Trang web Chùa Bửu Đức Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
[04] Sư Trưởng thuyết giảng tại Thiền viện Vạn Hạnh Sài sòn. Hôm nay chúng tôi vẫn tiếp tục thuyết về thiền Tứ niệm xứ. Theo bài kinh Đại Tứ Niệm xứ, những thời pháp trước đây chúng tôi đã giảng theo tuần tự thứ lớp thân quán niệm xứ, thọ quán niệm xứ, tâm quán niệm xứ, pháp quán niệm xứ. Trong phần pháp quán niệm xứ, chúng tôi đã giải thích đến phần Thất giác chi. Nói về thất giác chi là có 7 chi pháp đưa đến sự giác ngộ giải thoát cứu cánh niết bàn. Trong 7 chi pháp đó, niệm giác chi, trạch pháp giác chi , cần giác chi, hỷ giác chi , tịnh giác chi , định giác chi và xả giác chi. Trong 7 giác chi này niệm giác chi phù hợp với cơ tánh của mọi hành giả, không có sự nghịch hành nào đối với những vị tu tứ niệm xứ. Sáu giác chi còn lại chia ra làm hai: từ trạch pháp giác chi, cần giác chi và hỷ giác chi áp dụng cho những vị hành giả có bản tánh thụ động, tiêu cực buồn chán hay yếm thế bi quan. Ba giác chi còn lại tịnh giác chi định giác chi và xả giác chi ứng dụng cho những hành giả có bản tánh năng động, thích hoạt động, tích cực, quá lạc quan. Ví phương pháp Vipassana hay tứ niệm xứ phải ứng dụng cho thích hợp nhất là đối với vị Thiền sư theo dõi hành giả giống như một vị Thầy thuốc theo dõi bệnh nhân. Thầy thuốc có thể tuỳ trường hợp chứng bệnh thuyên giảm hay không thuyên giảm cho thuốc hoặc gia hoặc giảm. Đối với vị Thiền sư chăm sóc thiền sinh hành giả tương tợ như vậy có lúc phải nâng cái tâm thiền sinh lên, có lúc phải đè cái tâm họ xuống. Với người quá kích động giao động, năng nổ quá khích tinh tấn quá chuyên cần phải dùng những phương pháp đè tâm họ xuống. Với những người tiêu cực yếm thế bi quan thụ động, buồn chán phải tìm cách nâng cái tâm họ lên. Để cho 5 pháp ngũ căn ngũ lực quân bình, tín, tấn niệm, định, tuệ bằng nhau. Như điều khiển chiếc xe song mã, phải điều khiển hai con nngựa chạy song song chiếc xe mới kéo được. Nếu một con quá mạnh, một con yếu sẽ không chạy được. Con mạnh hơn chạy nhanh phải gò cương lại, con ngựa yếu phải thúc cho nó tiến lên song song con kia , xe song mã như vậy mới đi dễ dàng. Như thế nào thì vị thiền sinh hành Vipassana dưới sự hổ trợ của Thiền sư hay tự kinh nghiệm thực tập lấy cũng nhớ rõ điều này. Hành giả có thể ý thức được bản tánh mình thuộc về năng động hay thụ động, tích cực hay tiêu cực, bi quan hay lạc quan, năng nổ hay suy sụp. Biết được cơ tánh của mình, từ đó mới có thể sách tấn quyết định bổ túc. Còn vị thiền sư hướng dẫn, nhất là vị thiền sư có kinh nghiệm cũng phải ý thức điều này để nhắc nhở sách tấn cho thiền sinh. Những thời pháp vừa qua tôi đã giảng cho quý vị nghe về niệm giác chi. trạch pháp giác chi, cần giác chi và hôm nay giảng tiếp phần hỷ giác chi là chi pháp sau cùngcủa ba chi pháp ứng dụng cho những hành giả tiêu cực thụ động bi quan. Phải dùng những đề mục từ trạch pháp giác chi, cần giác chi hỷ giác chi đế nâng cái tâm của họ lên. Vì hạng người này nếu dụng tịnh, định hay xả giác chi họ càng đình trệ thêm nữa. Cũng giống như thầy thuốc biết ứng dụng bệnh nhân đã bị lạnh còn cho thuốc mát thêm, hay bệnh nhân đã nóng