T̀NH ĐỜI Ư ĐẠO
T́nh
đời, Ư đạo
(Cuộc đời Thánh tăng Ananda)
Ḥa thượng Hộ Giác
Phần 4
Ngôi chùa Kỳ-viên
Đức Tôn Sư thuyết tứ đế một cách khái lược vừa đủ độ ông bá hộ đắc pháp nhăn, có chánh tín Tam Bảo bất chuyển Đức Tôn sư nhấn mạnh phần kết luận:
- Này Sú-đát-tá, được thân người là điều khó, được cuộc sống tiện nghi là điều khó, được nghe chánh pháp là điều khó và được gặp Phật ra đời là điều khó. Do đó, sự được nghe chánh pháp và được gặp Phật ra đời là đại phúc.
Đại đức Ananđa kể tiếp:
- Này hiền đệ, thời pháp hôm ấy kết quả vô cùng lợi lạc. Để nói lên sự sung sướng và thấm nhuần ấy, ông Sú-đát-tá cẩn bạch:
- Bạch Đức Thế Tôn, thật là vi diệu, thật là hi hữu, thật là sáng tỏ như lật ngữa chậu úp, như mở cánh cửa kín, như chỉ lối kẻ lạc đường, như soi sáng đêm tối để cho người có mắt được trông thấy.
Sau khi chứng quả tu đà hườn, ông bá hộ Sú-đát-tá cung thỉnh Đức Tôn sư quang lâm Sa-văt-thi. Đức Tôn sư nhận lời. Ông lập tức trở về nhà bất kể ngày đêm. Về đến Sa-văt-thi, việc đầu tiên là ông bỏ công đi t́m địa điểm khang trang, thanh tịnh để thiết lập một ngôi chùa xứng đáng cúng dường Đức Phật. Nhận thấy miếng vườn của thái tử Kỳ đà hội được những yếu tố thích nghi, nghĩa là không quá xa, quá gần hàng xóm, có đường giao thông dễ dàng, ban ngày không ồn ào, ban đêm yên tĩnh.
Ông xin yết kiến thái tử và ngỏ ư xin thái tử nhường lại miếng vườn để cất chùa. Thoạt tiên thái tử từ chối. Ông bá hộ hết lời năn nỉ. Cuối cùng Thái tử đưa điều kiện gần như thách thức là phải trải vàng lên đất vườn. Thái tử hy vọng điều kiện quá đáng này sẽ khiến ông bá hộ lùi bước. Nhưng Thái tử lầm. V́ ông bá hộ chấp nhận ngay điều kiện này. Ông trải vàng đến đâu là bắt đầu đo đạc và xây cất đến đó. Nhưng miếng vườn c̣n thừa một chổ v́ thiếu vàng. Chính chổ thiếu này theo dự án là cổng chùa. Túng thế, ông bá hộ đành phải chạy mượn nơi những người bạn thân. Nghe chuyện này, thái tử Kỳ đà cảm động, bèn xin hiến cúng phần c̣n lại.
Trong khi cho xây cổng Tam quan ông bá hộ nghĩ: thái tử Kỳ đà là người uy tín, chính phần đất này cũng do thái tử hiến cúng. Vậy ḿnh nên lấy tên thái tử đặt tên chùa. Do đó, ngôi chùa mang tên Kỳ viên tự. Tuy nhiên, danh từ phổ thông th́ quen gọi là "chùa ông Cấp cô độc".
Tại thị trấn Sa-văt-thi, chùa Kỳ viên là môt thắng cảnh, một công tŕnh vĩ đại và nguy nga nhất. Nh́n từ xa tưởng như một ngôi chùa nổi nhờ vị trí ngôi chùa cao hơn các nơi khác. Những ngôi chánh điện, giảng đường, tăng xá, nhà trù, trai đường, hương thất v.v... như ẩn, như hiện trong những tàng cổ thọ. Phía trước là một ao sen to đủ loại: bạch liên, hồng liên, huỳnh liên, tô điểm cho ngôi Kỳ viên một cảnh trí vô cùng thiền vị.
Tóm lại, Kỳ viên tự hội được bốn yếu tố của an lạc pháp:
1- Senàsanasappàya: Tịnh thất an lạc.
