[Bài 01]
Giới thiệu - Bồ Đề Phần
Phần Thảo Luận
Thảo Luận – TT Thích Giác Chánh
Giảng ngày 14 tháng 5 năm 2007 trong lớp Thiền Học, Paltalk
Chánh Hạnh chuyển biên ngày 15 tháng 5 năm 2007
Rất hoan hỷ nghe TT Giác Đẳng giới thiệu phương pháp thực tập Tứ Niệm Xứ. Thật vậy trước đây Ngài Tịnh Sự có giảng dạy cho tôi về cách thực tập Tứ Niệm Xứ, Ngài cho nhiều thí dụ rất chuẩn mực chính xác, và rất phù hợp với ý TT Giác Đẳng đã giới thiệu.
Đối với phương pháp Tứ Niệm Xứ chẳng những bây giờ mà trước đây cũng vậy. Người ta có quan niệm Niệm thân rồi niệm thọ, niệm thọ rồi mới niệm tâm, niệm tâm rồi mới niệm pháp. Nhưng với Ngài Tinh Sự không chấp nhận như vậy, Ngài nói rõ dù bài kinh Tứ Niệm xứ hay Đại Tứ Niệm Xứ Đức phật có phân tích thân ra thân, thọ ra thọ, tâm ra tâm, pháp ra pháp cho rõ ràng để hành giả khi được thiền sư hướng dẫn phần pháp nào đó biết rõ khi ứng dụng mà thôi. Không phải là niệm thân rồi mới niệm thọ, làm như vậy không đúng với tu tập chánh niệm.
Ở đây có hai ví dụ cho chúng ta ghi nhận rõ về phần Năng và Sở. Nói về Năng hay Tri hay Năng quán tức là nói về chánh niệm. Ngài Tịnh Sự cho ví dụ giống như người thực tập võ nghệ dầu cho có đánh tứ trụ là đông tây nam bắc, dù cho đi đường thiệu đường quyền phải thực hiện đầy đủ các chi tiết như vậy. Nhưng khi lâm trận hay lên võ đài, không phải đánh như lúc học thực tập đi đường quyền mà đánh trả từ hướng nào có đối thủ tấn công. Mặc dầu đang đánh ở phía trước nhưng nghe tiếng gió phía sau phải quay lại đỡ đòn ngay tức khắc. Như thế nào hành giả tu tập về chánh niệm cũng vậy. Khi có đối tượng nào sanh lên mạnh và rõ nhất như là thân, hay thọ hay tâm, hay pháp thì chánh niệm ghi nhận thứ ấy. Chứ nếu như nói trong khi tôi niệm thân hơi thở vào-ra hay đi- đứng- nằm- ngồi, trong lúc ấy cảm thọ khởi lên mà mình không ghi nhận những cảm giác đó thì không phải là chánh niệm. Chánh niệm là sự ghi nhận hiện hữu danh-sắc hay những pháp nào đang sanh khởi lên không có sự lẩn lộn quên mình. Nếu như ghi nhận một cái nào đó thì sẽ có sự lẩn lộn hay quên mình. Nếu chỉ ghi nhận một cái nào đó thì sẽ có sự lẩn lộn quên mình. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa một lúc chúng ta có thể ghi nhận đều biết thân- thọ- tâm- pháp cùng lúc. Bởi do tâm không biết được hai cảnh cùng lúc. Do đó khi ghi nhận về thân, biết đây là thân, mặc dầu vẫn có thọ có tâm có pháp nhưng vẫn ghi nhận về thân thì kể như thân là Niệm xứ hay Sở niệm, Sở tri, Sở quán tức là đối tượng hay cảnh của niệm. Cảm thọ khởi lên ghi nhận khổ thì ghi nhận trạng thái khổ là khổ ưu hay bình thường (xả). Như vậy được biết đến là chánh niệm đang ghi nhận thọ uẩn hay cảm thọ. Khi đó không phải ghi nhận tâm hay ghi nhận pháp nhưng được hiểu rằng không vắng mặt những thứ kia. Khi ghi nhận về phương diện tâm khi tâm có tham biết tâm có tham, tâm có sân biết tâm có sân. Nhưng không phải lúc ghi nhận về tâm cũng biết luôn thân thọ tâm pháp nhưng không phải những pháp đó thiếu chỉ ghi nhận biết một đối tượng, một khía cạnh nào đó thôi. Về thân hay thọ hay tâm.
