́ mă sư cho rằng, Đức Phật là bậc đại từ bi th́ làm sao áp dụng phương pháp dạy ngựa của ḿnh được, nghĩa là vừa mềm dẽo, vừa cứng rắn và vừa cả hai. Trong trường hợp cả ba phương pháp bất thành th́ giết bỏ, v́ chỉ có cách ấy mới giữ được uy tín và trừ được giống ngựa bất trị.
Nhưng Đức Phật vẫn bảo rằng, Ngài cũng áp dụng phương pháp như vậy, Ngài giải thích: Này Kesi, cách thức giữ uy tín và loại trừ giống bất trị của Như Lai ám chỉ sự tuyệt giao và sự bất hợp tác. H́nh thức khai trừ này là một h́nh phạt vô cùng nặng nề trong đạo tràng nhưng vô hại. Để khích lệ tăng chúng Đại đức Ananđa nhắc nhở một vài vấn đề: Này chư hiền hữu, loài ngựa quí đáng gọi là tuấn mă, phải hội đủ bốn yếu tố:
1- Trung thành tuyệt đối.
2- Có biệt tài và sáng ư.
3- Chịu đựng dẻo dai.
4- Có nhiều quí tướng.
Này chư hiền hữu, vị tỳ kheo đáng gọi là mô phạm, phải hội đủ bốn đức tánh:
1- Thành thật, không gian trá, xảo
quyệt.
2- Có khả năng quán triệt tứ đế.
3- Nhẫn nại cao độ.
4- Thu thúc lục căn, sống nhiều về nội tâm,
không thích sống theo ngoại cảnh náo nhiệt.
Này chư hiền hữu, Đức Phật dạy, muốn biết người điên trong hàng ngũ tăng già hăy nh́n cử chỉ múa may ca hát; muốn biết sự trẻ con hăy nh́n cử chỉ nhăn răng cười la, thiếu tư cách.
Rời Kô-sâm-bi, kinh đô xứ Văm-sá, Đại đức Ananđa đi ngược gịng Yá-mú-na lên b́nh nguyên xứ Kú-rú, kinh đô là In-đá-păt-tá. Từ sông Yá-mú-na Đại đức du hành dến lưu vực sông Gangà và cuối cùng đến xứ Păn-cà-la, kinh đô là Hás-tí-na-pú-ri. Xứ Păn-ca-lá nằm về hướng tây xứ Kô-sá-lá, hướng đông xứ Kú-rú, hướng nam núi Hi mă, hướng bắc sông Gangà. Xứ Păn-ca-lá rất giàu về lúa gạo và các loại ngũ cốc, ruộng lúa chạy dài mút tầm mắt, vàng như trải đởm. Về thổ sản và lâm sản th́ vô cùng phong phú. Nh́n về hướng bắc cao nguyên, dăy trường sơn Hi mă nằm dài như giao long uốn khúc, đỉnh núi cao tận trời xanh, bốn mùa tuyết sơn bao phủ, là nơi phát xuất những giai thoại truyền kỳ và là nơi ẩn dật của các hành giả ly tục.
Nh́n về phía nam, gịng sông Gangà chảy dài là gịng huyết mạch quan trọng của Châu Nam Thiện, là niềm hy vọng lớn, là sức sống mănh liệt v́ là nguồn tiếp tế bất tận cho đồng ruộng bao la. Dọc theo bờ sông Gangà ngược lên miền bắc, có một loại cây đơm bông kết chùm mọc thành hàng, có nơi thưa thớt, có nơi rậm rạp, tô điểm cho gịng sông một cảnh trí vô cùng nên thơ, thuyền vị.
Hôm ấy, Đại đức Ananđa một ḿnh du hành đến đây, mục đích t́m nơi thanh vắng tịnh dưỡng. Thấy cảnh vật xinh tươi, mát mẻ, hoa trổ đầy cành, khoe sắc đua hương, tàng lá sum suê, bóng cây tươi mát, rất thuận tiện cho việc hành đạo. Đặc biệt hơn nữa là gần đấy, có ao sen nước xanh trong vắt. Hoa nở thắm tươi, lá gương tṛn trĩnh, trông thật đẹp mắt. Thêm vào đó, hương sen thoang thoảng lan tỏa khắp vùng, càng nâng cao tâm hồn thoát tục.
