dieuphap.com Trang Chính |
Buuduc.com Trang Chính |
[03] Giảng ngày 13 tháng 03, 2006 tại rơom Diệu Pháp - Paltalk - Chánh Hạnh chuyển biên Hôm nay chúng ta đi vào bài học có nhiều chi tiết. Bài học này có ba phần chính, TT Tuệ Siêu: NamoBuddhaya, Ở đây vị hành giả bị chướng ngại về chỗ ở hoặc trú xứ là điểm thứ nhất. Chúng ta cần biết rằng điều kiện khách quan là bị động tâm về vấn đề trú xứ, nếu vị hành giả chưa vượt qua được sự động tâm này, chưa đặt gánh nặng này xuống, tâm vị hành giả sẽ còn bồn chồn chao động, không thể nhiếp tâm tỉnh lặng được. Ở hai điểm trên chúng ta khắc phục bằng cách, Điểm thứ hai về gia đình, cái danh từ gọi là gia đình gọi trong trường hợp này, chữ Kula nếu chúng ta nói theo luật tạng một vị tỳ kheo hành giả còn bị chi phối bởi gia đình đàn tín. Có nghĩa là do nhân duyên nên có những gia đình hộ độ cho một vị tỳ kheo. Nếu vị tỳ kheo bận tâm vì chuyện vui chuyện buồn của gia đình đàn tín, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của mình. Nếu vị tỳ kheo còn bị chướng ngại như vậy gọi là chướng ngại về gia đình. Điểm thứ ba là lợi dưỡng hay lợi lộc Labha ở đây, cũng là một chướng ngại cho một vị hành giả. Nếu hành giả đang lúc tu tập nhưng lợi lộc phát sanh nhiều, cho dù lợi lộc phát sanh do phước báu, nhưng khi dính mắc về lợi lộc thì đây là chướng ngại tinh thần khiến cho vị này thối thất trong vấn đề tu tập. Do vậy những vị tu thiền, tốt hơn nên có một đời sống thanh hạnh, hạn chế trong việc thọ nhận bằng cách đầu đà, bởi vì pháp đầu đà hổ trợ cho thiền định cho vị đó rất nhiều. Ví dụ vị đó từ chối những lợi lộc phát sanh, không giữ quá tam y, hoặc lợi lộc phát sanh có thể một buổi sáng ăn hai ba lần, vị đó từ chối không dùng. Chính điểm này sẽ giúp cho vị đó không bận tâm trong vấn đề lợi lộc hay lợi dưỡng phát sanh. Điểm thứ tư về vấn đề đồ chúng, tức là hội chúng như hội chúng đệ tử chẳng hạn, một vị tu tập còn bị chi phối mình phải có trách nhiệm đối với hội chúng, như một vị tỳ kheo là một vị thiền sư, tu tập nhưng bị chi phối bởi các đệ tử, lo lắng cho các đệ tử cư sĩ hay đệ tử xuất gia. Bị chi phối bởi đồ chúng như vậy cũng sẽ là một chướng ngại trong việc tu tập. Điểm thứ năm vấn đề xây cất. Nếu một vị trụ trì, một vị Tăng thường trụ, lo xây cất trong chùa không phải là một điều xấu. Hay vị được chư Tăng giao phó cho việc coi sóc xây dựng chùa chiền, việc làm của các vị đó hợp pháp chứ không phải là không hợp pháp. Như ngày nay chúng ta cũng thấy ở các chùa người cư sĩ ít khi đi đến chăm sóc việc xây dựng, chỉ có chư Tăng tại chùa, những vị tỳ kheo trụ trì chẳng hạn sẽ lo công việc này. Bình thường không phải là một chướng ngại, nhưng chính việc xây cất này lại chướng ngại cho vị đang tu tập thiền định. Bởi vì trong việc xây cất, phải làm việc tay chân hay tâm phải suy nghĩ cách thức kiểu mẫu. Trong trường hợp này, nếu vị đó đang lúc động tâm như vậy, không tập chú trên đề mục được. Do vậy việc xây cất cũng