Cũng đồng trường hợp khi ghi nhận tâm có tham biết tâm có tham. Tâm só sân biết là tâm có sân. Như vậy gọi là niệm tâm, nhưng khi ghi nhận tham là pháp trở ngại thì ghi nhận nó là tham triền cái hay ghi nhận sân cũng là một pháp làm trở ngại thiền định có hại cho trí tuệ tức là ghi nhận nó là một pháp triền cái. Rõ ràng tham và sân là một trong năm triền cái. Nếu ghi nhận về triền cái tức là niệm pháp. Như vậy minh định cho chúng ta thấy rõ tâm không biết một lúc hai cảnh. Do đó khi chánh niệm ghi nhận thân là thân, ghi nhận thọ là thọ, ghi nhận được tâm là tâm, ghi nhận được pháp là pháp. Mặc dầu những pháp này không phải là thiếu nhưng ghi nhận một khía cạnh nào chỉ biết một khía cạnh đó thôi.
Vế phần niệm xứ hay Sở niệm, Sở tri, Sở quán chúng ta có ví dụ. Như chúng ta đang nhìn trên màn ảnh( paltalk) room Diệu Pháp gồm có chữ có số có màu có những icon bông hoa … Tuy rằng trên màn ảnh có đủ như vậy nhưng khi quý vị để ý chữ thì lúc đó quý vị cũng thấy bông hoa hay màu sắc. Khi quý vị chú tâm đến con số, không phải lúc đó quý vị đang đọc chữ vì tâm không biết hai cảnh một lúc, nhưng không có nghĩa là lúc đó số có mặt mà chữ vắng mặt. Cũng vậy khi ta để ý đến màu, ghi nhận màu thì không có nghĩa quý vị cùng một lúc ghi nhận chữ và số mặc dù nó hiện hữu.
Nói như vậy chúng ta nói về niệm xứ biết rõ niệm là sở hữu niệm, xứ là đối tượng hay là cảnh là đối tương của niệm là sở tri. Khi quý vị niệm thọ tức chánh niệm có thọ là đối tượng. Khi niệm thân là chánh niệm có thân là cảnh là đối tượng. Khi miệm tâm là chánh niệm có tâm làm đối tượng. Khi ghi nhận pháp là chánh niệm có pháp làm đối tượng. Trong Vô ngại giải đạo có giải thích rõ hành xứ của tâm nào là cảnh của tâm đó, cảnh của tâm nào là hành xứ của tâm đó. Tức là hành xứ là tâm dạo đi trải ra trên đó cũng gọi là đối tượng cũng gọi là cảnh vì nó bị tâm biết. Như vậy chánh niệm ghi nhận dầu đối tượng đó là thân, là thọ, là thân, là tâm, là pháp hay cảnh đó là thân, là thọ, là thân, là tâm, là pháp đi nữa thí cáanh niệm vẫn là sự ghi nhận cái gì hiện hữu. Nếu tác ý ghi nhận về thân thì ghi nhận về thân, tác ý ghi nhận về thọ thì ghi nhận thọ v.v…. Thân, thọ, tâm, pháp có thể cùng một bối cảnh một trường hợp sanh khởi nhưng không phải lúc nào cũng phân biệt riêng cũng không thể nói nó cùng lúc. Thí dụ cùng một đối tượng, cùng một bối cảnh nhưng tuỳ theo sự ghi nhận của hành giả là thân -hay thọ- hay tâm- hay pháp. Thí dụ chúng ta trông thấy một cây trầm hương. Dưới con mắt của một người tiều phu thì cây trầm hương là củi. Dưới mắt của người thợ mộc cây trầm hương là gỗ. Dưới mắt của một vị thầy thuốc thì cây trầm hương là dược liệu. Dưới mắt của người trồng cây kiểng thì cây trầm hương là cây cảnh, cây kiểng. Cũng vậy cùng một đối tượng mà có thể ghi nhận là thân, hay thọ, hay tâm, hay pháp là tuỳ theo tác ý của hành giả. Do đó nên Đức Phật đã nói rất nhiều về giá trị của tác ý.
Chúng tôi cũng nên nói rõ thêm một lần nữa về Tứ niệm xứ hay Đại Tứ niệm xứ. Đức Phật chia chi pháp cho rộng rãi cho chúng ta dễ phân biệt mà đem ra thực hành. Không có vấn đề lý thuyết và thực hành cùng một lúc, không phải lìa nhau. Bởi vì lý thuyết là nói lý nói lẽ, nói về phương pháp để thực tập thực hành, dầu học điện học làm bánh thậm chí học nấu cơm luộc rau cũng vậy, bao giờ học cũng phải có phần nói lý tức là trình bày giải thích văn tự. Khi áp dụng chính pháp học hay pháp hành là do đương sự thực hiện. Nếu người này đang giảng hay đang học thì những điều đó gọi là lý thuyết, là pháp học hay học pháp. Lý thuyết đó pháp học đó sai khi học hiểu biết rồi đem ra thực hành đem ra ứng dụng, chính lý thuyết đó gọi là pháp hành. Do đó chúng ta đừng phân biệt pháp học pháp hành, lý thuyết thực hành. Nói để học, học để hành.
