dieuphap.com Trang Chính |
Bưuduc.com Trang Chính |
[11] Giảng ngày 08 tháng 05, 2006 tại rơom Diệu Pháp - Paltalk - Minh Hạnh chuyển biên TT Giác Đẳng: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta học tiếp bài học thiền trong Thanh Tịnh Đạo là tam thiền, và bài học trước nữa chúng tôi có đặc biệt lưu ý là cho dù đối với một người chỉ học mà không có chứng, không có tu được những tầng thiền này, cho dù không hành thiền nhưng những mô tả này cho chúng ta hiểu về sự hoạt động của tâm thức và điều đó cũng có thể đem áp dụng trong đời sống hàng ngày. ........ Trong kinh tạng chỉ đề cập đến bốn tầng thiền thôi. Thì một bước nhảy vọt là sơ thiền có đầy đủ cả tầm tứ hỷ lạc định, nhị thiền chỉ có hỷ lạc và định. Trong A Tỳ Đàm thì đề cập đến ngũ thiền, sự khác biệt nằm ở chỗ này. Trong A Tỳ Đàm khi nói đến tầm tứ hỷ lạc định, thì nhị thiền chính là tầm tứ rồi tam thiền là không tầm không tứ. Chúng ta nghe nói đến trạng thái gọi là một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh của sơ thiền và một trạng thái hỷ lạc do định sanh của nhị thiền, bây giờ thì sang đến tam thiền và tứ thiền thì được nhấn mạnh đến trạng thái xả, nhưng riêng cái xả của tam thiền thì xả này đặc biệt là lạc trú ở đây là do xả và niệm. Thì tại sao lạc trú mà còn có xả? Trước hết có một điểm quan trọng mà chúng ta cần lưu tâm đó là trong sự phát triển thuần thục của các tầng thiền thì đến tầng thứ ba này là tam thiền thì hỷ không còn nữa. Có lẽ qúi vị đã được nghe định nghĩa nhiều lần chữ hỷ ở đây là một trạng thái hân hoan, trạng thái hân hoan này nói một cách dễ hiểu trong đời sống hàng ngày của chúng ta được xem như là một sự hào hứng hay là sự hứng thú. Một người mới đi chùa thì họ không có hứng thú nhiều trong công việc đọc kinh đọc sách, họ rất cần được khuyến khích là làm sao để mỗi lần nghĩ tới tu học, nghĩ đến chuyện công quả, nghĩ đến đi chùa thì họ thấy có cảm hứng, nhưng đó chỉ là giai đoạn thôi, một giai đoạn nào khác nếu họ tiến bộ thì họ sẽ có thể làm được những công việc đó không còn qua cảm hứng nữa, mà tại vì thấy công việc nên làm thì làm, thì điều này dẫn chúng ta đến trạng thái gọi là thuần thục hơn một chút, chúng ta làm việc không còn tùy hứng, không còn dựa lên cái gì mà mình cảm thấy hân hoan, cảm thấy thích hay không thích nữa, mà lúc bấy giờ chúng ta thật sự sống, thật sự thấm nhuần. Tương tựa như nhiều người ở đời này khi họ làm việc gì đó thì đòi hỏi họ phải có cảm hứng, họ phải có lý do để họ cảm thấy rằng họ hăng hái, nhưng tâm hồn đó xem ra nếu chúng ta nhìn kỹ nó có vẻ hơi thô, nó giống như tâm hồn của trẻ con nhiều hơn. Thế giới của những người trưởng thành thì nhiều công việc làm mình khả dĩ có thể làm được là bởi vì việc đó cần làm nên làm, và chúng ta làm không cần trạng thái hân hoan hào hứng đôi lúc nó trở nên nông nỗi, thì ở đây nó là dấu hiệu của sự trưởng thành. Chúng tôi nhắc lại là có những người làm việc một cách