Trang web Chùa Bửu Đức Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
[03] Sư Trưởng thuyết giảng tại Thiền viện Vạn Hạnh Sài ṣn. Hôm nay tôi xin giảng tiếp Thất giác chi trong phần niệm pháp trong kinh Tứ niệm xứ. Thất giác chi là phần pháp chính yếu v́ nơi đây tụ hội các pháp và chuẩn bị bước vào ḍng thánh vức. Sau thất giác chi là bát chánh đạo, bát chánh đạo tức là đạo đế phát sanh đó gọi là đắc đạo. Sau đạo gọi là quả là thành tựu của đạo, đắc đạo đương nhiên đắc quả. Thất giác chi là giai đoạn chuyển ḿnh, chuẩn bị, sắp sửa. Do đó có nhiều mấu chốt quan trọng, như kỳ trước tôi đă giới thiệu đến quư vị nếu so sánh bảy pháp trợ đạo này hay tam thập thất phẩm trợ đạo (37 phần pháp trợ đạo bồ đề) với bảy pháp thanh tịnh th́ thất giác chi tương đương với tịnh thứ năm là đạo phi đạo tri kiến tịnh (Maggàmagga- Nanadasana-Visuddhi.) Nên cần phải phân tích chi li, rơ ràng. Thất giác chi có thể giảng trong một bài pháp ngắn cũng được, nhưng chúng tôi muốn phân tích mỗi kỳ giảng một chi để có thời gian giảng rộng và có chiều sâu của chi pháp đó. Như đă nói đây là phần cơ bản, mấu chốt quan trọng của việc hành đạo nên cần phải biết rơ. V́ không biết rơ chúng ta không có ấn tượng, mù mờ, không rơ rệt. Quư vị thử nghĩ vào một pḥng thi hay một pḥng thí nghiệm, nếu một đề tài hay một vấn đề nào đó chúng ta chưa nghiên cứu kỹ, chắc chắn không khỏi hồi hộp và nắm phần thất bại. C̣n bằng như chúng ta biết rơ th́ dầu thi hay thí nghiệm, cũng nắm phần chắc và thành công như thế nào th́ đối với vấn đề học để hành này cũng tương tợ như vậy. Bảy giác chi này, những kỳ trước đă giảng về niệm giác chi, trạch pháp giác chi, hôm nay sẽ giải tiếp phần cần giác chi. Cần giác chi tức là sự tinh tấn. Sau tứ niệm xứ đến tứ chánh cần, gồm 4 chi thận cần, trừ cần, tu cần và bảo cần. Tứ chánh cần này trở thành một tứ như ư túc tức là cần như ư túc, và trở thành một trong ngũ căn một trong ngũ lực là tấn lực, tấn cần. Và hôm nay trở thành một trong bảy giác chi là cần giác chi. Sau cùng sẽ trở thành một trong bát chánh đạo đó là chánh tinh tấn. Cũng như buổi đầu chúng tôi đă giải thích, giới thiệu cho quư vị qua một câu chuyện thí dụ, Đức Phật đă khéo phương tiện, khéo thuyết dung h́nh ảnh con ḅ hoang để điều phục nó, Ngài đă thí dụ những pháp cần thiết . Đức Phật cho thí dụ tâm của chúng sanh giống như con ḅ rừng là con thú hoang bất kham chưa được huấn luyện, thuần phục. Chúng có thể tháo chạy tuỳ theo sở thích. Tâm phàm phu của chúng ta chưa được huấn luyện, chưa được dạy dỗ chưa được nhu nhuyến dễ xử dụng, tâm bất kham giống như con ngựa bất kham hay con ḅ bất kham. Người ta muồn điều phục được một con ḅ rừng, một con thú bất kham như vậy phải dùng một sợi dây xỏ vào lổ mũi hay cột đầu con vật đó, một đầu dây cột vào cây trụ cắm sâu trong ḷng đất. Nếu như con vật con thú con ḅ đó bức dây tháo chạy người ta dùng cây roi để đánh nó. Thí dụ hết sức cơ bản, tôi thường nhắc đi nhắc lại xem như bài học đầu tiên, bài học cuối cùng suốt cả quá tŕnh hành đạo của hành giả. Sợi dây một đầu cột vào mũi con thú, một đầu cột vào trụ cây, tượng trưng cho sự tinh tấn. Tinh tấn hay chuyên cần là một trong tứ chánh cần, trở thành một