Chiếc Lá Cuối Cùng
Minh Hạnh phỏng
dịch theo nguyên tác: The Last Leaf của Tác giả: O. Henry
Trong một địa hạt nhỏ phía tây của quảng truờng
Washington những con đuờng hỗn tạp và đứt ngang vào trong những con
đuờng nhỏ đuợc gọi là "khu phố". Những "khu phố" này nhọn kỳ quặc và
cong. Con đuờng số một đi một quãng thì tự nó cắt ngang chính nó một
hoặc hai lần. Nguời họa sĩ một lần đã khám phá ra khả năng giá trị
trong con đuờng này. Giả sử một nguời đi thu thập những hoá đơn cho
tranh vẽ, giấy và vải để vẽ, đi ngang con đuờng này một hồi sau họ
thấy mình trở về chỗ cũ, mà chưa thu đuợc xu nào!
Để trở thành làng Greenwich cổ xưa, những nhà nghệ
sĩ truy tìm nghệ thuật cổ, chẳng hạn những khung cửa sổ miền bắc và
những ngôi nhà kiểu của thế kỷ thứ 18 với những tầng gác xép kiểu
Hoà Lan mà giá thuê thật thấp. Trên con đuờng số 6 một vài cửa hàng
chưng bày một vài cái ly bằng bạc và một hai cái dĩa hơi trầy trụa
đuợc nhập khẩu, và nơi đây đã trở thành "thuộc địa"
Trên đỉnh của toà nhà ba tầng lầu bằng gạch Sue và
Johnsy sống chung trong một căn phòng. "Johnsy" là gọi tắt từ
Joanna. Một nguời đến từ Maine; nguời kia đến từ California. Họ đã
gặp nhau tại bàn ăn của khách sạn ở đuờng số 8, họ tìm thấy có chung
một sở thích trong nghệ thuật và trong cách sống, do sự thích hợp đó
họ đã sống chung với nhau. Đó là vào tháng Năm.
Trong tháng 11, một chứng bịnh cảm chưa từng thấy
đã xuất hiện mà những bác sĩ gọi là chứng bịnh viêm phổi, với thời
tiết lạnh giá nó đã mang bệnh tới nhiều nguời trong vùng.
Căn bịnh viêm phổi rất tàn khốc, nhất là đối với
phụ nữ yếu đuối mảnh mai. Johnsy một nguời đàn bà nhỏ bé đáng thương
đến từ miền tây nắng ấm quanh năm của California đã bị căn bịnh khắc
nghiệt này. Căn bệnh hoằnh hành cô mệt mỏi với độ sốt cao. Cô nằm
trên giuờng nhìn bức tuờng gạch của căn nhà đối diện xuyên qua cửa
sổ .
Vào một buổi sáng nguời bác sĩ sau khi khám bịnh
cho Johnsy đã mời Sue ra ngoài hành lang, ông nhíu cặp chân mày
rậm.
"Cô ta có một cơ hội - chúng tôi muốn nói là một
trên muời" ông ta nói, trong lúc ông vẩy làn thủy ngân trong cái cặp
sốt. "Và cơ hội đó cho cô ta là nếu cô ấy muốn sống. Nguời bạn nhỏ
bé của cô thì lại chuẩn bị tinh thần rằng cô ta không thể nào khỏi
bệnh. Cô ta có uớc nguyện điều gì không?"
"Cô ta mong uớc một ngày nào đó sẽ vẽ bức tranh về
một cái vịnh ở Naples." Sue trả lời.
"Vẽ ư? - tào lao! thế cô ta có điều gì giá trị hơn
- chẳng hạn như nguời đàn ông đặc biệt nào đó?"
"Nguời đàn ông ư?" Sue lầu bầu nói. "Một nguời đàn
ông đặc biệt - không đâu thưa bác sĩ, không có điều đó."
"Như vậy, tình trạng của cô ta yếu lắm," vị bác sĩ
nói. "Tôi sẽ làm tất cả về khoa học, tới một chừng mức mà tôi có thể
làm được. Trừ khi bệnh nhân của tôi không muốn sống mà lúc nào cũng
nghĩ tới cái chết thì sự hy vọng bị giảm bớt thêm 50 phần trăm nữa.