ơ hờ, cách ơ hờ của họ không phải là trạng thái thuần thục trong công việc, trạng thái mà xả niệm lạc trú ở đây là trạng thái không cần đến sự hào hứng để có thể nhập cuộc, mà có thể nhập cuộc bằng tâm rất điềm đạm, và sự điềm đạm là một cái đức rất cần để khả dĩ họ có thể thể nhập vào trạng thái đó mà không cần một sức bậc, không cần một sức đẩy. Qúi vị cứ tưởng tượng là có nhiều người họ làm việc dấn thân nhập cuộc là bởi vì lời khuyến khích của người khác, hoặc giả là cổ võ. Sự cổ võ đó chúng tôi tạm lấy ví dụ như một trạng thái hỷ, tức là trạng thái hân hoan ở trong nhị thiền, nhưng đến tam thiền rồi thì khi người ta làm việc với một trạng thái rất tốt, rất thuần thục nhưng không cần sự cổ võ khuyến khích để có hào hứng, cảm thấy có được sự chất kích thích, tác động khích tướng, làm chỉ là làm thôi thì như vậy chúng ta gọi là một trạng thái ly hỷ trú xả. Ở đây cũng nói lên một khía cạnh khác vô cùng đặc biệt là trạng thái chánh niệm. Niệm được định nghĩa ở trong thuật ngữ chuyên môn của Đạo Phật là khả năng ghi nhận một cách tỉnh táo cái gì đang xảy ra, và từ cái khả năng ghi nhận này nó sẽ dẫn hành giả đến chỗ gọi là sampajaññā gọi là biết mình, là ghi nhận, nhận và biết. Ghi nhận để mà biết thì nó thuộc trạng thái sati sampajaññā mà trong từ ngữ HT Minh Châu thường dịch chánh niệm và tỉnh giác, thì chúng tôi xin nói rằng trạng thái niệm ở đây nó là trạng thái cực kỳ tế nhị trong tam thiền. Tại sao niệm ở đây lại cực kỳ tế nhị? Đúng ra yếu tố sati niệm đã có ở trong sơ thiền và nhị thiền, nhưng bởi vì còn có mặt của hỷ hân hoan do đó nó vẫn chưa có khả năng để nhìn vấn đề một cách hoàn toàn khách quan. Khi vấn đề nhìn chưa được hoàn toàn khách quan do vậy khả năng tỉnh táo của chánh niệm không được rõ nét như ở tam thiền. Lấy ví dụ như vầy là khi mình làm một công việc gì đó mà mình làm công việc đó bằng cảm hứng, thì cảm hứng đó đặt chúng ta ở cái nhìn chủ quan nhất định. Tại vì sao? Tại vì chúng ta hoan hỷ với điều đó, mặc dầu sự hoan hỷ đó là một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh như là sơ thiền, hay là một trạng thái hỷ lạc do định sanh như là nhị thiền, trạng thái hân hoan của hỷ khiến cho niệm tương đối hơi bị mờ. Chúng tôi nói ở đây niệm là một trạng thái khách quan, và trạng thái hân hoan làm cho chúng ta có trạng thái gọi là tương đối chủ quan. Nhiều vị lần đầu tiên vào trong paltalk chẳng hạn, qúi vị vào trong paltlak lần thứ nhất qúi vị thấy thích quá, thích sự sinh hoạt của paltalk, tại sao mà bỗng nhiên Chư Tăng ở đâu xa thật xa mà mình có thể ngồi nghe Chư Tăng nói pháp được, tưởng đâu mình ngồi ở một góc trời cô đơn không ngờ lại gặp nhiều đạo hữu, v.v...v.v... Tự nhiên việc làm của paltalk làm cho qúi vị cảm thấy quá thích, cái thích đó khiến cho nhiều người mới vào trong paltalk hết giờ này chạy qua rơom này qua rơom khác. Nhưng một khi nào đó cái trạng thái hân hoan đó trở nên bình thản hơn một chút, thì