dieuphap.com Trang Chính

Bưuduc.com Trang Chính



Insight Meditation Online


[04]
Mười Thiện Xảo trong định an chỉ

Giảng ngày 10 tháng 04, 2006 tại rơom Diệu Pháp - Paltalk - Minh Hạnh chuyển biên

TT Trí Siêu: Hôm nay chúng ta học về "Mười thiện xảo trong định an chỉ" . Phải nói rằng bộ Thanh Tịnh Đạo là một bộ sách chú giải rất phong phú, không những phong phú về những chi pháp những nghĩa lý Phật ngôn cần được chú thích mà gần như là trên vấn đề hướng dẫn qua thiền tập thì bộ chú giải này cũng là một quyển sách cần được chú thích, mà gần như là trên vấn đề hướng dẫn qua thiền tập thì bộ chú giải này cũng là một quyển sách gối đầu cho những vị hành giả chuẩn bị vào con đường tu tập. Một sự giải thích hết sức cặn kẽ chi li có thể nói rằng chưa có một quyển sách thiền nào mà giải thích cặn kẽ như vậy, bởi vì chúng tôi cũng có đọc qua một vài quyển sách thiền của các vị Thiền Sư hướng dẫn, thì trong đó chỉ nêu lên về phương pháp thực tập phải an trú như thế nào phải có tư tưởng như thế nào, phải luyện cái gì và cần phải chú ý cái gì, chỉ vậy thôi, hoặc là chỉ mô tả về trạng thái an lạc của thiền để khuyến khích cho người khác tu tập, nhưng phải nói rằng trong bộ Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga này về vấn đề thiền thì như chúng ta đã biết một sự giải thích cặn kẽ và hướng dẫn cũng chi li, mặc dù khi chúng ta đọc qua đó chúng ta không thấy được một sự tươi mướt hấp dẫn nào trong câu văn, bởi vì chỉ nói gọn nói nhanh nêu lên những cái gì cần phải nêu lên, giải thích những cái gì cần phải giải thích rất cô đọng, nhưng vì quá cô đọng cho nên có sự khô khan chớ không phải là một bức tranh giống như bức tranh sơn thủy có vẻ hữu tình, ở đây chỉ là những sự sơ đồ, cái bản đồ thôi chứ không phải là bức tranh, thành thử khi chúng ta nhìn vào bức bản đồ chúng ta thấy chằng chịt những con đường, những sông rạch, những mạnh đất, những nơi vùng núi, những nơi cỏ, thì được trình bày được mô tả trong bức bản đồ rất rõ ràng, khi chúng ta nhìn vào đó thì chúng ta không thấy gì hấp dẫn hết, không phải giống như chúng ta ngắm một bức tranh sơn thủy, tuy vậy có lúc nào đó chúng ta đi tham quan, chúng ta đi du ngoạn thì những lúc đó đối với chúng ta bức tranh không cần thiết, mà trái lại bức hoạ đồ đối với chúng ta quan trọng vô cùng. Cũng như trong việc chúng ta tu tập thiền cũng vậy, khi chúng ta tu tập thiền thì chúng ta không cần phải những lời mô tả an lạc hạnh phú,c mà chỉ có đôi lúc chúng ta cũng phải tìm hiểu những gúc mắc những trạng thái tâm lý. Mà chúng ta cần phải đả thân trong lúc chúng ta thiền gặp trở ngại thì bài học này sẽ đem lại cho chúng ta một ánh sáng một sự hiểu biết, và xem như là trong phần hướng dẫn thiền ở trong Thanh Tịnh Đạo cho chúng ta một bức hoạ đồ hơn là một bức tranh. Một bức hoạ đồ để chỉ dẫn cho chúng ta rõ ràng từng chi tiết, chút xíu nữa đây chúng ta sẽ nghe TT Giác Đẳng trình bày mô tả và giải thích cho chúng ta nghe về 10 pháp gọi là thiện xảo ở trong định an chỉ, chúng ta sẽ hiểu thế nào là định an chỉ và thế nào được gọi là mười thiện xảo và mười thiện xảo đó vì sao cần đối với việc mà chúng ta tu tập.