Nếu cô có thể hỏi cô ta một câu hỏi về mùa đông này cô ta ước muốn
gì, tôi hứa với cô là cô ta có thêm cơ hội một trên năm, thay vì một
trên muời."
Sau khi vị bác sĩ từ giả ra về Sue đi vào phòng làm
việc, gục mặt xuống bàn vẽ khóc nhè nhẹ để dằn xuống nỗi xúc động.
Sau đó cô vào phòng của Johnsy trên tay cầm bản vẽ, cô huýt sáo nhè
nhẹ làm ra vẻ như yêu đời.
Johnsy nằm trên giuờng, mặt nhìn ra cửa sổ. Sue
ngừng huýt sáo, vì nghĩ rằng Johnsy đang ngủ.
Cô sửa lại tấm bản của cô và bắt đầu vẽ tranh ảnh
một câu truyện tạp trí. Nguời nghệ sĩ trẻ phải bắt đầu con đuờng
nghệ thuật của họ bằng sự vẽ những bức tranh cho những tạp trí cũng
giống như điều mà các nhà văn trẻ viết những câu truyện ngắn cho các
tạp trí để bắt đầu con đuờng văn học của họ.
khi Sue vừa cầm bút dự tính phác hoạ thì cô nghe
tiếng động nhẹ, và tiếng động đó tiếp tục vang lên. Cô dừng tay vẽ
buớc tới bên giuờng của Johnsy.
Cặp mắt của Johny mở lớn. Cô nhìn qua cửa sổ và đếm
tới rồi lại đếm lui.
"Muời hai," cô đếm, và ngừng một chút cô đếm tiếp
"muời một," và tiếp "muời," và "chín," kế đó "tám," và "bảy", tiếng
đếm hầu như liên tục.
Sue lo lắng nhìn qua cửa sổ. Cái gì ngoài đó mà để
cho Johnsy đếm? Ở ngoài đó đâu có gì, chỉ là một khoảng trống vắng,
một khu vuờn ảm đảm thê lương, phía bên kia của căn nhà cô đang ở là
một bức tường loang lở bằng gạch xa khoảng bảy thước. Một cây giây
leo bám vào bờ tuờng, cây giây leo này người ta thường gọi tên của
nó là cây thường xuân, nó bám vào từ dưới đất lên tới nửa bức tuờng,
thân cây nhỏ bé và khô cằn. Những cơn gió lạnh của mùa thu đã làm
những cái lá và những nhánh cây thường xuân úa tàn trơ trụi bên vách
tuờng loang lở.
"Cái gì vậy em?" Sue hỏi.
"Sáu", Johnsy thì thầm trả lời. "Bây giờ chúng rơi
nhanh hơn. Ba ngày truớc có tới 100 cái. Chúng đã làm em đau cái đầu
vì đếm chúng. Nhưng bây giờ thì dễ rồi. Cái này rơi sau cái kia. Bây
giờ chỉ còn 5 cái thôi."
"Năm cái gì? nói cho chị biết."
"Những chiếc lá của giây thường xuân. Khi chiếc lá
cuối cùng rơi xuống em cũng sẽ ra đi. Em đã biết điều này từ ba ngày
nay. Bác sĩ có nói với chị không?"
"Không, chị chưa bao giờ nghe đuợc điều này," Sue
làm ra vẻ không quan trọng, cô phàn nàn. "Cái gì mà những chiếc lá
úa tàn lại ảnh huởng đến sức khỏe của em? và em thuờng vẫn thích cây
leo thuờng xuân đó, em là nguời con gái yêu đời. Đừng trở lên khờ
dại như thế. Lý do tại sao? Bác sĩ nói với chị sáng nay là em có
nhiều cơ hội để phục hồi sức khỏe -- để xem sự thật về lời nói của
ông ta - ông ta nói hy vọng của em là mười trên một! Lý do tại sao!