lúc bấy giờ chúng ta tương đối có tâm điềm đạm để lắng nghe, để thu nhặt được những gì thật sự lợi ích hơn là một trạng thái hào hứng bị cuốn hút theo một việc gì. Chúng tôi nhắc lại một lần nữa trạng thái hỷ lạc, hỷ ở đây là qúi vị hiểu là trạng thái hân hoan, và lạc ở đây là trạng thái hưởng thụ, hưởng cảnh. Thì trạng thái hân hoan của sơ thiền là niềm hân hoan của trạng thái ly dục, là hân hoan của một người thẩn tha trả nợ xong không bị chi phối bởi thế giới bên ngoài, hay hoặc giả một người đang bận rộn với trăm ngàn thứ việc bị căng thẳng, bây giờ cho vào trong một cảnh núi rừng đẹp đẽ không còn bị chi phối bởi chuyện này chuyện kia nữa thì cảm thấy rất sung sướng bởi vì không bị những thứ khác chi phối, đó là hân hoan hỷ lạc do ly dục sanh của sơ thiền. Nhưng khi nói nhị thiền thì người ta nói hỷ lạc do định sanh, nó không còn có một cái.contract một sự tương phản nữa, bây giờ ở đây hỷ lạc của nhị thiền phải hiểu như là trạng thái hân hoan do khả năng tập trú tức là do định tâm mang lại. Tuy nhiên đối với người qua tam thiền thì trạng thái hân hoan của hỷ vẫn là trạng thái rất thô, tại vì chưa đạt đến mức độ điềm đạm khách quan. Và khi nói đến trạng thái điềm đạm khách quan thì thưa qúi vị, niệm bắt đầu sanh khởi, nghĩa là niệm bắt đầu từ từ tỏ rạng ra. Niệm từ từ bắt đầu cho hành giả đứng ở một vị thế có thể nhìn vấn đề một cách khả dĩ mà chúng ta gọi là khách quan hơn, dù khách quan đó là đối với đề mục. Do đó riêng ở trong trạng thái tam thiền này thì Đức Phật dùng chữ gọi là xả niệm lạc trú. Chữ lạc ở đây nghĩa là mình sống thật sự sống trọn vẹn, sống một cách an lạc, đối với cái mà mình có nhưng trong sự an lạc đó nó được cái ôn nhu điềm đạm khách quan tỉnh táo, khách quan tỉnh táo đó chúng ta gọi là niệm và xả, một cách thanh thản. Cái này là cái rất khó, ngay cả đối với người hàng ngày đời sống của chúng ta khi chúng ta sống với pháp thiện chẳng hạn. Chúng tôi cố gắng để đưa ra nhiều ví dụ kể cả ví qúi vị học Phật pháp có những giờ phút nào đó qúi vị đi chùa nghe pháp nghe Chư Tăng giảng hoặc giả là tu thiền qúi vị làm bằng cái tâm hân hoan, nhưng mà rồi một lúc nào đó qúi vị cũng làm những việc đó nhưng với tâm tương đối là thành thạo hơn chứng trạc hơn, điềm đạm hơn, trong sự điềm đạm đó, trong sự khách quan đó qúi vị có khả năng để ghi nhận nhiều điểm khác nhau hơn là tâm tư của mình bị cuốn hút vào một thứ hay là cảm thấy quá hào hứng quá thích thú vào điểm gì, thì trạng thái của tam thiền được gọi là xả niệm lạc trú. Trong Thanh Tịnh Đạo Ngài Buddhaghosa đặc biệt nhấn mạnh đến một điểm gọi là trú xả được ghi trong tập Dhammasangani là bộ sớ giải rất quan trọng của bộ A Tỳ Đàm, đúng ra nó là sớ giải đầu tiên của bộ A Tỳ Đàm, bộ Pháp Tụ - Dhammasangani. Trú xả có nghĩa là ngắm nhìn sự vật một cách thản nhiên không thêm không bớt, không thành kiến. Ở đây nói cho rõ theo ngôn từ hiện tại là chúng ta nói nhìn sự vật bằng