trong tứ như ư túc và cuối cùng trở thành một trong bát chánh đạo. Hôm nay phân tích đến giai đoạn nó trở thành một trong bảy giác chi là cần giác chi, vẫn đủ bốn chi pháp là cận thần, trừ cần, tu cần, và bảo cần. Hôm nay sẽ giảng theo chiều hướng những nguyên nhân phát sanh cần giác chi. Đúng ra trong chú giải có 11 nguyên nhân phát sanh cần giác chi nhưng ở đây tôi trích giảng một số nhân sanh cần giác chi cần thiết, cụ thể, rơ rệt có thể chúng ta nương tựa được làm theo được. Như đă giải thích cần tức là sự siêng năng tinh tấn, gồm 4 chi là thận cần, trừ cần, tu cần, bảo cần. Cần giác chi tức là hành giả nhờ sự chuyên cần, tinh tấn đó được giác ngộ được đắc đạo quả, là một trong bảy giác chi cũng là một trong 37 pháp trợ đạo bồ đề. Cần giác chi hay sự siêng năng tinh tấn vẫn 4 chi như đă nói. Nguyên nhân nào để người chưa có sự tinh tấn sẽ được sự tinh tấn. Đối với người nào có sự tinh tấn rồi, càng tinh tấn thêm, đó là nhờ khéo tác ư, khéo dùng tâm cũng gọi là như lư tác ư. Nếu ngược lại là không như lư tác ư, như Hoà Thượng Viện chủ dịch. C̣n những chỗ khác là khéo dùng tâm hay không khéo dùng tâm. Nhờ khéo tác ư hay như lư tác ư, người hành giả quán tưởng nghĩ đến những h́nh ảnh những đối thượng những sự việc, trở thành những nguyên nhân phát sanh sự tinh tấn. Trong những nguyên nhân phát sanh sự tinh tấn đó do hành giả thường quán tưởng những nguyên nhân như: Thường quán tưởng về sự khổ trong bốn đường ác đạo, nhờ đó ta sẽ có sự kinh cảm sự đau khổ trong bốn cảnh khổ, nhờ vậy mới siêng năng. Như nhớ tới cảnh nghéo người ta mới lo siêng năng cần kiệm. Quán tưởng đến gịng dơi của chư Phât, nhớ đến chúng ta là Phật tử là gịng dơi Phật Thích Ca Sakyamuni là một ḍng tộc dũng cảm phi thường. Chính Đức Phật cũng do nhờ sự tinh tấn mà đắc quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác. Quán tưởng các bậc đồng phạm hạnh, các bậc Thánh thinh văn đệ tử của Đức Phật xem như những bậc tiền bối đă đi trước, đă thành công đă đắc đạo quả. Không có vị A-La-Hán nào do sự lười biếng mà đắc được đạo quả. Các Ngài nhờ nổ lực kiên tŕ phấn đấu bỏ cả mạng sống, nhờ đó mới thành tựu đạo quả. Tuy có những vị hành dễ đắc dễ do căn lành tiền kiếp, do phước Ba-la-mật tức thiên duyên đầy đủ nên gặp giáo pháp chứng đắc đạo quả một cách dễ dàng không khó khăn. C̣n những vị hành nan đắc nan, hành khó đắc đạo quả cũng khó là do căn lành kém, trí tuệ yếu, phiền năo lại mạnh nên phải cố gắng những vị này không thể không tinh tấn. Dấu cho căn lành đầy đủ hay căn lành c̣n non kém, tất cả đếu phải có sự cố gắng, tinh tấn. Suy xét như vậy chúng ta thấy cần phải tinh tấn thêm. Để quư vị dễ lănh hội những nguyên nhân phát sanh cần giác chi. Tôi sẽ phương tiện dẫn chứng một số mẫu chuyện. Nói về sự quán tưởng bốn đường ác đạo, địc ngục, ngạ quỹ. A-tu-la, bàng sanh. Nhờ quán tưởng bốn cảnh khổ này hành giả chúng ta kinh cảm sợ hăi, cố gắng tinh cần hành đạo. Có một vị ĐĐ trưởng lăo (Thera) thường quán tưởng về bốn đường khổ, hành đạo chuyên cần. Một hôm vị ĐĐ đi khất thực, mang b́nh bát thứ lớp hoá duyên từng nhà. Từ sáng sớm đến buổi trưa hè nóng bức của xứ Ấn độ, vị này mới được đủ thức ăn trong ngày do từ những dân