TT Giác Đẳng: Hôm nay chúng ta học một bài mở đầu cho loại thiền chỉ, bài học nói rõ hai điểm theo cách trình bày của Ngài Buddhaghosa thì thay vì Ngài dành ra một chương để nói về một hành giả tu tập thiền chỉ cần lưu ý về điểm nào là nên tránh nên có, Ngài Buddhaghosa lại đi thẳng vào bài học đầu tiên.
Điểm thứ nhất là đề mục đất có lẽ Ngài Buddhaghosa quy định phương pháp hành hơn là pháp học do vậy Ngài đặc biệt dùng đề mục đầu tiên để căn dặn cần thiết như là một thiền sư cho một thiền sinh. Thì hôm nay chính vì vậy khi nói về đề mục đất đặc biệt dài và cho dù chúng ta không có thực tập đề mục tu thiền mà thực tập đề mục khác thì chúng ta vẫn nên đọc kỹ chương này, lý do là Ngài Buddhaghosa qua chương này đã được ứng dụng qua những chương khác ít nhất là có ý nghĩa rất quan trọng cho hành giả tu tập.
Điểm thứ hai là chúng ta nên lưu tâm khi bước vào trong cách trình bày của Ngài Buddhaghosa, ngày hôm nay người ta vẫn còn nói về cách trình bày là sao để nhớ về những điều được dặn dò, thay vì Ngài dặn hết điều này sang điều khác, thì ngay cả Đức Phật và các vị A Sà Lê và ở trong giới luật cũng giảng một cách rõ ràng là đi vào những con số. Thí dụ như qúi vị thỉnh thoảng đọc sách để biết bốn điều thành công hay sáu điều quan trọng chẳng hạn. Có những thứ mà chúng ta gọi là con số chi pháp nó phải ắt có và đủ thì rất cần thiết để chúng ta ghi nhớ. Ví dụ "Tứ Diệu Đế" -con số bốn đó rất là quan trọng - hay "Tứ Niệm Xứ" cũng vậy. Nhưng có những điều như là "mười pháp cần nhớ" đối với người thực hành thiền định thì chúng ta có thể hiểu rằng những con số này được nêu ra nhằm mục đích giúp cho hành giả có thể giữ nó trong trí nhớ trong ký tính của mình một số điểm quan trọng để chúng ta thực hành. Do vậy là tùy ở mỗi người, cho nên qúi vị đừng ngạc nhiên là sách Thanh Tịnh Đạo đã xử dụng rất nhiều về điều này khi đưa ra một loạt danh sách giúp chúng ta kiểm điểm lại cái gì có thể làm cái gì không nên làm v.v... Và thưa qúi vị cũng là một cách thức cổ điển của kinh tạng Pali và có thể nói rằng hết sức dễ tìm thấy ở trong sớ giải là bất cứ chỗ nào mà có thể cho thêm chi pháp vào thì người ta sẵn sàng cho vào.
Ở đây chúng ta nói đến vài điều khác nữa và qúi vị đừng ngạc nhiên về điều đó ở trong cách viết hiện đại của chúng ta thì chúng ta không viết như vậy, viết như vậy người ta rất dễ rối rắm, nhưng trong cách viết truyền thống thì điều đó không có vấn đề gì hết. Sở dĩ chúng tôi đưa ra những điều này là để qúi vị quen với cách trình bày của tác phẩm Thanh Tịnh Đạo và chúng ta nhớ rằng đây là một trong những tác phẩm viết đã lâu từ nhiều thế kỷ về trước, cái giá trị của Thanh Tịnh Đạo không phải là đơn thuần ở cách trình bày mà là những gì mà trong Thanh Tịnh Đạo đề cập đến. Đúng ra thì bản dịch mà qúi Ngài có nó là bản dịch san định lại bởi Ngài Nanamoli một dịch giả rất là quan trọng trong Phật giáo cận đại, Ngài đã đi qua tác phẩm này và trong cách trình bày theo sách vở của Tây Phương và Sư Cô Trí Hải dịch lại cũng giữ cách trình bài của Ngài Nanamoli, quí vị nào có dịp đọc tiếng Thái thì qúi vị sẽ thấy rằng bản dịch của Ngài Nanamoli sáng sủa hơn hết. Cà chúng tôi cũng phải nhắc đi nhắc lại một điểm là mỗi một thời người ta có cách trình bày riêng mỗi một nền văn hoá ngôn ngữ người ta có cách diễn đạt riêng, ví dụ như người Ấn Độ mà đọc kinh sách Trung Hoa thì có thể là xem rằng nó quá cô đọng nó quá tối nghĩa có nhiều điều không có thể giảng được thì vô phương có thể giảng và điều đó không chi tiết, nhưng khi người Trung Hoa đọc qua kinh sách của Ấn độ thì thấy rằng sách viết không cảm xúc, không cô đọng mà nó dài lê thê - mỗi một nền văn hoá họ có một phẩm vị riêng ở trong cách trình bày.