Dầu Tứ niệm xứ, hay Tứ như ý túc, hay Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo, thật ra đó là những tâm sở đồng hiện hữu trong tâm thiện dục giới hợp trí hay gọi tâm đại thiện cũng được. Những tâm sở này nếu không được tu tập phát triển đồng bộ cũng không đưa đến quân bình ngũ căn ngũ lực tiến đến bát chánh đạo vì tất cả có mặt trong bát chánh đạo như là niệm xứ cũng có thân thọ tâm pháp được nói trong trong bát chánh đạo gọi là chánh niệm và những chi pháp khác cũng tương tợ như vậy. Khởi đầu là Tứ niệm xứ và Bát chánh đạo là cuối con đường thực tập, trong bát chánh đạo lại có chánh niệm.
Điều này tương ứng với câu Phật ngôn,
“ Trong khi một vị phân biệt niệm xứ nội phần ngoại phần, khi đó niệm giác chi bắt đầu sanh khởi. Nếu vị ấy như lý tác ý, khéo tu tập làm cho sung mãn viên mãn…”
Ngài nhấn mạnh “Như lý tác ý” là khéo tác ý tu tập sẽ đưa đến thành tựu viên mãn tức là đưa đến bát chánh đạo .
- Cũng vậy trong khi có chánh niệm phân biệt nội phần ngoại phần, pháp đen pháp trắng, pháp thiện pháp bất thiện rồi, kể như là có Trạch pháp giác chi bắt đầu sanh khởi. Nếu vị ấy như lý tác ý , khéo tu tập có thể thành tựu đạo quả.
- Cũng vậy trong khi cố gắng phân biệt pháp đen pháp trắng, pháp thiện pháp bất thiện thì có Cần giác chi bắt đầu sanh khởi. Nếu vị ấy như lý tác ý khéo tu tập làm cho sung mãn, đưa đến viên mãn tức là đưa đến thành tựu chánh đạo.
- Trong khi cố gắng như vậy, thực tập như vậy có sự hoan hỷ phát sanh , như vậy đã có Hỷ giác chi bắt đầu sanh khởi. Nếu hành giả như lý tác ý tu tập làm cho sung mãn viên mãn đưa đến giác chi cuối cùng là bát chánh đạo.
- Trong khi hân hoan như vậy làm cho thân tâm an tịnh tức là Tịnh thân- Tịnh tâm bắt đầu sanh khởi. Hành giả nếu như lý tác ý tu tập đưa đến sung mãn viên mãn.
- Khi có tịnh thân tịnh tâm sẽ có sự định tâm dầu định có hữu tầm hữu tứ hay định vô tầm vô tứ. Như vậy có Định giác chi bắt đầu sanh khởi. Cái gọi là bắt đầu tức là con non còn yếu, nếu hành giả như lý tác ý khéo tu tập làm cho sung mãn viên mãn.
- Trong khi định giác chi sanh khởi như vậy trong đó cũng có Xả giác chi bởi vì xả tức là một trong những tâm sở biến hành cũng sanh khởi trong khi ấy vì nó làm cho quân bình các pháp đồng sanh. Nếu hành giả như lý tác ý tu tập Xả giác chi có thể đưa đến sung mãn viên mãn tức là thành tựu từ niệm xứ lên đến giác chi và cuối cùng là bát chánh đạo.
Thế là không phân biệt giữa lý thuyết thực hành, lý thuyết để hiểu để biết để học, thực hành để ứng dụng. Không phân biệt thân thọ tâm pháp phải hành cái này trước cái kia sau mà cái nào hiện hữu nhận rõ thì ghi nhận điều đó. Và trong sự thực tập khi pháp này hiện hữu thì các pháp khác cũng hiện hữu. Điều này nếu có cơ hội chúng ta sẽ giỉa thích rộng rãi như trong bộ Paṭisambhidā (Vô ngại giải đạo).
Như là, “ Vị tỷ kheo đang làm cho hội tụ các Pháp như Niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo.” Trong Vô Ngại giải đạo nói “Đang làm cho hội tụ các pháp…” được hiểu nghĩa như niệm là thế nào là niệm xứ, thế nào là chánh niệm …quả là sáng tỏ trong nội dung bộ Vô ngại giải đạo.