làng nghèo đói dâng cúng . Khi về trú xứ trong hang động vị Trưởng lăo với đôi chân trần, bước đi trên đoạn đường đá sỏi nóng bức. Vị ĐĐ không vội vào trong thạch động, khởi lên quán tưởng, “Lửa nóng trên cơi người, lửa nóng của mặt trời thiêu đốt mà ta cảm thấy đau khổ chịu gần như không nổi c̣n nói chi đến lửa nơi địa ngục a-ty nóng hơn lửa này hàng triệu hàng tỷ lần làm sao kham nhẫn nổi. Vị ấy tự nhủ nếu như không lo tinh tấn hành đạo một khi mất thân này sa vào địa ngục đời này qua đời khác, sẽ chịu không biết bao nhiêu thời gian chịu đựng cái nóng. Ở trên cơi người tuy hiện tại trời nắng nóng ta không muốn ra ngoài nắng có thể được, ta có thể ở trong thạch động nhưng một khi sa vào trong địa ngục không có ngày đêm, không có năm tháng, không có giây phút nào ngưng nghỉ. Lửa nơi địa ngục thiêu đốt cháy cả ngày lẩn đêm, cả tháng lẩn năm, từ kiếp này sang kiếp khác. Thiêu đốt không ngừng.” Nghĩ như vậy vị trưởng lăo lên một tảng đá ngoài trời nắng tiếp tục ngồi quán tưởng về lửa địa ngục a-tỳ. Trong lúc phát triển tuệ quán qua sự nóng khổ đó, vị trưởng lăo chứng quả A-La-Hán. Sau khi đắc quả vị trưởng lăo mới vào hang động thọ thực. Xem việc đáng làm đă làm xong tức là đă quán tưởng thiền quán đến mức thành tựu đạo quả A-La-Hán là bậc vô sanh , vô lậu chấm dứt sanh tử luân hồi, không c̣n trở lui sự sống khác, dầu là Phạm thiên, Chư thiên chứ đừng nói chi nhân loại. Bốn đường ác đạo đương nhiên không c̣n nữa. Chứng quả Tu-đà-hườn đă bế tắc bốn đường ác đạo huống hồ chi là bậc chứng quả A-La-Hán, là bậc vô sanh không c̣n luân hồi. Đó là câu chuyện trong kinh điển phật giáo ghi nghiên cứu kinh nghiệm nếu như chúng ta muốn có sự tinh tấn cũng nên học theo gương của vị trưởng lăo này. Mỗi khi trời nóng thay v́ chúng ta mở quạt, thay v́ chúng ta t́m chỗ mát chúng ta có thể kham nhẫn ngồi ngoài nắng chịu khổ nóng để quán lửa địa ngục. Đây là phương pháp tu tập khổ quán (Dukkha vipassana). Câu chuyện khác. Có một vị trưởng lăo đi khất thực tại một vùng dân cư thưa thớt, nghèo nàn. Chính bản thận dân trong vùng t́m được miếng ăn rất vất vả khó khăn. Như ngày nay Ấn độ cũng là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, có dân số đông, mức sống thấp. Vị trưởng lăo đi bát năm bảy ngày nhưng chưa có miếng vật thực nào cả, v́ dân chúng đang bị đói khổ. Vị ấy chỉ uống nước trừ bữa. Hôm đó, vị trưởng lăo vẫn tiếp tục đi khất thực, được vài thí chủ nhín cho vài chén cơm. Thông thường như chúng ta được như vậy, vội vă t́m chỗ ăn ngấu nghiến v́ đói quá. Vị trưởng lăo không như vậy, dầu được vật thực, vị ấy khoan thai quán tưởng cái khổ của ngạ quỷ. Về đến trú xứ, vị trưởng lăo không mang cơm ra dùng, để b́nh bát cơm trước mắt, quán tưởng cái đói khổ của ngạ quỷ. Vị trưởng lăo nghĩ rằng ta mới bị đói năm bảy ngày qua, mà cái đói khổ này đă đày đoạ ta ngày đêm, gần như chịu không muốn nỗi. C̣n loài ngạ quỷ chúng phải chịu đói từ quả địa cầu này sang quả địa cầu khác, chúng chịu đói khổ trong một thành hoại kiếp hoặc hai ba thành hoại kiếp. Họ chịu đói khổ từ đời Phật này sang những đời Phật khác. Nghĩ đến cái khổ như vậy so với cái đói khổ năm bảy ngày không có ǵ đáng ngại. Nghĩ đến câu chuyện vị trưởng