Ngày hôm nay chúng ta đi vào đề mục đầu tiên là đề mục đất, chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là niệm đề mục đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hay là bốn phạm trú, hay niệm 32 thể trược v.v... những đề mục này chỉ là phương tiện để mà tu tập nó không có một giá trị, trừ một vài pháp ở trong đó thật sự giá trị ví dụ như niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm chư thiên, còn những đề mục như đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng vốn là những đề mục được dùng để nắm giữ tâm ý, và những cảnh giới này là cảnh giới mà chúng ta ít khi nhắc đến trong đời sống. Qúi vị thấy rằng trong đời sống hằng ngày có một số người quen thuộc với màu sắc; như người thích màu xanh, có người thích màu đỏ, có người thích màu vàng. Người thích màu đỏ thì lòng họ rất hăng hái nhưng người không thích màu đỏ thì họ thấy cái màu đỏ mạnh quá, và họ rất khó chịu khi ở trong một căn phòng mà sơn màu đỏ. Hoặc giả có những người rất thích màu trắng là màu của tinh anh màu của tinh khiết, nhưng có những người khác thì họ rất là nhạy màu trắng bởi vì màu trắng là màu tang tóc, thì tùy vào cách của chúng ta. Chúng tôi nhớ rằng những cảm giác của con người phải ảnh hưởng văn hoá hay ảnh hưởng cách này hay cách khác, nhưng họ nói rằng những hình ảnh nhiều nét màu sắc gây ấn tượng tuy rằng rất sơ khởi, rất sơ khai nhưng nó lại có một tác động mạnh mẽ, như trong A Tỳ Đàm cũng nói như vậy khi chúng ta đề cập đến ngũ song thức là màu sắc khi nó xuất hiện thì nó xuất hiện ở trong một trạng thái tương đối rất thô sơ nhưng lại gây một ấn tượng mạnh mẽ ở trong tâm tư của chúng ta.
Bây giờ chúng ta đi vào đề mục đất, có lẽ là tuần tới chúng tôi sẽ nói chi tiết thêm về đề mục này, tại vì ngày hôm nay chúng tôi xin nhắc quí vị rằng không phải mục đích chính của chúng ta là đi vào thành quả tập trú, mà ở đây chúng ta chỉ nói đến những thiện xảo tức là một số các danh sách chúng ta cần kiểm điểm trước khi chúng ta lượng định sự thực hành của mình. Chúng tôi dùng chữ kiểm điểm là chữ xưa, hình như ngày nay ở Việt Nam người ta thường dùng chữ kiểm tra nhiều hơn là chữ kiểm điểm nhưng chúng tôi thì không dùng chữ kiểm tra, hễ dùng chữ kiểm tra thì chúng tôi có cảm tưởng như là kiểm tra máy móc như một tài xế kiểm tra máy móc hay kiểm tra bộ phận của cái máy, do đó chúng tôi dùng chữ kiểm điểm, một vài Chư Tăng Phật tử Việt Nam nói rằng chúng tôi dùng chữ kiểm điểm có nghĩa là cổ lỗ sĩ xưa thời xưa còn để lại (mỗi người có mỗi cách thôi). Đây là danh sách mà chúng ta kiểm điểm để xem trong trường hợp mà có trục trặc, vì có nhiều người thì cho là chúng ta trục trặc ví dụ như là một hành giả mà thân thể và y phục chẳng hạn mà không được sạch sẽ có mùi hôi vì lâu ngày không được giặt sạch sẽ, đôi khi chuyện đó cũng làm cho mình thiếu đi sự sảng khoái mà sau khi tắm rồi giặc đồ sạch sẽ thì làm tâm tư mình thư thới.
Chúng tôi nhớ khi ở bên Thái Lan bấy giờ ở trong chùa có cách giặc đồ rất đặc biệt, chúng tôi kể ra nơi đây thì qúi vị sẽ chắc sẽ ngạc nhiên không ít là giặc y có nghĩa là tu tập, có nghĩa là cái gì mà nó gọi là bẩn dính vào y thì không thể nào sạch, mà trái lại nó còn ăn sâu vào thêm đó. Mỗi một tuần thì chỉ được giặt một lần thôi. Chư Tăng lấy vỏ cây mít vạt cho nhỏ rồi nấu thành một tinh chất cô đọng rồi cất trong chai nhỏ để từng cá nhân sài. Khi cuối tuần tới phiên mình giặt thì mình nấu một chảo nước sôi lớn giống như trong quân đội để nấu ăn, lửa củi mỗi ngày thì Chư Tăng đều phải đi lấy về và nấu, khi nấu nước sôi rồi thì cho ít tinh chất của màu lọ mít rồi sau đó để y vào. Dĩ nhiên khi để y vào nước sôi thì tất cả những mùi hôi thì đều hết và sau khi giặt xong thì thành bộ y mới không còn mùi nữa nhưng những vết bẩn thì không mất đi mà lại đậm màu hơn. Đó là cách mà Chư Tăng giặt y trong truyền thống WatPa tức là lâm tăng ở Thái Lan. Ban đầu thì y màu vàng nhưng từ từ thì nó ngả sang màu nhựa mít, chúng ta thấy rằng Chư Tăng mặc y có khi màu vàng rồi có khi màu nhựa mít. Thì cách giặt mà nấu như vậy nó không cho phép ngày nào cũng giặt hết, qúi vị biết là phần lớn mà nấu nước sôi rồi dùng cái nồi thật lớn để chụm y thì cực khổ lắm nên chúng tôi nhớ rằng ở bên đó thì một tuần giặt một lần, và khi mặc y tới ngày thứ năm thứ sáu thì không quen vì y có mùi khó chịu không thoải mái chút nào hết. Nhưng khi chụm y vào nước xôi rồi đem ra phơi khô sau đó mặc vào thì tinh thần thoải mái hẳn ra. Khi chúng ta sống bên Mỹ sống ở quốc gia khác dễ dàng thay y mới nhưng ở bên đó thì Chư Tăng đâu có nhiều y và một tuần chỉ giặc một lần thôi do đó khi tắm xong mặc vào y phục cũ thấy nó cũng hơi không thoải mái. Thưa qúi vị nói đến đó thì chúng tôi lại nhớ phần này ở trong Thanh Tịnh Đạo và chúng tôi cảm thấy trong tâm có ảnh hưởng là mặc bộ đồ sạch sau khi tắm rửa sạch, ví dụ như qúi vị đang đi trong người mồ hôi mà tắm xong thì trong người rất là sảng khoái khoẻ khoắn.
