Trang web Chùa Bửu Đức Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
[01] Bài
giảng số 1ê Sư Trưởng thuyết
giảng tại Thiền viện Vạn Hạnh Chánh
Hạnh chuyển biên Kính thưa quý vị,
buổi giảng hôm nay chúng tôi vẫn tiếp
tục giảng về bài kinh Đại tứ niệm
xứ. Kỳ trước chúng tôi đã giảng
tuần tự thứ lớp từ thân quán niệm
xứ, thọ quán niệm xứ, tâm quán niệm
xứ và pháp quán niệm xứ. Trong phần
pháp quán niệm xứ tôi đã giải
thích tuần tự ngũ triền cái, ngũ uẩn
v.v…Hôm nay sẽ giảng đến phần Thất
giác chi. Trong phần thất giác chi này có
thể sẽ giảng nhiều bài kế tiếp nhau.
Dù thất giác chi là một trong những phần
pháp quán niệm xứ nhưng có tầm quan
trọng và tôi sẽ phân tích thất giác
chi từng chi tiết và như một ngã ba đường
(đạo lộ có ngã rẽ) và cũng so
sánh vai trò, chức năng của các thất
giác chi này trong thứ lớp tuần tự ba mươi
bảy pháp trợ đạo với bảy pháp
thanh tịnh. Điểm quan trọng là
chúng ta khi hiểu về thất giác chi tượng
tợ với pháp thanh tịnh nào trong bảy pháp
thanh tịnh đó. Từ đó chúng ta
nắm được mấu chốt không còn phân
vân giữa bảy pháp thanh tịnh có sự
sai khác với tam thập thất phẩm trợ đạo
hay không? Và nếu không sai khác
thì giống nhau ở điểm nào? Nếu nói vế bảy
pháp thanh tịnh trong bộ Visuddhimagga (
Thanh tịnh đạo). Ngài Buddhaghosa đã
giảng rộng rãi và cũng căn cứ vào
bài kinh Bảy trạm xe của Ngài Xá-Lợi-Phất
trong thời đức Phật còn tại thế và
được Ngài Buddhaghosa chú giải sâu rộng
thêm chi tiết. Như vậy chúng ta thấy sự
phân định chi li giải thích bảy pháp
thanh tịnh này vẫn là giáo lý nguyên
thuỷ của đạo Phật. Mặc dù được
khởi điểm nhất là Ngài Xá-Lợi-Phất
thưở xưa đã trình bày, sau này
như Ngài Buddhaghosa giải thích, còn căn bản
thứ lớp ba mươi bảy phẩm trợ đạo
như chnàh thức chính từ Đức Phật
thuyết giảng. Bảy pháp thanh tịnh kia cũng được Đức Phật
xác chứng và một vài trường hợp
cũng có đề cập đến. Bảy pháp thanh tịnh như:
giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, nghi tịnh,
đạo phi đạo tri kiến tịnh, tiến hành
tri kiến thanh tịnh, phản khán tịnh giống
như là việc đã rồi phận sự phải
làm đã làm xong, chỉ cần quan sát
lai những phiền não nào được sát
trừ không được sát trừ nên đôi
lúc pháp thanh tịnh thứ bảy này không
cần nói đến. Xem như là một
quá trình tu tập đã xong. Phần này
có hay không có cũng không sao. Còn sáu pháp thanh tịnh trước
nhất định phải tiến hành. Mỗi hành giả nhất định phải
qua. Giữa bảy pháp thanh tịnh
này chúng ta sẽ bắt gặp có nhiều
quan điểm trùng hợp và không có gì
tương phản với nhau. Chỗ hội ngộ này như là
con đường có hai lối rẽ. Danh từ Maggàmagga-
Nanadasana-Visuddhi (Đạo phi đạo
tri kiến tịnh) tức là một con đường
đúng với chánh đạothẳng tiến đến
niết bàn là magga hay đạo. Còn
một lối rẽ khác là amagga, là phi đạo,
là không đi đến đạo quả Niết
bàn. Ghép lại bởi hai con đường
mới có danh từ Maggàmagga-
Nanadasana-Visuddhi là Đạo phi đạo tri kiến
tịnh. So sánh giữa đạo
phi đạo tri kiến tịnh của pháp thanh tịnh
thứ năm trong bảy pháp thanh tịnh của bộ
Visuddhimagga với thất giác chi trong tiến trình
gọi là Bodhipakkhikadharma là thất phẩm trợ đạo.
Thất phẩm trợ đạo này thứ tự như
tứ niệm xứ , tứ chánh cần, tứ như
ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác
chi. Chính thất giác chi là cửa đi vào
đạo quả Niết bàn, là quan điểm
hội tụ giữa thất giác chi và đạo
phi đạo tri kiến tịnh. Do đó tới đoạn
này tôi phải giải thích kỹ lưỡng
và có thể phải giảng nhiều thời phápliên
tục. Có như vậy quý vị mới
có thể lãnh hội được nhiều khía
cạnh, nhiều mặt của con đường giác
ngộ giải thoát. Tiếp tục bài kinh Đại
tứ niệm xứ, xin lược kể lại đoạn
kinh đó. Đức
Phật có nói như sau: “Thế nào là
vị Tỷ kheo quán pháp trên các pháp
đối với thất giác chi. Này các tỷ
kheo, ở đây vị tỷ kheo quán pháp trên
các pháp đối với bảy giác chi, đó
là khi nội tâm có niệm giác chi sanh khởi
vị ấy biết rõ hay là nội tâm không
có niệm giác chi vị ấy biết rõ. Với niệm giác chi chưa sanh khởi nay được
sanh khởi vị ấy biết rõ. Với niệm giác chi đã sanh khởi
nay được tu tập như thật vị ấy biết
rõ”. Đó là nói
về niệm giác chi. Cũng vậy đối
với sáu giác chi còn lại là trạch
pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác
chi, tịnh giác chi, định giác chi và xả
giác chi. Cũng vậy khi vị Tỷ kheo quán pháp
trên các pháp với xả giác chi trong nội
tâm có sanh khởi vị ấy biết rõ, hay
trong nội tâm không có xả giác chi vị
ấy biết rõ, với xả giác chi trước
đây chưa sanh khởi nay sanh khởi vị ấy
biết rõ, với xả giác chi đã sanh khởi
nay được tu tập viên thành vị ấy
biết rõ. Như vậy vị tỷ
kheo sống quán pháp trên các pháp đối
với bảy giác chi. Trong đoạn Phật ngôn
này chúng ta có thể phân tích và
phải lưu ý điểm được Đức
Phật nhấn mạnh từng giác chi một. Không nhất
thiết hành giả lúc đắc chứng về
các pháp này phải chứng đắc bảy
pháp giác chi đầy đủ, nhưng cũng
không thể thiếu. Nghĩa là
vị hành giả đó có thể giác
ngộ bằng một trong bảy giác chi mà thôi.
Tức là sở trường, chuyên môn của
vị đó là niệm giác chi, hay trạch
pháp giác chi, hay tịnh giác chi, hay định
giác chi, hay xả giác chi v.v… Đó
là sở trường là chuyên môn là
thường cận y duyên của vị đó.
Nói như vậy không có nghĩa là chỉ
có một giác chi còn những chi phần kia thiếu, không thế như vậy được.
Vì rằng trong bảy giác chi đó chúng
ta nếu phân theo pháp thể căn
bản thì được biết như vầy. Niệm
giác chi tức là tâm sở niệm, trạch
pháp giác chi tức là tâm sở trí
tuệ, cần giác chi tức là tâm sở cần,
hỷ giác chi tức là tâm sở hỷ, tịnh
giác chi tức là tâm sở tịnh thân tịnh
tâm, định giác chi tức là tâm sở
nhiếp hành (Ekaggatàcetasika), cũng được
dịch là tâm sở định, xả giác
chi tức là tâm sở hành xả. Như vậy bảy giác chi nàylà bảy
tâm sở trong số 52 tâm sở. Đối
với vị hành đạo, trước khi đắc
đạo, trong khi đắc đạo, cũng như sau
khi đắc đạo những tâm được kể
đến không thể thiếu những tâm sở
này. Vì trong tiến trình đắc đạo
đó, lộ trình tâm (cittavìthi) được
diễn tiến thứ lớp, Parikamma (chuẩn bị),
Upacàra (cận hành), Anuloma (thuận thứ), Gotrabhù
(chuyển tộc), Maggacitta (tâm đạo), sau tâm đạo
là một hay hai sát-na tâm quả( Phalacitta ). Tâm đạo và tâm quả nhất định
là tâm siêu thế rồi. Nhưng
từ những sát-na tâm trước từ chuẩn
bị, cận hành, thuận thứ, chuyển tộc,
bốn sát-na tâm này đi đến đạo
quả lại là tâm hợp thế thuộc về
tâm thiện dục giới hiệp trí. Tâm thiện
dục giới có tám thứ tâm như: Tâm thiện
dục giới hiệp trí hữu trợ thọ hỷ. Tâm thiện
dụcgiới hiệp trí vô trợ thọ hỷ. Cũng có
hai thứ tâm thiện dục giới ly trí thọ
hỷ hữu trợ và vô trợ. Như Hoà
Thưọng dịch ở đây là có nhắc
bảo hay không cần nhắc bảo. Bốn tâm
thiện dục giới thọ hỷ vì phân tích
hữu trợ hay vô trợ, hợp trí hay ly trí
thành bốn. Cũng vậy có
bốn tâm thọ xả. Chỉ khác
nhau bốn tâm thọ hỷ, bốn tâm thọ xả,
nên thành tám tâm thiện dục giới.
Những tâm
làm việc cận hành, cận thứ, chuyển
tộc này, nhất định bốn tâm thiện
hợp trí tức là hai tâm thiện hợp trí
thọ hỷ hoặc hữu trợ hoặc vô trợ
và hai tâm thiện hợp trí thọ xả hữu
trợ hoặc vô trợ. Chứ không có tâm
ly trí được . Như vậy về phương diện trí
tuệ thì trong tám tâm thiện dục giới
đó có bốn tâm hiệp trí tức là
có trí tuệ, bốn tâm ly trí tức là
bốn tâm không có trí tuệ. Trong bốn
tâm hợp trí có trí tuệ đó sẽ
đóng vai trò một trong bốn tâm đó
để làm việc cân hành, thuận thứ,
chuyển tộc hay là gotrabhù, chứ không thể
một loại tâm nào khác. Một
trong bốn tâm đó, mỗi tâm đều có
36 tâm sở đồng sanh. 36 tâm sở đó
tức là bảy tâm sở biến hành, sáu
tâm sở biệt cảnh, trong số 25 tâm sở tịnh hảo hay tịnh
quang trừ ra bi, tuỳ hỷ. Bi, Tuỳ hỷ
này là hai trong bốn vô lượng tâm lấy
chúng sanh làm đối tượng, trong khi những
tâm sắp đắc đạo hay những tâm đạo
quả nhất định lấy Niết-bàn làm
đối tượng. Do đó Bi, Tuỳ hỷ
loại trừ ra, Thay vì có 38 tâm sở tịnh
hảo gồm 13 tâm sở tợ tha ,
hợp với 25 tâm sở tịnh hảo là 38 tâm
sở cùng phối hợp trong tâm thiện. Nhưng ở đây trừ bi và tuỳ
hỷ còn lại 36 tâm sở. Tâm sở đối
với tâm dù tâm hợp thế hay tâm siêu
thế cũng có bốn pháp là tứ đồng
là tâm sở đối với tâm đồng
sanh với tâm đồng diệt với tâm, đồng
nương một căn với tâm và đồng
biết một cảnh với tâm. Chứ không thể
tâm sở sanh trước hay sanh sau với tâm và
y cứ vào định lý này, đưa đến
kết luận là bảy tâm sở trong thất giác
chi như đã nói là niệm giác chi tức
là tâm sở niệm , trạch
pháp giác chi tâm sở trí tuệ , cần
giác chi là tâm sở cần, hỷ giác
chi là tâm sở hỷ, định giác chi là
tâm sở nhất hành, xả giác chi tâm sở
hành xả. Bảy tâm sở này quyết định
chắc chắn có mặt trong những tâm sắp
đắc đạo là cận hành chuận bị
thuận thứ chuyển tộc rồi kế đến
là tâm đạo tâm quả lại bớt thêm
ba giới phần nữa đó là trên phương
diện chuyên môn. Điều
này đối với quý vị có thể thất
vọng vì nãy giờ quý vị nghe tôi trình
bày có thể hơi khô khan khó hiểu nhất
là quý vị nào chưa học Vi diệu pháp,
a-tỳ-đàm ( Abhidhamma), nhưng tôi
cần giải thích. Đó là lý do cơ
bản dù vô tình hay cố ý để giới
thiệu môn Abhidhamma cho quý vị tìm hiểu,
nhưng vì giải thích lý do cơ bản đó
có cơ sở đó nên dẫn đến, nếu
không chúng ta chỉ nói tronglúc đắc
đạo 37 pháp trợ đạo hay tam thập thất
phẩm trợ đạo nhất định có mặt
đồng thời không trước không sau. Giải thích như vậy. Đúng. Không sai.
Nhưng quý vị khó hiểu và không cơ
sở nào, lý do nào mà dám tuyên bố
như vậy nên phải giải thích tỉ mỉ
có thứ lớp tuần tự như vậy mới đi
đến kết luận rằng trong lúc sắp đắc
đạo hay đang đắc đạo hay đã đắc
đạo luôn luôn 37 pháp trợ đạo này
nhất là thất giác chi có mặt đầy
đủ. Nhưng không phải mỗi lúc hành
giả đắc đạo quả trước khi đi
vào bát chánh đạo đến điểm
thất giác chi này vị đó bắt buộc
phải đắc chứng đủ bảy giác chi.
