dieuphap.com Trang Chính

Bưuduc.com Trang Chính



Insight Meditation Online


[09]

Tu Tập Tâm Bi

Giảng Ngày 19 tháng 10, 2006 tại rơom Diệu Pháp - Paltalk - Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Thông thường chúng ta nghe nói nhiều về tu tập tâm từ và rất ít khi nghe nói về tu tập tâm bi, v́ lư do là tâm từ mang tánh cách b́nh thường c̣n tâm bi mang tánh cách không b́nh thường.  Tâm từ b́nh thường là thí dụ như buổi sáng chúng ta thức dạy hay buổi tối chúng ta đi ngủ, chúng ta mong mỏi chúng sanh được an lạc, mong mỏi những người chung quanh được an lạc điều đó gọi là tâm từ.  Nhưng tâm bi th́ tương đối không b́nh thường bởi v́ khi nào có chúng sanh khổ và cái khổ đập vào mắt chúng ta, cái khổ đó đập vào tai chúng ta, cái khổ đó khiến chúng ta phải chú ư th́ mới có thể khởi lên tâm bi.  Do vậy tựa bài học này là tu tập tâm bi.  Tu tập tâm bi có nghĩa là nuôi dưỡng tâm bi ở trong điều kiện rất b́nh thường.  B́nh thường cũng giống như chúng ta gặp nhau ở đây, b́nh thường như một ngày chúng ta thức dậy đem tâm bi mẫn nghĩ tới tất cả chúng sanh.  Vậy th́ tâm bi được tu tập như thế nào ở trong đời sống hàng ngày?  Không phải lúc nào chúng ta cũng có những đối tượng đau khổ để chúng ta nghĩ tới, đề tài hôm nay sẽ được đào sâu qua phần nội dung chính của bài học.  Đây là một trong những điều rất đặc biệt khi chúng ta nói đến tu tập tứ vô lượng tâm: tâm từ, tâm bi, tâm hỷ và tâm xả đều là những tâm cần được tu tập và có thể được tu tập chứ không phải là đến từ tự nhiên.  Đừng nghĩ rằng khi nào ḿnh thấy khổ tự nhiên ḿnh thấy tâm bi chứ không cần tu tập.  Nhưng nói tu tập trong đời sống hàng ngày th́ tu tập thế nào?.

 

Nội Dung Chính

 

Trong Thanh Tịnh Đạo chương IX (b)

(2) Bi

 

(Đây là phần trích trong quyển Thanh Tịnh Đạo)

 

78. Trong Vibhanga có nói: "Và thế nào một tỷ kheo an trú biến măn một phương với tâm câu hữu với Bi? Cũng như vị ấy sẽ cảm thấy thương xót khi nh́n một người thiếu may mắn, bất hạnh. Cũng thế, vị ấy biến măn tất cả chúng sanh với tâm bi." (Vbh. 273). Bởi thế trước hết, khi thấy Một người khốn nạn, không may, bất hạnh, đáng thương xót về mọi phương diện, một người không đẹp mắt, bị dồn đến t́nh trạng khốn khổ tột cùng tay và chân đều cụt hết, ngồi trong chỗ dành cho người tàn tật, với một cái ổ để trước mặt, một bầy ruồi nhặng uà lên từ tay chân anh ta, và thấy anh ta đang rên siết, th́ tâm bi mẫn nên khởi lên đối với nạn nhân như sau: Khổ thay vị chúng sanh này, mong sao vị ấy có thể thoát khỏi đau khổ này."

 

Nhưng nếu hành giả không gặp một người như thế, th́ hành giả có thể khởi bi tâm với một người làm ác, mặc dù người ấy đang sung sướng, bằng cách so sánh y với với một người sắp bị hành h́nh. Như thế nào?

 

79. Giả sử một kẻ trộm cướp đă bị bắt quả tang với những vật trộm, và tuân lệnh vua xử trảm, lính của vua trói và dẫn y đến nơi hành quyết. Người ta cho y những đồ ăn để nhai, cho cả tràng hoa và hương liệu, dầu và cau trầu. Mặc dù y vừa đi dọc đường vừa thưởng thức những thứ ấy, làm như thể y đang sung túc vui vẻ nhưng không ai nghĩ rằng y thực sự hạnh phúc khá giả. Trái lại, người ta cảm thấy thương xót đối với y, nghĩ rằng: "Cái tên khốn nạn này sắp sửa chết, mỗi bước y đang đi là một bước gần đến chỗ chết hơn nữa. "Cũng thế, một tỳ kheo lấy tâm bi làm đối tượng th́ nên khởi bi tâm đối với một kẻ làm ác, dù là nó đang hạnh phúc. " Mặc dù kẻ khốn nạn này hiện giờ đang hạnh phúc, vui vẻ hưởng thụ tài sản y, nhưng v́ y không làm được một thiện hành nào về thân, ngữ, ư trong hiện tại, y sẽ đi đến cái khổ không nói được ở trong các đọa xứ."