Đối với hành giả tu tập thì phải chú ý đến một điểm khác là sự quân bình của các căn. Nói về sự quân bình này thì nó là cả một vấn đề, chúng tôi có dịp ở trong nhiều chùa Chư Tăng nhiều quốc tịch, nhiều truyền thống, nhiều nền văn hoá khác nhau, thì trong trường hợp hành thiền chúng tôi thấy điều đó rất rõ, có những vị rất nặng về đức tin mhưng lại thiếu về tinh tấn, chúng tôi lấy ví dụ như là những nhà Sư theo truyền thống Á Châu như người Thái, người Trung Hoa, người Việt Nam chẳng hạn thì hễ đi xuất gia thì niềm tin rất mạnh, nhưng sự siêng năng thì không bằng những nhà Sư Tây Phương. Rồi cũng có những người Tây Phương xuất gia niềm tin rất mạnh, nhưng cũng có người Tây Phương họ xuất gia mà niềm tin họ không mạnh thì họ lại thiếu đi, thành ra tín, tấn, niệm, tuệ, các căn phải quân bình. Có những người nặng về đức tin không cần phải trước pháp cho họ, nghĩa là dạy sao thì dạy cho họ vậy thôi. Nhưng mà rồi có những vị cần đến nhu cầu của trí tuệ, nghĩa là hành thiền nhưng hễ tới giờ nghe pháp là khi giảng pháp phải sách tấn họ hành thiền. Thì như vậy chúng ta thấy rằng dầu là đức tin dầu là sự tin cần và khả năng chánh niệm hay là định lực hay là trí tuệ những điều đó không nên quá nhiều hoặc quá ít.
Có một lần trong một trường thiền, một vị Thiền Sư Ngài có dạy chúng tôi một ít về A Tỳ Đàm ở trong chương trình học, lúc chúng tôi nghe pháp thì trong giờ trình pháp thì cứ một vị Tăng giảng A Tỳ Đàm theo lời yêu cầu của vị Thiền Sư, thì ngày hôm sau một vị Tăng đặt lên câu hỏi rằng tại sao trong trường thiền lại có thêm môn A Tỳ Đàm, thì Ngài có lưu ý một điểm Ngài nói rằng "Các anh phải quân bình". Một người tu tập thiền nhiều khi họ nghĩ rằng phải đi trong im lặng, và trong sự im lặng đó đôi lúc nó thiếu mà các vị không để ý, như là vì thiếu lắng nghe, thiếu nghe pháp và thiếu sự suy tư, thiếu những gợi ý nên chi nó lại làm cho mất quân bình. Mà nếu một vị nào lúc hành thiền mà đọc sách nhiều quá, hay nghe pháp nhiều quá, thảo luận nhiều quá thì cũng là một chướng ngại. Nói chung là những thứ đó phải vừa phải. Ngày xưa thì chúng tôi cũng quan niệm rằng khi người ta hành thiền thì không nên làm gì khác như là tụng kinh, cứ bỏ qua một bên không làm gì hết, khi hành thiền thì thấy không cần phải lưu tâm một số các việc như là lo quét dọn liêu cốc, nhưng khi ở trong nhà thiền các vị Thiền Sư lưu ý rằng những điều đó có chỗ hữu dụng của nó, để cho có niềm tin vào tam bảo, để củng cố niềm tin của chúng ta được tăng trưởng, và hoặc là trong buổi tụng kinh mà Đức Phật ngồi trong trang nghiêm và rồi vị Thiền Sư và Chư Tăng ngồi đó tụng bài kinh xưng tán Đức Phật nhất là vào buổi sáng thì chúng tôi vĩnh viễn không thể quên được cảnh đó, cảnh mà buổi sáng tất cả Chư Tăng lên tụng kinh và chúng tôi nhớ ở bên trường thiền thì người ta có tụng kinh sám hối, thành kính đảnh lễ dưới chân Đức Phật , cả hàng mấy trăm người lạy xuống thì cái cảnh mà các vị qùi dưới chân tượng Phật để tụng xin sám hối nó là ý niệm rất mạnh.
Cũng tương tựa như vậy, tinh tấn nghĩa là mình chịu khó siêng năng, ở trong các trường thiền đặc điểm là ở trong trường thiền của Miến Điện hay một vài trường thiền khác ở Mỹ, thì chúng tôi thấy rằng một số qúi vị đã khuyến khích các thiền sinh khi vào xin hành thiền thì cứ đóng tiền rồi hành thiền thôi, nhưng ở một số các trường thiền khác thì chúng tôi cũng thấy họ có một cách cũng hay đó là mỗi buổi sáng sau tụng kinh và trước khi Chư Tăng đi khuất thực thì tất cả Chư Tăng đều được phân chia việc làm, vị nào quét dọn tăng xá, vị nào gánh nước ở trong phòng Sư Cả, rồi vị nào chuẩn bị củi lửa để Chư Tăng nhuộm y v.v... thì có khoảng chừng một người chắp tác, người chắp tác đó thì theo các vị Thiền Sư giúp cho chúng ta tinh tấn làm các công việc. Nhiều khi ngồi thiền lâu và chỉ ngồi không làm gì thì các căn sẽ bị mất quân bình, vì thế công việc được Chư