lăo có thần thông, thường gặp một con ngạ quỷ khi đi khất thực. Rồi một lần nọ ngạ quỷ đến gần vị trưởng lăo xin phước. Vị trưởng lăo mới nói ta đă thấy ngươi từ khi có phương tiện thần thông, kể ra cũng khá lâu. Ngươi đă làm thân ngạ quỷ và ở đây đă bao lâu rồi? Ngạ quỷ trả lời, “Thưa Ngài, thời gian năm tháng ngày giờ, tôi không tài nào nhớ nổi. Tôi chỉ biết sanh làm ngạ quỷ và ở cổng thành này, và cổng thành này hư rồi xây lại đây là lần thứ sáu.” Loài ngạ quỷ phải chịu đói khổ từ kiếp này sang kiếp khác thời gian dằng dặc như vậy khổ sở đến dường nào. Quán tưởng khổ đói của ngạ quỷ như vậy, sự kinh cảm phát sanh lên, vị trưởng lăo cũng dùng phương pháp khổ quán (Dukkha vipassana0. Nhờ bụng đang đói làm phương tiện cần thiết, phiền năo tức cảnh bồ đề. Phiền năo tức là cái buồn rầu của tâm , tức là cảnh để giác ngộ, dung nó làm đối tượng tu hành. Đó là khổ quán, các trang thái như bụng no, sung sướng khó thấy sự khổ. Dùng phương tiện khổ để quán. Nhờ đó thấu triệt khổ đế, từ khổ khái niệm chúng ta có thể chứng nhận được khổ chân đế. Sau khi phát triển thiền quán như vậy chứng quả A-La-Hán tại chỗ, sau đó vị trưởng lăo mới thọ thực. Chúng ta thấy quán cảnh khổ là một trong những nhuyên nhân phát sanh cần giác chi. Câu chuyện của trưởng lăo được ghi trong kinh pháp cú bài kệ số 1, câu Ư dẫn đầu các pháp Ư làm chủ tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm Khổ năo sẽ theo sau Như dấu xe lăn theo ḅ kéo. Bài kệ này liên quan đến câu chuyện của ĐĐ Cakkhupala, liên quan đến câu chuyện làm thầy thuốc sau phải bị quả mù mắt. Câu chuyện tôi kể không phải để dẫn chứng nhân quả, cũng không phải giảng bài kệ pháp cú đó. Chỉ cắt ngang một đoạn để nói lên sự tinh tấn của Ngài. Khi ĐĐ Cakkhupala bị mù loà đôi mắt, ban đầu chưa mù v́ ngồi thiền quá tinh tấn, Ngài thọ hạnh đầu đà không nằm chỉ đi đứng và ngồi. Tinh tấn như vậy phát sinh sức nóng cộng với nghiệp xấu trong quá khứ trổ sanh , hai mắt Ngài ban đầu nóng, chảy nước mắt, bị loà, không đi khất thực được, những vị trưởng lăo đồng phạm hạnh đi khất thực hộ tŕ cho Ngài, có một vị lương y đến điều trị cho Ngài. Cho Ngài thuốc nhỏ mắt, dặn Ngài nắm xuống khi nhỏ thuốc mới công hiệu. Ngài nói, “Để thử xem” . Vị lương y nói, “ Ngài phải nằm xuống nhỏ thuốc mới công hiệu” Ngài nói, “Đêm nay Ngài sẽ hỏi lại” nhưng không nói hỏi ai. Vị thầy thuốc tưởng rằng Ngài hỏi bạn hỏi thầy hỏi ĐĐ nên để thuốc đó rồi ra về. Đêm đó ĐĐ Cakkhupala hỏi lại ḿnh có nên nằm xuống để nhỏ thuốc cho lành mắt hay không? rồi Ngài tự trả lời rằng, “ Này hộ nhăn ơi, ngươi đă nằm xuống lâu rồi, nằm nhiều rồi trong ṿng luân hồi chưa đủ hay sao mà nay ngươi muốn tiếp tục nằm nữa, v́ ngươi đă từng nằm, từng ngủ, từng nghỉ, đă từng sợ sự đau khổ, đă từng tham sự sung sướng xa hoa êm ấm nên sự khổ luân hồi đă kéo dài vô tận, hôm nay ngươi c̣n muốn tiếp tục nữa hay sao?” Tự hỏi rồi tự trả lời, cuối cùng Ngài quyết định “Này Hộ nhăn dù cho cặp tṛng mắt đó có nổ tung ra, con mắt này có bị mù loà, ngươi cũng nhất định kiên tŕ. Không nên v́ sự đau sự bệnh đó, tỏ ra hèn nhát nhu nhược yếu đuối thoái thất sơ tâm mà nằm để trị bệnh. Dầu ngươi có nằm xuống trị lành căn bệnh thể xác, nhưng