dieuphap.com Trang Chính |
Buuduc.com Trang Chính |
[01] Giảng ngày 30 tháng 01, 2006 tại rơom Diệu Pháp - Paltalk - Minh Hạnh chuyển biên TT Giác Đẳng: Trong bài học hôm nay chúng tôi có một vài điều muốn trình ở tại đây là chương trình thiền học vốn có rất nhiều bài hướng dẫn nhưng chung qui thì xoay chung quanh một số phương pháp thực hành căn bản như là niệm hơi thở, làm thế nào để vượt qua những triền cái, phương pháp đi kinh hành. Chương trình lớp thiền học được kéo dài thì chúng ta phải nghĩ đến một điều đó là phải xử dụng sự hướng dẫn xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành, sáu tuần lễ vừa qua đã có rất nhiều thì giờ trong lớp Thiền Học ngày thứ Hai đã dành trọn cho phần thực hành. Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc để chúng ta đem vào đó một số lý thuyết căn bản, lấy ví dụ là trước đây chúng tôi dạy về kinh Niệm Xứ mang tánh cách lý thuyết hơn thực hành và trong sáu tuần lễ vừa qua sự hướng dẫn mang tánh cách thực hành nhiều hơn là lý thuyết. Để có thể bổ túc cho hai cảnh giới mà thông thường nó gần như là riêng biệt đối với hành giả, chúng tôi lại nghĩ đến ngay một bộ sách vốn được xem là cẩm nang của thiền định và là một cẩm nang chứa đựng nhiều chìa khóa quan trọng đi vào nội dung của Tam Tạng kinh điển Pali, quyển sách đó là quyển Visuddhimagga của Ngài Buddhaghosa chúng ta thường gọi là Thanh Tịnh Đạo. Không dễ gì ở trong một vài giây phút chúng ta có thể đi qua được tất cả những điểm quan trọng của bộ sách này. Chúng tôi hy vọng rằng năm dài tháng rộng và càng đi qua những chương phần khác nhau của tập sách, qúi vị có thể cảm nhận ngay là đây là bộ sách mang giá trị không thể phủ nhận được với thiền học và cũng là bộ sách cho chúng ta thấy được sự quan trọng giữa lý thuyết với thực hành, nói theo kinh điển của đạo Phật là Pháp Học và Pháp Hành có sự tương quan như thế nào? Có thể nói sự lựa chọn bộ Thanh Tịnh Đạo này chúng tôi muốn đánh dấu một giai đoạn mới của rơom Diệu Pháp sau ba năm với nhiều chương trình giảng dạy khác nhau, đây là lúc chúng ta nhận ra được rằng sự tổ chức và phương pháp giảng dạy trong rơom Diệu Pháp đã sẵn sàng để có thể đưa bộ sách quan trọng này vào chương trình giáo khoa hàng tuần. Thật tình mà nói thì chúng tôi lựa chọn ngày hôm nay để khởi giảng bộ sách này với phần giới thiệu. Không biết quí vị có tin vào việc khai trương đầu năm hay không? nhưng ở đây thì chúng tôi muốn đánh dấu một ngày học mới chính thức của năm Bính Tuất với sự khởi sự giảng dạy quyển Thanh Tịnh Đạo. Thưa qúi vị tiếp theo của buổi giảng ngày hôm nay chúng tôi sẽ nói đến bốn phần, phần một là tiểu sử của Ngài Buddhaghosa hay là Ngài Phật Âm tác giả của bộ Visuddhimagga này, phần thứ hai là một vài khái niệm về bài kinh Trạm Xe mà ở trong đó đề cập đến bảy bước thanh tịnh còn gọi là Thanh Tịnh Đạo, phần thứ ba chúng tôi sẽ nói về nội dung của tác phẩm đồ sộ này và sau cùng phần thứ tư là chúng tôi sẽ đưa ra một số tài liệu chính liên quan đến tác phẩm Thanh Tịnh Đạo. Với những điều này chúng tôi hy vọng rằng năm nay ngày tết qúi vị vào tham dự trong rơom Diệu Pháp vào ngày mùng hai khả dĩ có thể tìm thấy được một hứa hẹn là sinh hoạt ở trong rơom lại có thêm một bước quan trọng khác trong sự cải thiện sinh hoạt. Và thưa qúi vị chương trình này theo sự lượng định của chúng tôi thì riêng bộ Thanh Tịnh Đạo sẽ mất khoản 5 năm để giảng dạy, nếu một năm chúng tôi