Hôm nay TT Giác Đẳng nhắc lời giảng của các vị trưởng lão hiện đại hoặc cân hiện đại khiến tôi nhớ lại lời hướng dẫn của Ngài Tịnh Sự để phân biệt rõ Năng ( chánh niệm) và Sở (đối tượng mà chánh niệm biết đến 4 niệm xứ tứclà thân thọ tâm pháp). Phân biệt được Năng-Sở chúng ta có thể thực tập dễ dàng . Ngày nay ít có người phân biệt được Năng-Sở nên đôi khi sách cũng có, lý thuyết bên ngoài cũng có, thiền sư pháp sư dạy cũng có. Thỉnh thoảng tôi có gặp vị đó không phân biệt thậm chí còn lẩn lộn giữa niệm và niệm xứ hay chánh niệm với cảnh của chánh niệm tức là không phân biệt được Năng quán - Sở quán, Năng tri - Sở tri tức là không phân biệt được Niêm - Niệm xứ. Nếu không phân biệt rõ ràng không nói lý rõ ràng người hành cũng hiểu lờ mờ thực tập cũng lờ mờ không dẫn đến thành tựu. Đức phật đã dạy phải như lý tác ý, nếu tác ý không như lý sẽ không đưa đến thành tựu kết quả viên mãn.
Đây là sự đóng góp của tôi.
Bài 1 - Bồ Đề Phần –
Thảo Luận – TT Thích Tuệ Siêu
Giảng ngày 14 tháng 5 năm 2007 trong lớp Thiền Học, Paltalk
Minh Hạnh chuyển biên ngày 15 tháng 5 năm 2007
TT Tuệ Siêu: Ngày hôm nay chúng ta được nghe TT Giác Đẳng mở đầu một giáo trình mới về lớp thiền học, khi ngồi nghe về giáo trình này được giới thiệu trong phần Bồ Đề Phần, riêng chúng tôi thì chúng tôi rất lấy làm hoan hỷ. Chúng tôi đã cẩn thận thu âm và chép lại tất cả những gì mà TT Giác Đẳng giới thiệu về phương pháp thiền của Ngài Ledi Sayadaw và Ngài Sayagyi U Ba Khin. Rất hay, các pháp rất rõ ràng và chúng ta sẽ thấy rằng từ khi chúng ta học về Tứ Niệm Xứ Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo, chúng ta đã được nghe giảng giải và trình bày như là lý thuyết của pháp Bồ Đề Phần, cái nghĩa lý của ..... Nhưng cho đến bây giờ thì chúng ta được nghe sự trình bày những pháp Bồ Đề Phần này xuyên qua các vị giảng sư, các vị thiền sư là các vị đã ứng dụng vô những việc tu tập với sự ứng dụng đó thực tế và làm cho chúng ta được học thêm cái mới mẻ có nhiều kinh nghiệm tu tập, thí dụ như trình bày về Tứ Niệm Xứ thì ở đây Ngài Ledi Sayadaw Ngài nói đến 4 đặc tính này như: Tính toàn diện, tính đối tác, tính ứng dụng và tính bất di hại, thì chỉ được nghe như vậy thôi, chúng ta có thể áp dụng những điều này vào lúc hành thiền của chúng ta. Thật ra thì những điều này ở trong kinh điển trong những bài kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật Ngài đã có hướng dẫn chỉ dẫn cho chúng ta cách tu tập. Nhưng trong thời kỳ Đức Phật khi Ngài thuyết lên như vậy những người nghe, hành giả họ có thể lãnh hội được rốt ráo tôn ý của Đức Phật, bởi do cái duyên lành của các vị đó đã có sẵn, túc duyên của các vị đó đã có, do vậy cho nên Đức Phật Ngài chỉ hướng dẫn trực tiếp trong việc hành thiền, người ta hiểu rồi. Còn bây giờ có đôi khi nếu như chúng ta không được các vị thiền sư dùng phương pháp để cô đọng về nghĩa lý hay là nêu rõ những khía cạnh yếu tính mà chúng ta cứ nghe giảng dậy ý nghĩa chúng ta lại có sự thiên chấp về từ ngữ, về ngôn ngữ và như vậy thì chúng ta sẽ học là một lẽ, làm là một lẽ, nếu như mà chúng ta chấp vào ngôn ngữ của người thuyết giảng thì bị tình trạng đó. Sự thật thì chúng tôi trình bày, thuyết pháp và hướng dẫn cho các vị hành giả tu ở đây Chư Tăng, Phật tử thì chúng tôi cũng đang cố gắng làm như thế nào để cho các vị đó hiểu Phật ngôn và những Phật ngôn được giảng dậy trong sự tu tập, chớ không phải hiểu Phật ngôn như là một phương pháp tham khảo hay khảo cứu về triết học Phật giáo, cho nên khi mà nghe giới thiệu về chương trình này chúng tôi hết sức là hoan hỷ, chúng tôi đã cảm nhận được từ ở chỗ đó bằng một ứng dụng thực tế, và chính những điểm này chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng sẽ đem áp dụng vào và chúng tôi sẽ hướng dẫn lại Chư Tăng và Phật tử ở đây trong những khoá thiền. Đó là ý kiến của chúng tôi trong vấn đề này.