 

80. Sau khi đă khởi bi tâm đối với người ấy như trên, kế đó hành giả nên khởi bi tâm đối với một người thân rồi đối với một người dửng dưng, và đến một kẻ thù, tuần tự theo cách ấy.

 

81. Nhưng nếu hiềm hận đối với kẻ thù khởi lên như đă nói trước đây, th́ hành giả nên làm cho nó lắng diụ với phương pháp mô tả dưới đề mục Từ (đ. 14-39). Và ở đây cũng thế, khi một người đă làm những hành vi thiện, và thiền giả thấy hay nghe người ấy đă bị rơi vào một trong những loại phá sản, khởi đầu là phá sản về sức khoẻ, quyến thuộc, tài sản v.v. người ấy đáng gợi ḷng bi mẫn của thiền giả, nhưng dù không bị bất cứ sự phá sản nào trong loại trên, th́ người ấy vẫn được xót thương như sau: "Thật sự người ấy bất hạnh, v́ không thoát khỏi khổ luân hồi. Và theo cách đă tŕnh bày, hành giả nên phá vỡ những rào ngăn giữa bốn hạng ngựi, ấy chính là bản thân, người thân, người dửng dưng và kẻ thù. Rồi tu tập đào luyện tướng bi ấy, làm cho nó sung măn, hành giả nên tăng cường định bằng tam thiền và tứ thiền theo cách đă nói trong phần Từ.

 

82. Nhưng theo thứ tự trong Luận sớ về Tăng Chi Bộ th́ kẻ thù nên được lấy làm đối tượng đầu tiên cho tâm bi, và khi tâm đă được làm cho nhu nhuyễn đối với người ấy, th́ kế đó trải tâm bi đến người bất h?nh, rồi người thân, rồi tới chính ḿnh (đ. 78) Bởi vậy hành giả nên khởi sự tu tập, phá bỏ những rào ngăn, và tăng cường định bằng cách mô tả ở đây mà thôi.

 

83. Sau đó, sự biến măn một cách quảng đại là biến măn không phân biệt các loài theo năm cách, biến măn có phân loài theo bảy cách, và sự biến măn về phương sở theo mười cách, và những lợi lạc như ngủ yên v.v...cần được hiểu ở đây theo cách đă nói trong phần tu tập Từ.

 

Đấy là giải thích chi tiết về sự phát triển tâm Bi.

(Hết phần trích trong quyển Thanh Tịnh Đạo)

 

 

TT Giác Đẳng: Hôm nay bước sang sự tu tập tâm bi chúng ta nên có một định nghĩa:  Ở đây tâm bi được hiểu là tâm trắc ẩn hay là xúc động trước nỗi khổ của chúng sanh và trong bài học này về cách phát triển tâm bi có khác hơn một chút với cách phát triển tâm từ theo tŕnh tự.  Rơ ràng là muốn phát triển tâm bi chúng ta phải gặp khổ nghiệp, hoặc giả là thấy một người b́nh thường th́ chúng ta có thể nh́n thấy  tiên liệu được và có thể cảm nhận được nỗi khổ mà người đó sắp gánh chịu.  Dĩ nhiên là nếu chúng ta muốn thật sự hiểu được trạng thái của tâm bi th́ thưa qúi vị một ngày nào đó hăy đứng và nh́n thật kỹ, quan sát một cách lẳng lặng người bị cụt tay cụt chân như ở trong quyển sách Thanh Tịnh Đạo đề cập đến, chúng ta thấy những người ăn mày như vậy không thiếu ở trong những xă hội tương đối nghèo. 

 