2- Puggalasappàya: Pháp lữ an lạc.
3- Ahàrasappàya: Thực phẩm an lạc.
4- Dhammasappàya: Đạo hạnh an lạc.
Yếu tố thứ tư có nghĩa là ngoại duyên, nội cảnh phù hợp với công tŕnh tích cực thành đạt đạo quả theo phương pháp Tứ chánh cần (1).
Ông bá hộ nổi tiếng mộ đạo và hết dạ quí kính Đức Tôn sư. Mỗi ngày, ông đến chùa hai lần: sáng và chiều. Và tất nhiên là không bao giờ ông đi tay không. Riêng đối với Đức Tôn sư th́ ông chưa bao giờ dám hỏi dù một câu đạo v́ nghĩ rằng: Đức Tôn sư vốn là bậc đế vương nhàn lạc, nay là bậc pháp vương tịnh lạc. Nếu ta vấn đạo, th́ Đức Tôn sư sẽ v́ ḷng từ bi giảng đạo cho ta và do đó Ngài sẽ lao nhọc.
Chú thích: (1) Ngăn ngừa và diệt trừ ác pháp, tích lũy và tăng trưởng thiện pháp.
- Này hiền dệ, Đức Tôn sư biết được ư nghĩ thầm kín ấy, Ngài tự nghĩ: ông bá hộ này quả thật lo ngại những điều quá đáng. Như Lai đă từng hành tŕ Ba la mật trong vô số lượng kiếp. Từng thí mắt, thí đầu, thí tay chân, thí mạng sống nhằm mục đích cứu vớt chúng sanh ra khỏi biển trầm luân, đưa đến bờ tịnh lạc th́ công việc giảng đạo cũng chỉ là hạt cát trong sa mạc công hạnh mà thôi. Do đó, để bồi đắp đức tin, Đức Tôn sư đều giảng đạo mỗi khi ông vào bái kiến.
Này hiền đệ, ngoài ông Cấp cô độc c̣n có những nhân vật quan trọng khác đă đóng góp rất nhiều cho công cuộc hoằng dương chánh pháp. Như Đức vua Pá-sê-ná-đí, các nữ đạo hữu Ví-sa-kha, Súp-pá-va-sa, Súp-đí-da, chánh hậu Mallika v.v... Các nhân vật này ngoài tư cách Phật tử c̣n là những cán bộ trung kiên cơ hữu.
Thầy Kâm-bô-chá khẩn khoản:
- Bạch Đại đức, đệ tử cũng từng được nghe khái quát về những nhân vật này, nhưng chưa biết rơ công đức đặc thù của các vị. Nếu Đại đức hoan hỉ kể cho nghe, th́ đệ sung sướng biết mấy.
Năm mỹ
tướng
- Này hiền đệ, có nhiều giai thoại liên hệ đến đời sống, gia thế, sự nghiệp của nàng Visakha. Nàng là một nữ hộ pháp đắc lực và cũng là một thiếu nữ đại phước. Nàng đẹp từ thời xuân sắc cho đến tuổi lăo thành. Nàng có nhiều mỹ tướng nhưng có 5 quí tướng chính là:
1- Tóc đẹp: Suối tóc đen huyền
chảy xuống đôi bờ vai mănh dẽ, chạy dài
đến nửa thân ḿnh và tự động cong lên vô cùng
khéo léo như có bàn tay của chuyên viên thẩm mỹ
uốn sấy.
2- Răng đẹp: Hàm răng đều đặn,
trắng và trong như ngà như ngọc.
3- Miệng đẹp: Làn môi đỏ hồng như son và
rất dịu dàng khả ái.
4- Da đẹp: Màu da hồng thắm đẹp như hoa
sen và mịn màng như tơ lụa, sức mịn của
da cơ hồ bụi không bám được.
5- Tác người đẹp: Bất cứ trong lứa
tuổi nào nàng cũng đẹp. Trẻ th́ đẹp theo
trẻ, già th́ đẹp theo già. Nghĩa là ngắm nh́n nàng
bất cứ lúc nào cũng đẹp. Đi đứng, nói
cười, ẩm thực, ngủ, nghỉ đều
đẹp, một nét đẹp hồn nhiên và đài các.