Giác Đẳng: Riêng về những bản kinh mà chúng ta xử dụng cho việc hướng dẫn thiền tập thì có thể nói rằng đa số mang tánh cách tổng quát có một số được trích dẫn thì lại không có nằm trong chánh kinh mà nằm trong sớ giải. Đặc biệt có một điểm là những truyện tích câu chuyện liên quan đến hành thiền thì nằm trong các tập sớ rất nhiều, thì bạch TT Tuệ Siêu là cho đến nay những tác phẩm ở trong đó đặc biệt phải nói rằng Thanh Tịnh Đạo là một tác phẩm được biên soạn bởi Ngài Buddhaghosa, Ngài đặc biệt sử dụng cái thí dụ đặc trưng những vị tỳ kheo hành thiền ở vào thời điểm xa xôi nào đó ở trong thời Đức Phật còn tại thế hay những vị sau đó nhiều thế hệ nhưng để lại cho chúng ta kinh nghiệm kể cả kinh nghiệm của các vị tu tập ở Tích Lan, kinh nghiệm của các vị cư sĩ , các vị vua ở Tích Lan chẳng hạn. Bạch TT Tuệ Siêu, muốn hỏi TT một điều là nếu qúy Phật tử muốn có một số các bản kinh và bản kinh mang tánh cách pháp hành, một số các bản kinh mang tánh cách từ trong Tam Tạng kinh điển mà chúng ta trích ra để đặc biệt hướng dẫn về thiền tập thì số lượng đó có nhiều trong Tam Tạng hay không hay phần lớn chúng chỉ y cứ trên sớ giải mà thôi. Tại vì cũng có nhiều Phật tử và nhiều nhà Sư nói rằng ở trong Tam Tạng, trong Chánh Tạng thì những bài kinh dành cho sự tu tập thiền định thì không có nhiều và không đủ do đó chúng ta phải sài qua các bản sớ giải thì TT Tuệ Siêu nghĩ sao về điểm này.
Tuệ Siêu: Để trả lời câu hỏi của TT Giác Đẳng, chúng tôi xin thưa rằng, trong kinh điển Tam Tạng nhất là trong Tiểu Bộ Kinh, chúng ta có bộ Patisambhidamagga ở trong đó chúng ta cũng gặp rất nhiều những đoạn kinh có nội dung hướng dẫn pháp hành trạng thái hành thiền rất chi tiết, rồi những bài kinh trong Trường Bộ, Trung Bộ về những bài kinh Tứ Niệm Xứ v.v... hay là một số bài kinh Đức Phật Ngài giảng giải về chẳng hạn như bài kinh Đa Thọ hay là Tứ Thập v.v... Những bài kinh đó nó đều mang tánh chất là pháp hành cả, nói lên phương trình tu tập của một vị tỳ kheo phải như thế nào, như thế nào thì chúng tôi nghĩ rằng mặc dù Đức Phật đã thuyết một cách tổng quát ngắn gọn, không trình bày không dẫn chứng một cách chi tiết như các sớ giải, nhưng những điều đó cũng giúp được cho bậc trí đọc và hiểu để thực hành quan trọng là khi chúng ta đọc những bài kinh đó chúng ta có niềm tin và có trí tuệ và có sự quyết tâm để tu tập thì trong trường hợp này chúng tôi nghĩ bao nhiêu đó cũng là đủ, chỉ có điều là nhiều khi Đức Thế Tôn Ngài thuyết những vấn đề đó là Ngài thuyết trong bối cảnh hiện tại khi Ngài còn tại thế thì các vị tỳ kheo và các vị cư sĩ là những người đa phần là có túc duyên với việc tu tập để thành tựu mục đích cứu cánh của đời sống phạm hạnh thì trong trường hợp này Đức Thế Tôn Ngài biết được trình độ của những đối tượng thính chúng Ngài thuyết về trình độ của họ, sau khi nghe xong họ đã giác ngộ đã tu tập chứng quả A La Hán hoặc là tối thiểu cũng là quả vị Tu Đà Hườn hoặc Tu Đà Hàm, A Na Hàm. Thì khi mà thuyết pháp..... và đã thành tựu được như vậy đã là đạt được kết quả thì không có lý do nào để mà có thể để mà giải thích thêm cho cặn kẽ chi tiết về điều đó. Hễ mà thuyết người ta hiểu rồi, người ta chứng đạt được rồi thì trong trường hợp này có cần gì phải giải thích, chỉ có trường hợp về sau chúng sanh có túc duyên để có thể hiểu được Phật ngôn và chứng đạo quả thì rất ít đa phần khi họ đến với Phật giáo chỉ bằng niềm tin và có một sự giới hạn trí tuệ tri kiến vì vậy cho nên các vi A La Hán, các