Thap Nhi Nhan Duyen = Bai 1

Thap Nhi Nhan DuyenTT. Thích Giác Đẳng

Giới Thiệu Bộ Thanh Tịnh Đạo - Bài 3

TT Giác Đẳng giảng tại Giảng Đường Diệu Pháp trên Paltalk, ngày 20 tháng 02 năm 2008
Chánh Hạnh chuyển biên

(Xin lưu ư: những bài chuyển biên này chúng tôi hoan hỷ với những ai tải về trang web nhà, để tôn trọng Giảng Sư xin giữ y bản chính, xin đừng sửa chữa. Và xin đề rơ tên người chuyển biên)

.

TT Giác Đẳng: Hôm nay chúng ta nói về một phần trong chương đầu của Thanh Tịnh đạo, tức là phần Giới tịnh. Ở đây định nghĩa Giới là gì? Thường thường có nhiều từ vựng Phật học đã trở thành quen thuộc, chúng ta không lưu ý lắm, mà chỉ hiểu một cách mang máng nghĩa là không đào sâu xác thực vào ý nghĩa thực sự trong kinh điển. Đôi khi nó đúng về phương diện này nhưng không đúng về phương diện khác. Thật ra không phải chỉ có đạo Phật mới nói đến giới luật mà nhiều tôn giáo khác. Trong bối cảnh tôn giáo xứ Ấn Độ thời Đức Phật ra đời, Giới có rất nhiều nghĩa. Đức Phật nói yếu tính của Giới hay nghĩa lý thật sự của Giới là chủ tâm từ bỏ, sự chủ tâm không làm cái gì đó.

Nói đúng ra chúng ta xem Giới là một cái luật. Cốt tuỷ của Giới là tác ý, chủ tâm để chấp trì. Chúng tôi lấy ví dụ trong room chúng ta có mặt tại đây, khi vào trong room có một số luật nhất định, luật về phát biểu, luật về text chat, hay luật làm sao để trung thành với nội dung mà vị chủ room đưa ra chẳng hạn. Chúng ta phải nói rằng những nguyên tắc này đôi khi rất tối thiểu nhưng chính nguyên tắc này được mọi người thọ trì chúng ta mới có thể làm tốt được. Còn vào room ai muốn làm gì thì làm chúng ta không thể làm trong room được. Nó gíông như mình lái xe trên đường, tuy rằng những luật đều là do ước định hết, nghĩa là con người đặt ra cái luật đó. Nhưng chính nhờ luật đó tai nạn được giảm thiểu và chúng ta lái xe được vững lòng, ví dụ đoạn đường đó ai ưu tiên và ai không ưu tiên.

Cái công bằng ở đây không phải là mọi người đều bình đẳng với nhau. Công bằng ở đây là nếu ai đi trên đường ưu tiên thì người đó được ưu tiên và ai đi trên đường không ưu tiên thì người đó phải nhường. Chúng ta gọi đó là luật dù trời mưa trời nắng, dù có cảnh sát hay không có cảnh sát. Như vậy mới an toàn và sự đi lại của chúng ta mới gọi là tạm ổn. Những người không theo luật này, thứ nhất người đó tự đẩy mình ra ngoài cuộc chơi, đẩy mình ra ngoài xã hội chúng ta gọi là sống ngoài vòng pháp luật.

Hoặc giả chúng ta không có một thái độ cụ thể về sự sống, nên như thế nào không nên như thế nào. Có thể nói rằng Giới là một bước đầu, một người chưa có tu tập cao siêu như thiền định, một người chưa có trí giác như một người thành tựu về tuệ thì Giới là cái gì đầu tiên của Giáo pháp mình có thể nắm được. Nắm được ở đây không phải chuyện gì mình cũng có thể làm được hết. Có một số việc nhất định là mình không thể làm. Chúng tôi lấy ví dụ một người Phật tử giữ năm giới hay giữ bát quan trai giới, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có rất nhiều sinh hoạt, nào là đi chợ, xã giao, nói chuyện điện thoại v.v…Trong số những việc chúng ta làm hằng ngày có một số việc chúng ta nhất định không làm, không thể làm được. Ví dụ như chúng ta giữ giới không sát sanh, nếu mình giết con vật có thức tánh, và đối tượng đó là con vật có thức tánh, mình biết con vật có thức tánh , mình sẽ không làm tổn hại loài đó, mình sẽ không cướp đi mạng sống của loài đó. Chúng ta gọi đó là Giới.