Sinh quán nàng tại thị trấn Sa-kê-tá. C̣n Sa-văt-thi chỉ là trú quán. Riêng tổ phụ th́ nguyên quán ở Ra-já-gá-há. Thuở đức vua Pa-sê-ná-đi trị v́ xứ Kô-sá-lá, nhận thấy trong nước không có một nhân vật nào nổi tiếng Tài hoặc Đức.
Được biết xứ Ra-já-gá-há có nhiềunhân vật tài đức, nhà vua hạ ḿnh yêu cầu vời một người qua xứ Ngài. Vua quan xứ Ra-já-gá-há đồng ư cho vời ông bá hộ Thá-năn-cha-da phụ thân nàng Visakha nổi tiếng thông thiên văn, rành địa lư và đại phú quí.
Trên đường về gần tới Sà-văt-thi, ông bá hộ quan sát địa thế, thấy một chu vi đất vừa rộng vừa đẹp lại thêm màu mở, sông nước hữu t́nh, ông bèn tâu đức vua ban chỉ cho ông được lập làng dựng nghiệp tại đây. Đức vua hạ chỉ chấp thuận. Về sau, nơi này trở thành thị trấn Sa-kê-tá. Nàng Visàkhà sanh trưởng tại đây. Càng lớn, nàng càng đẹp. Có thể nói khó t́m được một thiếu nữ nào thùy mị, đoan trang như nàng. Theo thông lệ, cô gái đẹp nào cũng hách dịch, kiêu ngạo, nhưng trường hợp nàng Visàkhà th́ ngoại lệ. Nàng nói năng lễ dộ, cử chỉ khiêm cung, đời sống b́nh dị, đi đứng đài các, phong cách quí phái nhất là rất thương người và có nhiều đạo tâm. Nàng chứng quả tu đà hườn lúc vừa lên 7 tuổi. Đến tuổi trưởng thành, ông bá hộ Mi-ga-rá xin hỏi cưới nàng cho con trai ông là công tử Pun-ná-văt-tha-ná ( Punnavaddhana).
Hôn lễ được cử hành vô cùng trọng thể. Thân phụ nàng đặt thợ kim hoàn may áo cưới. Chiếc áo này được kết bằng vàng và nạm ngọc. Số lượng phải dùng là 4 cân xoàn, 11 cân mă nảo, 20 cân ngọc pha lê, 33 cân ngọc lưu ly. Những phần c̣n lại của thân áo là vàng. Chiếc áo dài trùm từ đầu xuống đến gót. Trên đầu là h́nh con công đang múa. Cái mỏ bằng mă nảo. Mỗi cánh có 500 cái lông bằng vàng. Cặp mắt là hai viên ngọc Ma ni. Cọng lông bằng bạc. Thoạt trông, ai cũng tưởng con công sống đang đứng múa trên đầu nàng. Chiếc áo trị giá 90 triệu nén vàng. Thời gian hoàn tất là 4 tháng, với hàng trăm thợ kim hoàn chuyên nghiệp.
Đêm cuối cùng hôn lễ, và để trang bị hành trang tinh thần cho cuộc sống lứa đôi và bổn phận của người dâu hiền, thân phụ nàng dặn ḍ:
- Này con, hôm nay con phải xuất giá theo chồng. Cha muốn dặn ḍ con những điều cần thiết. Con hăy khắc cốt ghi ḷng, xem như có cha hiện diện bên con. Cha cũng tự tin những điều cha sắp nói, sẽ là áo giáp pḥng thân, giúp con tránh được những điều tai biến:
1- Không đem lửa trong ra ngoài.
2- Không đem lửa ngoài vào trong.
3- Giúp người đáng giúp.
4- Người không xứng, không giúp.
5- Dù xứng hay bất xứng, cũng phải giúp.
6- Ngồi phải chỗ.
7- Ngủ đúng lúc.
8- Ăn hợp thời.
9- Phụng cúng chư thiên.
10- Tôn thờ thần lửa.