Tăng chỉ định làm gì đó một cách rõ ràng, điều đó có lợi là dạy cho hành giả rất nhiều, và công việc đó không thái quá ví dụ như mình được giao cho quét sân chùa hay là giao cho lau sàn thiền, v.v...... thì mình chỉ biết công việc đó tập trung vào làm. Các vị thiền sư có kinh nghiệm lâu năm qúi vị thấy rằng công việc đó không có hại cho sự hành thiền mà trái lại còn tăng trưởng sự tinh tấn. tăng trưởng nghị lực, qúi vị nhớ rằng năng lực mà mình không sài thì nó không sanh khởi được, năng lực nhiều mà chúng ta xử dụng nó thì nó mới phát triển được, như là sức khỏe mà nếu chúng ta ngồi hoài chúng ta không dùng sức nó yếu đi, chuyện dùng sức nhiều quá thì không nên dùng sức một cách bừa bãi, nhưng vận động tay chân một cách vừa phải thì nó tăng trưởng sức khỏe.
Nói về sự quân bình của niệm thì rất là tế nhị khi hành giả áp dụng trong đời sống. Sự quân bình của niệm không nên hiểu chỉ đơn giản là ngồi mấy giờ đồng hồ tập trung vào hơi thở hay là tập trung vào đề mục mình niệm, đất, nước, lửa, gió. Chánh niệm trong đời sống hàng ngày hành giả áp dụng nó giống một người hiểu được cách để bảo dưỡng, điều gì cần phải lưu tâm. Chúng tôi lấy ví dụ là thỉnh thoảng có những Phật tử đến chùa có con nhỏ, chúng tôi hỏi qúi vị đó rằng có con nhỏ chắc là bận rộn vì phải để ý chăm sóc con, thì vị đó trả lời rằng dù rất bận rộn trong cuộc sống nhưng vẫn phải có chút thì giờ để ý đến con cái ngay cả trong giờ ngủ, dĩ nhiên là lúc ngủ mà khi con nhỏ khóc mình cũng phải ngồi dậy. Thì thưa qúi vị đối với hành giả bảo dưỡng chánh niệm của mình là ngoài giờ ngồi thiền thì trong lúc nói chuyện, trong lúc ăn uống, trong lúc làm việc hoặc giả là có sinh hoạt gì đó thì cũng tìm cách này hay cách khác để bảo dưỡng cái khả năng sống với chính mình chánh niệm chứ không có bận rộn quá rồi đánh mất đi. Ví dụ như một người tu thiền rồi khi gặp người bạn thân lâu ngày không gặp lại, hay có chuyện gì thú vị về thế giới chiến tranh chỗ này chỗ kia bàn, chúng ta gọi là phiếm luận, khi nói chuyện phiếm như vậy một vài giờ thì làm tổn giảm đi rất nhiều chánh niệm, khi đang để tâm vào đề tài phiếm luận tức là vị đó không có bảo dưỡng chánh niệm của mình. Thì yếu tố của niệm ở đây được hiểu như là một người bắt đầu tu tập thì dĩ nhiên người đó phải ăn uống, phải đi khuất thực hay phải đại tiện, tiểu tiện, phải tắm phải giặt cho mình, hoặc giả ngay cả làm việc nhưng ở trong giờ phút đó thì cũng phải bảo dưỡng chánh niệm của mình tức là làm sao cho định lực nó được có, khi nói đến quan niệm sống tức là khi chúng ta có quân bình trong mọi nỗ lực thì có nghĩa là sự trung thành, định lực có nghĩa là trung thành với đề mục đó, trung thành với đề tài đó.
Chúng ta lấy ví dụ định lực như là kính hội tụ gom ánh sáng mặt trời mọc, nhưng định lực đó cũng được ví dụ như mình làm chuyện gì đó mà mình rất là kiên tâm bám sát lấy nó không để cho gì khác chi phối đè lên đề mục này, như hành giả tu tập đề mục hơi thở thì hành giả phải đạt đến mức độ mà lâu ngày luôn luôn tha thiết với hơi thở, hơi thở ra hơi thở vào, những lúc chờ đợi, những lúc rảnh rỗi không làm chuyện gì thì mình cảm thấy tha thiết với hơi thở, khi nào mà qúi vị thấy rằng say mê với đề mục gì đó, thì tự nhiên trong sự say mê đó tạo ra một cái rất đặc biệt dù là mình có những chi phối lôi kéo khác nhưng mà rồi chúng ta cũng trở về với đề mục mà đã mình đang say mê, tại vì sao vậy? khi đó cho phép chúng ta trở về lại với cái gì cần phải trở về.
Cũng có một cách ví dụ về định lực về say mê, người ta thí dụ như một con ngựa hay một con bò một con vật không thuần người ta cần cột nó vào trong một cái trụ và rồi cột nó lâu ngày thì nó thuần thục, thì tương tựa như vậy tâm của chúng ta cần cột một chỗ, cái cột đó ban đầu nó là một sự cố gắng nhưng dần dà thì hành giả thật sự an lạc để tìm về chốn bình an, chốn bình an là cái gì mà mình tha thiết cái gì mà đắc tâm nhất với nó, cái đó là khả năng của tuệ lực. Và tất nhiên sự quân bình của định lực nói lên chuyện mình vừa học vừa khám phá vừa nhận thức, vừa hiểu biết, những cái đó đôi lúc người ta nói rằng; ngay cả tình bạn lâu năm sống chung với nhau lâu năm mà không có sự sáng tạo thì tình