vị A Xà Lê đã phải làm cái công việc chú giải và khi chú giải như vậy muốn để cho người đọc và hiểu thì các Ngài phải dẫn chứng và khi các Ngài dẫn chứng thì khi các Ngài ở đâu thì các Ngài phải dẫn chứng tại đó cho cụ thể cho những người dân ở đó chẳng hạn như là Ngài Buddhaghosa tại xứ Tích Lan Ngài trú ở đây và Ngài đã viết Tam Tạng từ tiếng Tích Lan sang tiếng Pali và viết chú giải. Trong trường hợp này thì tất nhiên Ngài phải dẫn chứng nhiều về những sự kiện của những nhân vật của xứ Tích Lan đã thực hành theo pháp như thế nào, như thế nào, điều đó không có nghĩa là tại vì trong kinh điển Tam Tạng quá nghèo nàn cho nên không có gì để dẫn chứng, không phải như vậy thưa qúi vị. Cả một bộ Dhammapadakapatha - chú giải kinh Pháp cú, đó là một kho tàng về những giai thoại sự kiện thời Đức Phật mà Đức Phật Ngài đã vì đó mà Ngài thuyết pháp và đọc lên những kệ ngôn Pháp Cú Dhammapada thì chúng tôi nghĩ rằng trong trường hợp này chẳng qua vì phương pháp biên soạn các Ngài muốn có sự phân phối thêm cho nên đối với chú giải kinh Pháp Cú thì các Ngài đã viết đã dẫn chứng kinh điển những sự kiện xảy ra thời Đức Phật, nhưng khi Ngài chú giải qua những phật pháp trong bộ Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo thì tất nhiên các Ngài thay vì dẫn chứng những sự kiện, những câu chuyện những nhân vật vào thời Đức Phật thì các Ngài nói ít đi để các Ngài dịch dẫn chứng những sự kiện, những nhân vật của thời sau này và xảy ra tại xứ Tích Lan vì lý do đó chứ không phải do nơi thiếu tư liệu ở trong kinh điển Tây Tạng. Sự thực thì thưa qúi vị vấn đề này chúng tôi nói cũng có một phần là do nơi tự bản thân chúng tôi cũng kinh nghiệm trong việc đó, tức là khi chúng tôi soạn kinh điển, chúng tôi viết thành một cuốn sách đa phần là chúng tôi hay dẫn chứng những sự kiện như đọc trong kinh điển Tam Tạng thôi, chúng tôi ít có nói một cách cụ thể hơn là hình như là chúng tôi không có lấy gì hứng thú và có niềm tin đối với những sự kiện xảy ra trong thời đại sau này hoặc ngay bây giờ, dầu cho chúng ta biết những chuyện đó là những chuyện hợp lý đối với Phật Pháp nhưng chúng tôi không thích dẫn chứng như vậy. Thành thử ra chúng tôi đã tìm thấy được trong kinh điển Tam Tạng những sự kiện hay là những lời Đức Phật đã dậy về pháp hành hay là về quy trình tu tập cũng rất phong phú. Đó là câu trả lời của chúng tôi câu hỏi của TT Giác Đẳng.
Bài 1 - Bồ Đề Phần –
Thảo Luận – Ni Sư Liễu Pháp
Giảng ngày 14 tháng 5 năm 2007 trong lớp Thiền Học, Paltalk
Chánh Hạnh chuyển biên ngày 15 tháng 5 năm 2007
Về mặt thực tế, thực hành hoặc áp dụng theo lời Sư Trưởng và Sư Tuệ Siêu con cũng rất tán đồng. Phật tử khi được dạy ngồi thiền, toàn bộ chỉ là ngồi thôi không có nói. Nhưng khi đọc sách thì phần lớn lý thuyết nhiều hơn, bây giờ làm sao kết hợp được giữa thực hành và lý thuyết để phật tử có thể thấy được giữa pháp hành nói trong lý thuyết và pháp hành ứng dụng khác nhau ở chỗ nào. Com thấy điểm này rất hay. Con nghĩ ngoài giáo trình cần có kinh nghiệm của vị giảng sư nữa. Con thấy sư Giác Đẳng có lợi thế đã gặp rất nhiều vị thiền sư và đã hành thử qua nhiều phương pháp của các vị thiên sư ở Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan, cho nên có thể so sánh được giữa các phương pháp và thấy được chỗ nào ứng dụng của mỗi vị. Từ đó có thể phân tích ra ứng dụng hay ở chỗ nào và hạn chế ở chỗ nào, điều này rất quan trọng.
Về mặt phương pháp con thấy Sư Giác Đẳng có đưa ra hai việc mới con rất thích.
