dieuphap.com Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
[Bài 04] Niệm Thọ Giảng ngày 05 tháng 06 năm 2007 Thảo luận Hôm nay chúng ta có lớp Thiền Học với đề tài "Niệm Thọ" do TT Giác Đẳng giảng, thể theo lời yêu cầu của TT Giác Đẳng tôi sẽ đóng góp vào phần “Niệm Thọ" này. Theo trong bài kinh Đại Tứ Niệm Xứ thì trong vấn đề niệm có đề cập đến phần "Ngũ Uẩn". Trong Ngũ Uẩn thì có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Và khi nói đến thọ uẩn thì Đức Phật có dạy rõ phương pháp quán như hành giả quán nhận thức được khi mình có chánh niệm tỉnh giác, có một cảm thọ phát sanh lên thì vị ấy nhận thức đây là thọ, đây là tập khởi của thọ, hay đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ tập diệt. Chỉ chừng ấy thôi, chỉ ba đề này, nhưng nếu chúng ta học một cách chính chắn thuần thục rành mạch thì khi hướng tâm đến để lấy cảm thọ làm đề mục để niệm thìền quán thì sẽ không khó khăn gì. Cũng như những người mới tập đánh máy chữ, ban đầu nhìn vào thấy nhiều chữ, rồi khi đụng ô chữ này, đụng ô chữ kia, hoặc muốn tìm một chữ phải nhìn rất khó khăn, đánh trật lên trật xuống, nhưng nếu khi đã học nhuần tay nhuần mắt rồi thì có thể đánh máy chữ bằng cách nhìn bên bản thảo và bên đây mười ngón tay đánh không nhìn chữ nữa, nó thuần thục bởi họ đã quen những ô chữ đó. Thì đây là muốn thí dụ, nếu qúi vị nghe chúng tôi trình bày mà qúi vị chưa quen qúi vị cảm thấy khó khăn qúa hay nghĩ rằng chắc là mình không thể niệm thọ được, thì qúi vị cứ nhớ thí dụ như người đánh máy chữ qúi vị sẽ không nản lòng, bởi vì học đúng phương pháp quán thì chúng ta sẽ thực tập rõ ràng và thấy nó chi li từng chi tiếc một cách nó xuất hiện thì chúng ta sẽ thấy rõ ràng. Thì khi nói đến Đức Phật dạy quán, thì khi quán trong tâm khởi lên một cảm thọ nào thì nhận ngay đây là thọ, có ba loại thọ: là khổ, lạc và bất khổ, bất lạc. Trong thọ khổ thì có khổ thân và khổ tâm. Nếu chia ra năm thọ thì khổ thân tức là thọ khổ, còn khổ tâm tức là thọ ưu. Nếu nói thọ lạc thì cũng có hai phần là thân lạc và tâm lạc. Thân lạc tức là tâm thân thức thọ lạc. Tâm lạc tức là trạng thái tâm thọ hỷ như tâm tham thọ hỷ hay tâm thiện thọ hỷ v.v... Còn thọ xả tức là bất khổ bất lạc, không khổ không lạc. Phân ra như vậy, một cảm thọ khởi lên nhận biết ngay đây là thọ, dù đó là thọ khổ hay thọ lạc, hay thọ khổ bất thọ lạc tức là thọ xả. Và xa hơn nữa thì có thể nhận thức ngay rằng cảm thọ khổ lạc này là bắt nguồn từ đâu, thì nhìn thấy chín nguồn sanh ra cảm thọ này là tập khởi của thọ, thì khi trong tâm khởi lên một cảm giác thọ khổ thọ lạc hay thọ khổ bất lạc mà nó bắt nguồn từ con mắt, tức là do một con mắt nhìn thấy một cảnh sắc nào đó như một bức tranh hay như chúng ta đi du lịch nhìn cảnh như núi non sông nước hữu tình vui vẻ v.v...Tất cả cái gì do con mắt nhìn mà thấy nó khởi lên vui, thì biết là đây là thọ lạc, biết rằng thọ lạc này sanh từ nơi nhãn xúc là tại sao? bởi vì do duyên con mắt, do duyên cảnh sắc thì khởi lên nhãn thức, sự kết hợp hay sự gặp gỡ của ba pháp này gọi là nhãn xúc. Từ nhãn xúc đó sẽ sanh thọ mới có những lộ trình tâm tiếp nối theo khổ, lạc hay bất khổ bất lạc khởi lên. Như vậy thì nhận thức ngay cái mình đang vui, đang buồn, hay đang khổ, đang lạc, hay bất khổ bất lạc này bắt nguồn từ nơi con mắt. Như vậy thì biết rằng hễ là thọ, nhất là thọ lạc thì là thọ duyên ái, do đó nên chỉ nhận là thọ là cảm thọ do thọ nào rồi cũng vô thường biến hoại. Đó là chưa nói xong, vì nói quá rồi qúi vị nghe càng lộn xộn hơn nữa, chứ nếu quán thọ là vô thường thì có mười hành tướng, quán thọ là khổ thì có 25 hành tướng, quán thọ là vô ngã thì có năm hành tướng. Đó là vấn đề chuyên môn, nếu muốn hành thiền quán cho có kết quả thì nhất định hành giả phải học thuộc hành tưởng vô thường khổ não vô ngã này. Và khi một cảm thọ khởi lên khổ, lạc biết ngay nó bắt nguồn từ con mắt, như vậy khổ, lạc này thì được xem như là thọ, thọ này là thọ nhãn tức là cảm thọ sanh từ nhãn xúc. Nhãn xúc sanh lên thọ. Phân biệt được như vậy sẽ không có sự lầm lẫn và không có sự lộn xộn. Rồi cũng vậy nếu một cảm giác thọ khổ, thọ lạc hay bất khổ, bất lạc khởi lên không phải do con mắt nhìn mà do tai nghe các tiếng khởi lên nhĩ thức, thì sự phối hợp của ba pháp này gọi là nhĩ xúc. Nhĩ xúc sẽ sanh thọ. Do vì nghe những tiếng đó mà khởi lên khổ, lạc hay bất khổ, bất lạc. Thí dụ như nghe tiếng nhạc thơ ngâm v.v... mình cảm thấy vui thích thì đó là chính vì thọ lạc bắt nguồn từ nhĩ xúc. Nhưng nghe những tiếng người ta nặng nhẹ chửi mắng đến tên mình cũng thấy đau khổ bực bội khó chịu thì biết cảm thọ này nó không phải sanh từ nơi con mắt hay là mũi, mà cảm thọ này sanh từ nhĩ xúc, tức là do duyên tai, mà do duyên các tiếng nhĩ thức sanh khởi, phối hợp ba pháp này gọi là nhĩ xúc, từ nhĩ xúc sở sanh thọ chỗ đó sanh ra những lộ trình tâm nối tiếp theo có khổ có lạc và có bất khổ bất lạc. Một trong những cảm thọ này khởi lên thì đó là hành giả quán chính chắn như vậy gọi là thấy đây là khổ, đây là tập khởi thọ khổ. Rồi cũng vậy khi một cảm thọ khởi lên khổ, lạc hay bất khổ, bất lạc mà không phải do con mắt thấy sắc, không phải do tai nghe tiếng, mà do mũi ngửi, khi mũi gặp mùi thơm những mùi thoáng khí, dưỡng khí hay thân khí, hoặc những mùi thơm tho như nước hoa chẳng hạn thì khởi lên sự sảng khoái dễ chịu trong tâm, thì biết rằng cảm thọ lạc này phát sanh lên không phải do mắt thấy, không phải do tai nghe mà do mũi, như vậy thọ này phát sanh từ tỉ xúc nên gọi là tỉ thọ, dù khổ, lạc hay là bất khổ, bất lạc bắt nguồn từ nơi mũi mà hễ thọ là duyên ái nên gọi là khí ác. Như vậy thì vị này chỉ biết cảm thọ là cảm thọ không để nó đi sâu hơn nữa. Rồi cũng vậy nếu có một cảm giác khổ hay lạc hay bất khổ bất lạc tương tựa như vậy mà hành giả nhận biết rằng đây là cảm thọ nhưng cảm thọ này không phải bắt nguồn từ con mắt, không phải bắt nguồn từ tai, không phải bắt nguồn từ mũi mà nó lại bắt nguồn từ lưỡi tức là khi mình ăn uống, khi lưỡi nếm vị thì đối với vị vừa ý vừa khẩu vị ăn ngon mình thấy sung sướng vui vẻ, còn nếu khi mình ăn phải vật thực không thích hợp thì sẽ khởi lên sự bực dọc khó chịu thì đó là thọ khổ, hoặc ngoài ra thì ăn những vật bình thường không khổ không lạc thì gọi là thọ xả hay thọ bất khổ bất lạc. Thì khi nó khởi lên một cảm thọ như vậy hành giả ghi nhận đây là thọ, dù thọ khổ, thọ lạc hay bất khổ bất lạc cũng vẫn cứ là cảm thọ, và biết xa hơn nữa cảm thọ này không phải phát sanh từ con mắt, cảm thọ này không phải bắt nguồn từ tai, cảm thọ này không bắt nguồn từ mũi mà cảm thọ này nó bắt nguồn từ lưỡi, như vậy thì chính là cái này gọi là thọ, tức là những cảm thọ khổ lạc và khổ bất lạc nó bắt nguồn từ vị xúc. Cũng vậy nếu khi thân xúc chạm một cảnh xúc nào mà có thể khởi lên khổ, lạc hay bất khổ, bất lạc thì hành giả nhận thức rõ đây là cảm thọ. Khổ, lạc hoặc bất khổ, bất lạc mà cảm thọ này không bắt nguồn từ con mắt, không bắt nguồn từ lỗ tai, không bắt nguồn từ lỗ mũi, không bắt nguồn từ lưỡi mà bắt nguồn từ thân xúc tức là do duyên thân, do duyên các cảnh xúc mà thân thức khởi lên, sự gặp gỡ ba pháp này gọi là thân xúc, xúc sẽ sanh thọ, tức là có những cảm thọ khổ, lạc này nó sanh từ thân xúc nên gọi là thân thọ, thọ thì duyên ái, do thọ nếu không có chánh niệm ghi nhận thì những kiết sử có thể sanh khởi lên nơi đó tức là tham ái, gọi là xúc ái. Rồi nếu một cảm thọ khởi lên hoặc khổ hoặc lạc, hoặc bất khổ, bất lạc mà hành giả nhận thức như tự mình ngồi suy nghĩ ra những vấn đề này vấn đề khác, nhớ đến những bài thơ, những bài kinh, bất cứ gì nhớ ra thì hay nghĩ đến dù tưởng hay tư, tưởng là nhớ, tư là suy nghĩ thì dù tưởng hay tư tức là nhớ lại, hay suy nghĩ đến vấn đề gì mà khởi lên khổ, lạc hay bất khổ, bất lạc thì nhận đây là thọ. Cảm thọ này hành giả tự nhận biết ngay là nó không bắt nguồn từ con mắt, cảm thọ này không bắt nguồn từ tai, không bắt nguồn từ mũi, không bắt nguồn từ lưỡi, không bắt nguồn từ thân, như vậy thì cảm thọ này nó ngoài năm loại trên rồi thì cảm thọ này nó bắt nguồn từ ý, tức là tự suy nghĩ lên đối với cảnh mà nó suy nghĩ ra thì do cảnh pháp, như vậy do duyên ý do duyên của cảnh pháp nên ý thức sanh khởi, sự gặp gỡ của ba pháp này gọi là ý xúc. Cũng vì ý xúc nên sanh thọ có khổ. lạc hay bất khổ. bất lạc, những thọ sanh từ ý xúc nên gọi là ý thọ, như vậy thì thấy rõ được đây là hành giả có thể nhận ngay đây là thọ. đây là tập khởi của thọ và khi ghi nhận một cảm giác có chánh niệm ghi nhận rồi thì nó diệt, nó được giải thoát ra khỏi sự tham ái chấp thủ. do đó nên khi đó qúi vị cảm thấy ghi nhận được thì nó đoạn diệt, như con mắt thấy sắc mà khởi lên vui ghi nhận nó như vậy thôi, rồi nó diệt thì đó là sự thọ đoạn diệt, đây là thọ, đây là thọ tập khởi, khi ghi nhận rồi thì thọ được diệt nó không tiếp theo nữa đây tức là thọ đọan diệt, mà thọ đoạn diệt này là do nhờ chánh niệm. Cũng như bài kinh chúng tôi thường nhắc: Có một vị hỏi Đức Phật mắt, tai, mũi, lưỡi, thân có đối cảnh sai khác thành cảnh sai khác tức là sắc, thinh, vị, xúc, mỗi căn có cảnh riêng không dung nạp lẫn nhau thì lấy gì làm quy hướng. Đức Phật trả lời là lấy ý làm quy hướng, bởi vì trong lộ trình tâm dù nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân tiếp sau đó là lộ ý nối tiếp theo nhất là khi rơi vào trạng thái cāvanā thì nơi đó mới có tham ái có vô minh hay si khởi lên nơi chặng đó từ tâm nhãn thức tiếp thu quan sát v.v... thì tham ái vô minh hay tư mà tạo nghiệp, tư là tâm sở có trong tất cả tâm, nhưng nói là nghiệp thì phải nói là tâm sở tư trong giai đoạn cāvanā mới sanh khởi. Trong bộ Paṭisambhidāmagga giải thích khi muốn thấy tướng sanh của thọ thì có thể thấy ngay trạng thái cảm thọ sanh khởi lên, như nãy giờ tôi đã trình bày hoặc nếu không thể nhận được như vậy, mà nhận được khía cạnh nào thấy do vô minh không thấy rõ bốn sự thật, thì khi thấy có vô minh sanh khởi thì có thọ, bởi vì vô minh tức là tâm sở si, còn thọ là tâm sở biến hành, do đó hễ có si thì nhất định phải có thọ, nên vô minh trong từ vô minh tập khởi thì có thọ tập khởi, hay khi khởi lên tham ái thì biết rằng trong tham ái có tâm sở si trong đó, mà trong đó thì có tâm sở thọ đồng sanh, nên khi nhận thức do tâm mình tham ái biết do tham ái sanh khởi là tập khởi có thọ tập khởi, hay nhìn về một khía cạnh trong khi tâm sở tư chủ sự chủ ý khởi lên sự như thọ lạc có tâm tham, hay đối với thọ ưu có tâm sân, hay bất khổ bất lạc với những tâm còn lại. Bất cứ thọ nào cũng là thọ, thì nhìn thấy như vậy thấy biết như vậy do sự điều khiển hay điều hành, đây là do diệt sanh khởi mà có thọ sanh khởi, nhớ rằng ở đây trong kinh gọi là nghiệp, cetana là