bạn đó cũng không có mệt mỏi vì nó trở thành bổn phận, thí dụ mình thân thiết với ai hay mình làm công việc gì đó mang tánh cách thủ thuật mà mình không có sáng tạo thì lâu ngày công việc nó cùn đi nó hoá nhàm. Thì sự sáng tạo ở trong tuệ lực ở trong hành thiền của hành giả đó là sự khám phá hiểu biết khi mình hành thiền lâu ngày mình tập trung vào đề mục thì mình không phải chỉ là một sự một trạng thái tuệ lực đứng lại một chỗ mà trái lại ở trong sự tu tập đó có tinh tấn có tiến bộ, bên cạnh sự tiến bộ đó thì chúng ta có sự hiểu biết, cái hiểu biết của tuệ nó là khả năng khám phá như chúng ta gọi là khả năng nhận thức, sự nhận biết do kinh nghiệm sự thành thạo. Ngay cả một người làm việc tay chân họ làm lâu ngày thuần thục thì họ có đạt đến cái khả năng mà chúng ta gọi là cái khéo, cái khéo đó là trong thủ pháp của họ, cái thủ thuật hay là trong cách làm tuy rằng nó cũng giống như người khác nhưng nó khéo hơn những người khác, là do người đó làm trong sự ưa thích và cảm thấy chấn phấn, còn nếu mình làm trong sự không ưa thích, không có sự chấn phấn thì không có nhận biết, không có thấy rõ thì lâu ngày thứ đó nó trở thành ngõ cụt bế tắc đi.
Chúng tôi có một lần nghe một người làm việc ở trong trại gà, họ nói là khả năng lựa trứng mà có phân biệt hai hay ba loại trứng, ban đầu người không có kinh nghiệm thì họ phải nhìn phải cân nhắc, nhưng lưạ lâu ngày thì thành tinh tế đến độ khéo, làm rất nhanh rất chính xác ít có khi sai trật, họ đạt đến mức độ khéo, cái khéo đó là chúng ta có thể nói khả năng sung mãn của tuệ. Chúng tôi thấy rằng thí du như quí vị thích đọc sách mà đi vào tiệm sách chúng ta cầm quyển sách lên đọc vài ba trang sơ sơ, nhìn tựa nhìn tác giả là có thể nhận định sách hay hay la dở, nếu như có người níu áo chúng ta hỏi rằng mình lựa cuốn sách làm sao biết cuốn nào là hay dở, thì chúng tôi phải nói rằng chúng ta có cái bảo đảm, dĩ nhiên là mình phải có khiếu và phải có cái khéo, cái khéo đó chính là căn bản của tuệ.
Nói tóm lại là năm sự quân bình của các căn tức là quân bình tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, tương đối là rất là tình khiết được tìm thấy trong sinh hoạt hàng ngày, ý chúng tôi muốn nói rằng sau những giờ hành thiền, thì cuộc sống hằng ngày nó là sự thể hiện làm sao để cho trưởng dưỡng các căn đó, các căn đó không có cái gì thiếu hay là không có cái nào quá căng mãnh quá nhiều. Ví dụ như có người rất thích đọc kinh sách, thích nghe pháp, ngày nào cũng say sưa nghe pháp, muốn đọc những sách nói về thiền chẳng hạn thì có khi nó hơi quá nó không có lợi cho sự thực hành, và nếu có người hỏi rằng; là làm sao để biết được quân bình, thì biết là khi mà gọi là quân bình các căn thì không phải qua kinh sách qua các vị thiền sư hướng dẫn, nhưng khi chúng ta làm thì chúng ta mới biết làm sao mà quân bình, giống như cha mẹ dạy con cái sống ở trên đời phải biết ngó trước ngó sau, phải biết tôn trọng người này tôn trọng người kia nhưng không thể nào đơn cử ra từng trường hợp được, khi đã được gợi ý như vậy rồi bản thân của chúng ta cuộc đời sống va chạm rồi đời dạy mình qua thất bại thì chúng ta mới tìm ra được cái gì là vừa phải, lúc nào là lúc nên nói, lúc nào là lúc không nên nói, thì những cái đó là tướng thủ thuật cái gì nên làm cái gì không nên làm tất cả đều do cái khả năng nhận thức của mình. Do vậy sự quân bình của các căn được xem như là một điểm mà rất ư là quan trọng đối với hành giả.
Điểm thứ ba là thiện xảo về ý tướng là cố gắng làm cho xong. Ở đây nếu nói một cách khác là nhiều khi một hành giả tu tập một đề mục nhưng họ không biết cách để làm cho đề mục đó rõ nét để nắm bắt đề mục đó. Ví dụ như là có nhiều vị niệm Phật "Arahan Đức Phật trọn lành"có nhiều khi họ niệm năm ba năm như vậy họ không tiến bộ được là tại vì chữ "Arahan Đức Phật trọn lành" có người họ niệm rất là thắm thiết, có người họ nói "Arahan Đức Phật trọn lành" một cách máy móc chứ không có hiểu rõ thế nào là "trọn lành" và tại sao là "trọn lành" cái ý nghĩa đối với chúng ta là tại sao "trọn lành" đó có một cái tác động lớn để cho chúng ta hiểu được vấn đề. Thì thứ nhất vấn đề là đề mục thiền cũng giống như học Phạn ngữ hay học