Một trong bảy giác chi này, quý vị chỉ
chuyên môn một giác chi nào đó giống
như sinh viên đại học tới lúc phân
khoa được quyền chọn ngành nào môn
nào, nhưng những môn khác cũng vẫn phải
học phải biết. Nhưng thành tựu
một chuyên môn nào đó. Cũng như
vậy ở đây vị hành giả đến
thất giác chi này, vị ấy có thể đắc
được đạo quả do nhờ một trong bảy
giác chi. Mặc dầu những giác chi kia vẫn
là những tâm sở có mặt, nhất định
phải có, nhưng không phải là phần chính,
chi cần một chi nào đó thuần thục. Vả
lại lúc đắc đạo quả trong giai đoạn
thất giác chi này, hành giả khi đắc
đạo quả, năm pháp ngũ
căn ngũ lực phải quân bình với nhau không
pháp nào mạnh hơn. Nếu ngũ
căn ngũ lực bị chênh lệch sẽ không
thành tựu đạo quả. Như tín căn
quá mạnh, hay tấn căn quá mạnh, niệm
căn quá mạnh, định căn quá mạnh,
tuệ căn quá mạnh. Vì do quá mạnh mất
đi sự quân bình, chênh lệch nên không
thành tựu được. Có ví dụ giống
như chiếc xe song mã, hai con ngựa
phải song hành ngang nhau, đều đều nhau chứ
nếu một con mạnh một con yếu. Con giỏi con
dỡ con chạy trước con chạy sau thì nó
không thể kéo được chiếc xe như thế nào thì ngũ căn
ngũ lực phải đồng đếu nhau. Trong đó đương nhiên phải có
tâm sở hành xả làm bổn phận điều
hành các tâm sở đồng sanh phải bằng
nhau, ngang nhau. Điều
này chúng ta có thể trích lấy một
sự tích để chứng minh nếu ngũ căn ngũ lực có sự chênh
lệch không thể thành tựu được đạo
quả. Đó là câu chuyện của Ngài
Đại Đức A-Nan-Đa. Chắc đa số quý vị biết Ngài
Đại đức A-Nan-Đa là thị giả của
Đức phật. Ngài được chứng
quả tu-đà-hườn, mới làm thị giả
cho Đức Phật. Suốt 30 năm trời ròng rã
đi theo hầu Phật, nghe kinh nghe pháp
là bậc đa văn nhưng Ngài không thành
tựu đạo quả cao hơn. Sau khi Đức Phật
viên tịch ba tháng lúc Ngài Đại-Ca-Diếp
kết tập tam tạng lần thứ nhất, Đại
đức A-Nan-Đa mới chứng đắc đạo
quả trong trường hợp rất đặc biệt
là Ngài chứng đắc đạo quả ngoài
bốn oai nghi. Không phải ở trong oai
nghi đi, đứng, nằm hay ngồi. Trong kinh sách ghi chép rằng
Ngài Đại-Ca-Diếp tuyển chọn 500 vị
A-La-Hán thuộc lòng kinh điển tam tạng, có
tứ tuệ phân tích, có thần thông. Có một quy định bắt buộc là
kết tập bên trong một thạch động.
Thạch động đó bên trong sâu rộng nhưng bên
ngoài đóng cửa đá lại, những vị
nào có thần thông mới đi vào được
bên trong thạch động, những vị nào không
thành tựu đạo quả không có thần
thông sẽ không vào được. Do đó
khi ĐĐ A-Nan-Đa đến biết chư
Tăng đang chờ đợi vì không thể
thiếu Ngài, nếu thiếu Ngài sẽ không
thể tiến hành kết tập tam tạng được.
Chủ toạ là Ngài Ca-Diếp vị
trả lời luật là Ngài Upali, trả lời
về pháp tức là kinh và luận là Ngài
Ananda. Các vị đang ở trong hang là
Alahan còn Ngài chỉ mới chứng quả Tu-đà-hườn.
Nên khi gõ cửa xin vào Ngài Ca-Diếp hỏi: “ Hiền
giả làm xong phận sự chưa?” Tức là đã thành tựu Alahan
chua? Ngài
Ananda trả lời rằng, “Chưa”. Ngài Ca-Diếp nói,
“Nếu chưa làm xong , phải
làm mới được vào”. Vì chư Tăng chờ đợi, Ngài
Ananda về cố gắng hành đạo tức là
Vipassana tức là thiền quán. Ngài
tinh tấn đi kinh hành suốt ngày, nhưng không
thành tựu. Bởi vì lúc bấy giờ
Ngài quá trông mong, quá nhiệt tình,
mong thành tựu để vào kết tập tam tạng
không để chư Tăng chờ
lâu. Do đó nên pháp ngũ
căn ngũ lực này chênh lệch nhất là
tinh tấn mạnh quá. Suốt ngày đó
cho đến đêm Ngài cũng chưa thành
tựu. Đến cuối canh giữa (
khoảng một hay hai giờ sáng) do quá mỏi
mệt, Ngài cảm thấy cố gắng quá không
thành tựu, với ý nghĩ nằm xuống ngủ
một chút. Khi Ngài bắt đầu
nghiêng mình xuống, đầu vừa đặt đến
gối, lưng chưa ngã hẳn xuống giường,
Ngài chứng quả Alahán. Nên
Ngài chứng quả A-la-hán đặc biệt ngoài
bốn oai nghi. Vì nằm chưa hẳn
là nằm và ngồi chưa hẳn là ngồi,
không phải là đi cũng không phải là
đứng. Những gì mong mỏi đã thành
tựu, Ngài liền dùng thần thông bay đến
thạch động gõ cửa. Ngài
Ca-Diếp hỏi, “ Ai đó”
“ Bạch Ngài, tôi
Ananda” “ Hiền
giả làm xong phận sự chưa?” “ Bạch Ngài, đã
xong” “ Nếu xong thì
cứ vào đâu cần phải gõ cửa” Lúc bấy giờ
Ngài dùng thần thông đi vào trong thạch
động, không cần phải mở cửa. Đó
là câu chuyện, bây giờ tôi xin giải
thích cho quý vị. Trường hợp
như Ngài Ananda lúc Ngài tinh tấn như vậy,
có sự mong mỏi như vậy. Ngài
đã là bậc hữu học nhưng lúc nôn
nóng mong đợi như vậy vẫn trở ngại
đạo quả như thường. Nhưng khi Ngài
mỏi mệt muốn nghỉ, tinh tấn nhiệt tình hạ
xuống ngang bằng với ngũ lực là tín,
tấn, niệm, định, tuệ. Đúng
thời điểm năm pháp này quân bình
nhau Ngài thành tựu đạo quả. Còn phương diện chuyên môn giải
thích chi li đó lại là phương diện
khác. Ở đây chỉ so sánh
giải thích cho quý vị như vậy. Như vậy
trường hợp một trong bảy giác chi này
đối với vị chuyên môn thực tập
như vậy. Đồng ý bảy tâm
sở bảy giác chi có mặt nhưng không
phải giống nhau. Mỗi vị có
một sở trường. Trong bảy
giác chi này được giải thích thêm
nữa là đối với niệm giác chi có
thể không hại lắm, không phân biệt vị
nào cũng có thể hành được.