điều đó hầu như là cơ hội rất tốt, em hãy cố gắng và nghị lực để
đương đầu với cơn bịnh này, như là chúng ta ở New York khi chúng ta
lái xe hay đi bộ qua toà nhà mới. Bây giờ hãy dùng nuớc sup, và để
chị vẽ nốt bức vẽ của chị, sau đó chị sẽ bán bức tranh cho nguời ta,
rồi mua một trai ruợu nhập cảng cho nguời em bịnh của chị, cùng với
thịt heo để nấu cho nguời em háu ăn của chị.
"Chị không cần mua thêm bất cứ trai ruợu nào,"
Johnsy nói, mắt vẫn không rời khỏi cái cửa sổ. "Thêm một chiếc lá
nữa rơi. Không, em không muốn uống nuớc súp. Bây giờ chỉ còn lại bốn
chiếc lá. Em muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi truớc khi trời
tối. Và rồi em cũng sẽ đi."
"Johnsy, em yêu của chị" Sue choàng ôm Johnsy và
nói, "Em hứa với chị là nhắm mắt lại, và không nhìn ra ngoài cửa sổ
cho đến khi chị làm xong công việc? Chị phải vẽ để giao cho nguời ta
bức tranh này vào ngày mai. Chị cần ánh sáng, hoặc là chị sẽ vẽ bức
tranh trong bóng tối."
"Chị có thể vẽ ở phòng khác không?" Johnsh lạnh
lùng nói.
"Chị thích ở bên em hơn," Sue trả lời. "Và cũng là
chị không muốn em tiếp tục nhìn những chiếc lá yếu ớt của cây thuờng
xuân rơi rụng."
"Nói cho em biết khi nào chị vẽ xong," Johnsy trả
lời, cô nhắm mắt lại, và nằm xuống "bởi vì em muốn nhìn chiếc lá
cuối cùng rơi. Em cố gắng chờ đợi. Em đã mệt mỏi vì phải suy nghĩ.
Em muốn buông bỏ tất cả, và rơi xuống, rơi xuống, giống như những
chiếc lá xấu số kia."
"Hãy ráng ngủ đi," Sue nói. "Chị phải gọi ông
Behrman làm nguời mẫu cho chị vẽ một nguời công nhân hầm mỏ khổ
hạnh. Chị đi không đi lâu. Cố gắng đừng di chuyển cho đến khi chị
trở lại."
Ông già Behrman đã từng là một hoạ sĩ sống trong
căn phòng tầng duới. Ông trên 60 tuổi và sống cô độc một mình.
Behman thất bại trong nghệ thuật. Bốn mươi năm qua ông đã chưa vẽ
được gì dù chỉ vẽ cái viền áo nguời tình của ông. Ông ta đã luôn
luôn ao uớc hoàn thành một kiệt tác, nhưng chưa bao giờ ông bắt đầu
vẽ nó. Trong nhiều năm ông không vẽ gì hết ngoại trừ bây giờ vẽ lem
nhem những đuờng kẻ của các hãng buôn thương mại hoặc những quảng
cáo. Ông ta thu một ít lợi tức từ việc làm dịch vụ như làm nguời mẫu
cho những nguời họa sĩ trẻ trong khu phố những ai không thể trả cho
những nguời chuyên nghiệp. Ông ta uống ruợu như uống nuớc, và thuờng
xuyên nói về kiệt tác sắp tới của ông ta. Mặt khác thì ông là một
ông già , một người hào hiệp, một nguời thuờng bị đem ra chế diễu là
khờ khạo, và là nguời tự trọng nhưng đặc biệt là ông thường chăm sóc
hai nguời hoạ sĩ trẻ sống ở tầng trên.
Sue tìm thấy Behrman nồng nặc mùi rượu duới ánh
sáng lờ mờ của căn phòng chật chội và bừa bộn. Trong một góc phòng
là cái giá vẽ với bức vẽ chưa bắt đầu cho một bức tranh tuyệt tác về
nguời tình của ông nằm đó đã 25 năm. Sue kể cho ông nghe về tình
trạng của Johnsy, và sự sợ hãi của cô, thực vậy, cuộc sống của
Johnsy bây giờ nhẹ như chiếc lá vàng, sẽ rơi rụng trong khoảng khắc
khi một cơn gió mùa thu thổi tới.