Sáng hôm nay chúng tôi đang ở chùa Pháp Vân, và khi thức dậy để đi rửa mặt,  từ pḥng lên nhà tắm cách khỏan chừng 60 thước, ở bên ngoài trời tương đối lạnh và cái lạnh đó gợi nhắc cho chúng tôi nhiều năm trước kia khi chúng tôi sống ở chùa Pháp Vân cũng trời lạnh như vậy.  Năm nay th́ chúng tôi tương đối đỡ là bây giờ lớn tuổi rồi tương đối có da có thịt thành ra khả năng chịu lạnh dễ hơn hồi xưa.  Lúc trước chúng tôi mới sang đây mỗi buổi sáng mở cửa ra bên ngoài đi rửa mặt trước khi đi học là cả một nỗi cực h́nh bởi v́ lúc đó rất sợ lạnh. Và chúng tôi cũng liên tưởng đến một h́nh ảnh có những buổi sáng sớm khi đi hành hương ở Ấn Độ chúng tôi thức dạy cũng vào khoản 4, 5 giờ sáng để cùng phái đoàn Chư Tăng và Phật tử ra sông Hằng,  để được nh́n thấy mặt trời mọc ở trên sông Hằng là một cảnh tượng khó quên trong cuộc đời cho những ai đến thăm xứ Ấn Độ. Bởi vậy ai mà về Varanasi th́ thường được khuyến khích dạy sớm để ra sông Hằng.  H́nh ảnh mà chúng tôi muốn nhắc ở tại đây đó là biển buổi sáng như vậy thường trời rất lạnh, nhiệt độ khoảng 50 cho tới 55 độ F đối với qúi vị sống ở Mỹ, nếu ở những nơi là độ C th́ khoảng chừng 12 cho đến 15 độ C.  Trước khi đi th́ phái đoàn bao giờ cũng chuẩn bị mang theo áo lạnh, mặt rất đủ ấm để ra sông Hằng nh́n mặt trời mọc buổi sáng.  Đó là buổi sáng rất thơ mộng mặc dù phải thức dậy sớm và mặc dầu phải đi ngang những con đường tương đối ngỡ ngàng xa lạ với nhiều cảnh tượng thật sự rất khó quên, tuy nhiên thưa qúi vị,  chúng ta cũng nh́n thấy h́nh ảnh của những người ăn xin, những người cùi, những người rách rưới không đủ che thân có thể nói rằng đôi lúc trần trụi để xin ăn dọc theo đường, nh́n h́nh ảnh của họ với chứng bịnh cùi đang hoằnh hành và bên cạnh đó th́ nghĩ tới thời tiết rất lạnh mà họ không đủ đồ ấm th́ qúi vị thấy rằng nhiều cái khổ bao chùm lấy họ.  Đúng là kiếp người!  khi nh́n thấy người đó th́ chúng ta không khỏi cảm thấy ngậm ngùi.  Những h́nh ảnh như vậy rất dễ khiến cho tâm bi của chúng ta sanh khởi và tâm bi đó là một trạng thái mà có thể nói rằng rất tốt để hành giả bắt đầu cho sự tu tập tâm bi của ḿnh qua nỗi khổ của người khác, nhất là hàng ngày chúng ta nghe quá nhiều những h́nh ảnh tin tức về chiến tranh về thiên tai, đôi lúc ḿnh trở nên dửng dưng, đôi lúc ḿnh trở nên trai ĺ, đôi lúc ḿnh trở nên không c̣n mảy may xúc động trước nỗi đau khổ của người khác. 

 

Cái khổ của cuộc đời nếu chúng ta đến gần và nếu chúng ta nh́n thật kỹ th́ chúng ta cảm thấy thương xót cảm thấy có thể khởi lên tâm bi - Nhưng hiếm khi lắm.

 

Nhưng cái tŕnh tự khởi lên để tu tập tâm bi ở đây được Ngài Buddhaghosa lấy từ trong bản sớ giải của Tăng Chi Bộ Kinh th́ cho chúng ta một tŕnh tự khác. 

 

Người tu tập tâm từ th́ nên bắt đầu bằng chính ḿnh, mong rằng:

"Nguyện cho con được an lạc" rồi từ từ lan rộng ra

"Nguyện cho những người thân được an lạc" rồi

"Nguyện cho những người xa lạ được an lạc" và rồi

"Nguyện cho những người thù nghịch được an lạc" 

"Nguyện cho tất cả chúng sanh được an lạc".   Từ t́nh thương, từ tâm hoà ái đối với chính bản thân của ḿnh đó là cách tu tập tâm từ.  

 

Nhưng cách tu tập tâm bi th́ khác:

Chúng ta phải t́m đối tượng từ ngoại giới và có thể đối tượng đó là một đối tượng thù nghịch với chúng ta.

Làm sao mà từ đối tượng thù nghịch đó chúng ta cảm thấy xót xa cho họ, xót xa là v́ thấy rằng họ đang làm các ác nghiệp và họ sẽ chịu gặt hái những quả khổ của ác nghiệp.  Nên về điểm này chúng ta gọi là bắt đầu với những h́nh ảnh của kẻ thù, rồi sau đó với những người xa lạ không thân quen, rồi sau đó là với bản thân ḿnh.

 

Tu tập tâm bi ở đây trong tŕnh tự có khác. 