khách quan. Tại vì sao nhìn sự việc bằng cặp mắt khách quan? Bởi vì không còn trạng thái hân hoan của hỷ như chúng tôi vừa đề cập. Niệm xả này gồm có 10 thứ, xả thuộc về căn, xả thuộc về phạm trú, xả kể như một giác chi, xả về tinh tấn, xả về hành uẩn, xả về thọ uẩn, xả thuộc về tuệ, xả kể như tính trung lập đặc biệt, xả ở thiền, và xả kể như sự thanh tịnh. Xả ở đây mở cho chúng ta cả một khung trời thật lớn, ở trong này qúi Phật tử nghe xả thuộc về sáu căn, xả thuộc về bốn phạm trú, xả về một giác chi. Ở đây chúng ta nhớ có hai trạng thái mà ở trong giai đoạn đầu đặc biệt tu tập cho chúng ta thấy cái nét của xả nó khác hơn cái xả bình thường của chúng ta, trạng thái thản nhiên trong đời sống hàng ngày của chúng ta là một trạng thái hờ hững, nhưng xả được tính trong vô lượng tâm và xả như một giác chi thì mang tính thuần thục tích cực khách quan chứ nó không có nghĩa là một trạng ơ hờ, và xả mà thuộc về tuệ nó có khác với cái xả mà do sự vắng mặt đơn thuần của khổ lạc ưu và hỷ. Dĩ nhiên là chúng ta tính xả làm hành uẩn, xả thuộc về thọ uẩn nhưng điều đó chúng tôi nghĩ rằng không cần phải nhấn mạnh nhiều, xả kể như một tính trung lập đặc biệt ở đây là điều mà chúng ta đang nói đến xả ở thiền, và nhất là sau cùng chúng ta nói đến xả ở đây kể như là một sự thanh tịnh. Cái thanh tịnh ở đây nó đuợc ví dụ như một viên ngọc không có bọt nghĩa là trong suốt, thì trạng thái của hỷ nó mang tính lợn cợn. Lợn cợn được thí dụ là khi chúng ta làm việc đạo chúng ta còn có một chút thiên vị "Đây là đạo của mình, kia không phải đạo của mình, cái này mình thích cái kia mình không thích v.v... và mình làm cái này có cảm hứng, cái kia không có cảm hứng. Cái đó nó còn có một chút lợn cợn cho đến khi nào mình đạt được trạng thái trung lập khách quan, à tốt là tốt và xấu là xấu chứ nó không mang nhãn hiệu là vì người đó là Phật tử rồi cái gì làm cũng tốt hết, rồi người đó không là Phật tử cái gì mà họ làm cũng không tốt hết. Thì trạng thái đó chưa được tính trung lập chưa được tính khách quan. Và ở trong cụm từ cuối ở đây Ngài Buddhaghosa đã giải thích xả là sự thanh tịnh, là điều mà người tu Phật cần phải đặc biệt chú ý. Sự thanh tịnh ở đây không giống như sự thanh tịnh mà chúng ta tưởng trong đời sống hàng ngày, và hiếm có người nào hình dung xả là một vô lượng tâm đã khó tức là từ bi hỷ xả đã khó, hình dung xả là một giác chi đã khó, hình dung xả là một chi thiền đã khó, nhưng hình dung xả là một thanh tịnh lại càng khó nữa. Tại sao chúng tôi nói hình dung xả như là một thanh tịnh là một điều khó, bởi vì người ta cứ tưởng rằng sự thanh tịnh có nghĩa là không có phiền não, nhưng mà sự thanh tịnh ở đây được hiểu như là một nội tâm cực kỳ trưởng thành, cực kỳ khách quan sống với đề mục thiền tập trú vào thiền vào một năng lực hết sức mạnh mẽ của định, nhưng ở tại đó không có thành kiến, hoàn toàn không có sự thiên lệch như trạng thái của hỷ, trạng thái hân hoan. Chính