là một chướng ngại cho vị hành giả đang tu tập thiền định. Chúng ta sẽ nghe TT Giác Đẳng trình bày tiếp về năm sự chướng ngại sau. Có tất cả mười sự chướng ngại, nhưng nếu trong những chướng ngại đó các vị hành giả chỉ cần vướng mắc một trong mười, cũng được xem như quái niệm gọi là. Bị quái niệm do các pháp chướng ngại, vị hành giả sẽ chậm tiến hoặc không tiến bộ hoặc có thể bỏ cuộc trong việc tu thiền. TT Giác Đẳng: Những chướng ngại được đề cập ở đây không phải vì xấu, đó là những điều khiến chúng ta bị chi phối khi chúng ta đang làm việc gì đó. Ví dụ như sách vở, việc đọc sách không phải là việc xấu, nhưng lúc chúng ta đang tu thiền, chung quanh cái gì sách vở, nó là sự trở ngại, chi phối. Năm chướng ngại còn lại chúng ta được biết ở tại đây là du lịch, quyến thuộc, ưu não, sách vở và thần thông. Nếu chúng ta vừa tập thiền vừa có những chương trình đi xa. Chương trình đi xa có thể là thường xuyên hay bất thường, nó mang đến những trở ngại. Ngay cả chúng tôi đi xa rất thường, chúng tôi vẫn thường đi làm Phật sự đó đây, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những chuyến đi làm cho mình bận lòng. Bận lòng không phải là nơi mình sẽ đến, những gì mình sẽ làm việc khi đến nơi mà bận lòng ở chỗ phải thu xếp việc trong chùa lúc mình vắng mặt. Trong lúc mình đi vắng mặt ở chùa sẽ như thế nào. Nói tóm lại những chuyến đi xa luôn có nhiều việc để mình suy nghĩ bận tâm, và sự bận tâm này trở ngại cho thiền định, mình phải lưu ý. Đối với một vị khởi đầu tu thiền, nên hoặc giả chờ đến khi đi trở về, hoặc giả nên huỷ bỏ những chuyến đi. Để chi vậy? Để khởi đầu cho việc tu tập thiền định bằng sự chuyên tâm. Điều này rất dễ hiểu chúng tôi nghĩ rằng không cần phải nói nhiều. Khi nói đến quyến thuộc. Quyến thuộc là những người thân chung quanh mình, những nguời mình nghĩ rằng phải có bổn phận đối với họ. Điểm này cũng là một trở ngại. Trong một bản chú giải nói rằng, ngay cả đối với một vị ở gần cha hay mẹ già, phải lo phụng dưỡng chăm sóc cho cha mẹ cũng khó có thể hạ thủ công phu được, nên lựa thời gian nào thích hợp hơn. Nhưng nói chung quyến thuộc là những người thân của mình, thân ở đây là những người cùng huyết thống, hay những người mình nghĩ phải có bổn phận. Vì vậy Đức Phật dạy chúng ta có cái nhìn tương đối rất thoáng về điểm này. Ví dụ trong trường hợp thân quyến nhất là cha mẹ có những chuyện rất cần phải lo thì chúng ta cứ lo. Trong bối cảnh xuất gia khác với người cư sĩ. Bối cảnh xuất gia cho mình có thể tập chú vào đời sống tu tập hoàn toàn. Cuộc sống xuất gia cho phép sống tương đối có một khoảng cách với người thân. Do vậy mình có thể dồn tâm trí vào những gì mình có thể làm được. Thật ra điều này đồng nghĩa với một ý nghĩa khác, nhiều lúc người ta cần có sự nâng đỡ từ phía bên ngoài. Nói chung là một sự ủng hộ về cảm xúc của mình và những người đó thường gây cho chúng ta trở ngại. Cái gì mình có được có khi nó vừa là cái được có khi nó là cái