Giới này cụ thể hơn luân lý vì luân lý có tính rất mơ hồ. Ví dụ như nói anh em huynh đệ phải đùm bọc, phải thương với nhau. Điều đó như là một lời khuyên mang tính cách mơ hồ. Hỏi thương như thế nào là thương? Nhưng giới rất rõ ràng. Trong chữ Hán người ta dùng chữ Giới lễ tức là từ bỏ có nguyên tắc, có một cái gì rất cụ thể để mình nắm được.
Con vật có thức tánh,
Biết con vật có thức tánh,
Cố ý giết
Ráng sức giết
Con vật chết vì sự ráng sức giết đó
Năm chi phần đó cộng lại là sát sanh. Nhìn vào năm chi phần này chúng ta thấy rất rõ. Đúng ra thái độ đối với giới là một thái độ đầu tiên của sự phân biệt về cái gì tốt cái gì xấu, cái gì nên làm, hay không nên làm. Chúng ta gọi là một người đã bắt đầu đối thoại với chính mình. Một người đã bắt đầu đặt rõ vấn đề với đời sống mình. Nếu trong cuộc sống của chúng ta không có những nguyên tắc, cái nhà sẽ thành cái chợ và cuộc sống của chúng ta rất hoang dã. Dĩ nhiên có nhiều người tôn trọng điều này một cách rất tuyệt đối, có nhiều người mang tính uyển chuyển linh động. Nhưng nếu chúng ta đưa tất cả những nguyên tắc của đời sống mà không có những hướng dẫn cụ thể, đời sống của chúng ta không biết sẽ đi về đâu.

Lúc nhỏ chúng tôi đi vào trong chợ. Cái chợ là chỗ thập phương bá tánh đến, nghĩa là người tứ xứ đến chợ và trong chợ bày bán hàng hoá la liệt. Trong tuổi thơ chúng tôi nhớ rằng đó là một đám đông lớn vào buổi sáng, dần dà đi với mẹ ra chợ buôn bán chúng tôi thấy rằng trong chợ có cái luật nhất định. Chỗ đó là chỗ của mình, mình đóng tiền lệ phí hằng ngày thì mình được quyền ở chỗ đó. Nó phải có luật lệ nào cho phép mình đi trễ mình vẫn còn chỗ đó không ai chiếm dụng chỗ của mình được. Và trong chợ có một nguyên tắc của mua của bán, có những lịch sự. Dĩ nhiên có những người đi ra ngoài cái lịch sự đó nguyên tắc mua bán đó, có thể là họ ăn gian nói dối v.v…Nhưng căn bản vẫn có một số nguyên tắc nhất định trong sự trao đổi hàng hoá, như nguyên tắc về tiền bạc, nguyên tắc về cân, cân nặng cân nhẹ v.v… Tất cả những điều đó.

Xã hội con người càng văn minh phải ghi nhận một điều là càng có thắc mắc. Người trung Hoa sớm nhận ra điều này gọi đó là chữ Lễ. Lễ -Nghĩa nhưng Lễ rất quan trọng , trong Lễ là một định đặc cho nguời ta thấy rằng cái gì nên làm cái gì không nên làm, cái gì hợp tình cái gì hợplý trong cách thờ vua, thờ cha thờ mẹ, trong cách đối xử với nhau đối với láng giềng, và thế nào là đạo của người quân tử. Nói chúng chữ Lễ trong văn hoá Trung Hoa rất quan trọng.

Trong đạo Phật cái gọi là Giới cũng là một cách giúp cho hành giả nhận ra được mình có thể làm được cái gì đó với bản thân mình. Có nhiều người nói rằng, “Mình không thể ngồi thiền được, mình không thể đọc kinh được , mình không thể nghe pháp được”. Nhưng căn bản ai cũng có thể làm được một số việc như giữ ngũ giới, giữ bát quan trai giới. Chính sự giũ giới này cho mình thấy được mình có khả năng nói chuyện với chính mình. Bây giờ đối với chính bản thân chúng ta mà chúng ta không có khả năng nói rằng, “À, mình làm được hay không làm được, điều này mình không nói được”. Điều đó chứng tỏ rằng mình rất bất lựcvới chính mình. Một khi mình thấy được rằng có một số điều phải tuân thủ và cuộc sống nhất định phải sống trong khuôn khổ, trật tự như vậy, thời gian đầu cảm thấy rất khó chịu, dần dà trở thành một thói quen và lâu ngày người ta tìm được sự an lạc, một sự an lạc thật sự, không phải chỉ an lạc với chính mình mà còn an lạc ở chỗ mình sống chung với những người có giới.