ngươi đă thất bại với chứng bệnh tâm linh. Ngươi đă lui sụt không có sự can đảm, tinh tấn.” nghĩ như vậy, Ngài quyết định không nằm, chỉ ngồi để nhỏ thuốc và vẫn tiếp tục thiền quán. Vài ngày hôm sau vị lương y đó đến xem mạch. Thấy bệnh Ngài không thuyên giảm, trái lại nặng hơn. Biết Ngài không chịu nằm xuống nhỏ thuốc, vị lương y khuyên giải nhiều lần nhưng không được. Cuối cùng vị lương y thâu hồi thuốc lại và cảnh cáo, “Nếu Ngài không chịu nằm nhỏ thuốc, xin Ngài hoan hỷ nếu có ai hỏi tôi có đến trị bệnh cho Ngài không ? Xin Ngài trả lời không hoặc trả lời có nhưng không chấp nhận theo điều kiện trị bệnh của tôi. V́ tiếng tăm của tôi sẽ bị mất khi mọi người biết tôi trị bệnh cho Ngài không khỏi” Vị ĐĐ chấp nhận. Ngài Cakkhupala vẫn tiếp tục hành thiền quán , cặp mắt ngày càng sưng, sức nóng cặp mắt ngày càng tăng mà nổ tung. Trong lúc cặp mắt Ngài nổ tung, giống như tiếng sấm nổ vang lên, ánh sáng loé lên cũng là lúc Ngài đắc quả A-La-Hán. Dầu cặp mắt nổ tung, Ngài ngâm lên bài kệ nói lên chánh trí của ḿnh xem như khúc khải hoàn tận diệt phiền năo, chiến thắng với ma quân, xem ḿnh như người chiến sĩ kiên cường phất cờ chiến thắng. Ngài trở thành một trong những vị A-La-Hán. Câu chuyện của ĐĐ Hộ Nhăn hay Cakkhupala lam gương tiêu biểu cho bậc Thinh văn đệ tử Phật, bậc đàn anh tiền bối đă nhờ sự tinh tấn đó dầu cặp mất nổ tung nhưng đạt thành phạm hạnh mà những người thiện nam tử v́ ḷng tin ra đi từ bỏ gia đ́nh sống đời sống không gia đ́nh, chỉ mong cầu đạo quả Niết bàn, giác ngộ giải thoát. Câu chuyện tương tợ đau thương hơn, thảm hại hơn, và cuối cùng vẫn thành đạt đạo quả. Đó là câu chuyện của một vị trưởng lăo khác. Sau khi xin đề tài thiền quán từ bậc Đạo Sư, vị trưởng lăo vào rừng hành đạo cùng các tỳ kheo đồng phạm hạnh. Các vị đó có quy ước với nhau ai ở chỗ nấy kể cả những giờ thọ thực cũng không tụ tập mất th́ giờ. Sau khi thiền quán kinh hành có những thắc mắc ǵ có thể tụ họp để bàn luận hỏi đạo với nhau và nếu có hữu sự có thể đánh kiểng thông báo. Một hôm vị trưởng lăo đang lúc đi kinh hành, có một người thợ săn thú rừng, ŕnh thú trong đêm. Trong lúc vị trưởng lăo quá mỏi mệt không c̣n đi được nữa, vị này phải ḅ đi kinh hành. Dù ḅ đi kinh hành nhưng tay đưa lên vẫn có chánh niệm tỉnh giác (Sati-sampajanna), hai chân sau cũng vậy, ḅ đi như con thú rừng. Lúc ấy tên thợ săn núp trong ánh sáng lờ mờ của ánh trăng rừng , thấy vị trưởng lăo ḅ tới ḅ lui nghĩ rằng đó là thú rừng và buông tên. Khi mũi tên xuyên qua người của Ngài , vị trưởng lăo la lên, “ Tôi là người chứ không phải là thú” Người thợ săn thấy ḿnh bắn lầm nên hoảng sợ bỏ chạy. Tiếng la của vị trưởng lăo khiến các vị tỷ kheo ở gần chung quanh nghe thấy, chạy t́m đến thấy vị trưởng lăo đang nằm trên vũng máu nhưng vẫn phát triển thiền quán. Những vị này ẳm Ngài lên để trên tảng đá, nhổ mũi tên và t́m thuốc băng bó. Thuốc của những vị tu sĩ trong núi rừng là những lá cây, rễ cây. Lúc bấy giờ nhờ sự tinh tấn hành đạo của ḿnh và không để mất th́ giờ quư báu của bạn ḿnh, vị trưởng lăo nói với các vị tỷ kheo, “ Xin các Ngài yên tâm trở về hành đạo, các Ngài hăy lo công việc của các Ngài , phần tôi cứ để đây.” Nhiều vị lo ngại, bịn