giảng được 52 bài, trong 52 tuần lễ nói về lượng lẫn phẩm thì đây là một bộ kinh lớn rất quan trọng. Khi chúng ta đi vào nội dung một cách tóm tắt bộ sách này thì qúi vị sẽ chợt nhận ra rằng tác phẩm Thanh Tịnh Đạo không những chỉ liên quan đến Pháp Hành mà nó lại liên quan mật thiết đến A Tỳ Đàm, chẳng những vậy còn là một đồ biểu tổng quan cho toàn bộ Tam Tạng kinh điển Pali. Nhưng trước khi đi vào bốn điểm chính mà chúng tôi vừa trình bày thì nhân ngày đầu năm trước nhất là kính thỉnh Sư Trưởng và tiếp đến là TT Tuệ Siêu có một vài lời nhân lớp học đầu tiên của ngày đầu năm đến tất cả qúi Phật tử, và cũng xin qúi Ngài có một vài lời khuyến tấn đến qúi Phật tử về sự giảng dạy quyển Thanh Tịnh Đạo. TT Trí Siêu: Ngày hôm nay chúng ta mở đầu buổi học đầu tiên trong năm mới chúng ta là lớp Thiền Học và rất hoan hỷ trong lớp Thiền Học này khởi đầu năm mới được TT Giác Đẳng sắp xếp một giáo trình đặc biệt đó là bộ sách Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga để đưa vào giảng giải trong rơom nay. TT đã yêu cầu chúng tôi nói vài lời trong chương trình giảng dạy này và có lời khuyến tấn các vị đạo hữu Phật tử trong rơom thì chúng tôi cũng xin thưa rằng; riêng đối với chúng tôi thì bộ sách Thanh Tịnh Đạo là quyển cẩm nang, bởi vì ở trong đó là một bức tranh thiền học, một bức tranh cô đọng có nhiều màu sắc và nhiều hoa cảnh được thu nhỏ lại từ trong Tam Tạng kinh điển. Mặc dù chỉ nhìn thấy ba phần; tức là phần giới, phần định và phần tuệ thôi, nhưng mà trong đó có liên hệ đến Kinh Tạng, Luật Tạng và Vi Diệu Pháp Tạng hay là A Tỳ Đàm. Chính là ở điểm này phải nói rằng quyển Thanh Tịnh Đạo được chọn làm giáo trình để giảng dạy thì đó là điều rất thú vị, chính bản thân chúng tôi khi chúng tôi giảng dạy ở các trường lớp Phật học hay là khi chúng tôi soạn những bộ sách, những quyển sách thì chúng tôi cũng trích dẫn rất nhiều từ trong Thanh Tịnh Đạo mà không những ở đây chỉ có mỗi mình chúng tôi làm công việc đó mà chúng ta đọc nhiều những bộ sách khác của các tác giả soạn giả khác, có thể nói là đa phần cũng trích dẫn ở trong Thanh Tịnh Đạo, các vị soạn giả tác giả ở các nơi trên thế giới như trong quyển Kho Tàng Pháp Bảo của Ngài Dhammananda mà chúng ta làm giáo trình cho môn Phật Học Chuyên Đề bây giờ thì quyển đó trích dẫn cũng khá nhiều từ trong quyển Thanh Tịnh Đạo, và một số sách khác ở Thái Lan cũng vậy và những sách được dịch bên Miến Điện cũng vậy, Cambochia cũng vậy, cũng trích dẫn rất nhiều từ quyển Thanh Tịnh Đạo, như vậy có thể nói rằng quyển sách Thanh Tịnh Đạo là một tác phẩm được viết bởi Ngài Buddhaghosa là một công trình lớn trong Phật giáo và chúng tôi cũng được dịp tiếp xúc với một vài vị ở nước ngoài khi họ viếng thăm VN, trong những lần tiếp xúc đó thì chúng tôi có hỏi thăm về những loại kinh tạng mà có thể nói là ngoài Tam Tạng ra thì kinh điển nào có tánh cách bao quát và thu gọn kinh điển Tam Tạng chánh tạng, thì các vị đó cũng cho biết rằng nổi bậc nhất là quyển Visuddhimagga Thanh Tịnh Đạo, còn những quyển chú giải Pháp Cú Dhammapada, thì chỉ nói riêng về tập kinh Pháp Cú thôi hay là quyển suttavibhaṅga chỉ nói riêng về luật thôi, nhưng quyển Visuddhimagga thì bao hàm cả Tam Tạng kinh điển đó là một điều thú vị mà chúng tôi nghĩ rằng nếu được đem giảng dạy ở trong một giáo trình làm một giaó trình giảng dạy ở một bộ môn nào đó trong rơom Diệu Pháp thì quả thật đây là một lớp học lớn.