vì vậy gọi là sự thanh tịnh, xả của sự thanh tịnh nó cho chúng ta một vùng trời rất đặc biệt, một khái niệm rất đặc biệt mới về thế nào là thanh tịnh. Thanh tịnh theo nhiều người nghĩa là không có vẩn đục, không có phiền não, thanh tịnh mọi người nghĩ như là sự trống vắng của ngôi nhà mình dọn hết không có bàn ghế để trống, chúng ta gọi tương đối là sạch. Nhưng ở đây thanh tịnh của tâm là một trạng thái sống với vật mà không bị ô nhiễm, như chúng ta nói "cư trần mà bất nhiễm trần", nói theo khái niệm bên ngoài là như vậy. Thì ở đây an trú vào trong đề mục nhưng không bị đề mục đó trở thành một cái gì chi phối, một cái gì làm sao xuyến, cái gì làm cho không được bình thản. Ngài Ajahn Chah thường rất tâm đắc về một ví dụ mà về sau này thành một tựa sách "Mặt hồ tĩnh lặng". Trong thí dụ "Mặt hồ tĩnh lặng" Ngài nói về ví dụ của một mặt hồ trong rừng sâu, khi bình thường thì mặt hồ rất phẳng lặng, rất tỉnh lặng, không gợn sóng bởi vì mặt hồ ở trong rừng, khi thú vật đến uống nước thì làm cho mặt hồ khuấy động, tuy nhiên khi những con vật đó đi rồi thì mặt hồ trả lại cho sự tĩnh lặng, tĩnh lặng một cách tự nhiên mà không có nấng níu, không phiền muộn bởi sự khuấy động vừa qua. Thì Ngài Ajahn Chah dùng thí dụ này để chỉ cho một trạng thái cực kỳ trưởng thành của một pháp mà chúng ta thường gọi là "Letting go" tức là trạng thái buông xả, buông xả ở đây Ngài đưa ra một thí dụ của sự buông xả như vầy : Mình tu thiền nhưng nếu có một cái gì chi phối làm mình bực bội, và sự bực bội đó thì phải được hiểu rằng tại vì mình oán mình trách mình phiền với cái mình không thích hợp, mặc dầu những cảnh đó đã đi qua rồi nhưng sự bực bội đó vẫn còn tiếp tục, do vậy thái độ mà Ngài dạy cho các hành giả tu tập là: Giả sử mình đang hành thiền rồi buổi sáng có một thí chủ mang đồ ăn đến làm buổi lễ trai tăng rộn rịp thì phải giữ tâm xả đối với sự rộn rịp đó, và khi những vị thí chủ đó rời chùa đi về, không vì vậy mà mình giữ trong lòng mình nói rằng chỗ này là chỗ phiền toái mình không tu thiền được. Thì làm sao tâm mình giống như mặt hồ, những lúc có các con vật xuống uống nước làm cho tâm chúng ta khuấy động, nhưng một khi những con vật đó đi rồi thì sẽ trả về cho chúng ta sự an tịnh. Hai trạng thái này, cái khuấy động tự nhiên của những con vật đến làm gợn sóng mặt nước hồ thu là một chuyện mình cảm thấy cũng thản nhiên được, và khi con vật đi rồi thì mặt hồ trở về trạng thái tịnh lặng không có một chút gì bám víu với quá khứ. Nếu ngày hôm qua có chuyện gì xảy ra mà ngày hôm nay chúng ta vẫn còn nhớ và bội bực vẫn còn phiền, thì thưa qúi vị, đây được hiểu là tâm của chúng ta thiếu trạng thái của buông xả, nghĩa là cái gì nó qua rồi chúng ta không chịu để cho nó qua mà chúng ta muốn giữ lại ở trong tâm khảm. Việt Nam chúng ta có chữ gọi là để bụng, để bụng có nghĩa là chúng ta không chịu buông xả, không chịu cho nó đi, không chịu cho nó qua, hễ để bụng thì không có