Ngày vu qui của nàng Visàkhà là ngày tưng bừng và hănh diện nhất trong cuộc đời người con gái. Nhà trai đă tổ chức rước dâu vô cùng long trọng. Định luật bất toàn vẫn là cổ lệ. Cho nên xui khiến nhà chồng bất đồng tín ngưỡng. Nàng đạo Phật, nhà chồng đạo lơa thể. Giáo chủ đạo này là thầy Ní-găn-thá Na-đá-pút-tá. Cũng gọi là Jain. Nàng khổ sở và xấu hổ mỗi khi các vị lơa thể đến nhà hành lễ, thọ trai. Do đó, giữa nàng và nhà chồng đă có một áng mây đen thành kiến.
Một buổi sáng, có vị tỳ kheo khất thực ngang nhà, trong khi nàng đang đứng hầu cha chồng ăn sáng. Ông bá hộ nh́n thấy Đại đức nhưng giả bộ tảng lờ quay lưng ngồi ăn vô tích sự.
Thấy vậy, nàng bèn thưa với vị tỳ kheo:
- Bạch Đại đức, xin Đại đức quá bước đến phía trước. Ở đây, thân phụ của đệ tử đang dùng thực phẩm củ.
Câu nói có ngụ ư này đă khiến ông bá hộ đùng đùng nổi giận. Ông nói:
- Này Visàkhà, cô ỷ lại cái ǵ mà dám nhục mạ tôi là người ăn bẩn. Cha con cô đă có nhiều hành động bất xứng. Bắt đầu từ giờ này, tôi không nh́n nhận cô là dâu con nữa. Cô hăy ra khỏi nhà tôi ngay.
Để dành phần phải, ông bá hộ cho người mời 8 vị bô lăo đỡ đầu của nàng và áp lực họ nhận đem nàng trở về quê ngoại.
Tám vị bô lăo đến gặp nàng và hỏi:
- Thưa cô, có chuyện chi quan trọng mà ông bá hộ mời chúng tôi đến và bảo đưa cô về quê ngoại?
- Thưa quí bác - nàng nói thật ôn tồn và tự nhiên- khi cháu đến đây danh dự ra sau, th́ lúc ra đi cũng phải như vậy. Tuy nhiên, cháu yêu cầu được xét xử công minh rằng cháu có tội hay vô tội và sau đó, dù có hay không có, cháu cũng xin được ra đi, nhưng đi trong danh dự.
Tám vị bô lăo dẫn nàng Visàkhà vào gặp ông bá hộ để xác nhận tội trạng hoặc tư cách vô tội của nàng.
Ông bá hộ sừng sộ:
- Quí vị c̣n chuyện ǵ nữa?
- Thưa ông bá hộ, cháu Visàkhà vẫn chưa biết ḿnh
đă làm chi nên tội mà bị đưa về nguyên quán.
- Tội của cô ấy th́ quả khó dung t́nh. Tôi đang
ăn cơm mà cô ta dám bảo là tôi đang ăn bẩn.
Vẫn với giọng ôn tồn và tự nhiên, nàng giải thích:
- Thưa cha, con nào dám loạn ngôn vô lễ như vậy. Câu nói của con có ngụ ư rằng, cha đang ăn phước cũ. V́ con nghĩ, sở dĩ cha giàu có sang trọng như thế này là nhờ kiếp trước cha khéo bồi đức lập công. Nếu kiếp này cha không vun trồng thêm phước mới, th́ một ngày gần đây phước cũ sẽ hết. Con ngụ ư như vậy mới nói cha dùng thực phẩm cũ.
- Thưa ông bá hộ- các vị bô lăo đồng loạt nói- như vậy th́ cháu nó đâu có lỗi. Xin ông xét lại cho cháu nhờ.
- Thôi th́ chuyện này bỏ qua nhưng c̣n hành động đêm qua của cô ấy th́ không thể tha thứ được. Đó là đêm khuya, cô ta tự động rời tư pḥng đi xuống chuồng lừa, điều mà một cô gái đức hạnh không bao giờ làm.
- Thưa cha, đêm qua, một con lừa sanh khó sắp chết. Con hay tin liền lập tức đốt đèn và rủ một số đông gia nhân đến chuồng lừa để giúp nó sinh nở và nhờ đó nó đă thoát chết.
-Thưa ông bá hộ. trong câu chuyện này, chúng tôi tưởng cháu nó vô tội.