Đối cảnh sanh t́nh, một thứ t́nh cảm nhẹ nhàng thoát tục. Trong t́nh cảm này an lạc nhiều, hạnh phúc lớn. Bất cứ trong khung cảnh nào, người trí cũng t́m được nguồn an lạc. Đối với các ngài th́ thuận cảnh không tham luyến, nghịch duyên chẳng chán ghét. Tất cả chỉ là vấn đề đấp đổi, chuyển biến của hành vi và vạn hữu. Trong tính chất thời gian, hành vi và vạn hữu không hề có tính cách vĩnh cữu và cố định. Trong tính chất không gian, hành vi và vạn hữu không hề có tánh cách đơn độc và biệt lập. Cái có, cái không có thể thay đổi theo năng lực ư nghiệp của chúng ta.
Do đó, các ngài lúc nào cũng tự tại, vô ngại. C̣n người ngu th́ ngược lại. Tâm hồn là cả một cuồn tơ rối. Họ không t́m được một phút giây an tịnh. Vui th́ họ cười. Buồn th́ họ khóc. Gặp thuận cảnh th́ họ tỏ ra yêu đời thích sống, gặp nghịch cảnh th́ chán đời muốn chết. Trong khi đó, họ không biết sống để làm ǵ, chết làm chi. Ham vui họ chạy theo vui, được vui họ muốn ôm giữ. Họ quên rằng chạy theo th́ khổ v́ mong cầu, khi được th́ khổ v́ duy tŕ, ǵn giữ không được th́ khổ v́ mất mát, mất mát th́ khổ v́ thương tiếc, uất ức, ăn năn và, cuối cùng, các nổi thống khổ kết lại thành ṿng chuổi khổ.
Lúc ấy trời sắp hoàng hôn. Ánh nắng của miền nhiệt đới cũng bớt chói chang gay gắt. Đại đức Ananđa sau khi tắm rửa sạch sẽ bèn ngồi dựa thân cây tịnh dưỡng. Chợt từ xa xuất hiện một nam một nữ. Khi đến gần Đại đức mới biết là một thanh niên khôi ngô tuấn tú, c̣n thiếu nữ th́ duyên dáng đoan trang. Cặp vợ chồng trẻ vừa trông thấy Đại đức liền lên tiếng trước:
- Thưa Ngài, chúng tôi sống ở đây lâu rồi, nhưng chưa bao giờ trông thấy và gặp gỡ dấu chân người nào dù là bậc chân tu ẩn dật. Mặc dù vợ chồng tôi không phải là chủ nhân của địa phận này, nhưng thực tế cũng như là chủ. Chúng tôi xin được hân hạnh tiếp đón Ngài và tự cho rằng sự hạnh ngộ một bậc chân tu như Ngài là một phúc đức vô cùng lớn lao.
- Thưa hiền hữu, bần đạo xin chân thành cám ơn ḷng tốt của nhị vị và tự nhận hôm nay cũng là phúc duyên của bần đạo dược hạnh ngộ nhị vị người mà bần đạo không ngờ được gặp gỡ nơi chốn núi rừng hoang vu này.
Vợ chồng tỏ ra vô cùng mừng rỡ và để kết thân, người chồng lên tiếng:
- Thưa Ngài, trời sắp hoàng hôn, vậy Ngài đă có chổ nghỉ đêm chắc chắn rồi chưa hay là bậc hành giả sống đời phiêu bạt.
- Thưa hiền hữu, bần đạo là bậc hành giả, sống cuộc đời tiêu dao, giải thoát, không bị ràng buộc, không có nơi cố định.
- Thưa Ngài, nếu Ngài không từ chối, chúng tôi xin kính mời Ngài về thảo lư chúng tôi tạm nghỉ đêm nay. Chúng tôi có hai thảo lư, một để vợ chồng tôi ở, c̣n một cái để dành chứa đồ lặt vặt. Nếu Ngài không ngại, chúng tôi sẽ thu xếp gọn gàng và quét dọn sạch sẽ để Ngài tạm nghỉ. Cái thảo lư tuy nhỏ, nhưng cửa nẻo trang nhă, gió thổi rất thông, không khí bên trong cũng mát mẻ, dễ chịu lắm. Nếu được Ngài nhận lời, vợ chồng tôi vui biết mấy. Hơn nữa, sự chuyện tṛ với một bậc chân tu như Ngài, th́ quả thật là một điều ích lợi cho chúng tôi.