 

Thay v́ với tâm từ ḿnh bắt đầu ở bản thân trước rồi hướng đến những người thân hướng đến những người xa lạ tiếp đến là hướng đến những người thù nghịch và sau cùng hướng đến tất cả chúng sinh. 

 

Nhưng với tâm bi th́ đem tâm bi đó hướng về ngoại giới trước, hướng về những đối tượng gây cho chúng ta nhiều xúc động trước rồi từ đó đem tâm bi trở lại với chính ḿnh. 

 

Xin nhắc một điều rằng người tu tập tâm bi phải có cái hiểu về nhân quả, phải có cái nh́n.  Một người mà đang khổ th́ chuyện đó dễ dàng cho chúng ta sanh tâm xúc động.  Nhưng có những người sẽ khổ, những người chưa khổ và những người đang cười hể hả có thể họ bị khổ mà chúng ta không biết.  Tại sao Đức Phật Ngài có nhiều tâm bi đến muôn loài chúng sinh, bởi v́ cái nh́n của Đức Phật là cái nh́n sâu và xa, sâu và xa ở đây là Ngài có thể nh́n thấy xuyên qua những nụ cười, xuyên qua sự che đậy b́nh thường của chúng ta. 

 

Hôm qua chúng tôi có cùng với Ngài HT Hộ Giác  HT Chơn Trí đi thăm một người Phật tử bị bịnh ung thư ở trong giai đoạn cuối cùng, khi chúng tôi bước vào bịnh viện và gặp một người phụ nữ bước ra với dáng điệu đă chịu nhiều sự khổ nhập trong sự chăm sóc người bịnh.  Cho đến khi vào thăm người bịnh và Ngài HT thuyết pháp xong Chư Tăng tụng kinh và đi ra sau đó mới nghe người phụ nữ đó nói rằng người đó chính là vợ của bịnh nhân, bà cho biết rằng bịnh nhân vừa mới đổi bịnh viện.  Đă hơn một năm rưỡi rồi, ngày nào cũng đến thăm và chăm sóc người chồng bịnh của ḿnh.  Nếu chúng ta mới nh́n một người và đôi khi chúng ta không có dịp tiếp xúc và không thấy th́ rất khó để khởi  tâm thương xót trắc ẩn, nhưng khi đă biết được một người đă trải qua những sự khổ th́ dể khởi tâm thương xót trắc ẩn.  Thí dụ như một người phải nh́n thấy người thân của ḿnh từ từ ra đi mà ḿnh không níu lại được, một người mà có thể ở trong bịnh viện ngày này qua ngày khác, một người mà phải nghĩ tới mỗi ngày.  Có bao nhiêu người hiện tại khi chúng ta nh́n thấy họ có cuộc sống rất hạnh phúc rất b́nh an, dường như là họ không có nỗi khổ trong cuộc sống của họ và có thể họ làm những điều khiến cho chúng ta rất bực tức, với cái nh́n sâu và xa th́ ta có thể cảm nhận được rằng cái quả khổ đang chờ đợi họ.

 

Ở trong Phật Giáo Bắc Truyền có một h́nh ảnh nói về đại bi tâm đó là h́nh ảnh của Đức Quán Thế Âm. Đức Quán Thế Âm được hiểu là người lắng nghe âm thanh đau khổ của trần gian. Có một lần tại chùa Pháp Luân chúng tôi có một pho tượng bằng gỗ được thỉnh từ Đài Loan, h́nh ảnh Đức Quán Thế Âm đứng bên cây cột khổ đau của cuộc đời nh́n xuống lắng nghe.  Rồi có một người hỏi chúng tôi: "vậy chứ tại sao đau khổ mà phải lắng nghe."   Bởi v́ trên thế gian này nhiều khổ quá, đầy dăy đau khổ, nó nhiều và hiển nhiên như mặt trời mặt trăng.  Nỗi khổ đó rơ ràng và nó nhiều như là sạn sỏi mà chúng ta nh́n thấy trên đường.  Nhưng mà thưa qúi vị, nó không dễ dàng để chúng ta cảm được sự đau khổ. Nhất là những người chung quanh ḿnh trong cuộc sống mà ngày nay người ta tô phụ rất nhiều những cái đẹp của vàng ṿng, của những đồ trang sức tô điểm, của quần là áo lụa, của bao nhiêu thứ hào nhoáng, chúng ta ít có cảm nhận được nỗi khổ.  Có những lần chúng tôi ở tại chùa, một người Phật tử, đi xe mới, có công ăn việc làm,  đă đến ngồi hàng giờ để tâm sự với chúng tôi về nỗi khổ của cuộc sống ḿnh như thế nào trong những cái vật vă đối với sanh nhai đ̣i hỏi của những người thân chung quanh, và ở trong cái nhọc nhằn mà bản thân phải gánh chịu.  Th́ thưa qúi vị, không dễ dàng để chúng ta cảm nhận cái khổ của người khác và cũng không dễ dàng để chúng ta cảm nhận nỗi khổ của chính ḿnh mà sanh ra bi tâm.