- Thôi th́ tạm bỏ qua, nhưng c̣n nhiều vấn đề khác không kém quan trọng. Đó là, đêm trước khi cô ta về đây, cha con cô ấy đă nhỏ to với nhau nhiều điều thật vô lư. Chẳng hạn, cha cô ấy dặn ḍ: đừng đem lửa trong ra ngoài, đừng đem lửa ngoài vào trong v.v... Các ông nghĩ xem, một cô dâu trong nhà mà khi xóm giềng tối lửa tắt đèn đến nhờ ḿnh hoặc khi ḿnh hữu sự nhờ họ mà nó không cho lửa ra hoặc đem lửa vào th́ liệu có sống nổi hay không?
- Thưa cha- nàng giải thích với nét mặt thật tươi- điều này phụ thân con ngụ ư dạy con rằng: không nên đem chuyện nhà nói ra ngoài và cũng không nên đem chuyện ngoài vào nhà, gây sự phiền ḷng trong gia đạo.
- Nhưng c̣n nhiều chuyện khác nữa - ông bá hộ nói mà không cần ngẩng đầu lên.
Nàng Visàkhà xin phép được tuần tự giải thích.
- Câu nói: "Giúp người đáng giúp" nghĩa là đối với người biết điều, một khi vay mượn biết đem hoàn trả lại, th́ ḿnh nên tiếp tục giúp đỡ.
- Câu nói: "Người không xứng đáng không giúp" nghĩa là đối với những người không biết điều, mượn không trả, th́ không nên giúp.
- Câu nói: "Dù xứng hay bất xứng cũng phải giúp" nghĩa là đối với thân quyến nhà chồng, dù họ xứng hay bất xứng, bổn phận của ḿnh là phải giúp đỡ.
- Câu nói: "Ngồi phải chỗ" nghĩa là khi cha mẹ chồng hoặc các bậc trưởng thượng ngồi thấp ḿnh không có quyền ngồi cao. V́ cử chỉ ấy vừa thiếu lễ độ vừa thiếu tư cácch.
- Câu nói: "Ngủ đúng lúc" ngụ ư rằng khi cha mẹ chồng c̣n thức th́ không nên đi ngủ trước. Phải tuyệt đối ngủ sau. Trong lúc ngủ phải nằm ngay ngắn, trang nghiêm, không nên bạ đâu nằm đó. Phải thức trước, chẩn bị nước, khăn rửa mặt và lo làm thức ăn sáng.
- Câu nói: "Ăn hợp thời" ngụ ư phải hầu cha mẹ chồng và chồng ăn trước rồi sẽ ăn sau hoặc có thể ăn chung nếu được cha mẹ cho phép. Trong lúc ngồi ăn cũng phải giữ ǵn hạnh kiểm, không được vừa ăn vừa chắp hoặc làm đổ tháo thức ăn như vịt, như heo.
- Câu nói: "Phụng cúng chư thiên" ngụ ư phải thờ chồng trọn đạo, một dạ thủy chung, nhất là tuyệt đối kính yêu, hiền thục.
- Câu nói: "Tôn thờ thần lửa" ngụ ư phải kính thờ cha mẹ chồng cho trọn đạo dâu hiền.
Đại tín nữ Vísàkhà
- Này hiền đệ - Đại đức Ananđa nói tiếp - khi nàng Visàkhà tŕnh bày tất cả sự thật liên quan đến sự hiểu lầm, th́ cha chồng không biết phải phản ứng ra sao, chỉ ngồi cúi đầu im lặng. Các vị bô lăo lựa lời giải ḥa:
- Thưa ông bá hộ, sự thật đă quá rơ ràng và cũng chứng tỏ cháu Visàkhà chẳng những vô tội, mà c̣n là một dâu hiền, đáng quí.
Ông bá hộ xin lỗi con dâu về sự hiểu lầm của ḿnh. Nàng nói:
- Thưa cha, giờ th́ con được chứng minh là vô tội. Do đó, con xin phép được trở về quê cha mẹ của con.
Ông bá hộ năn nỉ:
- Thôi, con đừng buồn phiền nữa. Chẳng qua là sự hiểu lầm. Con chớ để tâm hờn trách.