Nhưng sáu
giác chi còn lại là Trạch pháp giác
chi, Cần giác chi, Hỷ giác chi, thì đối
với vị hành giả nào có sự lười
biếng, giải đải hôn trầm, tâm lui thì
cần ứng dụng một trong ba giác chi là trạch
pháp giác chi , cần giác
chi, hỷ giác chi để nâng cái tâm lên
vì tâm bị yếu đuối bị trì trệ,
phải nhờ một trong ba pháp này để nâng
tâm lên cân bằng ngũ căn ngũ lực. Còn đối
với ba pháp giác chi còn lại là Tịnh
giác chi, Định giác chi, Xả giác chi dành
riêng cho những hành giả nào có tâm
quá kích động, háo động, năng động,
tinh tấn, nhiệt tình, phải dung một trong ba pháp
giác chi Tịnh giác chi, Định giác chi, Xả
giác chi để đè cái tâm xuống. Đè tâm xuống đến mức độ
quân bình. Như vậy chúng
ta thấy hành giả có hai thành phần một
là năng động hai là thụ động.
Thành phần năng động phải dùng ba pháp
giác chi sau tịnh giác chi, định giác chi
và xả giác chi. Thành phần thụ động
phải dùng ba pháp giác chi trước trạch
pháp giác chi, cần giác chi và hỷ giác
chi. Còn đối với niệm giác chi thì
dùng được cho cả hai năng động hay
thụ động đều phù hợp cả. Đó là giải thích về bảy
giác chi, kinh nghiệm các vị thiền sư hoặc
thiền sinh cần nên biết đến. Bây giờ
tôi phân tích và so sánh cho quý vị
được hiểu bảy giác chi này với đạo
phi đạo tri kiến tịnh, mới thấy rõ ràng
đạo lộ tiến hành như thế nào? Như đã nói bảy giác chi này
là cửa ngỏ tiến hành đạo quả.
Vì đạo quả đó, khi đắc đạo
rồi, thật tình mà nói đắc đạo
chỉ có một sát-na mà thôi, nhưng bước
qua tuệ thứ sáu tiến hành thanh tịnh đạo
thường cả chuẩn bị, cận hành, thuận
thứ, chuyển tộc đến đạo quả là
thanh tịnh thứ sáu. Còn ở đây
là giữa ngã rẽ có thể xê xích
trong đường tơ kẻ tóc. Nếu không khéo tiến hành đến
đây có thể bị đình trệ, cái
gọi là phi đạo đó là đạo
lộ không hẳn là chánh đạo tức
là không đưa vào chứng đắc đạo
quả nhưng không phải con đường phi đạo
này là ác pháp là bất thiện pháp
đâu. Trong mười pháp gọi
là phiền não quán là phiền não của
thiền quán chỉ có pháp thứ mười
là ái thương mới là bất thiện.
Chín pháp phiền não quán còn
lại là thiện pháp cả, đều là
tốt đẹp là ấn chứng tu tập. Như
lúc đó hành giả tiến hành đến
thất giác chi này cũng gọi là đến
pháp thanh tịnh thứ năm là đạo phi đạo
tri kiến tịnh, có thể hành giả sẽ có
một trong những ấn chứng này: Hoặc tự
nhiên hành giả thấy mình có hào
quang sáng cả phòng. Hào quang có thật
sự, ánh sáng thật sự chứ không phải
là nhắm mắt tưởng tượng. Vì sự
hiện hữu của hào quang trong cốc mình tự
nhiên sáng hẳn lên. Con người mình
phát ra ánh sáng. Vị này mới
nghĩ rằng có thể mình là vị thánh
nhân. Vì Đức Phật có hào
quang, những vị thánh đệ tử đã
thnhà tựu đạo quả có hào quang tức
là ánh sáng. Do đó hôm nay trong người
mình có ánh sáng phát ra như vậy,
nghĩ là mình đã đắc đạo quả
A-la-hán. Chính vì
vậy vị ấy đi ra khỏi dòng, sai lạc đó
là đạo phi đạo tri kiến tịnh. Còn lúc
trước quý vị thấy nhưng bây giờ
thấy vui vẻ, trẻ trung hồn nhiên lúc nào
cũng thấy nhẹ nhàng lâng lâng thoải mái
cả ngày lẫn đêm đều thấy hạnh
phúc. Nghĩ đến câu Phật
ngôn Niết bàn là hạnh phúc tối thượng.
Chắc mình đã đạt đạo quả
Niết bàn thấy vui vẻ quá trước đây
mình không được hạnh phúc như vậy,
bây giờ thấy nhẹ nhàng quá hạnh phúc
quá, vậy nhất định mình là một
trong những vị A-la-Hán mới được pháp
thuần tịnh thanh tịnh này. Đó
cũng là một sự hiểu sai là pháp hỷ
phát sanh. Hào
quang hay pháp hỷ này không phải ác pháp
không phải bất thiện pháp. Những ấn
chứng này thành tựu do tu tập mà ra, nhưng
nó quá mạnh làm hành giả bị lạc
nẻo tưởng đâu mình đã đạt
đến đích nhưng thật sự thì chưa.
Hoặc là
tâm hành giả tự nhiên yên tịnh một
cách lạ lùng, giống như mặt nước
ngoài đại dương bình thường có
lúc sóng to gió lớn, có những cơn sóng
to bằng cái nhà, nhận chìm được
những ghe thuyền lớn. Thế mà hôm
nay mặt nước bằng phẳng không một chút
gió bên trên không một lượn sóng
phía dưới. Mặt đại
dương yên lặng như thế nào thì tâm
hành giả bây giờ cũng như thế đó.
Không tham không si không phiền, suốt
ngày lẫn đêm ngồi yên tịnh. Nghĩ rằng có lẽ mình đã
thành tựu đạo quả A-la-hán nên tất
cả phiền não đều vắng mặt. Do
vì tất cả những phiền não đó
vắng mặt nên giờ này mình có tâm
an tịnh như thế này, vị đó
tưởng rằng mình là một trong những vị
thánh nhất là A-la-hán. Hoặc là
có một số hành giả trước đây
cũng hành đạo với đức tin thông
thường, đôi lúc hoài nghi nhưng sau một
thời gian nhập thất hành đạo. Rồi một
lúc quý vị có niềm tin bất thối với
Tam bảo, tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin tất cả
những giáo lý của Đức Phật một
cách nhiệt tình không hề có một nghi ngờ
một giáo pháp nào một giới học nào
rồi tưởng lầm mình không là A-la-hán
thì cũng là Tu-Đà-hườn mới có
đắc tam quy , niềm tin tam bảo bất thối. Nhưng thật sự chỉ vì đức
tin quá mạnh phát triển khiến cho các vị
hiểu lầm là mình đắc đạo quả
nên gọi là phi đạo. Rồi hoặc
hành giả trước đây có lúc hành
đạo mỏi mệt lười biếng lui sụt,
nhưng thời gian sau tự nhiên có lúc cảm
thấy tinh tấn đi kinh hành suốt ngày đêm,
không mỏi mệt. Ngồi thiền
suốt ngày đêm không thấy mỏi mệt.
Với sự tinh tấn nhiệt tình mãnh liệt
vị này thấy mình trước đây sao
có sự giải đãi lười biếng, tự
nhiên hôm nay thấy không đi kinh hành không
được, không ngồi thiền không được,
mà luôn hăng hái bám sát đề mục,
tinh tấn. Và những vị khác nhìn
vị đó xem như là đổi tánh.