bị. Cái được cái bị ở đây cách nhau trong gang tấc. Những người thân chung quanh có thể cho chúng ta rất nhiều, nhưng nếu quan hệ đó mang tính cách ràng buộc, quan hệ nhất định thế này không phải thế khác và chúng ta phải luôn luôn bận tâm đến, như vậy rất khó chuyên tâm vào thiền định. Ví dụ những năm tháng chúng ta học dưới mái trường, học sinh đến trường lo học, ở nhà phụ giúp cha mẹ. Nhưng một người nếu vừa đi học vừa có quan hệ tình cảm với bạn trai bạn gái nhiều cũng bị chi phối. Người đó về hay bận lòng với những người thân trong nhà nhiều cũng bị chi phối không thể dồn hết tâm trí vào việc học hành. Điều này cũng dễ hiểu cho phần lớn chúng ta. Phần thứ tám là ưu não, đúng ra chữ ưu não này dịch cũng tương đối gần với văn hơn là gần với nghĩa. Thật ra chữ này có nghĩa là bệnh tật, con người đang mang thân bệnh, trong người mang một chứng bệnh gì đó cũng chi phối việc tập thiền. Ví dụ những người mang bệnh tiểu đường, phải ăn ít và ăn nhiều bữa. Bệnh như vậy cũng làm trở ngại đến hành thiền. Không cần phải nói dài dòng ai cũng hiểu rằng, trong thời gian chúng ta đặc biệt bị chi phối bởi một chứng bệnh nào đó, sự phát triển thiền tập cũng bị chi phối theo, điểm này rất thường xảy ra. Phần thứ chín là sách vở. Sách vở có những lúc là những người bạn thật thân, có những lúc sách vở khiến cho mình nặng lòng. Về việc này chư Tăng sống trong chùa hiểu rất rõ. Gìn giữ sưu tập sách đã là một sự chi phối, sách vở cho chúng ta những cảm hứng rất tốt, nhưng sách vở cũng làm cho chúng ta rộn ràng, luôn luôn bị chi phối. Quý vị để ý lúc nào mình có một quyển sách hay, mình xem một cuốn phim hay mình đọc một tập thơ thú vị chẳng hạn. Những điều đó cứ lảng vảng và chi phối mình rất nhiều. Sách vở nặng về nghiên cứu thảo luận. Sách vở nặng về suy nghĩ tư duy. Sách vở nặng về chuyện tỷ giảo so sánh. Những thứ đó luôn luôn làm cho chúng ta bận lòng, do vậy đối với sách vở chúng ta cũng phải cẩn thận. Những năm tháng chúng tôi ở với Ngài Ajahn Chah, chúng tôi có kinh nghiệm này. Có hai hình thức được tổ chức trong các ngôi chùa. Những ngôi chùa người Thái Lan ở, thư viện của chùa có ít sách lắm, chỉ có một số kinh sách Phật học, một số sách đặc biệt dành cho người xuất gia, khi nào cần thì lên đó đọc. Những ngôi chùa như Wat Pah Nanachat có nhiều học Tăng ngoại quốc, thường người Tây phương đến chỗ nào, họ làm thư viện rất lớn. Lúc chúng tôi ở đó, chư Tăng ở xa về có sách có thể cất vào trong đó. Thỉnh thoảng chúng tôi xuống đó đọc sách. Có một lần ở trên Personal biết được việc đó có nhắc chúng tôi, “Đi tu thiền cực chẳng đã những gì nằm trong bổn phận của mình, mình mới xuống thư viện tìm sách thôi. Chứ thường tới lui thư viện đọc sách nhiều quá có thể là trở ngại”. Quả thật thư viện có khi là một nơi để mình trốn tránh thực tại, một nơi chúng ta có lý do thích hợp, có lý do chánh đáng không cảm thấy mặc cảm để né tránh việc thực hành thiền định của mình. Ở đây sách