-Thứ nhất là dùng Slide Show, học ở trên đây hay trên lớp học cũng vậy, vị nào trình bày tại các hội thảo có chuẩn bị slide show, cách trình bày sẽ rất rõ ràng. Mình chỉ cần chuẩn bị trước ở nhà một vài trang có sơ đồ hoặc một vài hình ảnh, chuẩn bị sẵn một dàn bài như vậy khi mình giảng phần nào sẽ có người đưa sơ đồ đó lên. Người đó là Phật tử hay người trong lớp học, hay trong phòng hội thảo. Ở đây thì đưa lên trang webside Pháp Luân. Chẳng hạn hôm nay TT Giác Đẳng giảng 4 yếu tính của thiền học thì 4 yếu tính này đưa vào dàn bài. Trong mỗi yếu tính có những đề mục nhỏ. Có một dàn như vậy, nếu có ai vào trễ họ không nắm được những phần trước. Họ sẽ vào slide show và coi từ từ sẽ nắm rất rõ dàn bài. Nhờ đó sẽ nắm được những phần trước bị mất.
-Thứ hai là TT Giác Đẳng có nhờ một vị Phật tử ghi lại bài giảng trong lần trước để ngày hôm sau vừa coi slide show bài mới, vừa đọc lại phần bài cũ. Như vậy bài cũ, bài mới đều được theo dõi cộng với lúc nghe giảng nữa thì tác dụng sẽ rất lớn. Mặc dầu người phụ tá sẽ rất cực, vừa phải chuẩn bị slide show, vừa phải ghi lại bài, phải post bài rất nhiều. Quý vị làm được như vậy sẽ rất tốt. Nếu có kết quả tốt , lớp học của con cũng sẽ vận dụng slide show như vậy, chẳng hạn những định nghĩa về pháp, có rất nhiều định nghĩa trong những ngữ cảnh khác nhau. Nếu làm những slide show đưa lên như vậy. Phật tử vào nắm rất dễ. Những tài liệu này mình cũng có thể giữ lại đó, sau này khi đi thuyết giảng trong chùa hoặc trường học các nơi mình vẫn có thể dùng được.
Con rất hoan hỷ với sáng kiến của Sư Giác Đẳng đưa vào lớp học, làm cho lớp học ngày càng thêm phong phú sống động thêm, và tác dụng cho các học viên trong lớp được nhiều lợi lạc hơn nữa.
Con rất là hoan hỷ. Namo Buddhaya
Bài 1 - Bồ Đề Phần –
Thảo Luận – ĐĐ Tuệ Quyền
Giảng ngày 14 tháng 5 năm 2007 trong lớp Thiền Học, Paltalk
Chánh Hạnh chuyển biên ngày 15 tháng 5 năm 2007
Trong trường hợp một người Phật tử không hành thiền họ hoàn toàn không tha thiết với hành thiền , Sư Tuệ Quyền nghĩ sao khi họ nghe về những hướng dẫn thiền định, có giúp ích được gì cho quý Phật tử này hay không ? Ví có những vị đặt câu hỏi mình không có hành thiền tại sao mình phải nghe những hướng dẫn về phương pháp hành thiền hoặc tham gia lớp thiền học?
Kính bạch Thượng Toạ.
Quả thật có hai người. Một người không cần biết phải nghe, phải thấy, phải biết, phải hiểu gì cả. Họ vô, họ sẽ được sự hướng dẫn trực tiếp của vị thiền sư ở thiền viện đó. Đây cũng là một người, họ chịu như vậy họ sợ học và họ ngại cái lý họ phải cầm nắm, họ nghĩ rằng vị thiền sư dạy bao nhiêu họ nắm bấy nhiêu , như vậy là được rồi. Một mặt khác, có một người họ duy lý cho rằng họ phải nắm thât kỹ, phải biết được nó như thế nào, phải nắm được những yếu lý căn bản, họ mới đi vào ngồi thiền được. Quả thật giữa hai người này, người nào cũng có cái tác dụng của chính nó, có cái lợi cũng có cái bất lợi của chính nó. Người thứ hai nhiều khi ngồi chờ nghe để cho thích ngồi thiền, thì cũng hơi khó. Ở đây một niềm tin và một trí tuệ sẽ được song hành. Một người đặt về niềm tin, họ vô họ có thể chiến thắng được. Nhưng một người có niềm tin và trí tuệ họ có thể đi về, họ đi rốt ráo, họ đi đến đích của giá trị thiền tốt hơn. Quả thật chư Phật tử, nếu chúng ta chưa nắm được yếu lý của thiền vì chúng ta không có thời gian và không có điều kiện thì chúng ta cũng nên biết qua, chúng ta hãy vào thực hành. Bởi vì cái gì cũng vậy, “dễ dạy thầy hay dạy thợ”. Khi chúng ta vào chúng ta ngồi thiền, chúng ta mới biết được cái thiền nó như thế nào. Đau nhức và chúng ta phải vượt qua tâm chúng ta buồn vui như thế nào thì tự chúng ta mới nhìn thấy được thân và tâm này. Chứ nếu ngồi mà nắm lấy lý thuyết hoài, ngồi mà cứ cầm, cứ rao ít nắm vững cái yếu lý thì điều đó cũng trở ngại trong sự tu tập của chúng ta, khó phát triển được sự tu chứng của chính mình. Bởi vì Pháp Phật, kính thưa quý vị phải hiểu như vầy, không phải nói về thiền, không phải vô nhắm mắt là chúng ta thiền chúng ta chứng đắc và chúng ta đạt đến kết quả chung cuộc của thiền định đâu mà có phải có nhiều trở ngại. Ở đây hỏi chúng ta nên hành động thì hay hơn, hay chúng ta vào cuộc thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ có kết quả. Bởi vì quả thật đừng có chờ đợi nữa, còn gì nữa chờ đợi, trong khi nó đã hiển hiện trước mắt. Bởi vì sự thật ra ngồi thiền nhìn lại con người của mình thôi, coi nó như thế nào, không phải chúng ta đắc chứng một cái gì ghê gớm lắm chúng ta ngồi ngẩm suy với chính mình đã là hay rồi.