Trở lại nguyên tắc căn bản Giới Đức Phật gọi là Cetana'ham bhikkhave silam vadami
Giới là chủ tâm. Chính cái chủ tâm là cái gì cần làm và cái gì không cần làm. Cái gì không nên làm thì chủ tâm từ bỏ, cái gì cần phải thực hành như phận sự chẳng hạn cũng là một phần của Giới. Trong kinh điển có một số gợi ý về Giới trong đạo Phật rất rộng.
-Ví dụ như một người xuất gia trong giáo pháp của một vị Phật, vị này phải tuân hành những giới bổn vị Phật ban hành.
-Hay có những người sống theo phong tục, ví dụ ngày xưa tại xứ Ấn Độ khi Đức Phật chưa ra đời người ta biết ngũ giới. Một người khi học thấy ngũ giới hay quá họ phát nguyện thọ trì, cũng là một sự giữ giới.
-Sự giữ giới còn được đề nghị như một vị tu sĩ lớn lên trong giáo pháp Chư Phật và Chư Phật có ban hành một số luật nghi như Sadi, Tỳ kheo giới chẳng hạn, tuân thủ theo đó cũng là giữ giới.
-Ngài Naralanda cũng như một số học giả cũng đề cập đến quan niệm của giới là những bổn phận của một người đối với cha mẹ, con cái, vợ chồng, bạn bè, sa-môn, người ăn kẻ ở v.v…Những bổn phận đó khi được biết và có những người tuân thủ và sống với những bổn phận đó như những nguyên tắc sống , những nguyên tắc đó, cũng gọi là Giới được.của một vị Bồ-Tát hành Ba-La-Mật. Có nghĩa là chư vị Bồ-tát sanh ra ở các thời nào đó không có Phật ra đời, các Ngài tuân thủ những bổn phận đó như là những nguyên tắc sống, nguyên tắc đó cũng gọi là Giới được.
Dĩ nhiên vị Chánh Đẳng Chánh Giác khi Ngài giác ngộ từ trí tuệ của Ngài, Ngài có thể thấy điều gì là xác đáng, điều gì không xác đáng. Có nhiều người giữ giới mang tính chất giới cấm thủ. Tức là giữ giới mang tính cách dị đoan hay tà mị. Đó không phải là giới chân chánh. Giới chân chánh là giới có khả năng mang lại cho mình sự chân chánh.

Chúng ta đọc đoan kinh này, thấy được ý nghĩa của Ngài Buddhaghosa chú giải ở đây. Đây là đoạn số 17 trong chương nói về Giới tịnh. Patisambhidà nói: Giới là gì? Đó là các pháp khởi từ Tư tâm sở, chữ Tư cetana ở đây là chủ trương hay chủ tâm có nhiều chỗ dịch là tác ý là Tư. Hiện tượng một người từ bỏ sát sanh, tức là trong lòng một người sống từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cắpv.v…Tác ý từ bỏ điều đó gọi là Giới. Khi một người thực hành viên mãn các học giới gọi là vatta. Patisambhida nói Giới là gì? Giới là Tư tâm sở, giới là các tâm sở thọ tưởng, hành chung là cetasika. Có Giới là sự chế ngự, có Giới là không vi phạm. Ở đây là một cách giải theo A-tỳ-Đàm. Tư tâm sở hay chủ tâm cũng là một trạng thái tạo nghiệp nhưng trong trường hợp này Tư tâm sở là một chủ tâm để giữ giới. Có Giới là sự chế ngự, có Giới là sự không vi phạm. Đó là chú giải của Patisambhida. Chế ngự không vi phạm ở đây là chủ tâm để gìn giữ để tự chế chính mình và không phạm vào điều đó.