Trước sự hiện diện tinh tấn
thay đổi đột ngột trong tâm vị này
tưởng mình đã là một trong những
vị A-la-hán nên mới có sự tinh tấn
như vậy. Nhưng thật sự tinh tấn quá
mạnh chênh lệch với ngũ căn
ngũ lực. Đó cũng là phiền
não của Niết bàn. Có những
hành giả hành đạo một thời gian trí
tuệ phát sanh, sáng suốt lạ
lùng, cặp mắt người đó nhìn đến
đâu cũng thấy rõ cũng phân tích được
nhân quả. Những lời nói những
ý nghĩ nào, có vẻ gần như thông
suốt cả nhân lẫn quả. Nghĩ
rằng chắc mình đã chứng đắc đạo
quả, có tứ tuệ phân tích nên trí
tuệ mình phát sanh, mà trước đây
chưa có. Nhưng thật sự loại
trí tuệ này chỉ là ấn chứng sắp
đến đích chứ chưa phải là đến
đích. Nếu nghĩ đã đến
đích là bị sai lầm, vậy là phi đạo
nghĩa là chẳng phải con đường. Hoặc là
có một số hành giả trước đây
niệm có lúc nhớ lúc quên, nhưng bây
giờ cái sati-samma Hoặc là
với một số hành giả trước đây
hay cố chấp hoặc là hay vui hay buồn bất
thường. Nhưng hành đạo một thời
gian, hành tứ niệm xứ một thời gian bây
giờ có trạng thái tâm không thương
người thân, không ghét người thù,
xả bỏ dễ dàng vì nghĩ những pháp
đó đến rồi đi không gì phải
vướng mắc nên vị ấy xả bỏ tất
cả. Không phải cố tình xả bỏ mà
trạng thái tâm xả bỏ tự nhiên, giống
như nước làm hồ keo rả không có
sự dính mắc nào cả, hay giống như lá
môn lá sen lá , nước mưa
nước ao hay bất cứ kỳ nước nào tạt
vào đó không một giọt nào lưu
lại.Vị này tưởng rằng mình có
trạng thái vô tham, một trong ba nhân thiện
là vô tham vô sân vô si. Vì
rằng nếu chứng được ba trạng thái
này thì đúng như là nước đổ
lá môn, không còn dính mắc tâm xả
hoàn toàn. Vị ấy nghĩ rằng
có lẽ mình là bậc A-la-hán vì bậc
A-la-hán có được cái hành xả
thuần thục, nhưng thật sự chưa phải.
Chỉ vì hành xả hay cái xả giác
chi quá mạnh lấn lướt các pháp đồng
sanh tức là những tâm sở đồng sanh chứ
chưa phải chứng quả A-la-hán. Hoặc là
hành giả có một lúc hành đạo
có tâm thương chúng sanh thương mọi
loài mọi giới. Thương một
cách nhiệt tình thương một cách thiết
tha. Nhìn người nào cũng
như thân bằng quyến thuộc. Ngày xưa
mình chỉ thương con cháu, anh em, cha mẹ của
mình hay vợ con của mình còn bây giờ
người này gặp ai cũng thương cho tới
những con vật nhỏ li ti như con kiến con trùng
hay con ong cũng thương. Cho tới người này
nhìn hạt sương mai còn đọng trên
cành cây buổi sáng cũng không nở làm
giọt nước tan bể đi, những bông hoa cây
cỏ những mầm non cũng không nở làm gẫy.
Thương mọi vật mọi loài, tình
thương bác ái bao la vô luợng. Người này tưởng mình đã
là một vị thánh nên có tình thương
mọi giới mọi loài mọi vật. Nhưng tình thương này trở thành
tham ái. Trong mười phiền não
quán chỉ có ái thương này là
bất thiện, còn chín pháp như đã
kể trên là thiện pháp. Chính nó
là thiện pháp nhưng vì nó quá mạnh
“Trong mười, một mạnh
quá cường Trở thành
phiền não của đường quả
nhân” Tức là
một trong mười pháp phiền não đó
quá mạnh, lấn át các thiện pháp cùng
sanh nên trở thành phiền não quán. Chính bản thân những pháp này
không phải là ác pháp, không phải là
bất thiện pháp. Để
cho quý vị hiểu rõ, có một câu
chuyện thưở xưa. Có một vị
trưởng lão, có những người đệ
tử. Chính vị ấy cũng hành
thiền, dạy những người đệ tử hành
thiền. Có những người đệ tử
chứng quả Tu-đà-hườn, Tu-đà-hàm,
A-la-hán, còn riêng ngài chỉ thành tựu
được Tu-đà-hườn mà thôi, nhưng
ngài tưởng lầm mình đã chứng
quả A-la-hán và tuyên bố với các đệ
tử như vậy. Đây là trường
hợp gọi là Tăng thượng mạn, chỉ
vì hiểu lầm chứ không phải ngài cố
tình khoe pháp cao nhân. Hiểu
lầm mình là A-la-hán chứ chưa thật
sự là A-la-hán. Một trong những
người đệ tử của mình đã thành
đạo A-la-hán, bấy giờ mới tìm hiểu
xem thầy của mình có thật sự là vị
A-la-hán chưa. Vì trong bậc
thánh Tu-đà-hườn biết được
tâm của Tư-đà-hườn chứ không
thể biết lên tâm của Tư-đà-hàm.
Bậc Tư-đà-hàm biếtđược tâm
đạo của Tư-đà-hàm và Tu-đà-hườn
chứ không
biết được tâm của A-na-hàm. Bậc A-na-hàm biết được tâm
đạo của A-na-hàm, Tư-đà-hàm,
Tu-đà-hườn chứ không thể biết được
tâm đạo A-la-hán. Nhưng bậc
A-la-hán biết được tâm đạo của
A-la-hán, A-na-hàm. Tư-đà-hàm,
Tu-đà-hườn. Do đó
tuy là thầy nhưng vị trưởng lão này
không đo lường được mức tâm
chứng đắc của đệ tử nhưng ngược
lại người để tử chứng đắc qủa
A-la-hán biết được mức tâm của
thầy mình.Biết Thầy mình chỉ chứng
quả Tu-đà-hườn thôi nhưng vì hiểu
lầm nên thầy mình cứ nghĩ là vị
A-la-hán.Để thức tỉnh cho thầy một hôm
lúc thầy đi kinh hành cạnh tu viện. Vị
này dung thần thông biến ra một con hổ, từ
trong lùm cây nhảy ra vồ. Vị trưởng lão
lúc thấy con hổ xuất hiện, ngài hoảng
sợ nhảy lên cột nhà leo
lên cao để thoát nạn. Ngay lúc
đó vị đệ tử xuất hiện nói,
“Bạch thầy như vậy thầy chưa thành
tựu A-la-hán”. Chính vị thầy bây
giờ mới phát hiện, vì nếu là vị
A-la-hán thì không có sự kinh hãi khiếp
đảm như vậy, nói như thế không phải
là vị A-la-hán liều mạng trước tai nạn
mà các vị ấy không trốn tránh đâu,
không phải. Vị ấy có thể né tránh
nếu có những tai nạn sắp đến, nhưng
dầu các vị A-la-hán có né tránh
hay không né tránh các tai nạn đó,
nếu thấy nghiệp mình
phải trả thì đứng đó cho cọp ăn.