nghiệp nhưng sở dĩ người ta dùng chữ nghiệp là muốn nhấn mạnh bởi vì bảy sát na cāvanā.... mới có khả năng tạo nghiệp, còn tâm sở tư từ trước đó thì tâm đoán hay tâm quan sát hay tâm tiếp thu cho tới tâm nhãn thức, trước đó là tâm khán ngũ môn, thì có tâm sở tư nhưng nó không phải là nghiệp, vì nếu gọi là nghiệp thì chỉ là nghiệp đồng sanh chứ không có nghiệp dị thời dị thục, tức là không có quả báo đời sau, do đó nên trong kinh điển ghi nhận rằng tâm sở tư là nghiệp nói chung dầu là nghiệp đồng sanh hay nghiệp dị thời di thục cũng được, nhưng trong Paṭisambhidāmagga thì lại nói là do nghiệp sanh khởi thì thọ sanh khởi vị ấy biết ngay như vậy, tức là thấy được cảm thọ tập khởi cảm thọ, hoặc giả như đã nói có thể ghi nhận được do xúc tập khởi thọ tập khởi, bởi như đã trình bày từ nhãn xúc là có tập khởi thì mới có thọ tập khởi, nhĩ xúc, thiệt xúc, tỉ xúc, thân xúc và ý xúc cũng vậy. Xúc là sở sanh thọ do đó nên khi thấy xúc tập khởi trong sự tập khởi của xúc có tập khởi của thọ, điều này thì học cho rành cho thuộc cho quen rồi muốn khởi lên quán thọ là vô thường, thì phải quán phải học cho thuộc hiểu cho rành về mười hành tướng vô thường như là vô thường thì có bắt đầu và có kết thúc, vô thường vì nó không tồn vững v.v... Rồi học qua 25 hành tướng khổ và năm hành tướng của vô ngã, cộng chung bốn chục của hành tướng này để quán về cảm thọ, thì khi học thuộc lòng hiểu được nghĩa rồi khi hành giả phát hiện tâm mình khởi lên thì sẽ nhận thức ra ngay, không còn bối rối, không còn lờ mờ, và nếu như không đi vào con đường này thì chúng ta có thể nhận một cách lờ mờ một cách không được chính xác lắm, do đó khi đề cập đến cảm thọ thì nếu muốn thực hành, muốn hành niệm thọ là quán về thọ, cũng như Đức Phật giải thích khi quán thấy thọ đây là thọ tập khởi, đây là thọ tập diệt thì chúng ta phải học kỹ những chi pháp này mới đưa đến kết quả. Đức Phật có nói rõ trong bộ Paṭisambhidāmagga phẩm 30 tức là phẩm cuối cùng, Ngài dạy rằng nếu khi quán về thọ là vô thường hay lạc là ngã, quán Niết Bàn là khổ thì sẽ không đạt được tùy thuận kham nhẫn, mà nếu không có tùy thuận nhẫn thì sẽ không có tánh cố định sanh khởi tức là tâm đạo, nếu không có chánh tấn cố định sanh khởi thì không thể có Tu Đà Hườn quả, Tư Đàm Hàm quả, A Na Hàm quả hay là A La Hán quả, nhưng nếu hành giả học thuộc như vậy quán sẽ thấy rõ thọ là vô thường, là khổ là vô ngã rồi từ đó thấy Niết Bàn là lạc hành giả có thể chứng đắc được tùy thuận kham nhẫn, hoặc khi có tùy thuận kham nhẫn thì sẽ đưa đến chánh tấn cố định tức là tâm đạo, mà hễ có tâm đạo thì sẽ có tâm quả phát sanh, đây là trong bài kinh về Vipassanakatha phẩm 30 của bộ Vô Ngại Giải Đức Thế Tôn thuyết giảng rõ ràng có những hành tướng 40 hành tướng như đã nói. Điều này rất hữu ích cho hành giả những người thực tập Vipassana tu tập, nếu không muốn tránh lầm đường lạc lối khi chúng ta nắm không chính xác, và khi thực hành đã nhuần đã nhiễn thấy được rồi vị này có thể một là bản thân vị ấy không rung động chủ thuyết của kẻ khác, và vị này cũng có thể thuyết giảng cho người khác thành đạt như mình thành đạt, như Đức Thế Tôn đã nói những người thật sự chứng đắc mới có thể đặt người khác vào một địa vị tương đương, tức là người có đắc chứng mới có thể hướng dẫn người khác cũng đắc chứng như mình. Và đây là những ý nghĩa chính tôi đã được học hiểu và cũng thực tập, và sẵn dịp đây cũng xin đóng góp trong đề tài “niệm thọ” hôm nay mà TT Giác Đẳng đã trình bày. Đây là xin tóm lượt đại ý như vậy, còn vấn đề chuyên môn đi sâu vào chi tiết thì nếu có duyên sau này chúng ta sẽ trình bày tiếp./. Thảo luận TT Trí Siêu: Trong bài học có hai vấn đề mà chúng ta có lẽ nên có một vài câu hỏi. Trước hết trong vấn đề này thì chúng con xin phép được thỉnh ý kiến Sư Trưởng hoan hỷ giải thích rõ thêm về vấn đề tu tập niêm thọ: 1) Niệm cảm thọ trực tiếp đến giác quan. 2) Niệm cảm thọ đối với các cảm thọ. Thì hai điểm này khác nhau như thế nào? Sư Trưởng: Tiếp theo câu hỏi của TT Tuệ Siêu chúng tôi xin trình bày như vầy. Nói về giác quan tức là nói đến mắt, tai, mũi, lưỡi và thân thì như đã trình bày khi mắt nhìn vào cảnh sắc khởi lên một cảm thọ nào - chắc chắn là phải có, không thể không có - bình thường chúng ta vẫn thấy người ta phải bỏ ra bao nhiêu tiền để đi du lịch hay mua những bức tranh, kể cả việc cưới hỏi nam nữ với nhau cũng do vì mắt trông thấy sắc. Tất cả những trạng thái đối với con mắt khởi lên thì là khởi lên cảm thọ. Tai, mũi, lưỡi cũng giống, nhưng nếu nói rằng vấn đề trực tiếp thì có thể nói ngay thẳng ra là khi nhận thức về con mắt chuyên như A Tỳ Đàm giải thích thì chỉ là thọ xả, nhưng tiếp theo những phần tâm kế đó như tâm tiếp thâu, tâm quan sát thì rất nhanh, trong khi gặp những cảnh là cảnh chân đế có thật, nhưng khi truyền qua cavana rồi thì sẽ khởi lên bằng ý nghĩa chế định. Ý nghĩa chế định cũng có thể một đối tượng, một cảnh đó, và với người này thì thấy là tốt người kia thấy là xấu, do vì chế định hay chân đế cảnh của người đó ký ức của họ có khác nhau, kinh nghiệm của họ có khác nhau do đó nên cùng một đối tượng mà người này thích người kia có thể không thích, thì đối với mắt như thế nào tai, mũi, lưỡi cũng như thế đó. Khi hành giả tu tập về niệm thọ thì chỉ ghi nhận cảm thọ là cảm thọ. Khi nhận được cảm thọ là cảm thọ thì sẽ không đi xa hơn nữa, còn nếu như không có chánh niệm để phân biệt như vậy thì sẽ đi sâu vào trong những lộ trình tâm cavana, rồi những lộ này khi tiếp theo nữa thì lộ ban đầu như vậy trực tiếp liên hệ đến giác quan, mà nhứt là trước giai đoạn cāvanā thì nó bắt cảnh chân đế, nhưng nếu hành giả không nhận thức kịp, không chánh niệm ghi nhận kịp để cho nó đi vào cāvanā khởi lên tham, sân,si chẳng hạn, rồi hằng triệu triệu hằng tỷ sát na lộ ý nối theo khởi lên sự vui, buồn bực hoặc là si, và những liên hệ khác nữa thì đây là do sự suy diễn trở thành vấn đề rắc rối và rất phức tạp, mà từ chỗ đó có thể không giống nhau ở điểm này như đã nói cùng một đối tượng có người thì khen, người kia thì chê chẳng hạn là do bắt cảnh tục đế mà ra. Thường trong kinh giải thích vô minh là chuyên bắt cảnh chế định, danh chế định, nghĩa chế định, từ chỗ đó mới có sở hành sai khác. Trong bộ Paṭisambhidāmagga giải thích về sở hành có ba loại như thức sở hành thì chỉ cho những tâm thức, nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, cho tới tiếp thu quan sát phân đoán, thì đây là những tâm duy tác thuộc về thức sở hành, nó chỉ khởi lên thôi nhưng nếu khi truyền vào cāvanā thì rẽ ra làm hai cách hai sở hành khác nhau. Nếu khi rẽ qua loại mà có trí tuệ để quán như đã nói quán về vô thường, khổ, vô ngã thì như vậy gọi là cái trí sở hành, tức là cāvanā đó có khởi lên những tâm thiện hợp trí quán thấy được sự vô thường, khổ não, vô ngã. Còn nếu không quán như vậy sẽ khởi lên tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến chấp đủ thứ thì đó là vô trí sở hành, tức là những sở hành này không có trí tuệ, bởi vì trong tâm tham, tâm sân, tâm si không có tâm sở trí tuệ nên gọi là vô trí sở hành. Chính chỗ này cho chúng ta thấy rõ về những tâm thức giai đoạn đầu gần gủi với nhãn thức thì lại sanh khởi từ nơi nhãn căn đối chiếu cảnh sắc. Khi nãy tôi dẫn chứng vị Bà La Môn hỏi Đức Phật, Đức Phật trả lời là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân có đối cảnh sai khác, hành cảnh sai khác, chúng không dung nạp lẫn nhau nên “ý” là chỗ qui hướng. Rồi vị Bà La Môn này hỏi tiếp “ý” lấy gì làm qui hướng? Đức Phật trả lời lấy “niệm” làm qui hướng, nếu có niệm thì dầu cho mắt, tai, mũi, lưỡi khởi lên ý thức, khởi lên thuộc về trí sở hành hay vô trí sở hành, thì vẫn có được chánh niệm ghi nhận rõ, chính vì chánh niệm này ghi nhận rõ thì những vô trí sở hành tức là tham, sân, si, mạn nghi tà kiến được đoạn diệt ở đây. Đó là căn bản của sự tu tập về chánh niệm cũng trong niệm thọ mà ghi nhận được như vậy. Rồi vị Bà La Môn này hỏi tiếp “niệm” lấy gì làm chỗ qui hướng? Đức Phật giải thích là lấy “giải thoát” làm qui hướng. Giải thoát ở đây tức là khi chánh niệm khởi lên hướng đến sự xuất ly, từ đó đoạn diệt chứ không hướng đến sự tập khởi, không hướng đến sự tham nhiễm, không hướng đến sự tích trữ v.v… thì chính niệm lấy giải thoát hay xuất ly để làm qui hướng. Rồi vị Bà La Môn này hỏi tiếp “niệm” lấy gì làm qui hướng Đức Phật giải thích lấy Niết Bàn làm qui hướng. Thật vậy nếu chúng ta học kỹ trong bộ Paṭisambhidāmagga thì khi quán thấy sự vô thường, khổ não, vô ngã, thì mới thấy rõ hữu vi hay ngũ uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, thức có vô thường, thì Niết bàn không có cái vô thường nó là không bền vững, mà Niết Bàn là bền vững hay thấy hữu vi là sắc, thọ, tưởng, hành, thức là khổ bởi vì bị sanh diệt bức bách, thì Niết Bàn không có khổ. Thấy hữu vi sắc, thọ, tưởng, hành, thức là khổ bởi vì nó như ung nhọt như mũi tên v.v… thì quán thấy Niết Bàn không như ung nhọt, không như mũi tên v.v… Hay quán thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã bởi nó như xa lạ, thì Niết Bàn không xa lạ. Sắc, thọ, tưởng, hành thức là trống rỗng, Niết Bàn không trống rỗng. Sắc, thọ, tưởng, hành thức là vô dụng, Niết Bàn không phải là vô dụng v.v… Như vậy vị ấy thấy rõ được ý nghĩa Niết Bàn là chỗ qui hướng của “niệm”. “Niệm” thì lấy “giải thoát” làm qui hướng. “Giải thoát” lấy “Niết Bàn” làm qui hướng, thì quán thấy rằng ngũ uẩn là vô thường, khổ não, vô ngã. Niết Bàn thì không vô thường, khổ não, vô ngã, nên mới gọi là “giải thoát” lấy “Niết Bàn” làm qui hướng. TT Tuệ Siêu vừa hỏi chúng tôi về cảm giác trực tiếp về nơi giác quan, và có cái vừa gián tiếp, gián tiếp thật sự là vì có cách ly tức là lộ ý nối theo sau. Và phương pháp niệm thọ như đã được trình bày ở trên tương đối như vậy cũng khá dài, tôi nghĩ rằng qúi vị nghe qua có thể nhận được lỗ đỗ thôi, chứ không thể nhớ hết hay là hiểu hết được. Nhưng như đã nói khi nãy nếu như hành giả muốn thực tập thì phải chịu học kỹ vấn đề này rồi thì sau hành mới có kết quả, qúi vị đừng cho rằng khó khăn cũng như thí dụ chúng tôi đã nói khi nãy nếu người mới tập đánh máy chữ mà thấy khó khăn, có quá nhiều chữ phải mò phải kiếm từng chữ thì nản long, mà do nản lòng thì sẽ không thể trở thành người đánh máy chữ một cách thiện xảo, khi qúi vị học thuộc lòng các ô chữ biết phương pháp đánh thuần thục rồi, thì có thể con mắt qúi vị nhìn bản thảo mà mười ngón tay qúi vị vẫn đánh lên những ô chữ chính xác như thế nào, thì ở đây nếu qúi vị học về những hành tướng vô thường, khổ, vô ngã cho rõ, quán học về ngũ uẩn cho rõ, quán như vậy thì sẽ không có vấn đề gì rắc rối lờ mờ, nó cũng dễ tương tựa như học đánh