vở nói chung kể cả tam tạng kinh điển, kể cả những tài liệu học hỏi, những thứ đó như chúng tôi đã nói làm cho chúng ta suy tư, làm cho chúng ta so sánh, làm cho chúng ta có một cảm nhận khác hơn cảm nhận của thiền định. Nói chung sách vở là một sự chi phối, mình không thể không để ý đến khi mình tu tập thiền định. Sau cùng là thần thông. Có nhiều vị thấy điểm này mình không cần phải lo lắng làm gì vì đa số chúng ta không có thần thông mà phải bận tâm.. Tuy nhiên có những vị chứng đắc một số thần thông đặc biệt nào đó, những vị này lo gìn giữ thần thông của mình. Bất cứ muốn thay đổi hay muốn làm chuyện gì khác hơn đều phải nghĩ làm sao mình không đánh mất cái mình có được. Cái bám víu vào cái gì mình đã có cũng khiến cho sự tu tập trở ngại. Có một lần ở trung tâm thiền định Bhavana Society ở West Vigirna, có một anh Phật tử tên là anh Mark, anh là một Phật tử người Mỹ rất giỏi về computer. Anh có tâm sự riêng với chúng tôi rằng, bản thân anh là một kỹ sư về computer, anh rất giỏi về solfware. Anh nói muốn đi tu thiền, về chùa xuất gia thời gian chừng ba năm gieo duyên lành với Phật Pháp đồng thời có kinh nghiệm tu tập. Nhưng anh e rằng một khi không làm việc với ngành điện toán nữa , năm ba năm anh trở về nghề đó sẽ lục đi. Chuyện anh nói chúng tôi đồng ý và điều đó làm chúng tôi liên tưởng đến một kiến văn về computer, tuy rằng rất quen thuộc nếu lâu ngày chúng ta không làm sẽ thục lùi thua kém người khác còn nói gì đến thần thông. Sở đắc nào mình có, dầu sở đắc đó khá đặc biệt phi thường, một người bận rộn với nó cũng khó có những tăng tiến xa hơn. Ở đây ví dụ một vị chứng đắc tứ thiền và đã luyện thành những thần thông. Và bây giờ họ muốn đi xa hơn để luyện những đề mục vô sắc chẳng hạn, vị đó không nên có tâm dính mắc với thần thông và phải cho phép mình tiếp tục lên đường. Ngài Hoà Thượng ở chùa thường nói khi chúng ta đi đến một nơi nào đó trên đường đi thỉnh thoảng cógặp những nơi cây cao bóng mát, cảnh trí hữu tình, cây cỏ xanh tươi, đến thì đến, nhưng cũng phải tiếp tục lên đường. Chứ không phải vì nó đẹp quá, chúng ta quyết định lưu lại, không đi tiếp nữa, dĩ nhiên điều này là ngăn ngại của chúng ta trong sự tu tập. TT Tuệ Siêu đã giảng năm chướng ngại đầu, chúng tôi chỉ thêm năm chướng ngạị sau để quý vị có một vài khái niệm về những chướng ngại cho sự tu tập thiền định. Chúng tôi mong rằng đây là sự gợi ý người Phật tử, không phải đánh giá điều này đúng điều này sai. Cái đúng cái sai của đời sống hằng ngày mà chúng ta gọi là tà chánh, thiện ác là khác, nhưng với một người tu tập những điều thích hợp hay không thích hợp không hẳn là thiện hay ác, đúng hay sai mà nó chỉ là thích hợp hay không thích hợp thôi. Sách vở không phải là một điều ác xấu. Sách vở đôi khi lợi lạc cho pháp học nhưng nếu chúng ta đang tu tập pháp hành mà con bận tâm đến sách vở dù là một quyển kinh đi nữa. Đương nhiên điều đó vẫn là trở ngại. Chúng tôi xin dứt lời tại đây.
|
|