Còn nếu thấy nghiệp mình không phải
vậy chỉ
cần tránh sang một bên cọp không
thể bắt được vị ấy đi chậm
hay nhanh vẫn có chánh niệm. Đối với
vị A-la-hán, dầu có bị chết hay bị tai nạn cũng như không, không có
trạng thái run sợ luôn luôn có chánh
niệm tỉnh giác. Như vậy vị
này biết mình chưa phải là vị
A-la-hán. Nhờ vậy vị này
cố gắng hành đạo cuối cùng cũng
thành tựu đạo quả. Câu
chuyện kể trên đây để chúng ta
phân biệt và thấy rõ với trường
hợp vị chứng quả Tu-đà-hườn, vẫn
còn trong tình trạng hiểu lầm như vậy. Như đã
so sánh đạo phi đạo tri kiến tịnh. Phi đạo
kia là mười phiền não
quán đã nói. Bên này đạo tức
là con đường thẳng đến đạo
quả Niết-bàn. Bây giở trở lại nói
về phần thất giác chi. Thất giác chi là
một trong bảy pháp hay bảy nguyên nhân để
thành tựu qua tâm đạo tức là bát
chánh đạo nhưng quý vị nên để
ý điều này. Bát chánh đạo
tuy rằng phân ra có chánh kiến, chánh tư
duy, chánh ngữ, chánh nghịệp, chánh mạng,
chánh niệm, chánh định, chánh tinh tấn.
Nhưng không phải bát chánh đạo
này phải hành tuần tự như thất giác
chi vì tâm đạo khi đắc chứng chỉ
có một sát-na tâm đạo mà thôi.
Nhưng trong sát-na tâm đạo đó
hội đủ tất cả những pháp giác
chi kể trên. Hay nói một cách khác
khi tâm đạo phát sanh trừ ra năm tâm sở
trong số 38 tâm sở . Bi, Tuỳ hỷ lấy chúng sanh làm đối
tượng. Còn giới phần đó
là đương nhiên có trong đó.
Đối với vị hữu học cũng
vậy vì chánh ngữ chánh nghiệp chánh
mạng này phát sanh không phải giữ giới
bình thường như chúng ta nhưng những tâm
sở này phát sanh trong bát chánh đạo
trong lúc đắc đạo đó. Từ đó
về sau những phiền não này không sanh khởi
nên gọi là sát trừ phiền não. Quý vị
đừng tưởng lầm tâm đạo sát
trừ phiền não như mình giết một con
vật. Có vị hiểu lầm nghĩ rằng nếu
nói sát trừ phiền não phải có phiền
não trước mặt gíông như mình đập
lửa thì phải có lửa trước mặt,
không phải như vậy. Không phải
có sự hiện hữu của lửa mới đập
được lửa mà ở đây giải thích
cho một số hiểu như vậy tôi cho một thí
dụ. Tâm đạo phát sanh sát trừ
phiền não giống như là một người
dùng chất nổ làm nhà máy phát điện
nổ tung. Chỉ một
tiếng nổ trong một giây nào thôi. Tất
cả những bộ phận liên hệ đến như 1000 quạt máy,
1000 TV, 1000 tủ lạnhv.v… đều bị tê liệt
hết. Rồi có
người hỏi,
“Nếu ông tuyên bố ông tiêu diệt
được 1000 đèn, 1000 tủ lạnh v.v.. như
vậy trong số đó có đèn có tủ
lạnh của nhà tôi nhưng ông có thấy
ngọn đèn, tủ lạnh nhà tôi đặt
ở chỗ nào hay không?” “Tôi
không thấy, tôi không biết nhà ông ở
chỗ nào nhưng chắc chắn rằng tôi đã
diệt được. Không tin ông về nhà
mở lên coi đèn của ông, quạt của
ông có chạy hay không? Mặc dú
tôi không biết nhà ông ở đâu, đèn
ông gắn chỗ nào nhưng vì có những
sợi dây điện truyền đến từ nhà
máy điện này. Nhưng nhà đèn
đã bị phá huỹ bởi chất nổ nên
tất cả những thiết bị bẳng điện
cũng bị tiêu diệt theo” Cũng như vậy
khi tâm đạo phát sanh lên những phiền
não kia bị sát trừ nghĩa là sau này
nó không còn sanh khởi chứ không phải
đối diện lúc đó phải có mặt
tham sân si rồi mới diệt trừ tham sân si giống như
mình đập lửa phải có mặt của lửa.
Không phải như vậy, ý nghĩa sát trừ
là như vậy. Do đó
mới có câu lập lại là với những
niệm giác chi trong nội tâm vị ấy
có niệm giác chi vị ấy biết rõ. Hay trong nội tâm vị ấy không có
niệm giác chi vị ấy biết rõ. Với niệm giác chi trước đây
chưa sanh khởi nay sanh khởi vị ấy biết rõ.
Với niệm giác chi đã sanh khởi
nay được tu tập viên thành vị ấy
biết rõ. Đó là vị ấy có
chánh niệm tỉnh giác, theo dõi
nội tâm của mình có niệm giác chi
hay không có niệm giác chi. Bảy pháp giác
chi này hay thất giác chi này có những
lúc tôi sẽ trình bày trong những thời
pháp kế. Tôi sẽ giải thích rõ ràng
cho quý vị hoặc mỗi kỳ pháp như vậy
hai hoặc ba pháp giác chi để quý vị
tường tận thêm. Hôm nay tôi
chỉ giải thích ý nghĩa chung,
sự so sánh giữa thanh tịnh đạo, thì đạo
phi đạo tri kiến tinh này tương đương
với thất giác chi trong bảy phẩm trợ đạo.