chữ vậy thôi. Đây là sự đóng góp của tôi. Thảo luận TT Tuệ Siêu: Nếu chúng ta lắng nghe bài học ngày hôm nay thì chúng ta sẽ có được một cảm nhận về phương pháp thiền gần gủi với chúng ta, rất là gần gủi. Quả thật trong đời sống của chúng ta đa phần là bị cảm thọ chi phối, và có lẽ là cũng tùy theo cơ tánh của mỗi người nên khi hành thiền, có người thì niệm thân quán có người thì niệm thọ quán. Và thân quán thì có người khi chánh niệm họ khó cảm nhận được tánh chất vô thường, khổ của danh sắc, nhưng riêng chúng tôi thì chúng tôi có cảm giác là hành pháp môn niệm thọ thì dễ cảm nhận được tánh chất vô thường, khổ. Bởi vì trong bất cứ trường hợp nào cảm thọ cũng sanh khởi, dầu cho thuần túy năm giác quan tiếp xúc với đối tượng ngoại cảnh cũng có cảm thọ, hoặc là từ cảm thọ của năm giác quan đó có thể trợ bằng cách thường cận y duyên cho các cảm thọ sau của động lực thiện hay bất thiện sanh khởi. Thì chúng ta ghi nhận những cảm thọ đó chúng ta sẽ theo dõi được tiến trình sanh và diệt của danh sắc qua hiện tượng cảm thọ sanh diệt. Ở điều này thì trong lớp thiền khi nghe giảng chúng ta phải nên có cách nghe khác hơn là khi chúng ta nghe giảng chi pháp. Lúc nghe giảng về phương thức thiền định lúc đó chúng ta phải áp dụng liền thì sẽ ghi nhận, sẽ lãnh hội sự giải thích của vị Thiền Sư, giải thích rất rõ. Nếu như chúng ta nghe giảng về thiền mà nghe giống như nghe thuyết pháp thì có lẽ sẽ không lãnh hội được nhiều. Đây là điều chúng tôi kinh nghiệm với cá nhân của chúng tôi như khi nghe Sư Trưởng giải thích thì chúng tôi ngồi thả lỏng và lắng nghe cảm thọ để đối chiếu với những điều mà Sư Trưởng giải thích thì chúng tôi mới nhận ra rằng điều đó là như vậy. Nó có chỗ hay ở chỗ đó cho nên trong một lớp học thiền chúng ta nên vận dụng tối đa thời gian, không gian yên tịnh và tập trung, không nên để chi phối nhiều về những việc làm khác ở bên ngoài, thì như vậy sẽ học được nhiều kinh nghiệm trong pháp thiền. Biết đâu một lúc nào đó chúng ta lại cần thiết đến những phương thức tu tập này để chúng ta có thể trấn an được nội tâm, thuyết phục được nội tâm mình. Thảo luận TT Tuệ Siêu: Là một vị đã có thời gian tu thiền bên Miến Điện trở về chắc hẳn là có ít nhiều kinh nghiệm trong pháp tu tập thiền định. Vậy thì câu hỏi này có tánh cách riêng tư một chút, khi ĐĐ Pháp Đăng hành thiền thường thường ĐĐ thấy rằng chính bản thân mình với đề tài niệm thân hay đề tài niệm thọ, đề tài nào dễ làm cho ĐĐ an trú niệm dễ hơn? ĐĐ Pháp Đăng: Vấn đề này thì con xin trả lời rằng từ xưa đến giờ con thích theo dõi hơi thở, nếu là đề mục hơi thở theo trong sự phân tích thì đề mục hơi thở có thể làm đề mục thiền định và thiền tuệ cũng được. Đề mục hơi thở thì con đã tu tập nhiều, trước kia có sự gần gủi Sư Trưởng, nghe Sư Trưởng nói về để mục hơi thở, rồi con cũng chỉ theo dõi hơi thở vào thở ra mà thôi. Sau này qua bên Miến Điện hành thiền thì Ngài Thiền Sư bên đó dạy niệm tâm, nghĩa là tâm của mình biết được khi có những cảm giác gì hay một cảm giác cảm thọ, hay bất luận cái gì sanh khởi lên thì tâm mình phải có biết như vậy. Thí dụ mình đang đi mà đứng lại thì mình cũng phải ghi nhận là mình đứng, hay mình ngồi thì cũng phải ghi nhận là mình đang ngồi. Thiền viện bên Miến Điện, vị Thiền Sư bên đó dạy về niệm tâm để theo dõi tâm mình như thế nào, khi mình ngồi, khi mình ăn thì mình coi tâm của mình như thế nào, hoặc khi mình đang đi mà mình đứng lại mình cũng ghi nhận mình đứng lại, hoặc trong lúc mình ngồi thì có bất luận gì thì mình cũng nên có phản ứng như thế nào. Ngài Thiền Sư dạy niệm tâm, nhưng con lại vẫn thường theo dõi hơi thở đối với sự suy nghĩ theo phương pháp niệm tâm có nghĩa là mình thở ra thở vào rồi mình thấy có cảm giác gì hay có niềm vui gì, hay từ nhĩ căn nghe được và những tiếng đó làm mình có bực dọc hay không mình cũng cảm nhận như vậy. Thì theo con học thì con thấy rằng đề mục hơi thở mà từ hồi nào đến giờ con rất thích đề mục này, nếu là đề mục niệm tâm thì con đang hành hơi thở như vậy, thì đây là nói về sự hành trì mà có thời gian rảnh thì vẫn theo dõi hơi thở ra vào mà thôi. Cũng có thời gian niệm tâm bên đó thì bây giờ về con cũng có một sự ghi nhận như vậy hơi thở ra hơi thở vào, rồi có những lúc tâm biết ngồi đau hoặc nằm thấy mình đau hay một sự nóng bực bội khó chịu vì thời tiết, thì cũng phải nói rằng có kinh nghiệm mình thấy như thế nào khi mình có những ngoại cảnh những búc xúc và đối với thân mình khó chịu thì mình biết thì tâm mình ghi nhận như thế nào, sau này con có thể áp dụng thêm phần này trong vấn đề theo dõi hơi thở, lúc nào mà theo dõi hơi thở không có những cảm giác nào thì chỉ theo dõi hơi thở thôi, hoặc là không có phản ứng gì chỉ theo dõi hơi thở ra thở vào thôi, khi có một cái gì hay tiếng động làm cho mình khó chịu thì tâm mình ghi nhận sự kiện đó. Đây là một kinh nghiệm trên bản thân của con mà TT hỏi, con xin trình bày như vậy. 5) Ni Sư Liễu Pháp TT Tuệ Siêu: Trong đề tài hôm nay chúng ta học về “niệm thọ” của lớp Thiền Học. Ở đây có một vấn đề mà có lẽ là chúng ta có thể hiểu được mặc dầu chúng ta không chuyên môn về pháp thiền như những vị chuyên môn chuyên chú về pháp hành. Nhưng ở đầy theo Ni Sư Liễu Pháp thì trong khi những cảm thọ đang sanh khởi chúng ta ghi nhận cảm thọ đó, ghi nhận bằng chánh niệm như vậy thì