rịn th́ vị trưởng lăo mới phê b́nh rằng, “ Dầu cho Hiền giả có ở đây cũng không giúp ǵ được cho tôi, c̣n làm trở ngại cho tôi và hiền giả. Hơn nữa chúng ta đến đây, vào rừng hành đạo chứ không phải đến đây để giúp đỡ nhau săn sóc nhau như vậy đâu.” Trước những lời lẽ cương quyết như vậy, những vị tỷ kheo ai về chỗ nấy hành đạo. Có những vị lấy cỏ khô nhùng nước mềm nhét vào chỗ mũi tên cắm phập vào người của Ngài để ngăn máu bớt chảy ra. Trong cơn đau quằn quại , vị trưởng lăo phát triển về thiền Dukkha vipassana hay là khổ quán. Ngài chứng đắc được quả A-La-Hán và phản khán phiền năo rồi đắc đạo tột mạng. Ngài viên tịch Niết -bàn ngay trên tảng đá. Ngày hôm sau các vị tỷ kheo trở lại thăm chừng, thấy một xác cứng nằm trơ trên tảng đá. Sự việc này làm xúc động một số các vị phàm tăng. Họ đem thiêu thân xác của Ngài. Khi tŕnh bày sự việc lên Đức Phật, các vị tỷ kheo v́ t́nh thương vị trưởng lăo hỏi Đức Phật, “ Bạch Đức Thế tôn, vị trưởng lăo tinh tấn hành đạo như vậy sau khi thân hoại mạng chung tái sanh về đâu?” Đức Phật trả lời : “ Con Như Lai không c̣n tái sanh. Vị ấy đă làm xong phận sự trước khi nhắm mắt, vị ấy ra đi như bao vị A-La-Hán khác, không trở lui đời sống khác, không có sự tái sanh th́ làm ǵ có cảnh thú tái sanh.” Khi nghe Đức Phật nói như vậy các vị tỷ kheo trưởng lăo mới biết rằng vị trưởng lăo đă thành tựu A-La-Hán. Thêm một câu chuyện cho chúng ta thấy những vị Thinh văn đệ tử Đức Phật cũng do nhờ sự tinh tấn mà được thành tựu đạo quả. Bây giờ chúng ta quán đến ḍng dơi cao quư của chúng ta. Chúng ta là những phật tử dầu xuất gia hay cư sĩ tại gia, đều được xem là ḍng dơi Thích Ca. Ḍng dơi Sakya Muni dũng cảm phi thường, can đảm và tinh tấn. Đức Phật Bổn sư Thích Ca Gotama, Ngài cũng nhờ sự tinh tấn chuyên cần thành tựu đạo quả. Đó là trong quyển Budhasasna co ghi câu chuyên. Lúc Ngài c̣n là bồ tát, Ngài đă bỏ qua những thời gian năm tháng theo đủ các hạnh đạo nhưng không thành tựu. Cuối cùng Ngài đi vào con đường trung đạo trung dung, đến cội cây bồ đề, được một Bà-la-môn dâng cho những bó tranh để làm bảo toạ và trưa đó Ngài thọ thực 49 chắt cơm của nàng Sujata dâng cúng. Ném bát vàng Ngài phát nguyện bát vàng trôi ngược ḍng sông. Khi bát trôi ngược ḍng nước, ch́m xuống phát động tiếng vang. Ngài chắc chắn quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác sẽ thành tựu với Ngài. Ngồi dưới cội cây bồ đề Ngài phát đại nguyện: “ Nếu ta không thành tựu đạo quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác, dầu máu có khô, thịt có teo lại ta cũng không rời chỗ này” Lúc bấy giờ nếu như Ngài không thành tựu đạo quả Ngài có thể chết tại chỗ chứ không rời chỗ, xem như trận chiến cuối cùng. Trong bao kiếp luân hồi xa xăm vô lượng Ngài đă thất bại những lúc phiền năo chi phối, không thắng nổi những lúc chỉ chứng quả thiền sắc hay vô sắc sau khi chết sanh lên cơi Phạm thiên sắc giới và vô sắc giới. Ngài chưa sát trừ phiền năo một cách hoàn toàn. Đây là trận chiến cuối cùng Ngài tiêu diệt ma quân, ngũ ma là năm loại phiền năo trong đó phiền năo ma, chư thiên ma, ngũ uẩn ma, tử thần ma , năm loại ma này không c̣n gây khó dễ cho Ngài nữa. Nhờ sự cương quyết tinh tấn như vậy Ngài