TT Giác Đẳng: Thưa qúi vị Thanh Tịnh Đạo là một tác phẩm đồ sộ cho dù chúng ta nói thế nào đi nữa thì giá trị hiển nhiên của bộ Thanh Tịnh Đạo này không ai có thể phủ nhận trên phương diện giáo khoa, trên phương diện tư liệu Phật học và kể cả phương diện trình bày. Dĩ nhiên có một vài tiểu tiết mà ngày hôm nay cần được thay đổi, nhưng những tiểu tiết đó không nhất thiết làm đảo lộn giá trị mà bộ Thanh Tịnh Đạo đã cống hiến trong suốt bao nhiêu thế kỷ qua kể từ lúc bộ sách này ra đời đầu thế kỷ thứ 5 Tây lịch cho đến hôm nay. Thưa qúi vị đúng ra thì có nhiều điểm cần phải nói về bộ Thanh Tịnh Đạo này, xin nhắc lại một lần nữa đây là chương trình của lớp Thiền Học và bộ Thanh Tịnh Đạo này giảng giải song song với những bài thực hành, kể từ tuần tới trở đi chúng tôi sẽ giảng theo cách là dành nửa giờ đầu trong phần hướng dẫn thiền tập, và sau đó dùng một giờ đồng hồ để cho chương trình của lớp Thanh Tịnh Đạo, và phần còn lại là thảo luận trao đổi của Chư Tăng và đặc biệt ở trong thời khóa giảng giải Thanh Tịnh Đạo này cũng như môn học A Tỳ Đàm, thì trước đây TT Tuệ Siêu là vị giảng sư của lớp A Tỳ Đàm và chúng tôi là vị giảng sư phụ trách lớp Thiền Học, sau này thì TT Tuệ Siêu và chúng tôi sẽ luân phiên nhau chúng tôi sẽ giảng chung với TT tác phẩm "Nhận thức Luật" ở trong lớp A Tỳ Đàm và TT sẽ giảng chung với chúng tôi ở trong Thanh Tịnh Đạo. Riêng nội dung về tác phẩm này đó là một nội dung lớn mà chúng ta phải có nhiều thì giờ để đi sâu vào cái sườn chính của bộ Thanh Tịnh Đạo này, mà chúng tôi cho rằng là một kỳ tích của Ngài Buddhaghosa. Trước khi nói về tiểu sử của Ngài, nói về tác phẩm, nói về ảnh hưởng của tác phẩm đó, thì chúng tôi có thể nói được qua một vài cảm nhận là nếu qúi vị Phật tử nào vào web site budsas.org hoặc giả là có trên tay quyển Thanh Tịnh Đạo, và nhất là qúi vị cầm trên tay quyển Thanh Tịnh Đạo. Có thể qúi vị đã từng cầm tập sách trên tay với tâm trạng hờ hững như bao nhiêu bộ sách khác, nhưng đó là tập sách có thể nói rằng đã được thành tựu bởi ba thiên tài, chúng tôi không biết gọi là thiên tài có quá đáng không? có chính xác không? nhưng ba người đều có công rất lớn cho dịch phẩm này. Ngài Buddhaghosa ra đời vào thế kỷ thứ 4 Tây lịch 900 năm sau khi Đức Phật viên tịch, vào đầu thế kỷ thứ 5 tác phẩm Visuddhimagga ra đời và không phải là một đứa con tinh thần duy nhất của Ngài Buddhaghosa, công trình dịch thuật chú giải của Ngài Buddhaghosa gom chung lại to lớn bằng Tam Tạng kinh điển trên phương diện số lượng, từ những bản kinh rời rạc đã ráp lại trở thành một sơ đồ hành trình giới định tuệ một cách hết sức là đáng kinh ngạc đáng thán phục vào thời đại của Ngài. Và thưa qúi vị nói về phương diện giáo khoa thì từ lúc bộ Visuddhimagga ra đời cho đến ngày hôm nay thì vẫn chưa có một tập sách nào thay thế được bộ sách này trên phương diện trình bày cũng như trên phương diện hướng dẫn thực hành. Nhiều nhà học giả Nhật Bản cho rằng ảnh hưởng của bộ Thanh Tịnh Đạo quá lớn đối với truyền thống Phật giáo Nam Truyền đến nỗi người ta nghĩ rằng đó là quyển sách gối đầu giường cho hệ thống tư tưởng của Phật giáo Nam Truyền. Tại Thái Lan quyển Thanh Tịnh Đạo đã trở thành tác phẩm