sự ghi nhận chánh niệm ghi nhận cảm thọ này là nhằm một mục đích để diệt trừ cảm thọ đang sanh đó hay là để tạo nên một cảm thọ mới trong lúc mà chúng ta hành thiền, vấn đề này hơi tế nhị một chút và có lẽ câu hỏi cũng làm cho chúng ta hơi khó hiểu, nhưng nếu Ni Sư Liễu Pháp đã hiểu được ý nghĩa của câu hỏi xin mời Ni Sư. Ni Sư Liễu Pháp: Ở đây thì theo con nghĩ khi mình niệm thọ tức là mình quan sát. Thì cảm thọ đó khởi lên như thế nào và diệt đi như thế nào đều ghi nhận một cảm thọ. Mỗi khi nó khởi lên thì đều có sự sinh, trụ và diệt của nó. Và khi cảm thọ này diệt thì cảm thọ khác sẽ sinh lên cứ tiếp tục như vậy. Thật sự cảm thọ đến rất nhanh, có người chỉ thấy sự diệt đi không thấy sự sanh lên trong thời gian đầu khi chánh niệm chưa đủ mạnh. Tùy theo mức độ người này có thể thấy được cả hai tức là cả sự sinh và diệt, hay chỉ thấy sự sinh thôi, hay chỉ thấy sự diệt thôi. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây không phải là để khi nhận ra một cảm thọ thì không có tính so sánh mức độ về cảm thọ, bởi vì bình thường với một người không hành thiền thì thường có hai khuynh hướng một là cảm thọ mà dễ chịu thì mình muốn dính mắc, mình khởi tâm tham muốn cảm thọ đó còn hoài. Chẳng hạn như cảm thọ mát mẻ dễ chịu, hoặc khi ngồi thiền mình cảm thấy rất an lạc rất thoải mái thì mình thích có được cảm giác đó, và mỗi lần vào ngồi thiền thì chỉ muốn có cảm giác đó xuất hiện. Ngược lại khi nào cảm giác đau nhức, mỏi, nóng nảy đến do mình ngồi lâu hoặc do trời nóng, thì mình mới có ý muốn đẩy cảm giác đó đi, muốn cho nó mất đi, thì đó là khuynh hướng tâm sân. Hoặc khi cảm thọ khó chịu hay được cảm thọ dễ chịu hay khó chịu, còn thường cảm thọ xả vi tế quá thì mình không thấy được, đó là trạng thái vô minh khiến không ghi nhận được cảm thọ nào đang xảy ra. Nhưng một người có duy trì chánh niệm ghi nhận có sự sinh diệt và vô thường, và có dễ chịu thì cũng vô thường, có khó chịu thì cũng vô thường, cũng có trạng thái rất bình thản rất khách quan và không nghiên bên này bên kia, và sẵn sàng chấp nhận mọi cảm giác đến rồi đi để chỉ là một sự đi suôi giòng của các pháp mà thôi. Thành ra ở đây bất cứ cảm thọ nào khởi lên mình đều ghi nhận và đều có thái độ khách quan bình đẳng như nhau cả, hoặc cảm thọ dễ chịu hay khó chịu mình cũng ghi nhận một cách bình đẳng như nhau, tức là giống như một người ngồi ngắm cảnh nào mình đi qua và không trở lại, như vậy cảm thọ đi qua không có trở lại và mình không đặc biệt chú trọng một cơn sóng nào cả. Theo con thì cái nào nó đến rồi nó cũng đi, cái này vừa mới đây thì liền cũ trong sát na sau, cho nên mình chỉ ghi nhận ngay trong hiện tại, tức là cảm thọ nào phát sinh trong hiện tại thì mình ghi nhận ngay cảm thọ đó./. Thảo luận TT Tuệ Siêu: Xin Sư Trưởng hướng dẫn cho đại chúng một phương pháp về các pháp môn niệm thọ mà ở đây chúng con xin đặt ra một câu hỏi. Trong trường hợp một người họ thực hành thiền định với pháp môn niệm thọ tức là người đó nếu như có cảm thọ sanh khởi thì họ niệm nếu như trường hợp không có cảm thọ rõ rệt, họ tạo ra một cảm thọ để họ ghi nhận như vậy có được không? Thí dụ chẳng hạn như khi ngồi yên thì lúc bấy giờ thân cũng thoải mái tâm cũng khinh an không có dấu hiệu cảm thọ vui hay buồn một cách rõ rệt, bây giờ người đó có thể tạo cho mình một cảm thọ như là hai bàn tay họ cử động các ngón tay để ghi nhận cảm giác đó như vậy có được hay không? Đây là một vấn đề có tánh cách thực tiễn áp dụng trong việc tu thiền, điều này chúng con kính thỉnh Sư Trưởng chỉ dạy. Sư Trưởng: Tiếp theo là câu hỏi của TT Tuệ Siêu về thiền định. Với thí dụ TT Tuệ Siêu vừa đưa lên thì tôi nghĩ rằng nếu qua câu nói là: Trong khi ngồi yên lặng, thân thoải mái tâm cũng khinh an, thì như vậy chứng tỏ rằng có cảm thọ chứ không phải là không có cảm thọ. Ghi nhận thân thoải mái thân thức thọ lạc, tâm cảm thấy nhẹ nhàng khinh an thì đó là tâm lạc. Dù thân lạc hay tâm lạc thì nó vẫn là lạc, mà lạc là thọ. Như vậy cứ ghi nhận là hiện tại trạng thái đó là thọ. Trong Paṭisambhidāmagga cũng như trong Thanh Tịnh Đạo cũng có giải thích cho chúng ta về quán: Nếu như ngồi yên lặng thân thoải mái, tâm khinh an như vậy thì vị này biết rằng lúc đó là thọ lạc, và ghi nhận được trạng thái thọ lạc, rồi thì tâm ghi nhận đó nó diệt đi, dấy lên một tâm nữa quán tâm vừa quán thọ lạc thì nó vẫn là thọ lạc. Hay là có khi thấy thọ lạc thoải mái vui thích khởi lên thọ hỷ thì ghi nhận thọ hỷ. Thọ hỷ hay thọ lạc thì nó cũng vẫn là thọ lạc, dù thân lạc hay tâm lạc, rồi cứ như vậy quán chồng lên tâm thứ nhì quán tâm thứ nhất, tâm thứ ba quán tâm thứ nhì cho tới tâm thứ mười quán tâm thứ chín bởi vì dù thân ngồi yên tịnh nhưng tâm vẫn diễn tiến. Còn nếu như không có một cảm thọ khởi lên như bực bội hay khó chịu thì như vậy cứ tiếp tục quán, vì khi quán thấy thọ như vậy thì thấy thọ dù khổ hay khổ bất lạc thì cũng là vô thường, do đó nên có thể tiếp tục quán những cảm thọ, bởi vì cảm thọ trước đã diệt rồi, nó không phải là cảm thọ sau mà sát na tâm sau thì khởi lên vẫn có cảm thọ chứ không phải là không có cảm thọ. Đối tượng vừa qua trôi vào quá khứ trở thành sở tri hay đối tượng là cảnh, tâm hiện tại như tâm thứ nhì qua tâm thứ nhất thì nó là năng tri, cứ quán như vậy rồi thì sau đó lại tiếp tới giai đoạn thứ ba - đây là nói theo cách