còn cho thuốc nóng thêm, hoặc lạnh cho thuốc nóng cũng bị phản ứng thuốc. Như thế nào thì cơ tánh của hành giả cũng tương tợ như vậy. Trước tiên xin định nghĩa hỷ giác chi và phân tích chi pháp hỷ giác chi để các vị có thể ứng dụng trong lúc hành thiền nếu gặp trưòng hợp như vậy, phải biết trường hợp nào nên tấn trường hợp nào nên thối, trường hợp nên đình chỉ, trường hợp nào nên khích lệ. Tiếng Piti thường chỉ Pháp hỷ có chỗ dịch là phỉ lạc, no vui với đối tượng. Piti này là một tâm sở trong 6 tâm sở biệt cảnh là tầm, tứ, thắng giải, cần, hỷ, dục. Chứ không phải là thọ hỷ trong tâm sở thọ mà cũng không phải là tâm sở tuỳ hỷ (anumodana) vì trong 52 tâm sở đã có 3 tâm sở gần như là giống nhau: tâm sở thọ nếu thọ lạc và thọ hỷ thì thấy giống như hỷ, đối với tâm sở tuỳ hỷ thì cũng gíông như hỷ mà cái Piti này nó lại là pháp hỷ. Ba trạng thái đó khác nhua như thế này. Đối với thọ hỷ khi nào lãnh nạp đối tượng tốtđẹp như nhận được món quà quý thì nó vui mừng. Đó là tuỳ thuộc theo đối tượng bên ngoài lệ thuộc theo cảnh bên ngoài chi phôí, hoàn toàn thụ động, hễ cảnh tốt thì nó vui. Còn tâm sở tuỳ hỷ( anumodana) có đôi lúc gặp nghịch cảnh nhưng họ biến lại vui như thấy chúng sanh đau khổ đáng lẽ than khóc nhưng tìm cách nào đó giúp đỡ, giúp đỡ được họ cũng vui. Hay ngược lại thấy chúng sanh được hạnh phúc thay vì ganh tỵ nhưng họ nghĩ rằng , “Đáng lý mình giúp họ nhưng mình không giúp họ mà họ được như vậy, mình nên vui theo”. Đó là tuỳ hỷ. Như vậy tâm sở tuỳ hỷ này lấy chúng sanh được hạnh phúc làm đối tượng, tuỳ hỷ trong tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả. Còn tâm sở hỷ ( pháp hỷ) lại khác không phải là thọ hỷ, cũng không phải tuỳ hỷ mà nó là pháp hỷ, nó no vui bằng cảnh, đơn giản nếu hình thức thấp kém như những người ưa thích nhìn bức tranh hay hòn non bộ hay sơn thuỷ tú, thấy cảnh đẹp thật ra không phải ăn uống hay được tiền bạc gì chỉ ưa thích ngắm những cảnh đẹp như vậy thôi, không phải thuộc về sắc dục. Đây cũng là hình thức no vui bằng đối tượng nhưng không kể nó vào trong thiền được. Tạm ví dụ để quý vị từ đó ý thức được chữ Piti là pháp hỷ no vui bằng cảnh như vậy. Đúng nghĩa của nó phải được áp dụng pháp hỷ này trong trường hợp hành thiền cận định, nhập định mới có pháp hỷ. Cận định nó có thể khởi lên nghĩa là sắp sửa nhập định, ta thấy piti (pháp hỷ) này có thể sanh khởi. Hay trong lúc nhập định nếu là sơ thiền có 5 chi: tầm tứ hỷ lạc định. Lên bậc nhị thiền nếu nói theo kinh tạng thì bỏ tầm, bỏ tứ còn hỷ lạc định, nói theo A-tỳ-đàm chỉ bỏ bớt một chi là tầm còn tứ, hỷ, lạc, định. Lên bậc tam thiền nói theo kinh tạng chỉ còn lạc, định. Nói theo A-tỳ-đàm còn lại ba chi hỷ, lạc, định. Khác với chi thiền sự đắc chứng tâm thiền và sanh lên cảnh thiền cũng giống nhau. tức là cõi chỉ có 4 cõi tam thiền tứ thiền v.v… Nhưng ví A-tỳ-đàm phân tích chi li tuỳ theo cơ tánh người mạnh người yếu, do đó mới có thể trừ bớt ra từng phần nên chỉ còn để lại 5 bậc thiền. Kinh tạng chỉ có 4 bậc thiền. Pháp hỷ này vẫn còn ở sơ thiền, nhị thiền (nếu nói theo A-tỳ-đàm còn bậc tam thiền) , Piti no vui bằng đối tượng. Có 5 loại sát-na hỷ gọi là cái vui thoáng