giáo khoa Phật học từ lâu, chương trình học Dharmaraja của Miến Điện cũng vậy xem sách Thanh Tịnh Đạo là bộ sách mà tất cả sinh viên đều phải học, Tam Tạng kinh điển ngoại trừ Tạng Luật có thể nói rằng tạng kinh là một sưu tập vốn không có y cứ trên một sườn nhất định về nội dung mà lấy cái hình thức của bài kinh làm chuẩn như là Trường Bộ là những bài kinh dài, Trung Bộ là những bài kinh vừa vừa và Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ, Tiểu Bộ v.v... tuy nhiên bộ Thanh Tịnh Đạo này đối với một người học Phật thì cho chúng ta có khái niệm là thế nào là lời dạy của Đức Phật được hệ thống hoá rõ ràng. Thế kỷ vừa qua lại có một người xuất hiện, người này sanh sau Ngài Buddhaghosa 11 thế kỷ, vị này xuất gia hơi trễ và tuổi thọ lại ngắn chỉ được vọn vẹn 11 năm để miệt mài cặm cụi với những công trình dịch thuật của mình, thế nhưng tác phẩm Visuddhimagga hay Thanh Tịnh Đạo khi được vị này chuyển dịch sang Anh ngữ đã làm xáo trộn thế giới Phật học, đã thay đổi cảnh quang của nền nghiên cứu Phật học Tây Phương người đó chính là Ngài Nanamoli một Tăng sĩ người Anh. Chưa bao giờ có một học giả trước đó mà rất thân lớn lên từ trong nền văn hoá Tây Phương mà Anh ngữ là tiếng mẹ đẻ lại có khả năng học Phạn ngữ đào sâu vào nội dung của tác phẩm vĩ đại này để chuyển ngữ và làm một công việc quan trọng là sang định lại tác phẩm đó. Qúi vị nào từng tiếp xúc với Chư Tăng Miến Điện hay Chư Tăng Thái Lan và đặc biệt là những tác phẩm dịch thuật từ quyển Thanh Tịnh Đạo mà bản gốc là Thái Lan qúi vị sẽ thấy sự khác biệt ngay, Ngài Nanamoli không những dịch thuật một cách tài tình mà Ngài còn phân đoạn và làm cho chúng ta cảm nhận được sự rõ ràng của tác phẩm qua từng phần một, dĩ nhiên là tác phẩm đã viết rất lâu vào thế kỷ thứ 5 Tây lịch cho đến ngày hôm nay đã 15 hay 16 thế kỷ rồi, mỗi thế kỷ đi qua cái giá trị bền bỉ trên phương diện trình bày của Thanh Tịnh Đạo là một điểm đã đáng cho chúng ta chắp tay, nhưng nếu chúng ta nhìn lại công trình dịch thuật của Ngài Nanamoli thì chúng tôi tin rằng đó là một kỳ công khác và cũng là một điều may mắn tác phẩm này đã được Ni Sư Trí Hải chuyển dịch. Thật ra thì Ni Sư Trí Hải không phải là một người được đào tạo trong truyền thống Phật giáo Nam Truyền, chúng ta không thể xem tất cả những dịch phẩm của Ni Sư Trí Hải là tiêu biểu hết cho Phật giáo Nam Truyền, thế nhưng có một điều lấy công tâm mà nói thì Ni Sư Trí Hải đã thừa tự rất nhiều tinh thần dịch thuật của một bậc Thầy đó là Hoà Thượng Minh Châu, nhờ sự khích lệ hung đúc và nhờ sự khai quang mở đường của HT Minh Châu mà Ni Sư Trí Hải đã có được một vốn liếng rất căn bản về từ vựng Pali dịch sang tiếng Hán và đồng thời với tài hoa dịch thuật của mình đã cống hiến cho Phật giáo Việt Nam một công trình vô cùng quan trọng đó là tác phẩm Thanh Tịnh Đạo. Thì thưa qúi vị khi thực hiện chương trình giáo khoa này thì chúng tôi có đọc qua một công trình dịch thuật khác trước đó của Ngài Nanamoli, trước Ngài Nanamoli chúng ta có một tác phẩm Thanh Tịnh Đạo được dịch và ấn hành bởi Pali Text Society, tác phẩm này là tác phẩm lớn lẽ ra là một viên ngọc qúi ở trong nền tư tưởng Phật học. The Path of Purity là Con