- Thưa cha - nàng Visàkhà nói - lúc con c̣n ở nhà, th́ có cơ hội làm phước, nghe pháp. Từ ngày con về đây th́ mọi thiện sự và truyền thống tín ngưỡng đều bị đ́nh chỉ. Con cảm thấy buồn thấm thía. Nếu cha cho phép con đươc tiếp tục những thiện sự để thể hiện đạo tâm và truyền thống tín ngưỡng th́ con xin được ở lại hầu cha mẹ và chồng yêu quí của con, bằng không th́ con xin trở về nguyên quán.
- Con của cha, con cứ tiếp tục làm phước, thể hiện đạo tâm và tín ngưỡng của con một cáchh tự do. Cha hứa sẽ không trở ngại, mà chồng của con chắc chắn cũng tán đồng.
Khi được cha chồng cho phép, nàng Visàkhà vô cùng sung sướng, như cỏ héo gặp mưa. Thật vậy, không có ǵ khiến người thiện hoan hỉ bằng khi được tự do hành thiện. Có lẽ, họ mừng hơn đào được vàng.
Sáng hôm sau, nàng Visàkhà cung thỉnh Đức Tôn Sư và chư tăng về nhà thọ trai. Sau phần ngọ trai là phần phúc chúc và nói kinh hoan hỉ. Nàng Visàkhà kính mời cha chồng đến diện kiến Đức Tôn sư để nghe phúc chúc. Nể lời con dâu, ông có mặt. Nhưng trong thâm tâm th́ chưa có thiện cảm.
Đức Tôn sư thấy rơ căn duyên ông bá hộ, nên Ngài đề cập đến vấn đề nhân quả liên quan đến hai phương diện Lư và Sự. Ngài dạy:
- Những gia tài, sự nghiệp, người thương đều giả tạm. Người đời phải bị chia ĺa, bỏ lại tất cả và ra đi với hai bàn tay trắng. Chung cuộc là sự tiêu tán, khổ đau. Nhưng những việc làm của thân, khẩu, ư th́ theo ta như bóng với h́nh. Do đó, các bậc trí thức rất quí trọng thiện nghiệp và gia tâm tu đạo để dành hầu làm nơi nương nhờ và thọ dụng trong các kiếp sau. Người keo kiết là người không thức thời, như nông phu làm hư hạt giống. Do đó, giống cũ mất, giống mới th́ không có. Gieo một hạt giống, sẽ hái một chùm bông. Cũng vậy, gieo một nhân thiện sẽ gặt một chùm phúc. Tài vật không biết xử dụng cho việc công ích sẽ vô bổ, vô dụng như khỉ được dừa, như ao sen giữa rừng hoang vắng.
Người trí thức, th́ trái lại, sử dụng tài vật như một phương tiện, sẵn sàng phục vụ công ích hoặc tối thiểu phụng dưỡng mẹ cha, vợ con, thân quyến, người giúp việc, hoặc cúng dường các bậc chân tu th́ sẽ vô cùng lợi lạc như khỉ được xoài chín, như ao sen giữa chốn thị thành. Người lập vườn ăn trái chỉ tưới nước vun phân dưới gốc nhưng cành, ngọn được hưởng, trổ hoa kết trái. Sông nào nước lưu thông th́ trong sạch, ích lợi lớn, công dụng nhiều, năng lực rộng. Sông nào nước ứ đọng, th́ đục dơ, lợi ích nhỏ, công dụng ít, năng lực kém. Người ngu không dùng tài vật phục vụ công ích sẽ không có hiệu năng như nước đọng ao tù. Người trí dùng tài vật phục vụ công ích sẽ có nhiều hiệu năng như gịng sông nước chảy. Cung cách bố thí có lợi ích lớn, phúc quả rộng phải hội đủ 6 yếu tố:
1- Chuẩn bị chu đáo.
2- Hành động tích cực.
3- Hoàn tất hoan hỉ.
4- Người nhận đă hoặc đang tiêu trừ tham
ái.
5- Người nhận đă hoặc đang chế
phục sân hận.
6- Người nhận đă hoặc đang tận
diệt si mê.
Cung cách bố thí như trên sẽ có phúc quả vô lượng như nước biển.