Mười phiền não đó là
phi đạo, còn đúng vào đạo chỉ
một trong bảy giác chi này. Quý vị
có thể tiến hành đến tịnh thứ
sáu hay tiến hành đến bát chánh đạo,
Trong bảy giác chi này một vị hành giả
nào đó được phát triển chuyên
môn chỉ một giác chi nào thôi như là
niệm giác chi. Niệm giác chi tức là vị
ấy tu tập nhuần nhuyễn luôn luôn niệm
mạnh hơn, nhưng khi đến phi đạo đó
niệm này vẫn giữ được trạng thái
quân bình và giống như niệm giác
chi là cơ bản là mấu chốt. Niệm giác chi là một trong19 tâm sở
tịnh hảo biến hành, luôn luôn có mặt
không thể thiếu được. Cái niệm
giác chi không bị dư thừa, không đến
nỗi bị quá tai hại như
những chi kia mà có sự quân bình. Tuy nhiêu nếu nó quá mạnh cũng
có thể bị trở ngại, nó phải được
giữ ngang bằng với các chi khác. Niệm giác chi được
căn bản cơ sở như vậy, buổi đầu
tiên hành giả tu tập về tứ niệm xứ
là niệm thân niệm thọ niệm tâm niệm
pháp, hay nói từ ngữ khác là thân
quán niệm xứ, thọ quán niệm xứ, tâm
quán niệm xứ, pháp quán niệm xứ. Tuy rằng phân ra có bốn chi nhưng chỉ
có một. Dù niệm thân
niệm thọ niệm tâm niệm pháp cũng là
niệm. Mà niệm cũng là tâm sở
niệm, tâm sở niệm này phải được
tu tập phát triển vì có cái sati chánh
niệm này luôn luôn theo dõi,
vì có luôn luôn theo dõi nên mới
phát hiện được đối tượng, phát
hiện những ấn chứng. Nên chúng tôi
dung danh từ là sati samma Ở đây
chúng tôi có thể giải thích cho quý
vị rõ có một trường hợp chính
vì niệm giác chi này xem như là giác
chi cơ bản mà vị ấy thành tựu. Đó là câu chuyện của nàng
Patacara. Về cuộc đời của bà
Patacara đã là một thiên tình sử bi
sử, được kinh sách chú giải ghi rằng,
cùng một lúc tai nạn đã dồn dập
đến cho bà, chồng bị rắn cắn chết,
hai đứa con một đứa bị diều hâu
tha một đứa chết chìm. Khi bà qua sông
được thì hay tin cha mẹ gia đình bà
bị giông to gió lớn làm chết cả nhà.
Cha chết, mẹ chết, anh em chết, thân
nhân quyến thuộc không còn ai. Từ đó
bà điên loạn, bà vô tình đi đến
chùa Kỳ Viên lúc Đức Phật đang
thuyết pháp, với pháp chánh định và
năng lực từ bi của Đức Phật, làm
mát mẻ tâm hồn đang nóng bỏng của
bà, sau đó bà tỉnh lại. Giông như người đang cơn sốt được
chích mũi thuốc, hoặc uống một liều
thuốc được hạ cơn sốt, tỉnh lại.
Khi tỉnh lại nhìn thấy thân thể
loã lồ, mắc cỡ hổ thẹn, những Phật
tử ngồi nghe pháp cho bà những khăn choàng
che thân. Bà ngồi nghe pháp,
sai khi nghe pháp bà chứng quả Tu-đà-hườn,
xin được phép xuất gia. Đức phật
cho bà qua Ni viện của bà di mẫu Gotami xuất
gia. Khi trở thành vị tỷ kheo Ni bà
tu hành tinh tấn, luôn luôn tu tập về niệm
xứ, có chánh niệm rất kiên cố.
Nhưng vẫn chưa thành tựu mục
đích đạo quả A-la-hán. Một ngày
kia như thường lệ vị tỷ
kheo ni Patacara ra bờ sông làm công việc hằng
ngày, bà vẫn có niệm trong làm việc.
Hôm nay duyên lành đã đến, khi bà
rửa chân, những giọt nước còn đọng
trên chân của bà rơi xuống dòng sông
rồi tan biến trong dòng sông. Nhờ có cái
sati là cái niệm, bà theo dõi
để ý từ những sự việc nhỏ như
vậy, từ lúc chân đưa ra giot nước
rơi xuống, hom nay bà phát sinh ra cái sampajanna là cái
trí tuệ là cái tỉnh giác. Bà nhận
thức được lý vô thường, dòng
đời vô tận mỗi chúng sanh giống như
là nước, từ sông dính vào chân,
trở thành một giọt nước một cá
thể, rồi từ bàn chân rơi ra nhập vào
dòng nước như nhập vào đại thể.
Rồi nước ấy vẫn trôi, trôi
mãi không biết bao giờ nước quay trở
lại. Thật sự nước không
có cố hương nào cả, chỉ luân lưu
từ nước bốc lên thành hơi, hơi kết
thành mây, rồi mưa rớt xuống song. Sông trôi chảy luân lưu mất tích.
Đó là đại ý của tôi
trình bày cho quý vị. Chính
ý niệm nhìn giọt nước nghĩ đến
vô thường cái cội nguồn biến hoại
như vậy bà chứng đắc đạo quả
A-la-hán ngay tại bến nước. Nhờ có
chánh niệm tỉnh giác tức là có niệm
có tuệ, có theo dõi mà
bà phát hiện được lý vô thường.
Đại ý là như vậy. Niệm giác
chi ở đây đối với bà xem như là
sở trường, đã đến lúc tuệ
phát sanh bà nhìn dòng nước, nhận
chân được sự vô thường. Điểm
này quý vị nên lưu ý chỉ bất
kỳ một trong bảy gíac chi nếu quý vị tu
tập viên thành rồi cũng đưa đến
đạo quả. Quý vị nhân thức
được ấn chứng nào tột cùng thành
tựu viên mãn vẫn như là có đầy
đủ. Không phải quý vị
quán thấy rõ được vô thường
khổ não vô ngã. Cũng như
không cần phải có đủ thất giác
chi, chỉ một trong bảy giác chi phù hợp
thuần thục cũng đưa đến đạo quả.
Và chỉ thấu triệt được
một trong ba pháp ấn vô thường hoặc
khổ não hoặc vô ngã vẫn đạt đến
mục đích vì thấy một tức là
ba, tuy ba nhưng có thể chỉ cần một.
Thí dụ như ly nước này, quý vị
nhìn thấy ống hút, nhìn thấy ly hay nhìn
thấy nước hoặc nhìn thấy màu trắng
hay màu đỏ, quý vị chỉ thấy một
trong những khía cạnh đó cũng thấy được
ly nước, bởi trong ly nước có những sắc
thái này như thế nào thì đối
với các pháp hữu vi luôn có tam tướng
phổ thông là vô thường khổ vô
ngã. Quý vị chuyên chú đắc
chứng tức là tỏ ngộ được lý
vô thường tức là có luôn khổ và
vô ngã. Hay thấu suốt lý khổ não thì
cũng đắc chứng luôn vô thường vô
ngã tương tợ như vậy. Chỉ cần
một trong bảy giác chi này cũng có đủ
các pháp kia. Nhưng pháp nào
chuyên môn được kể pháp đó
là tiêu chuẩn, một trong ba pháp ấn này
pháp nào được lưu ý đến được
phát triển kể pháp đó là ấn
căn bản chứ không nhất định phải
có đủ mà cũng không vì thế mà
thiếu. Lý do là như vậy. Hôm nay
giảng bài nói về Thất giác chi, hơi
dài dòng nhưng thiết nghĩ thà là như
vậy cho quý vị có khái niệm hay tối
thiểu quý vị cũng nhận được một
khía cạnh nào đó. Tức là hiểu chiều sâu và chiều
rông. Nếu hiểu chiều rộng,
hiểu mặt bằng nhưng không hiểu được
chiều sâu. Ngược lại nếu
có chiều sâu nhưng không có chiều rộng
cũng là một thiệt thòi. Dù quý vị là thính giả, là
phật tử nghe pháp chưa hẳn là thiền
sinh nhưng bổn phận những pháp sư trình
bày phải đúng thứ lớp có nhân
có quả không bỏ sót vấn đề.