Ở đây giới theo Tư tâm sở là ý chí hay tác ý có mặt từ nơi người từ bỏ sát sanh. Thật ra chữ ý chí này dịch trong bản tiếng Anh gọi là Volition củan Ngài Nanamoli, Volition tức là một trạng thái khác của định nghĩa tâm sở tư. Chúng tôi nghĩ ý chí hơi khác chúng tôi dùng hằng ngày, chúng tôi hiểu là sự lập tâm, như từ bỏ sát sanh chẳng hạn. Hay người thực hành viên mãn các Giới, Giới trong thọ- tưởng- hành là sự kiêng cữ Giới từ nơi người từ bỏ sát sanh. Chúng ta nói đến những sở hữu tâm sở giới phần. Giới thọ tưởng hành tâm sở là ba pháp còn lại gồm vô tham- vô sân và chánh kiến. Như kinh nói, “ Vị ấy từ bỏ tham trú với tâm vô tham”. Chánh kiến ở đây thực ra được dùng để chỉ cho trí tuệ, vô tham- vô sân- và trí tuệ.

Giới theo sự chế ngự là sự chế ngự theo năm cách
Chế ngự với sự chế ngự bằng giới bổn Patimokkha
Chế ngự bằng sự tỉnh giác
Chế ngự bằng tri kiến
Chế ngự bằng kham nhẫn
Chế ngự bằng tinh tiến
Ở đây giảng rộng ra, ví dụ thưòng được giảng là khi mình quá giàu mình không đi ăn cắp vật gì của người khác. Cái đó không phải là giữ giới mà đó là do hoàn cảnh không cần phải đi ăn cắp. Cho đến khi nào chúng ta thấy rằng dù mình nghèo mình giàu cũng không đi ăn cắp, mình phát nguyện gĩư giới túc là mình làm rõ ý định của mình trong mọi hoàn cảnh. Không sát sanh cũng vậy. Nếu mình sống trong điều kiện không sát sanh ví dụ như có nhiều người sống tại các quốc gia Tây phương bây giờ, quanh năm suốt tháng mìnhkhông cần phải sát sanh con gì, lý dolà mình không cần giết con gì để ăn, mình mua đồ tại siêu thị hoặc giả ở trong nhà cũng không có con gì để giết, đi ngoài phố cũng không có con gì để giết. Hoàn cảnh đó không phải là giữ giới sát sanh cho đến khi nào mình thật sự từ bỏ sát sanh.

Ở đây có nói về chữ chế ngự. Chế ngự có nghĩa là dùng ý chí, nghị lực của mình để phòng hộ, ngăn chận không cho mình làm.
-Chế ngự bằng cảnh giác, ví dụ như chế ngự bằng chánh niệm, khi tham sân phiền não khởi lên, thay vì chạy theo nó mình vi phạm học giới thì mình dùng sự tỉnh giác.
-Chế ngự bằng tri kiến. Có những trường hợp mình giữ được là do sự hiểu biết. Thật ra có đôi khi nhiều nguời nghĩ rằng giữ giới chỉ cần ở một người tương đối là cố chấp thì giữ giới trong sạch. Nhưng khi mình ở gần các vị Tam Tạng pháp sư hay các vị thọ trì học giới, mình thấy rằng đúng theo sự giữ giới như Đức Phật dạy vị ấy cần có nhiều tri kiến, nhiều sự hiểu biết. Một người bình thường sẽ phạm bởi vì có giới mình biết, có giới mình không biết. Còn một vị trì luật là một vị am hiểu rất nhiều điều. Đó là sự chế ngự bằng tri kiến.
-Chế ngự bằng sự kham nhẫn, ví dụ như quý vị giữ giới không sát sanh, khi bị kiến cắn. hay muỗi bay vo ve mình bực mình đập nó là mình sát sanh. Nhưng nếu mình kham nhẫn chịu đựng mình sẽ không giết.
-Chế ngự bằng sự tinh tiến, túc là mình thấy rằng từ một điều kiện mình có tiến bộ đi xa hơn bằng cách mình từ bỏ không làm điều gì đó. Đó là sự tiến bộ, chúng ta gọi là chế ngự bằng sự tinh tiến.
-Chế ngự bằng giới bổn là vị ấy được trang bị đầy đủ giới bổn Patimokkha. Giới bổn Patimokkha là giới luật được Đức Phật Ngài ban hành. Trong đó có những điều liên quan đến nguyên tắc cá nhân ví dụ như sát sanh trộm cắp nhưng có những điều vị Tỳ kheo phải hoàn toàn hiểu được tính chế định của giới do Đức Phật ban hành. Thật ra chế ngự bằng giới bổn Patimokkha khác với chế ngự cá nhân. Chế ngự cá nhân, ví dụ mình sống trong một nước mình không làm phiền lòng hàng xóm chẳng hạn. Nhưng khi chế ngự bằng giới bổn Patimokkha, như trường hợp một mngười đi làm thưong mại họ phải tuân theo luật về thương mại, một người làm những chuyện về dân sinh họ phải tuân một số luật về dân sinh nhân quyền. Những việc đó nó vốn không nằm trong khuôn khổ đạo đức thường tình mà nó nằm trong cái quy ước. Quy ước ở đây là những gì được chế định bởi xã hội. Trong trường hợp giới bổn vị Tỳ kheo thì đó là những quy ước được chế định bởi chính Đức Phật.
- Chê ngự bằng chánh niệm tỉnh giác là vị ấy hộ trì nhãn căn, sống vớis ự chế ngự nhãn căn. Chế ngự bằng chánh niệm ở đây được chú trọng trên phương diện thu thúc lục căn. Giải thích ở đây giống như như trong Tứ thanh tịnh giới thu thúc lục căn thu thúc giới tức là sự phòng hộ mắt, tai, mũi. lưỡi, thân. Để phòng hộ chắc chắn cần nhiều chánh niệm.
-Chế ngự bằng tri kiến, Đức thế Tôn dạy như :
Những dòng thác chảy trên đời
Này Ajita, được ngăn chận là nhờ chánh niệm.
Ta tuyên bố sự chế ngự những bộc lưu
Do tuệ, chúng bị chận đứng.
Có những vị Thánh hay những vị thành tựu chánh tri kiến, vị này ngăn trừ không làm rất nhiều việc.