qua vừa cảm thấy dễ chịu nhẹ nhàng, cái hoan hỷ như là pháp hỷ phát sanh lên, ngồi hành thiền thấy có ánh sáng chớp chớp. Còn cái gọi là khinh an hỷ làm cho rởn óc, lông tóc muốn dựng lên. Hải triều hỷ thân người lắc lư như chiếc thuyền bị sóng biển nhồi. Sung mãn hỷ là mát mẻ toàn thân giống như nước tràn chảy qua bờ hay người tắm được nước xối liên tục từ trên đầu xuống toàn thân mát mẻ. Sung mãn hỷ là hỷ mạnh nhất. Đối với hành giả cận định tức là chưa nhập định còn ở trạng thái tâm dục giới nhưng sắp sửa đắc định giống như ngọn đèn néon sắp cháy sáng chớp chớp . Pháp hỷ phát sanh một trong 5 loại đó. Xem như là quà khích lệ cho hành giả, nhưng quý vị nhớ rằng pháp hỷ này chưa phải là cứu cánh. Nếu quý vị dừng lại ở đây sẽ không tiến hoá được. Nếu dừng tại đây ở thiền chỉ thì chỉ ở cận định hay là sơ thiền nhị thiền không lên thiền cao như tứ thiền ngũ thiền hoặc là vô sắc giới. Do đó dù thiền chỉ Samadha vẫn phải tiếp tục. Còn nếu nói về Vipassana hành giả tu tứ niệm xứ nếu gặp pháp hỷ mà hoan hỷ thích thú an trú giữ lại, kẹt trong 10 pháp gọi là Phiền não quán như là hào quang, hỷ, v.v…Chính trạng thái có hào quang hay pháp hỷ vui mừng , bị kẹt trong phiền não quán , kẹt trong tịnh thứ năm Maggàmagga- Nanadasana-Visuddhi (Đạo phi đạo tri kiến tịnh). Một bên đi thẳng vào đạo quả, một bên dừng lại vì một trong 10 phiền não quán này mà dừng lại, tách ra ở ngã rẽ, giữa đạo và phi đạo ( con đường chánh đạo và không phải con đường chánh đạo) vì thích pháp hỷ này nên kẹt ở đó. Nhờ pháp hỷ này nâng đỡ cho hành giả thường bị phiền muộn buồn bả nhàm chán thụ động tiêu cực bi quan , nếu ở trạng thái đó mãi như vậy không thể tiến hoá hơn, phải nâng đỡ tâm hành giả lên. Nhờ pháp hỷ đó họ mới cảm thấy dễ chịu và từ đó mới có thể tiến hoá lên những bậc thiền cao hơn, nhất là đạo quả. Để quý vị thấy rõ, điển hình nhất chúng ta hãy ôn lại một số bài học trong mẫu chuyện Phật giáo nhất là trong kinh Pháp cú. Như trong kinh Pháp cú kể về câu chuyện của Ngài Cullapanthaka ( Tiểu lộ) bởi vì còn một người anh là Maha Pantaka (Đại lộ). Vì các Ngài được sanh giữa đường nên có tên như vậy. Câu chuyện này kể rất dài dòng, kể vắn tắt là có một trưởng giả có hai đứa cháu ngoại nuôi từ thưở nhỏ. Vốn là người Phật tử, khi đi chùa ông dẫn cháu đi theo cùng nghe pháp. Do cơ duyên chín muồi đến lúc trưởng thành người cháu ngoại lớn tức là Mahapantaka (Đại lộ) tự ý hoan hỷ muốn đi xuất gia, ông ngoại hoan hỷ cho đi xuất gia. Người em là Cullapanthaka ở nhà một mình buồn cũng xin đi xuất gia. Hai anh em cùng xuất gia, thời gian năm tháng trôi qua cùng nhau học giới luật kinh kệ. Người anh là Maha Pantika thông minh trí tuệ không bao lâu trở thành vị Trưởng lão hướng dẫn Tăng chúng gồm tất cả 500 vị tỷ kheo kể cả hai anh em. Ngược lại người em không thuộc nổi bài kệ 4 câu, trong suốt 3 tháng hạ. Qua câu chuyện này chúng ta thấy rõ trường hợp Ngài Cullapanthaka được Đức Phật an ủi từng lời nói cho tới việc đưa cái khăn giống như người cha an ủi người con trong lúc ông đang bơ vơ lạc lỏng, buồn tủi nhàm chán, nâng cái tâm của ông lên. Được như vậy ông cảm thấy hoan hỷ vui mừng từ đó mới quán