 

Đọc lại lịch sử Đức Phật mỗi ngày vào buổi sáng Ngài dùng Phật nhăn quan sát chúng sanh coi ai là người hữu duyên, Ngài nh́n chúng ta có nỗi khổ và nỗi khổ vô cùng trầm thống, từ nỗi khổ trầm thống đó Ngài đă cứu giúp cho những người hữu duyên đáng được cứu giúp.  Chúng ta không hiểu được hết chiều kích của đại bi tâm như thế nào, nhưng phải nói rằng con người ai sống mà biết trắc ẩn là những người phải có cảm thông được với người khác, c̣n nếu chỉ hời hợt ở bên ngoài nh́n cho có nh́n th́ ít khi chúng ta có rung động.  Nói về điểm này chúng tôi lại nhớ đến h́nh ảnh của một vị Thiền Sư, Ngài viên tịch cách đây vài năm, đó là Ngài USinanda là người Miến Điện, Ngài từng sống tại San Francisco.  Trong một khóa thiền, chúng tôi có dịp đi bộ trên triền đồi với Ngài, và chúng tôi hỏi Ngài một điều là:

 

 “Bạch Ngài, khổ mà nghĩ rằng ai cũng có và nó rất là hiển nhiên rất là rơ ràng, nếu có một người đặt câu hỏi rằng tại sao chúng ta phải t́m hiểu, phải cảm nhận về nỗi khổ của đời sống.”

 

Th́ Ngài trả lời “Giả sử như một người có nhiều thứ, có xe cộ, có công ăn chuyện làm và đời sống của họ phải chạy ngược chạy suôi, nhưng họ đang thoả măn đang vui vẻ với những cái mà họ có, th́ cái khổ ở chính họ họ chưa chắc đă thấy, th́ làm sao cảm nhận được nỗi khổ của người khác."

 

Do đó cái khổ đôi khi nó tàng ẩn nó không dễ dàng để chúng ta cảm nhận và chúng ta phải bắt đầu từ cái manh mối rất thô sơ của nó về những giọt nước mắt, về những cái khổ như ở trong Thanh Tịnh Đạo khi nói về một người ăn xin.  Qúi vị đi sang một vài quốc gia như Ấn Độ hay Trung Quốc rất nhiều người ăn xin trên đường và chúng ta biết rằng họ ăn xin như là một nghề nghiệp, nhưng chúng ta không chịu nổi cái khổ của họ, nào là những người hoàn toàn tàn tật không c̣n tay chân, nào là những người giữa mưa nắng nằm trần trụi, qùi xuống đất, mặt úp xuống mặt đường đầy bụi cát dơ bẩn để mà xin đồng tiền.  Nếu chúng ta có tiếp xúc th́ chúng ta mới thấy được cái khổ của họ.  Câu chuyện hiện tại của chúng ta là nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh may mắn, không phải sống qua những cảnh nghèo th́ khó cảm nhận được nỗi khổ.  Phải sống trong những điều kiện nào đó th́ chúng ta mới hiểu được và cảm thông sâu sắc nỗi khổ của người khác, ḿnh chưa nghèo th́ ḿnh chưa bao giờ hiểu được nghèo, ḿnh chưa sống cô độc th́ ít hiểu được nỗi khổ của người sống cô độc, và để hiểu được th́ chúng ta phải có mặt ở đó để tiếp xúc và sống với điều đó th́ mới cảm nhận được.

 

Trong phần tu tập tâm đại bi này Ngài Buddhaghosa đă đặc biệt nhấn mạnh là chúng ta nên t́m một đối tượng ngoại giới là một người ngoài và người đó từng là người khổ, phải dùng người khổ đó làm chất liệu "Xót người mà cũng thương ta." nghĩa là ḿnh thương cho người và cũng thương cho chính ḿnh và cái bi tâm mà khởi lên chính ḿnh hay là bi tâm khởi lên với người khác nó đ̣i hỏi sự hiểu biết rất là sâu sắc ./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


|  | trở về đầu trang | Trang Chính |

© 2006 dieuphap.com.
All Rights Reserved. Kỹ thuật tŕnh bày nội dung: Minh Hạnh & Chánh Hạnh |