Để biểu lộ sự nhất trí, chàng ta quay sang vợ, đưa mắt hỏi:
- Có phải vậy không em?
Hội ư chồng, người vợ tiếp lời:
- Thưa Ngài, nếu không có Phật sự quan trọng, và nếu chúng tôi không làm phiền sự thanh tịnh của Ngài, xin Ngài hoan hỉ nhận lời mời của chúng tôi.
Đại đức Ananđa suy nghĩ: "Trông oai nghi, cốt cách th́ hai người là con nhà ḍng dơi trâm anh, có học thức và giáo dục, nhưng tại sao lại sống ẩn dật giữa cảnh núi rừng u tịch, hẳn phải có một lư do rất quan hệ trong dĩ văng chi đây. Việc đối thoại với những người như vậy không phải là điều vô bổ". Đại đức nhận lời.
Vợ chồng múc nước xong bèn đi trước dẫn đường. Về đến nơi, vợ chồng tiếp nhau dọn dẹp, quét tước thảo lư thật là tươm tất. Người vợ trở về thảo lư của ḿnh cách đó tương đối không xa. Đại đức lên tiếng:
- Này hiền hữu, thảo lư cất trong rừng trông khéo léo hết sức. Thoáng nh́n người ta cũng đoán được phần nào tâm hồn tế nhị và óc thẩm mỹ của chủ nhân.
- Thưa Ngài, tôi thành thật đa tạ lời khen tặng và sự nhận xét của Ngài. Thú thật với Ngài, rừng này đối với tôi là cảnh thiên đường hiện tại, tôi rất măn nguyện và vừa ḷng. Chúng tôi sống ở đây vô cùng an lạc và thanh tịnh. Tôi vừa nói thanh tịnh và an lạc đúng với ư nghĩa của nó. Trong cảnh núi rừng hoang dă, trong thảo lư nghèo nàn này đă chứa đựng cả sự an lạc và thanh tịnh của đời tôi.
- Thưa hiền hữu, tại sao hiền hữu lại an phận với cảnh núi rừng hoang dă và thảo lư nghèo nàn như thế này, trong khi hiền hữu là một thanh niên trang nhă và bà nhà là một thiếu nữ sắc hương. Thanh niên, thiếu nữ phần đông thích sống nơi ánh sáng hoa lệ chớ có ai thích nơi cô tịch, quạnh quẻ thế này. Hay hiền hữu là người địa phương?
- Thưa Ngài, tôi không phải là người địa phương mà là người sanh ra giữa kinh đô náo nhiệt.
- Thưa hiền hữu, câu trả lời và cuộc sống của hiền hữu khiến bần đạo có cảm tưởng như câu chuyện hoang đường có tánh cách liêu trai thần thoại.
Thưa hiền hữu, tôi quan niệm rằng mỗi người có một mục đích sống phù hợp với sở thích và lư lẽ riêng ḿnh. Chính mục đích ấy an bài cuộc sống. Tôi đă chọn lựa cuộc sống này, và sẽ an phận cho đến ngày nhắm mắt.
Thưa hiền hữu, nếu không phiền ḷng, hiền hữu có thể cho bần đạo được nghe sự thật, trước là được chia xẻ nỗi niềm, sau là để mở rộng tầm kiến thức. Tiện đây, canh một cũng c̣n, nếu không phải là câu chuyện bí mật th́ bần đạo xin được nghe cặn kẻ.
Gió đêm thổi nhẹ, mang về mùi hương thoang thoảng của hoa dại núi rừng. Ánh trăng ngà vằng vặc chiếu xuống trần gian, xuyên qua cửa sổ, soi sáng gương mặt phương phi nhưng nhuộm nét phong trần của chàng trai thanh tú.
Chàng tâm sự:
- Thưa Ngài, đời tôi vui buồn lẫn lộn, ngọt đắng đủ mùi, thú vị cũng nhiều mà vô vị cũng lắm. Cái tổng hợp của vui buồn, ngọt đắng, thú vị và vô vị ấy như vầy.