Bạch TT con có đôi lời xin gởi đến TT như vậy. Namo Buddhaya
Bài 1 - Bồ Đề Phần –
Thảo Luận – ĐĐ Pháp Đăng
Giảng ngày 14 tháng 5 năm 2007 trong lớp Thiền Học, Paltalk
Minh Hạnh chuyển biên ngày 15 tháng 5 năm 2007
TT Giác Đẳng: Sư Pháp Đăng có thể cho chúng tôi biết về cảm giác của Sư về mỗi một ngày chúng ta có các tiết mục có những phần vui như những câu đố hay chúng ta có những phần thay đổi không khí như là bản tin Phật giáo chẳng hạn. Nhưng nếu trong hai tiếng đồng hồ mà qúi vị chỉ được nghe và thảo luận đề cập đến phương pháp thực hành thiền định thì Sư Pháp Đăng có cảm nhận rằng nó có thiếu và nó có quá khô khan cho qúi Phật tử hay không. Về điểm này thì rất muốn có ý kiến của các vị Giảng Sư bởi vì chúng ta cần một số cái gia giảm cần thiết. Thật sự thì trong lòng cho đến nay vẫn những câu đố vui thích hợp cho những ngày khác nhưng lại không thích hợp với lớp thiền học, không biết điều đó nó có quá bảo thủ hay nên điều chỉnh bớt lại không. Xin thỉnh Sư Pháp Đăng hoan hỷ cho biết ý kiến của Sư.
ĐĐ Pháp Đăng: Thật sự bữa học thiền với sự trăn trở của qúi Ngài trong lớp dậy thiền nhất là TT Giác Đẳng và Sư Trưởng. Quả thật là theo con nghĩ rằng lớp dậy thiền cần chăm chú vào vì là lớp dậy để thực hành có nghĩa là để chăm chú thực hành còn nếu xen vào những câu đố vui nữa thì quả thật theo con thì nó làm loãng đi ý nghĩa học thiền bữa hôm đó. Vì nếu mà hành thiền thì cần người chăm chú và đây chắc chắn là điều rất hữu ích cho những vị Phật tử nào thật tâm muốn tìm pháp hành, còn có lẽ nếu một người Phật tử nào vào để mở mang kiến thức thôi thì có lẽ họ cũng phải có một vài điểm không được như ý họ. Như vậy làm gì thì làm lớp nào cũng có tính đặc trưng của nó, theo con nghĩ lớp thiền thì nên thảo luận xoay quanh pháp hành đó là điểm lợi ích cho những vị cần tìm pháp hành, theo con nghĩ là như vậy. Còn riêng về những hôm khác thì có thể có bản tin hoặc những câu đố vui trong đó, nhưng mà riêng lớp thiền thì con nghĩ rằng đối với hai tiếng đồng hồ thì không phải là nhiều với một người cần có kinh nghiệm để thực hành, nếu mà người cần có kinh nghiệm thực hành thì một tuần lễ có hai tiếng đồng hồ thì theo con nghĩ là không nhiều, như vậy thì xoay quanh pháp hành thiền để trang bị những kiến thức thiền này con thấy rất cần Chư Tăng, vì Chư Tăng không phải vị nào cũng có đủ điều kiện để tiếp cận nhiều vị thiền sư như trường hợp của TT Giác Đẳng hoặc kinh nghiệm của Sư Trưởng thì theo con thấy thì đây rất là lợi ích cho lớp học này đối với những vị hành giả muốn hành thiền hay là đối với Chư Tăng thì con thấy rất cần thiết, theo con nghĩ như vậy thì rất là đủ, không phải cần điều chỉnh gì vì đó là ý riêng mà TT Giác Đẳng hỏi con thì con xin trình bày ý con là như vậy.
|