và chứng được quả A-La-Hán. Trường hợp này nếu không biết, đang buồn chán còn chỉ ông quán thân bất tịnh, quán hài cốt là không được. Quý vị ý thức được như vậy, hành thiền giống như uống thuốc, nếu tự hành cũng như tự uống thuốc phải cẩn thận. Nếu có những vị thiền sư chỉ dạy thì cũng lấy kinh nghiệm từ câu chuyện này để tuỳ lúc khích lệ dẫn dắt cho thiền sinh. Có một câu chuyện khác, có một người nông dân thường đến nghe Đức Phật thuyết pháp. Cày xong thửa ruộng ông vội đến nghe Pháp, chua kịp ăn cơm, bụng đói cồn cào. Đức Phật thọ thực xong, ngồi im lặng, chưa thuyết Pháp. Người nông dân đến đãnh lễ Đức Phật, Ngài bảo các vị Tỳ kheo đem các tàn thực cho người nông dân ăn. Người nông dân hoan hỷ ăn. Sau đó Đức Phật giảng Tứ Diệu Đế ông nghe và chứng quả Tu-Đà-hườn tại chỗ. Có một câu chuyện khác. Trong kinh Pháp cú có vị Tỷ kheo Tissa, có gia đình vợ con sau xin xuất gia. Vị này chuyên tâm hành đạo nhưng do duyên nghiệp quá khứ Ngài mang một chứng bệnh lạ, toàn thân nổi lên những mụt nhọt, mũ máu chảy ra vô cùng đau nhức. Các vị tỷ kheo thay nhau giúp đỡ chăm sóc, nhưng cuối cùng vì mùi hôi thúi khó chịu, nên không ai dám lại gần, để Ngài nằm một nơi riêng biệt. Có những vị tỷ kheo đi khất thực về san sẻ vật thực để cho Ngài dùng. Rồi đến lúc tay chân không còn cử động được nữa, Ngài không thể tự mình ăn uống đành nằm thiêm thiếp. Ngài cảm thấy buồn chán tủi thân. Buổi sáng hôm đó Đức Phật quán sát thấy duyên lành của Ngài Tissa đã đến, căn cơ có thể chứng quả A-La-Hán. Đức Phật sau khi khất thực xong trở về, đích thân Ngài cùng Đại Đức A Nan- Đa nấu nước tắm rửa cho Ngài Tissa, chăm sóc từng vết thương lớn nhỏ trên người vị Tissa, thay y mới, quét dọn liêu cốc và cho ăn uống. Rồi Đức Phật giảng đạo thuyết pháp cho nghe. Ngài Tissa hoan hỷ với lòng từ bi của Đức Phật, hoan hỷ với những lời Đức Thế Tôn giảng dạy, sau đó chứng quả A-La-Hán. Xét lại phiền não hoàn toàn đoạn diệt, xin phép Đức Phật nhập Niết bàn. Đức Phật im lặng. Đức phật cho làm lễ trà tỳ lấy xương để vào tháp những vị A-La-Hán. Câu chuyện này một lần nữa cho quý vị thấy chính pháp hỷ giác chi này nhằm nâng đỡ tâm hành giả. Không phải mỗi hành giả đều áp dụng như vậy, đối với những hành giả trong trạng thái yếm thế, bi quan tiêu cực cần phải có những chi pháp như trạch pháp giác chi, cần giác chi và hỷ giác chi nâng đỡ cái tâm trở nên phấn chấn vui vẻ, từ đó mới chuyển sang đạo quả giác ngộ. Trong loại hành giả tiêu cực này có thể phân thành tiêu cực như lười biếng suy nghĩ thì áp dụng trạch pháp giác chi, suy nghiệm về pháp. Hành giả tiêu cực làm biếng hành đạo hành thiền thì áp dụng cần giác chi. Hành giả tiêu cực buồn chán đau khổ thì áp dụng hỷ giác chi nâng đỡ tâm họ vui vẻ phấn chấn. Như vậy đối với bảy pháp giác chi, tôi đã giảng cho quý vị nghe được bốn pháp là Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Cần giác chi và Xả giác chi. Riêng Niệm giác chi ứng dụng cho mọi hành giả mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh không bị sai lầm. Nếu nhữgn hành giả có cơ tánh khác nhau, áp dụng sai đề mục, sai phương pháp có thể bị phản ứng. Chúng tôi xin dứt lời tại đây. |
|