Đường Thanh Tịnh được dịch bởi Pe Maung là một dịch giả, là một danh sư của xứ Miến Điện chuyển từ Pali sang Anh ngữ và được Pali Text Society ấn hành trong ba tập từ năm 1922 cho đến năm 1931, chúng tôi cũng có tập sách này nhưng đọc so sánh với tác phẩm The Path of Purity của Ngài Nanamoli thì chúng ta phải nhận ngay rằng; bản dịch của Ngài Pe Maung rất trung thành với nguyên bản nhưng lại có những lỗi lầm nghiêm trọng là tác phẩm đó chỉ có thể tham khảo mà không thể cho người tìm hiểu đạo Phật một cái nhìn tương đối là rõ ràng từng phần một nói chi là trọn cả tác phẩm, mà không may thì đó là tác phẩm Pali một phần lớn được xử dụng làm sách giáo khoa tại Thái Lan và Miến Điện. Chúng tôi nhắc điểm này để qúi vị thấy là Ngài Nanamoli đã có công như thế nào, phải nhìn nhận một điều là trên phương diện giáo khoa thì người Tây Phương làm việc có phương pháp hơn là người đông phương, chìa khoá hơn. Nền tân giáo dục đã cống hiến cho chúng ta những tác phẩm đồ sộ kể cả những bộ bách khoa lớn, cho dù rất là đồ sộ nhưng mạch lạc thứ lớp rõ ràng. Hoà Thượng Minh Châu gọi những tác phẩm Cổ Ấn mang một chứng bịnh gọi là chứng bịnh cổ truyền, mà quý vị có thể tìm thấy chứng bịnh cổ truyền đó trong nhiều tác phẩm đáng lẽ trở thành những tác phẩm lớn như quyển "Cẩm nang Phật giáo" của Ngài Ledi Sayadaw chẳng hạn. Thế nhưng rồi những tác phẩm này dừng lại ở một giới hạn nào đó không phải là nội dung không chuyên chở tinh hoa của đạo Phật mà vì sự trình bày nó không đáp ứng được cái nhu cầu nghiên cứu của nền tân giáo dục. Bản dịch của The Path of Purity của Ngài Pe Maung và do hội Pali Text Society xuất bản năm 1933 đã chìm vào quên lãng từ khi tác phẩm của Ngài Nanamoli ra đời vào năm 1950. Dịch phẩm của Ngài Nanamoli là một công trình cho chúng tôi có cảm tưởng như công trình của Ngài Mạnh Tử đã sang định bộ Đại Học Luận Ngữ của Khổng Tử như thế nào mà đến nỗi về sau này nói đến công trình của thiền nhân, cũng phải nhận rằng đó là nền văn hoá Khổng Mạnh (hễ nói tới Khổng tử là nói đến Mạnh Tử) ở đây không có trường hợp mà chúng ta nói đến Ngài Buddhaghosa là chúng ta nói Ngài Nanamoli, nhưng cái công của Ngài Nanamoli đã phân loại sắp xếp lại là một đóng góp tuyệt vời và chúng tôi cũng xem bản dịch của Ni Sư Trí Hải cũng là một công trình tuyệt vời khác cho dịch phẩm này. Như lời Sư Trưởng có đề cập đến là có một vài chỗ trong bản dịch của Ni Sư Trí Hải có chút vấn đề, để bổ túc cho việc này thì thưa qúi vị trong bài học chúng tôi sẽ có phần sinh ngữ là bản dịch của Ngài Nanamoli đi cùng với tác phẩm Thanh Tịnh Đạo cho tất cả qúi vị để qúi vị nào có khả năng Anh ngữ có thể đối chiếu, và chúng tôi cũng đang cố gắng để hình thành một ban tu thư và ban tu thư đó giúp đỡ cho các vị Giảng Sư ở trong việc post những từ vựng chính yếu được giảng trong ngày và những điểm chính được đề cập đến để qúi vị học ở đây mặc dầu không ngồi trong lớp học, không có tấm bản trước mặt, vị giảng sư không thể dùng phấn để viết lên bảng lớn những gì cần phải chú ý, thế nhưng vị đó có thể tham gia lớp học này bằng những gì được post lên màn ảnh của paltalk. Và cũng là một nỗ lực khác mà chúng tôi cố gắng làm ở tại đây, là thưa