bỏ qua. Thì trạng thái xả ở đây là trạng thái cái gì đến cho nó đến, cái gì đi thì cho nó đi. Thành ra trạng thái xả này đến từ trạng thái là không còn có sự hân hoan của hỷ nữa, do đó nó giúp cho hành giả đạt đến hai trạng thái gọi là xả và niệm, là vừa có xả vừa có chánh niệm. Bởi vì bình thản nên cái nhìn khách quan lạc trú, nghĩa là sống ở trong đó một cách rất nhẹ nhàng khinh an an lạc. Chúng tôi xin thưa rằng ngôn từ diễn tả như vậy xem ra thì nó cực kỳ hơi thô, và nó quá gần với đời sống hàng ngày hơn là một trạng thái hết sức tế nhị của thiền định, của thiền định thì li chi hơn nhiều. Trong những lần giảng về thiền mà qúi vị thường nghe là những trạng thái thiền định được phát triển qua hình thức từ bỏ các chi thiền, sơ thiền thì có đủ cả 5 chi : Tầm tứ hỷ lạc định. Nhị thiền thì ở đây chúng tôi nói theo kinh tạng không có tầm tứ mà chỉ có hỷ lạc và định. Tam thiền thì không có hỷ mà chỉ có lạc và định. Tứ thiền thì định và lạc không có mà đổi là xả. Nói như vậy thì nó chỉ là một góc cạnh rất căn bản nhưng lại thiếu sự mô tả mà chúng tôi nhắc lại qúi vị rằng đọc lại sơ thiền nhị thiền tam thiền hay là tứ thiền, sở dĩ cái câu mà chúng tôi gọi là khẩu quyết ở tại đây có nghĩa là sơ thiền là một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, À, hỷ lạc do không còn bị chi phối bởi cái dục như là không còn lệ thuộc vào sắc thinh khí vị xúc nữa. Nhị thiền là một trạng thái mà hỷ lạc do định sanh, hỷ lạc ở tại đây do chuyên chú vào định lực. Bây giờ ta không còn nói chuyện của ly dục nữa nhưng qua tới tam thiền ở đây thì phải hiểu đây là một trạng thái lạc trú do chúng ta gọi là xả niệm lạc trú, vừa có xả mà vừa có niệm. Xả là một trạng thái tâm thanh thản buông xả không để bị chi phối bởi cái mà chúng ta gọi là trạng thái hân hoan của hỷ, và niệm ở đây là một trạng thái khách quan gồm luôn cả sati sampajaññā tức là chánh niệm tỉnh giác. Thật ra thì những mô tả này nó khiến cho một số các hành giả tương đối bối rối không biết là những điều này nói về chỉ hay quán. Và thói quen bình thường của những người học Phật nhất là những vị Phật tử ở tại các nước Nam Tông như Thái Lan - chắc có lẽ chỉ có Thái Lan thôi thưa qúi vị - thì hay có sự phân biệt giữa chỉ và quán. Nhưng riêng Miến Điện đối với các vị họ xem là chánh niệm và chánh định nó không thể tách biệt với nhau trong tiến trình tu tập giải thoát được. Và những mô tả về các tầng thiền ở tại đây là một mô tả mà Đức Phật thường dùng để mô tả cho quá trình tu tập của một vị thánh đệ tử chứ không phải đơn giản, là optional nghĩa là cái gì mà chúng ta thích thì chúng ta làm thôi, không phải như vậy, ở đây những pháp này rất là quan trọng và chúng ta phải nói rằng riêng đối với Ngài Buddhaghosa thì Ngài bỏ rất nhiều công để trình bày trong phần thứ hai của "Thất tịnh", sau phần "giới tịnh" tới phần "tâm tịnh" thì Ngài trình bày về những phương pháp thiền mà ta gọi là "samadhi", thì sự