Anh ngữ nếu chúng ta không khéo học thì sẽ học rất chậm và rất nản, nhưng nếu chúng ta khéo thì chúng ta rất hoan hỷ, cũng như cách học sinh ngữ hay là cách làm chuyện gì đó có nhiều người rất là cần học thứ đó nhưng mà học rất nản. Thí dụ A Tỳ Đàm chẳng hạn có nhiều vị thì mỗi lần giảng A Tỳ Đàm thì đầu óc cảm thấy không có gì để thích thú, nhưng phải nói rằng khi qúi vị học A Tỳ Đàm đến mức độ là thích thú thì có nhiều khi nghe chuyện gì thì. tự nhiên ở trong lòng nó thấm thía như là mình ăn một món rất là ngon, bởi vì sao, bởi vì chúng ta có thể nắm được ý tướng. Thì đối với đề mục hành giả bên cạnh niệm đề mục còn phải hiểu để có khả năng để nắm cái tướng của đề mục đó. Khi chúng ta đi vào từng phần thì chúng ta sẽ hiểu rằng mỗi một đề mục có một ấn tượng riêng và ấn tượng này phải được hành giả xem lại tâm tư của mình một cách rõ ràng trước khi chúng ta ngó lại nó. Nói một cách khác là mình sống với một người và hiểu người đó là một lẽ, nhưng mình nghĩ tới người đó và mình có thể gắng bó với người đó thì đó là một chuyện khác. Cái hiểu và cái gắng bó là chuyện khác. Thì thí dụ như người hành thiền về điểm này thì chúng tôi không có đi sâu tại vì chúng ta sẽ trở lại với đề mục đất nước lửa gió để qúi vị hiểu rõ hơn.
Chúng ta sang phần số bốn là nỗ lực. Khi cần nỗ lực tức là đem thực hành về khả năng gọi là phân biệt, và khả năng phân biệt này ở trong đời đem lại nhiều gợi ý, trong gợi ý này thì Ngài Buddhaghosa lấy gợi ý rất cổ điển tức là ở trong sớ và trong kinh bộ nói về sự tinh tấn đến là do trạch pháp, trạch pháp là khả năng phân biệt do người ta thấy được sự phân biệt, do người ta phân biệt được nên họ cảm thấy họ hăng hái. Chúng tôi lấy ví dụ là qúi Phật tử đi ngang qua thấy những món đồ mà người khác họ thấy cái nào thì họ lấy cái đó thôi, nhưng người có sáng kiến biết phân biệt cái này tốt cái kia xấu, một khi họ biết phân biệt rồi thì sự phân biệt này làm cho họ hối thúc muốn mua, nhiều khi kẹt tiền hay nhiều khi không có nhu cầu nhưng họ vẫn mua, cũng như một lần chúng tôi thấy một Phật tử tình cờ đi ngang ở khu chợ ở Thượng Hải họ thấy miếng ngọc muốn mua ( mà về sau này biết vị đó là con của một người thợ kim hoàn) chúng tôi thấy vị đó không đủ tiền và đi mượn tiền của hai ba người để mua miếng ngọc đó, thì chúng tôi thấy một điểm như vầy là người mà có khả năng phân biệt thì người đó mới tinh tấn tích cực làm, còn người không có khả năng phân biệt thì người đó cảm thấy rất là ù lì không có hăng hái, thì về điểm này trong kinh Phật gọi là trạch pháp là cơ sở cần giác tri, tức là trong đời sống này nhiều khi mình không thấy cái gì hay, cái gì dở, cái gì tốt cái gì xấu thì chúng ta sống âu ơ ví dầu sống cho nó qua lề, nhưng người thấy được cái gì chính đáng, việc có giá trị thật sự mình muốn làm thì cuộc đời này 100 năm quả là ngắn mình không thể làm hết những điều mình muốn làm, tại vì sao vậy, mình chỉ thấy được cuộc sống ngắn cần cố gắng thì khi mình nắm được một số giá trị, cái này có giá trị hay không giá trị và mình có làm được hay không, ngay cả khi chúng ta đọc truyện hay trong cuộc sống hàng ngày những người thường tinh tấn có sức đi tới là người có thể là ưu thời mẫn thế người đó có thể là biết nhịn nhục, biết đâu là cơ hội đâu là phong ba bão tố đến với mình hoặc giả là trong kinh điển thỉnh thoảng có một vài câu một người bị lửa cháy đầu chẳng hạn, hay là một người bị tai họa họ không dám lơ là, họ phải tinh tấn tu tập là tại vì họ biết được cái hoạ trêu chọc đến mình, họ biết được cái gì là nhu cầu cấp thiết, nhu cầu cấp thiết đến với người nhận chân được từ cái thấy biết được một khi mà không có nhu cấp cấp thiết thì tự nhiên mình không cảm thấy áy náy.
(Một đoạn bị quá rè nên xin qua đoạn kế tiếp)