quán thôi chứ không phải là mỗi sát na điều chỉnh tâm được, vì mỗi khảy móng ta tâm sanh hàng tỷ sát na. Nhưng sở dĩ trong Paṭisambhidāmagga lại giải thích như vậy tức là sự quán sau xét vừa qua đã diệt thì khoản mười như vậy thôi không đi xa hơn nữa. Rồi có thể tiếp tục bắt đầu ghi nhận rõ thì cũng kể như là một, rồi ghi nhận tiếp tục mười nếu không có cảm thọ biến đổi thì cũng bắt đầu trở lại ghi nhận trạng thái tâm vừa diệt là một, rồi tâm hiện tại vừa trôi qua cứ như vậy mà quán. Hoặc giả là nếu như hành giả đã đắc sơ thiền chẳng hạn thì đương nhiên có trạng thái hỷ lạc phát sanh, nếu là trạng thái thô thiển thì nhận thấy cảm thọ hỷ thở vô, cảm thọ hỷ thở ra hay, thấy thân được thoải mái thì ghi nhận đó là thọ lạc, thì cảm nghiệm thọ lạc thở, vô cảm nghiệm thọ lạc thở ra. Cứ một trong hai cách đó có thể ghi nhận để niệm. Còn cách hành giả tìm cảm thọ qua cách như co ngón tay hay rời cảm thọ lên mặt, lên vai, lên bụng, lên lưng, xuống chân, thì cũng vẫn được bởi vì dù cách nào đi nữa thì đặt tâm ở vùng nào thì thân thức cũng khởi lên ở vùng đó, hễ có thân thức thì có cảm thọ, hễ có cảm thọ thì là đối tượng của niệm cũng vẫn được không có hại gì cả. Nếu như niệm chồng lên như trong Vô Ngại Giải Đạo và Thanh Tịnh Đạo giải thích như vậy, đối với hành giả mà không được rõ rệt, có cảm thọ chứ không tâm nào mà không có cảm thọ. Nhưng nếu như họ thấy niệm không rõ ràng thì có thể làm những động tác như đi kinh hành dở-bước-đạp với hình thức thô hơn để ghi nhận, và đến lúc nào thấy tâm đã vi tế nhận được thô và đến lúc muốn từ bỏ cái thô thì ghi nhận cái tế, thì đây chính là cảm nghiệm tâm hành thở vô, cảm nghiệm tâm hành thở ra, ghi nhận tâm hành đó là thọ hay tưởng là thô hay tế rồi riết tập quen rồi thì có thể từ bỏ cái thô giữ lại cái tế, thì đó là an tịnh tâm hành thở vô, an tịnh tâm hành thở ra. Đây là bốn đề tài nói về niệm thọ, bắc đầu từ niệm hỷ thở vô, niệm hỷ thở ra, cảm nghiệm là thở vô, cảm nghiệm là thở ra, nghiệm tâm hành thở vô, nghiệm tâm hành thở ra, an tịnh tâm hành thở vô, an tịnh tâm hành thở ra, thì đó cũng nằm trong vấn đề cảm thọ tuần tự thứ lớp làm sao nếu bắt vi tế không được thì phải bắt cái thô, đến khi cái thô rõ rệt lúc bấy giờ cần thấy như là không khó khăn gì thì ghi nhận một trạng thái vi tế hơn, và làm sao cho tâm hành từ bỏ những cái thọ cái tưởng nó thô, thọ tưởng mà thô thì là bât thiện, thì còn thọ tưởng trong tâm thiện là tế, rồi thọ tưởng trong thiện sẽ là thô, thọ tưởng trong vô ký là tế. Cứ từ bỏ cái thô còn tu tập là cái tế nếu nhận được, còn nếu không nhận được cái tế thì phải trở lại cái thô tức là trạng thái nào rõ rệt hành giả có thể nắm bắt được thì vinh vào đó lấy nó làm đối tượng để niệm. Tại sao phải làm vậy? bởi vì tâm là phải suy nghĩ mà không có đề mục để niệm để ghi nhận thì sẽ nghĩ vẩn vơ, nghĩ cái này nghĩ cái khác, nhớ cái này nhớ cái nọ v.v… Do đó những tạp tưởng như vậy, vì phóng tâm như vậy, bây giờ muốn gom vào một bằng trạng thái tâm để gìn giữ chánh niệm, bởi vì nếu không tu tập chánh niệm thì chúng ta sẽ không biết, còn nếu như ghi nhận tu tập chánh niệm rồi thì chúng ta mới thấy từ vô thỉ đến giờ là nói xa, còn ngay trong kiếp sống hiện tại từ nhỏ đến lớn đến hiện tại bây giờ thì gần, chúng ta đang làm những điều không đáng làm, tức là những hành động không đáng làm mà chúng ta làm, rồi chúng ta nói những lời không đáng nói, hay thậm chí chúng ta lại để ý suy nghĩ những điều không đáng suy nghĩ, thì bây giờ để muốn hàng phục giòng tâm đó thấy những ý nghĩ vẩn vơ hoặc suy nghĩ những cái không đáng suy nghĩ. Thí dụ như người quen về thương trường buôn bán thường nghĩ tới việc buôn bán, mà dầu họ buôn bán không phải là chính thức mà họ như là thường cận y duyên họ thấy người ta làm họ cũng khởi lên ý nghĩ, rồi những nhà kinh doanh, những nhà chính trị, những nhà quân sự, những nhà thể thao v.v…phần nhiều họ có tâm khuynh hướng nghĩ vấn đề nào nhiều thì tâm khuynh hướng về đó, nếu như không có chánh niệm ghi nhận biết rõ thì sẽ nghĩ vẩn vơ dù làm hay không làm thì vẫn nghĩ . Dù việc đó của mình hay của người khác họ cứ vẫn nghĩ. Bởi vì hễ có tâm phải có sự suy nghĩ chứ không thể nào không có sự suy nghĩ. Bây giờ phải tìm một đối tượng để cho tâm vững trú vào trong đó nên chánh niệm có nghĩa là thiết lập hay là an lập, tức là đặt để vững chắc, không để tâm phân vân phóng túng, không để tâm bị tản mạn các nơi, mà gom vào một đề mục. Thì như đã nói nếu thân thoải mái thì tâm khinh an nó vẫn là có cảm thọ, chính là thọ lạc. Nhưng nếu hành giả không bắt được và muốn làm một động tác khác thì cũng có thể được. Rồi khi nào những động tác thô mà hành giả có thể nhận được nó quá rõ rệt, cảm thấy là không khó khăn gì, thì từ bỏ cái thô rồi nhận thực tế thì sẽ ghi nhận được trạng thái cảm thọ hiện tại vào lúc đang đi, đang đứng, đang nằm, đang ngồi, hay là cảm thọ đó là khổ hay lạc hay bất khổ bất lạc với chánh niệm thuần thục hành giả sẽ ghi nhận không có khó khăn gì đây là phương pháp niệm thọ. Đại ý là như vậy Thảo luận TT Tuệ Siêu: Kính tri ơn Sư Trưởng, thật là hạnh phúc cho chúng con, trong lớp học thiền có mặt Sư Trưởng là một vị có nhiều kinh nghiệm qua pháp hành cũng như pháp học nhất là qua bản thể A Tỳ Đàm. Đây là một điều rất ích lợi khi chúng ta thực hành phương pháp thiền, khi