mới thành tựu đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác. Chúng ta là Phật tử ḍng dơi Thích Ca, chúng ta quán thấy Đức Đạo sư của chúng ta nhờ sự tinh tấn thành đạt mục tiêu, các vị Thinh văn đệ tử Phật cũng nhờ sự tinh tấn mà thành đạt mục tiêu cứu cánh Phạm hạnh, chúng ta cũng phải noi gương theo đó. Nhờ quán tưởng như vậy cần giác chi mới sanh khởi. Trong bảy nguyên nhân phát sanh sự tinh tấn th́ cần giác chi là thứ ba, niệm giác chi, trạch pháp giác chi , cần giác chi là những nguyên nhân phát sanh đạo quả, là những yếu tố cần thiết đưa đến đạo quả giác ngộ. Trở lại cần giác chi như đă nói 4 chi là thận cần, trừ cần, tu cần, bảo cần. Như đă giải những kỳ trước thận cần tức là sự tinh tấn đề pḥng ác pháp chưa sanh khởi không cho sanh khởi. Trừ cần là tinh tấn diệt trừ những ác pháp đang sanh khởi. Tu cần là tinh tấn siêng năng trau dồi tu tập những thiện pháp chưa sanh khởi được sanh khởi. Bảo cần là ǵn giữ những thiện pháp đă được tu tập cho phát triển không bị hư hoại. Trong 4 chi này chúng ta luôn luôn ǵn giữ được th́ chắc chắn đường đạo không thối chuyển. Tại sao chúng tôi nói chắc chắn, căn cứ vào đâu mà bảo đảm cho quư vị. Nếu chúng ta giữ được trong tâm một chi pháp cơ bản thận cần, trừ cần, tu cần, bảo cần này phát triển không bị thối thất. Sỡ dĩ chúng ta bị thối thất là v́ chúng ta dễ duôi (pamado), nếu chúng ta không dễ duôi ( apamado), không cẩu thả chúng ta không coi thường những việc nhỏ, do đó mới có sự tinh tấn. Thí dụ như tất cả đề mục, tất cả đối tượng, tất cả nhhững sự việc ǵ, lúc đầu tiên phát triển từ manh nha. Nhưng chúng ta không diệt cái manh nha khi chúng c̣n trong trứng nước, từ đó chúng phát triển lên. Như khi chúng ta khởi lên tham dục, nếu như lúc đó thận cần là đề pḥng ác pháp chưa sanh khởi không cho sanh khởi th́ quư vị đă đè nén được sự tahm dục đó bằng cách không suy nghĩ đến đối tượng, tức là không nghĩ đến vật dục, v́ không suy nghĩ đến vật dục do đó phiền năo dục không phát sanh. Như chúng ta thèm me, nghĩ đến trái me chảy nước miếng. Bây giờ đừng để tâm thèm me nó sai khiến đi t́m me, mua me, thậm chí ăn cắp me th́ đừng nghĩ tới me, do không nghĩ tới me nên trừ được cơn thèm me, không c̣n chảy nước miếng. Cũng như thế đó không nghĩ đến vật dục th́ phiền năo dục không sanh khởi . Đức Phật có ví dụ như người có mắt ở nơi ánh sáng có những cảnh cắc trước mắt nếu muốn có thể thấy được nhưng đó có thể là đống phân người hay phân thú không đáng nh́n không đáng xem, người đó có thể nhắm mắt lại hoặc nh́n sang một bên, tức là không ngó đến đối tượng. V́ không ngó đến đối tượng nên không nhờm gớm như thế nào th́ đối tượng là vật dục để phát sanh lên phiền năo dục vừa manh nha khởi lên nơi tư tưởng, chúng ta phải dừng lại trước khi đi xa hơn. Đó là dục tư duy. Hận tư duy là sự nóng nảy tức giận khi ta nhớ đến người nào đó, càng nghĩ càng giận, càng nhớ càng bực. Chi nên chúng ta đừng nghĩ, đừng nhớ, bỏ nó qua, không suy nghĩ đối tượng ḿnh tức giận, nhờ vậy mát mẻ. Đó là chưa nói đến rải tâm từ (metta), chúng ta chỉ cần thận cần tức là tinh tấn đề pḥng ác pháp chưa sanh khởi không cho sanh khởi, khi nó sanh khởi th́ diệt trừ nó bằng cách dùng chánh