Chúng ta sống ý thức phân biệt thì gọi là trạch pháp làm cho con người rất dõng mãnh, tức là đi tới hơn là lùi lại phía sau, có những hành giả trong sự hành thiền mà cảm nhận rằng mình đang từ từ lừ đừ, mình đang ở trong trạng thái thờ ơ lãnh đạm không hào hứng với điều gì đó, thì lúc đó chúng ta đã rơi vào trạng thái mình không còn có ý thức rõ là tại sao mình lên làm, tại sao mình phải tinh tấn, mình không thấy điều đó nữa, trạch pháp thật ra nó là căn bản của tuệ lực. Niệm thuộc về chánh niệm, nhưng trạch pháp thì là tuệ. Và ở trong rất nhiều trường hợp thì các vị thiền sư giải thích cái câu "Do thiền thì sanh ra tuệ" Nhưng ở đây chánh niệm thì tạo nên sự tỉnh thức, sự tỉnh thức là bước sơ khởi của tuệ, chánh niệm cũng dẫn đến trí tuệ Trạch Pháp, mà trạch pháp của chánh niệm thì nói theo danh từ thường thức nó mặn mòi hơn là trí tuệ bình thường trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ mình đọc kinh đọc sách mình đọc cuộc đời là vô thường thì mình biết theo kinh sách đời là vô thường vậy thôi, thì trí tuệ đó không mặn mòi như là trí tuệ của trạch pháp.
Bởi vì cái trí tuệ bình thường có đôi lúc nó không đến từ sự thẩm định thật sự và do vậy không có khả năng để tác động cái gọi là cần giác tri hay tác động sự tinh tấn.
Còn trí tuệ Trạch Pháp nó tác động vào sự tinh tấn thành ra cái trí tuệ đó rất quan trọng nó quan trọng như là một người thợ kim hoàn thấy vàng bạc là qúi, người khác thấy thì cái nào cũng giống nhau hết, người thợ kim hoàn khi cầm miếng vàng và thấy được giá trị của nó.
Thì tương tựa như vậy khi những điều Đức Phật Ngài dạy chúng ta không dạy bằng lý thuyết, mà Ngài dạy là thấy được thực tướng nó là như vậy,và khi không thấy cái thực tướng thì chúng ta không cảm nhận được hết, cũng giống như là cha mẹ dạy con nghe tai này nó chạy qua tai kia, cái kinh nghiệm của cha mẹ là kinh nghiệm của sống ở bên ngoài do đó cha mẹ gặp phải điều đó mà có lời khuyên dạy con. Có một lần một bà mẹ đã than rằng dạy con không nghe lời mình, bà đã khóc và nói ""hồi xưa ở bên nhà vì đất nước chiến tranh không có tiền bạc hồi nhỏ con không được đi học thì con cũng buồn, bây giờ qua đây có tiền bạc có tài sản, ở đây đại học tốt mà con nó không đi học thì tức lắm" bà mẹ vừa nói vừa rơi nước mắt vì mình không có điều kiện tốt như đứa con mà đứa con bây giờ lớn lên không chịu đi học. Thì thưa qúi vị bà mẹ lấy kinh nghiệm bản thân của mình mới thấy là đứa con đánh mất cơ hội hết sức là qúi báu.
Do vậy một người có sự tinh cần phải nỗ lực thì người đó cần phải có trạch pháp, trạch pháp làm cho trí tuệ phân biệt, trạch pháp có thể đến bằng chánh niệm và trạch pháp có thể đến bằng sự hướng dẫn chỉ điểm của các vị thiền sư, và đôi khi trạch pháp đến từ sự thất vọng. Ngài Buddhaghosa đưa ra một số trạch pháp đến trong trạng thái không đẹp. Ví dụ một số hình ảnh bình thường thấy rất đẹp nhưng khi thấy hình ảnh không đẹp tự nhiên thì trong lòng thất vọng. Chúng tôi cũng có nghe một đạo hữu rất là thần tượng người ca sĩ, cô đó là Phật tử ca sĩ ở chùa, cô đó ca cũng hay ngoại hình thì đối với vị này cũng đầy sức hấp dẫn nhưng khi ông này mời ca sĩ đó đến không chưng diện và rất bình thường thì làm cho ông này thất vọng vô cùng và từ đó về sau anh nói là anh xem phim hay anh video ca nhạc thì anh không còn thần tượng người ca sĩ nữa.
Khi mà đối diện với sự thật. À! cái này như thế này cái kia như thế kia thì đôi lúc ở trong lòng chúng ta có một sự cứu rỗi rất lớn, sự cứu rỗi đó làm cho chúng ta có sức tinh tấn và sức đó rất là khó vì phải cân bằng, phải nói rằng khi hành thiền lâu ngày do sự tinh tấn do sự giảm ăn giảm ngủ nhiều quá chúng ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu sức, chúng tôi tạm gọi là uể oải, chúng tôi muốn nói rằng là một người đã đi vào trạng thái đó thì nản, làm cho có làm, nghe thỉnh chuông thì chạy lên ngồi thiền đến giờ tụng kinh thì tụng kinh, ai nói gì thì làm vậy thôi và lúc bấy giờ chúng ta phải đặt lại vấn đề là tại sao mình mình lâm vào tình trạng như vậy.
Chúng tôi xin đi qua sáu thiện xảo còn lại trong tuần tới, chúng ta hãy kiên nhẫn với những bài trong Thanh Tịnh Đạo vì rất là dài, chúng tôi không có nản lòng khi mà chúng ta đi quá chậm thật ra thì tác phẩm này nhớ công ơn rất lớn của Ngài Buddhaghosa của Ngài để mà hệ thống hoá một tác phẩm mà có lợi cho thiền học Phật giáo do chúng ta cứ đi chậm và không chừng rất là chậm rãi này nó có lợi cho chúng ta hơn ./.

 

 

 

 

 

 

 


|  | trở về đầu trang | Trang Chính |

© 2006 dieuphap.com. All Rights Reserved. Kỹ thuật trình bày nội dung: Minh Hạnh & Chánh Hạnh |