biết được như vậy thì sự tu tập của chúng ta sẽ trở thành như tự mình làm hải đảo, tự mình nương tựa chính mình, tự mình lấy pháp làm hải đảo nương tựa vào chánh pháp rất là lý thú rất là lợi ích cho chúng ta. Bây giờ chúng ta lại có câu hỏi khác cũng trong đề tài học ngày hôm nay tức là niệm thọ. Câu hỏi là: Mình tu tập thiền quán với đề tài “niệm thọ” khi cảm thọ sanh khởi chúng ta chánh niệm ghi nhận loại cảm thọ đó thì tất nhiên cảm thọ đó sẽ biến mất, nhưng bây giờ chúng ta lại đặt một vấn đề là ở trong pháp đối trị 5 triền cái thì lạc là đối trị trạo hối cái, như vậy thì cảm thọ lạc mà nó sanh khởi giúp cho vị hành giả sẽ tập trú mạnh hơn khắn khích hơn và không bị trạng thái phóng tâm, thế thì cảm thọ lạc này chúng ta có cần phải duy trì hay không và duy trì bằng cách nào? Ni Sư Liễu Pháp: Khi mình nói 5 thiền chi mà đối trị với 5 triên cái thì cái này xuất hiện ở tâm thiền là gọi là tâm sơ thiền, khi tâm của một người hành thiền mà chú trọng vào đề mục của mình chú tâm vậy thôi thì dần dần 5 chi thiền là: tầm, tứ, hỉ, lạc và định này thì TT Tuệ Siêu đã lấy ra một thiền chi là lạc thì nó nối tiếp những cái gì mình đã làm trong trạo, nó phóng dật cứ bắt đối tượng này bắt qua đối tượng kia. Thường thường quí vị thấy khi bắt đầu ngồi thiền, khi mới ngồi thì tâm phóng thì sự phóng tâm này nó xảy ra là do mình tâm không được sự rèn luyện quen cho nên giống như tâm viên ý mã nó cứ bắt cái này bắt cái kia. Nhưng khi một người hành thiền tới mức độ có sự định tâm vừa phải, và có sự thoải mái, thì khi có sự thoải mái ở trong thì rất là an lạc. Khi ngồi qúi vị thấy là có lúc nào mà ngồi thì cảm thấy tinh thần mình rất là thoải mái rất là dễ chịu, và dù không cố gắng đi nữa thì tâm vẫn có thể định và không bị sự phóng tâm nữa thì đó là do yếu tố lạc phát sinh, và yếu tố này là nó phát sinh một cách tự nhiên không có chạy theo cảnh. Thật ra cái lạc này không phải là một cảm thọ như mình nói rằng thọ lạc ở trong thọ lạc bình thường, mà cái cảm thọ lạc này là một chi thiền và cái thiền chi này một người hành giả mà muốn tu tiến bộ thì chắc chắn phải làm sao để các chi thiền này nó vững mạnh, thì người này phải luôn luôn chú tâm vào thân, thể xác mình phải có một sự quân bình và khi mà sự quân bình này được tồn tại được duy trì theo thì các chi thiền nó sẽ càng mạnh mẽ hơn, cho nên theo con nghĩ thì có thể duy trì các thiền chi này bằng cách liên tục duy trì cái sự chánh niệm, sự ghi nhận trên đối tượng mà mình đang thực hành có một sự quân bình về các yếu tố, như là các thiền chi đã xuất hiện mình cố gắng duy trì thì các thiền chi này nó tự động sẽ bớt xuống lần lần, chẳng hạn như chi tầng sơ thiền có đủ cả tầm, tứ, hỷ, lạc, định nhưng khi lên tới sơ nhị thiền thì sẽ không còn tầm, tứ nữa chỉ còn hỷ, lạc, định, rồi lên tới tam thiền thì không còn hỷ nữa chỉ còn lạc và định, và cuối cùng lên tới tứ thiền thì chỉ có hành trình tu tập nếu như người nào biết hành đúng mức thì sẽ đi đến các tầng thiền như vậy. Thì nếu như biết phương pháp người này sẽ có được một sự tu tập dễ dàng thoải mái chứ không phải khó chịu như là lúc ban đầu nữa, bởi vì lúc ban đầu khó khăn là do các triền cái khuấy phá khởi lên khiến mình không thể tập trung vào sự tu tập như khi các thiền chi khởi lên rồi mà duy trì tiếp tục thì sẽ rất là dễ dàng trong việc tu tập thiền chỉ hay là thiền quán.
Phần đúc kết TT Tuệ Siêu: Hôm nay chúng ta đã học về lớp thiền với đề tài niệm thọ xuyên qua bài giảng của TT Giác Đẳng và qua phần thảo luận của Chư Tăng nhất là phần giải thích những điều liên quan đến đề tài do Sư Trưởng thuyết, chúng ta đã ghi nhận được nhiều kinh nghiệm trong việc mà chúng ta tu tập đề tài cảm thọ, đời sống của chúng ta bị chi phối rất nhiều về cảm thọ. Có thể nói rằng trong cuộc đời của chúng ta trong cuộc sống của chúng ta cảm thọ như là một món ăn, nếu cảm thọ lạc, cảm thọ xả thì nó là món ăn bồi dưỡng, nhưng nếu là cảm thọ ưu cảm thọ khổ thì nó sẽ như là một món ăn cay và đắng. Nhưng trong cảm thọ hỷ lạc đó nếu mà cảm thọ hỷ lạc từ nơi tâm tham tâm si từ nơi tâm tham tâm bất thiện thì như vậy hỷ lạc này nó có vị ngọt nhưng nó rất độc hại. Còn những cảm thọ hỷ lạc phát sanh lên do tâm thiện thì đó là vị ngọt nhưng nó vô hại. Khi nhận biết ý nghĩa chung chung này trong việc tu tập thiền cũng như trong việc mà chúng ta áp dụng phương pháp niệm thọ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, với chánh niệm chúng ta ghi nhận chúng ta sẽ gạn lọc và chúng ta sẽ tự nhiên duy trì được những cảm thọ thức ăn bồi dưỡng cho tâm, như khi chúng ta chánh niệm đối với cảm thọ khác đang sanh, thì ngay trong khi chánh niệm sanh khởi với trạng thái tâm thiện thọ hỷ hoặc là thiện thọ xả, thì chánh niệm đó đã có cảm thọ hỷ, cảm thọ xả, và chánh niệm liên tục có nghĩa là cảm thọ hỷ thọ xả này được duy trì với một trạng thái tâm thọ lành mạnh. Cho nên trong vấn đề này chúng ta không cần phải chú ý đến việc mà chúng ta nên gìn giữ hay không nên gìn giữ, mà chúng ta chỉ nên chú ý đến một vấn đề là chánh niệm đối với cảm thọ đang sanh, chánh niệm đó liên tục hay không chỉ nên chú ý đến chỗ đó thôi, còn cảm thọ tự nó phát sanh do nơi tâm thiện có niệm tương ưng thì điều đó tự nhiên nó đến tự nhiên nó tồn tại. Đó là nội dung của bài học ngày hôm nay mà chúng ta đã học qua./.
|
|