Này các Phật tử, một hôm đức vua Pa-sê-ná-đí hỏi Như Lai:
- Bạch Thế Tôn, đệ tử nên bố thí cho ai?
Như Lai dạy:
- Nên bố thí đến cá nhân hoặc đoàn thể trong sạch.
- Bố thí đến người có giới đức. Người thọ thí ví như ruộng, người bố thí và vật thí ví như hạt giống. Hạt giống tốt nhưng ruộng không tốt th́ vẫn thất mùa.
Đức Tôn sư kết luận:
- Cho nên, người trí không bao giờ dám khinh thường cho rằng tội, phước chút ít không đáng là bao. Hăy xem những giọt nước rời rạc nhưng cuối cùng đầy tràn miệng chậu. Người tích lũy thiện hoặc ác chung qui rồi cũng phải có quả.
Lời chúc tụng hôm ấy như ánh sáng nhiệm mầu chiếu vào tâm thức ông bá hộ. Ông quỳ lạy dưới chân Đức Tôn sư, bày tỏ sự hoan hỉ và tán thán:
- Bạch Đức Thế Tôn, thật là vi diệu, thật là sáng tỏ, như lật ngửa chậu úp, như mở cánh cửa đóng, như chỉ lối kẻ lạc đường, như soi sáng chỗ tối để người có mắt trông thấy. Đệ tử phát nguyện trọn đời qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng và t́nh nguyện sống cuộc đời lư tưởng đạo đức.
Đại đức Ananđa kể tiếp:
- Này hiền đệ, bắt đầu từ hôm ấy, ông bá hộ thương quí nàng Visàkhà trên hai phương diện, vừa là dâu hiền, vừa là mẹ đạo. Ông công khai gọi Visàkhà là "Mẹ Mí-gà-rá" trong hầu hết các cuộc nói chuyện. Do đó, danh từ Migàramàtà (Mẹ Mí-gà-rá) trở nên phổ thông trong quần chúng.
Để làm loăng danh từ Mẹ Mí-gà-rá, nàng lấy tên ông nội đặt tên đứa con trai đầu ḷng. Nhờ gia đ́nh đồng tín ngưỡng nên nàng Visàkhà rất lấy làm măn nguyện. Nàng cung thỉnh Đức Phật và chư tăng hàng trăm vị mỗi ngày đến nhà ngọ trai. Biển không chê nước, bậc hiền trí không chán nghe lời lành, người chánh tín không no công đức.
Suốt thời gian Đức Tôn sư ngụ tại Sà-văt-thi, nàng đi chùa mỗi sáng và chiều. Nàng rất thông cảm tâm lư các vị thanh niên tăng, nhất là các vị sadi nhỏ tuổi, nên mỗi khi đến chùa đều có mang theo thức ăn sáng hoặc nước uống chiều để cúng dường. Công đức của nàng phổ cập rộng sâu. Hai giới xuất gia và tại gia đều gọi nàng là Đại tín nữ. Danh từ này thật xứng với đạo tâm và công tŕnh hộ pháp của nàng.
Một lần, sau khi dự lễ trở về, nàng Visàkhà ghé chùa lễ Phật. Nhưng sực nhớ ḿnh đang trang điểm quá lộng lẫy, sang trọng, nàng cởi áo choàng trao cho cô gái giúp việc. Nhưng xui khiến, cô giúp việc bỏ quên áo trong chùa. Đức Tôn sư dạy tôi đem cất áo ấy, chờ sáng hôm sau sẽ trao trả cho nàng. Nhưng một chập sau, cô giúp việc trở lại, thái độ vô cùng hốt hoảng. Tôi bảo cô ta hăy mang về cho chủ. Nhưng cô ta cứ quỳ trước mặt tôi giọng nói run run như muốn khóc:
- Bạch Đại đức, cô chủ con có dặn, nếu Đại đức đă đem cất th́ đệ tử không được mang về, v́ cô chủ con rất kính trọng Đại đức. Do đó, cô chủ con không dám mặc món đồ mà Đại đức đă đụng đến.
Tôi nói, đây là món đồ nữ trang quí giá, tôi cất giữ sao tiện. Cô cứ nhận đem về và nói bần đạo bảo làm như vậy. Chắc cô chủ không nỡ la rầy cô đâu.