qúi vị chúng tôi cố gắng để có những tóm lượt ý chính của từng phần và nghĩ rằng vô cùng quan trọng cho công trình này. Thật ra thì phải lưỡng lự rất lâu, hằng hai năm trời trước khi có một quyết định là đưa tác phẩm này vào chương trình giảng dạy hàng tuần của rơom Diệu Pháp. Có thời gian mà chúng tôi nghĩ rằng những vị Giảng Sư chưa sẵn sàng, các nhân sự chưa sẵn sàng, không phải là vì không có trình độ để giảng dạy Khi nãy Sư Trưởng có nêu lên một điểm là vì đây là lớp thiền học nên bắt đầu từ phần định hay là bắt đầu như thế nào thì bạch Sư Trưởng con xin thưa rằng không phải là chúng ta chỉ bắt đầu ngay từ chương I mà chúng ta sẽ bắt đầu với bài kinh "Trạm Xe" và với cái sườn của bộ Thanh Tịnh Đạo, và đây là một chương trình giảng giải mang tính toàn diện cho dù phần "Giới" ở đoạn đầu không liên quan nhiều đến những vị cư sĩ trong rơom như là "13 Pháp thọ trì hạnh đầu đà" nhưng sẽ được Chư Tăng đi qua để qúi Phật tử khả dĩ có khái niệm về những phần thực hành mà lẽ ra nó mang tính rời rạc bây giờ nó lại nằm ở trong một nội dung rõ ràng của tam học "Giới, Định, Tuệ" thì hy vọng rằng qúi Phật tử sẽ kiên nhẫn. Sự nghiệp tinh thần Đức Phật Ngài đã trao lại cho chúng ta rất lớn và công trình của bao vị tiền nhân, ba vị mà chúng tôi đề cập tới tại đây Buddhaghosa, Ngài Nanamoli , Ni Sư Trí Hải không ai còn hiện diện trên cõi đời này họ đã đi vào giòng lịch sử của nền văn hoá Phật giáo và hình ảnh của họ mãi mãi in sâu trong tâm khảm của chúng ta, chúng ta không bao giờ quên những cống hiến của những vị đó cho công trình hoằng truyền tuyên dương Phật pháp. Cà mọi thứ dường như đã sẵn sàng phần còn lại chúng ta chỉ đi sâu vào bài học mà thôi, chứ chúng ta không cần phải bận rộn nhiều với những dịch thuật. Quý vi sẽ cảm nhận một điều rất ngạc nhiên là tác phẩm này tuy là một tác phẩm nói về bảy bước thanh tịnh hay nói một cách ngắn gọn hơn là "Tam học giới định tuệ" nhưng lại bao trùm nhiều nội dung kể cả nội dung của A Tỳ Đàm. Một Phật tử nào nắm rất rõ và rất đầy đủ về Thanh Tịnh Đạo có thể nói rằng qúi vị đã nắm được cái mấu chốt chính của Tam Tạng kinh điển Pali. Bây giờ thì chúng tôi có đề cập đến bốn phần để mở đầu cho tác phẩm này là một bài kinh xưa được ghi ở trong Tam Tạng kinh điển bài kinh đó nếu chúng tôi nhớ không lầm là bài kinh số 24 của Trung Bộ Kinh có tên là Ratha-vinita Sutta mà Hoà Thượng Minh Châu dịch là kinh Trạm Xe. Một bài kinh mang hình ảnh rất đạo vị rất dễ thương của hai bậc long tượng của Phật giáo, họ là những đại đệ tử vào thời Đức Phật còn tại thế, một vị có tên là Punna Mantainiputta và vị khác có tên là Sariputta. Hai vị Tôn Giả này Ngài Punna được Chư Tỳ kheo tán thán là một vị đã có những thành tựu về giới về định về tuệ, chẳng những có sự thành tựu mà còn giảng giải rõ ràng về giới định tuệ và đã được Đức Phật Ngài chấp nhận. Đức Phật Ngài cũng tán dương Tôn Giả Xá Lợi Phật một vị đại đệ tử của Đức Phật ở trong hàng những đại đệ tử là vị tướng quân chánh pháp sau Đức Phật được xem như là vị có thẩm quyền giảng giải về chánh pháp. Thì vị này trong một lần gặp gỡ với Tôn Giả Punna đã đề ra một cuộc đối thoại và trong cuộc đối thoại đó Tôn Giả nêu lên một câu
|
|