Cách sử dụng bốn vật dụng cũng được bao gồm trong sự chế ngự này. Nhưng chế ngự bằng kham nhẫn thì như kinh dạy: "Vị ấy là người kham nhẫn lạnh, nóng". (M. i, 10) Và chế ngự bằng tinh tấn là "Vị ấy không chấp nhận một ý tưởng thuộc tham dục khi nó khởi lên". (M. i, 11) ở đây, thanh tịnh sinh mạng được bao gồm.. Sự kham nhẫn đòi hỏi mình tuân thủ một số quy định nào đó và để tuân thủ điều đó bắt buộc phải trả giá đ06i khi rất chịu đựng. Như khi mình đói thay vì mình đòi hỏi thì mình nhịn, ai biết cho ăn không biết thì thôi không đòi hỏi. Cái đó cũng là sự giữ giới bằng kham nhẫn. Vậy sự chế ngự gồm năm phần ấy và sự kiêng giữ nơi những thiện nam, thiện nữ biết sợ điều ác mỗi khi gặp cơ hội vi phạm, đều gọi là Giới theo nghĩa chế ngự. Giới theo nghĩa không phạm là sự không vượt qua, bằng thân hoặc lời, các giới điều đã thọ. Nếu những điều gì mình đã thọ trì như ngũ giới bát quan trai giới, mình phát nguyện và mình không vượt qua , đó là mình có tôn trọng thì sự tôn trọng đó trở nên sự hành trì giới có giá trị trong chính chúng ta

Đọc về đoạn này Giới là gì? Chúng ta thấy Đức Phật Ngài chú rất chú trọng về thái độ tâm lý, Ở đây không phải mình giữ giới để trả nợ quỷ thần mà mình giữ giới vì sự hiểu biết và do sự hiểu biết đó mình quyết định là cái gì nên làm hay cái gì không nên làm. Ngài cũng đi sâu vào chi tiết có một số người giữ giới do tri kiến , giữ giới do kham nhẫn, giữ giới do tinh tấn, giữ giới do chánh niệm tỉnh giácv.v…Nhưng cách nào cũng là giữ giới. Mỗi cách có tính chất khác nhau.

Trong đề tài này Đức Phật Ngài dạy nhiều khía cạnh khác nhau của Giới và Ngài Buddhaghosa đã khéo lượm lặt và sắp đặt lại thành một chương mà trong đó Ngài nói về Giới. Giới là gì? Đặc tính của Giới, nhiệm vụ của Giới, lợi ích của giới, có mấy loại Giới, cái gì làm cho Giới ô nhiễm, cái gì làm cho Giới thanh tịnh. Chúng tôi nghĩ khó có tài liệu nào trong Tam Tạng hay cíu sớ giải mà đầy đủ hơn Ngài Buddhaghosa sắp xếp rất giáo khoa ở tại đây.

Chúng tôi xin dứt lời tại đây
Namo Buddhaya

 


Download bai giang

Phap Am Lưu Trữ

 


>next page
dieuphap.com