Nếu như có duyên biết đâu
một trong những lời giảng hôm nay, một
trong những câu Phật ngôn đó có thể
hướng dẫn cần thiết cho quý vị lúc
hành đạo ở một thời điểm nào
đó. Chính vì chánh pháp có
khả năng hướng htượng đưa đến
sự giác ngộ giải thoát nên bậc đạo
sư đã thuyết giảng và nếu như ai
thực hành đúng theo tứ
niệm xứ này chuyên cần thuần thục như
vậy vị ấy có thề thành tựu một
trong hai đạo quả, hoặc là A-la-hán hoặc
là A-na-hàm. Nếu trong suốt bảy năm được
thuần thục như vậy, hoặc không cần đến
bảy năm có thể sáu năm, năm năm,
bốn năm, ba năm, hai năm, hay một năm cũng
có thể thành tựu một trong hai quả thánh
đó. Cũng có thể với một số hành
giả căn duyên đầy đủ không cần
phải đến một năm chỉ có thể bảy
tháng hay sáu tháng hay năm tháng bốn tháng
ba tháng hai tháng, một tháng có thể thành
tựu một trong hai quả A-na-hàm hay A-la-hán. Đối
với một số hành giả, tuệ căn đầy
đủ mẫn tiệp, vị ấy có thể thành
tựu đạo quả không cần nhất thiết
phải đến một tháng có thể trong bảy
ngày sáu ngày năm ngày bốn ngày
ba ngày hai ngày một ngày có thể thành
tựu một trong hai thánh quả kể trên. Cũng có những bậc đại trí
ba-la-mật đầy đủ có thể đắc
chứng đạo quả ngay tại chỗ ngồi, trong
lúc được nghe đức Thế tôn thuyết
giảng hay trong lúc phát triển thiền quán.
Tuỳ theo căn lành duyên của
mỗi vị. nhưng lời bảo đảm của bậc
đạo sư chậm nhất cũng trong bảy năm.
Chúng tôi nghĩ xứ tây phương người
ta có thể bỏ ra 45 năm để nghiên cứu
lịch sử nguồn gốc của một củ khoai tây,
hay bỏ ra hằng chục năm để nghiên cứu
một đề án nào đó.
Chúng ta nếu muốn có thể bỏ phần cuộc
đời còn lại để đi sâu vào
một vấn đề phát triển thiền quán
hay tứ niệm xứ đưa đến kết quả
thành tựu tức là được giác ngộ
giải thoát chấm dứt mọi phiền não
khổ đau. Chỉ cần chúng ta có nhiệt tình
có sự ưa thích thật sự. Chúng
ta chỉ vì muốn làm giàu muốn có
nhiều tiền, chúng ta còn không nệ làm
những việc buôn tảo bán tần, một nắng
hai sương huống chi hành đạo để giác
ngộ giải thoát chúng ta không chểnh mảng.
Nếu chểnh mảng là chúng ta chưa
ưa thích, chưa ưa thích thì đạo
lộ còn xa, tuỳ mỗi chúng ta, Còn nếu
chúng ta thiết tha thì có thể quăng bỏ
mọi vấn đề để đi chuyên nhất
vào đạo lộ này thì bậc đạo
sư bảo đảm chậm nhất là bảy nămcó
thể thành tựu thánh quả. Một đoạn khác Phật
ngôn có câu, “Trên thế gian này nếu
còn người thực hành đúng theo chánh đạo trên thế gian sẽ
không vắng bóng a-la-hán.” Như vậy
Phật giáo không chỉ năm ngàn năm hay
mười ngàn năm chấm dứt mà chánh
pháp này tồn tại vĩnh cửu trên cuộc
đời nếu còn người thực hành đúng
theo chánh pháp. Chánh đạo
chánh pháp hay hình thức tôn giáo Phật
giáo có tồn tại hay không tồn tại lâu
dài đó là tuỳ theo nhiều
mặt khác vì chánh pháp như thuốc để
trị bệnh cứu giúp chúng sanh chứ không
phải là ta là người phải làm cho giáo
pháp hưng thạnh. Chính giáo pháp làm
cho chúng ta được hưng thạnh. Người nào biết ứng dụng chánh
pháp người đó sẽ thực hành đem
lại lợi ích cho chính mình. Còn về hình thức tổ chức điều
này tuỳ duyên, không quan trọng lắm.
Nhưng nếu đắc được đạo
quả giải thoát, đó mới là vần
đề quan trọng cho cá nhân mỗi chúng
ta. Do đó
bài pháp này chúng tôi nhấn mạnh
về thất giác chi và những bài pháp
kế tiếp tôi sẽ giảng sâu, rộng về
thất giác chi để quý vị thấu đạt
được và nếu có duyên tiến hành.
Còn nếu không đủ căn duyên không
đắc được đạo quả thì có
câu an ủi. “Sẵn
cây đặng quả lúc trèo, Không căn thì
cũng đặng gieo giống lành” Nếu khi
ba-la-mật trong quá khứ đầy đủ, mình
có thể thâu đạt được đạo
quả ngay trong kiếp hiện tại. Bằng không
mình hành đạo để dành ba-la-mật
cho những kiếp sau, tức là có cơ duyên
về sau vì trong quá khứ không tu tập nên
bây giờ mình không có hành trang này,
nhưng khi bắt đầu đầu tư thiện nghiệp
tức là đầu tư ba-la-mật thì những
kiếp sau thực hành một cách dễ dàng. Đó là
những lời tóm tắt nôm na khích lệ
cho quý vị phật tử nếu có cơ duyên
thì tiến hành về tứ niệm xứ ngay tại
Thiền viện Vạn hạnh hay một thiền viện
nào đó như Thiền viện Phước Sơn.
Mỗi tháng có một tuần lễ từ mồng
2 đến mồng 8 cho những hành giả tu tập
tích cực dù chỉ một tuần lễ. Còn
không tại đây mỗi sáng chủ nhật
thực tập toạ thiền trong một giờ. Tối thiểu quý vị có thể nghe
pháp tại đây hàng tuần, tôi vẫn
luôn đảm trách phần thiền quán hay tứ
niệm xứ để bồi dưỡng tư duy cho quý
vị. Cũng như đáp ừng
lời của Hoà Thượng viện trưởng
muốn cho người Phật tử Việt-Nam phát
triển về thiền, trong khi đó những xứ
như Tây Tạngv.v… họ đã đặt
nặng về thiền. Chúng ta viết
sách về thiền, thuyết pháp về thiền,
giảng đạo về thiền. Trên
phương diện lý thuyết về thiền chúng
ta không thua ai nhưng việc thực hành chúng
ta không bằng ai. Niềm thiết
tha của Hoà Thượng viện trưởng như
vậy. Tôi cũng cùng quan điểm với
Hoà Thượng và hứa với HT sẽ yểm
trợ cho thiền viện Vạn Hạnh những bài
pháp về tứ niệm xứ và nếu có
cơ duyên sau này tuần tự hướng dẫn
cho quý vị. Buổi giảng
hôm nay đến đây cũng vừa phải lẽ,
tôi xin dứt lời tại đây. |
|