niệm tỉnh giác (Sati-sampajanna). Nhận thức được nó th́ nó sẽ bị tiêu diệt ngay. Do đó bảo đảm với quư vị nếu như chúng ta giữ được 4 pháp chánh cần này là thận cần, trừ cần, tu cần, bảo cần không v́ apamado không dễ duôi nâng đơ thiện pháp này tồn tại trong tâm của chúng ta . Sở dĩ chúng ta bị lui sụt v́ chúng ta có pamado dễ duôi, chúng ta buông lung. Cái căn bản cơ sở của hành tứ niệm xứ vẫn là tinh cần tinh tấn liên tục, trong đó phải nhờ 4 chi là thận cần, trừ cần, tu cần, bảo cần. Tâm chúng ta như con ḅ rừng, muốn thắng được nó, muốn nhiếp phục nó cần phải có sợi dây , và sợi dây đó là do 4 sợi dây se lại là thận cần, trừ cần, tu cần, bảo cần. Ngày nào sợi dây này không đứt sợi nào hay không bị thú rừng tức là vọng tâm của chúng ta bức dây tháo chạy, nhờ sợi dây tứ chánh cần này cột con thú rừng và sợi dây đó buột vào cái cây là tứ niệm xứ, cây đó cắm sâu vào ḷng đất là ngũ uẩn( Pancakkhandha), nếu như nó tháo chạy dùng roi là ( panna) trí tuệ đánh nó, v́ sợ đ̣n v́ sợ đau nó nằm xuống, v́ nằm xuống lâu ngày thành thói quen trở thành con thú dễ dạy nhu nhuyến được điều phục như thế nào th́ tâm của chúng ta cũng tương tợ như thế ấy. Nếu như chúng ta có sự tinh tấn đối trị vọng tâm, dung trí tuệ để theo dơi (Sati-sampajanna). Hai danh từ sati-sampajanna chánh niệm tỉnh giác, nhưng tôi dung danh từ theo dơi và phát hiện, sati là theo dơi, sampajanna là phát hiện. Khi tâm khởi lên nghĩ ǵ đó chúng ta theo dơi, ngay cả chánh tư duy hay tà tư duy, nhờ sati theo dơi, nhờ sampajanna phát hiện kịp thời. Nhiều vị pháp sư thí dụ một vị Bhikhu hay tỳ khưu là chiến sĩ không mặt trận không giới tuyến luôn luôn chiến đấu với kẻ địch cả ngày lẩn đêm bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Ví ngày lẩn đêm không nơi nào phiền năo không phát sanh. Có những lúc ở trong nhà hay trong pḥng phiền năo phát sanh cũng có hay những lúc đi ra ngoài đường phiền năo phát sanh cũng có. Do đó phải nhờ có sati- sampajanna luôn luôn canh pḥng, muốn như vậy cần phải có sợi dây tứ chánh cần. Hôm nay giải về cần giác chi là một trong bảy giác chi cho quư vị trong lúc hành đạo thấy sự dễ duôi, giải đăi lười biếng nhớ đến những mẫu chuyện đạo vừa kể trên để chúng ta có sự tinh tấn. Chính trong tâm chúng ta , tư duy chúng ta không có việc làm nào không khởi đầu bằng một tư duy. Nhưng chúng ta coi thường tư duy mới manh nha đó không đề pḥng để nó phát triển lên. Chỉ khi nào ta giữ được chánh tư duy , tư tưởng bất chánh bất thiện vừa khởi lên, niệm cho nó diệt liền, không khởi lên nữa. Cổ đức có câu, “ Bất phách tham sân khởi Di khủng tự giác tŕ” “ Không sợ tham sanh dấy Chỉ sợ biết ḿnh chậm” V́ biết ḿnh chậm nên mới làm, làm rồi mới biết lỗi, biết lỗi th́ đă rồi. C̣n nếu như có chánh niệm tỉnh giác này ( sati-sampajanna), chúng ta ư thức được việc đó, chúng ta diệt nó ngay từ đầu. Nhờ có sự tinh tấn nhờ có sự tinh cần chúng ta đă pḥng hộ, nhờ thận cần, trừ cần, tu cần, bảo cần, cuối cùng đưa chúng ta đến thành tựu đạo quả như ư muốn. Đó là nhờ sự tinh tấn. Nhờ tinh tấn trở thành một pháp giác ngộ nên được gọi là cần giác chi hay là tinh tấn giác chi là một trong bảy pháp giác chi. Chúng tôi xin được dứt lời tại đây. |
|