- Bạch Đại đức, cô chủ con
dặn cúng dường Đại đức tùy nghi sử
dụng.
- Bần đạo nhận để làm ǵ?
Cô giúp việc buộc ḷng phải nhận lại món đồ vừa đi vừa khóc v́ sợ cô chủ bắt tội. Nàng Visàkhà thấy t́nh cảnh ấy th́ đoán được nội vụ:
- Này em, Đại đức Ananđa cất
đồ nữ trang của chị phải không?
- Thưa cô, dạ phải.
- Nhưng tại sao em khóc?
- Con tự thấy không xứng đáng với ḷng tin yêu
của cô. Con biết món đồ ấy đắt giá
hơn sinh mạng của con, cả gia đ́nh và gịng
họ nhà con. Cô ta vừa nói vừa khóc nức nở.
- Này Sú-sí-ma, em đừng khóc nữa. Chuyện em quên, chị đâu có bắt lỗi. Thỉnh thoảng chị cũng quên như em vậy. C̣n món đồ nữ trang tuy quí giá nhưng nó đâu quí bằng sinh mạng của em. Nó mất, ta có thể làm mới hoặc đôi khi c̣n t́m lại được. Nhưng sinh mạng của em, một khi đă mất, th́ không thể làm mới hoặc t́m lại được. Em tin yêu của chị, điều em dám đem sinh mạng đánh đổi món đồ đă mất làm chị xúc động. Em hăy an ḷng. Vă lại, ánh sáng chánh pháp đă cho chị thấy rằng mạng sống con người là vật có giá trị tuyệt đối, không thể lấy ngoại vật so sánh. Hơn nữa, em là người tin yêu của chị, giỏi dắn, đảm đang, thành thật với chị trước mặt cũng như vắng mặt. Tóm lại, em có nhiều đức tánh cao đẹp đáng quí. Sự lầm lỗi nhỏ mọn này, nếu đem so với những đức tánh cao đẹp của em th́ quả thật không đáng để em bận ḷng.
- Này hiền đệ, nàng Visàkhà vừa dứt lời, cô giúp việc khóc thét lên v́ quá cảm động. Hai tay ôm chân nàng Visàkhà vừa úp mặt vừa khóc, để nói lên sự vô vàn biết ơn và sự tuyệt đối thương kính chủ. Nàng Visàkhà đỡ cô ta đứng lên, cô ta ngước nh́n chủ cười trong nước mắt.
Đêm ấy, nàng Visàkhà suy nghĩ thật nhiều. Cuối cùng nàng quyết định đem bán lấy tiền làm phước. Nhưng không ai đủ tiền mua. Nàng phải xuất tiền mua lại với giá 9 triệu nén vàng. Với số tiền này, chỉ đủ cất chùa. Nàng phải thêm 9 triệu nữa để tổ chức khánh thành.
Vị trí ngôi chùa nằm về hướng đông của Kỳ viên tịnh xá nên được mang tên là Pubbàràma (Đông phương tự). Đức Tôn sư đă từng an cư kiết hạ tại đây 6 lần.
Nàng rất kính và thương chư tăng. Tám điều thỉnh nguyện sau đây đủ chứng minh tánh t́nh quảng đại và đạo tâm kiên cố ấy:
1- Xin dâng y tắm mưa đến chư
tăng.
2- Để bát những vị mới đến.
3- Để bát những vị sắp đi xa.
4- Cúng dường thực phẩm đến những
vị sư bệnh.
5- Cúng dường thực phẩm đến những
vị nuôi bệnh.
6- Cúng dường thuốc men.
7- Cúng dường lúa mạch.
8- Dâng y tắm mưa đến tỳ khưu ni.
Tám thỉnh nguyện này đều được Đức Tôn sư chấp thuận.
Do đức độ bao dung, phẩm hạnh trang nghiêm, đạo tâm dơng mănh, nàng được xem như một công tŕnh đóng góp quan trọng trong các lănh vực Phật sự, và cũng là một Đại thí chủ hộ pháp đắc lực của phái nữ thời Đức Phật. Đôi khi Đức Phật dạy nàng đi giảng ḥa những mối bất đồng trong ni chúng.
-oOo-