trình bày sưu tập ghi nhận ở tại đây là những công trình vô giá mà qua đó Ngài đã góp rất nhiều những bản kinh những bản sớ giải để đúc thành một tác phẩm lớn là Thanh Tịnh Đạo mà qua đó hé mở cho chúng ta cái cửa vô cùng quan trọng về thế giới nội tại. Như chúng tôi nói ở đoạn đầu là cho dù không hành thiền nhưng những mô tả này cho chúng ta hiểu về sự hoạt động của tâm thức và điều đó cũng có thể đem áp dụng trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi lấy ví dụ là đa phần người ta chỉ làm việc theo tánh cách gọi là hân hoan hào hứng mà nếu không có hân hoan hào hứng thì người ta không muốn làm. Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa với qúi vị là có ba điểm rất khác biệt giữa tam thiền đối với nhị thiền, đối với sơ thiền. Thứ nhất là trên phương diện chi thiền thì tam thiền không có tầm, không có tứ, không có hỷ, tầm tức là trạng thái hướng tâm, tứ là trạng thái bám sát và hỷ là trạng thái hân hoan. Hướng tâm, bám sát, hân hoan, những điều này sẽ giúp cho tâm gắng bó với đề mục thì ở tại đây tam thiền không cần, đó là nói về phương diện chi thiền. Phương diện thứ hai mà chúng ta nói trạng thái thì chi thiền là một trạng thái gọi là xả niệm lạc trú. Lạc trú có nghĩa là sống với đề mục một cách trọn vẹn, một cách thưởng thức, nhưng thưởng thức ở đây có xả, có niệm tức là thưởng thức trong sự thanh thản ở trong trạng thái khách quan. Thanh thản là chúng tôi muốn nói đến xả., và khách quan chúng tôi muốn nói đến trạng thái niệm, gọi là xả niệm lạc trú. Thì bây giờ qua phương diện thứ ba mà chúng ta đề cập đến tại đây là chúng ta thấy được một yếu tố của xả bắt đầu sanh khởi. Xả ở đây tức là một dấu hiệu gọi là hơi đối lập với trạng thái hân hoan. Trạng thái xả ở đây nó không còn trạng thái bồng bột nông nỗi thô thiển của trạng thái hào hứng nhưng không có nghĩa là vì vậy mà giảm thiểu đi sự khắn khích gắng bó với đề mục, mà xả ở đây được hiểu như là xả giống như trạng thái của bốn vô lượng tâm, xả ở đây được hiểu như là xả ở trong thất giác chi và xả giác chi, xả ở đây được hiểu như là một cái xả ở thiền, xả được hiểu như là xả ở sự thanh tịnh và bài học về xả này là bài học lớn cực kỳ quan trọng với một người sống mà không có trạng thái xả này thì tâm người đó còn rất là trẻ con. Ý chúng tôi muốn nói rằng khi mình làm việc gì cũng cần phải khuyến khích, cần phải có hân hoan, cần phải có hào hứng, cần phải thấy nó hấp dẫn, cần phải có sức lôi cuốn thì chúng ta mới cảm thấy thích thú, còn nếu chúng ta không có được những thứ đó thì chúng ta không cảm thấy thích thú thì thưa qúi vị cái đó chúng ta chưa trưởng thành được. Thành ra phương diện thứ ba này là bước vào thế giới của tam thiền thì xả được đặc biệt nhấn mạnh lưu ý, nhưng đến tuần tới chúng ta trở lại trạng thái xả của tứ thiền thì qúi vị sẽ cảm thấy ở đó là một khái niệm mà có thể nói rằng chúng ta hiếm khi nghe được sự mô tả đến mức độ cùng tận như vậy ./.
|
|