Ông già Behrman, với cặp mắt ngạc nhiên, ông trố
mắt nhìn Sue và nói với giọng xúc động.
"Không thể đuợc!" Ông khóc. "Có phải là một nguời
khờ dại khi nghĩ rằng chiếc lá cuối cùng rời khỏi thân cây của nó
thì mình cũng sẽ chết? Tôi chưa bao giờ nghe một câu chuyện kỳ lạ
nhu vậy. Không đuợc, tôi sẽ không để cho Johnsy suy nghĩ kỳ cục như
vậy. Cô hãy cố gắng khuyên giải cô ta thay đổi tư tuởng khờ dại đó
đi. Thật là tội nghiệp cô Johnsy quá.
“Cô ta rất yếu,” Sue trả lời, “và cơn sốt làm trí
của cô ta dại đi. Tốt lắm, thưa ông Behrman, nếu ông không quan tâm
đến cô ta cũng đuợc. Nhưng tôi nghĩ rằng ông là một nguời hào hiệp,
ông từng giúp đỡ chúng tôi.”
“Cô đúng là đàn bà!” ông Behrman la lên. “Ai nói là
tôi không quan tâm? Chờ tôi một chút, tôi sẽ đi lên lầu để coi cô
Johnsy ra sao.
Johnsy đã ngủ say khi hai nguời trở lên lầu. Sue
kéo màn cửa sổ xuống, và ra hiệu cho Behrman vào phòng kế bên. Tại
nơi đây hai nguời đứng cạnh cửa sổ nhìn ra ngoài nơi giây thuờng
xuân leo. Rồi cả hai yên lặng nhìn nhau không nói lời nào. Ngoài
trời, những hạt mua rơi lạnh, xen lẫn trong mưa là những cánh tuyết
bay phất phới. Behrman, trong chiếc áo sơ mi màu xanh đã cũ, ông
ngồi xuống chiếc ghế gần bên cửa sổ.
Buổi sáng hôm sau khi Sue thức giấc cô thấy Johnsy
với nét mặt buồn thảm, mở to đôi mắt nhìn ra ngoài trời xanh.
“Đỡ em dậy; em muốn nhìn,” Cô yêu cầu với giọng
phều phào.
Sue mệt mỏi làm theo lời yêu cầu.
Nhưng, thật lạ lùng! Sau một cơn mưa vùi dập với
những cơn gió lộng vần vũ suốt đêm dài, một chiếc lá vẫn dính vào
thân của nó và bám chắc vào tuờng. Đó là chiết lá cuối cùng. Màu lá
vẫn xanh tươi trong khi cuống lá, thì đã ngã sang màu vàng úa và khô
cằn, chiếc lá còn lại duy nhất đó áp sát vào tường cách mặt đất 6
thước.
“Đó là chiếc lá sau cùng,” Johnsy nói. “Em nghĩ nó
chắc chắn đã rơi rụng trong đêm qua. Em nghe gió lớn, vậy mà nó vẫn
còn đây. Chắc nó sẽ rơi rụng ngày hôm nay, và em sẽ chết cùng lúc
chiếc lá rơi.”
“Đừng, đừng như thế!” Sue nói, cô úp mặt vào cái
gối, “hãy nghĩ đến chị, nếu em không nghĩ đến em. Chị sẽ phải làm gì
đây?”
Nhưng Johnsy đã không trả lời. Sự việc cô độc nhất
trong thế giới này là một tâm hồn mà lúc nào cũng mơ mộng sẵn sàng
làm một chuyến ra đi thật là huyền bí, xa rời cuộc hành trình bình
thường. Sự mơ mộng hão huyền duờng như ám ảnh cô mạnh hơn là một
tình bạn có giới hạn.
Một ngày nữa lại trôi qua, và mặc dù lúc hoàng hôn
mờ ảo họ vẫn có thể nhìn thấy chiếc lá lẻ loi một mình dính trong
sợi giây leo trên tuờng. Và rồi, đêm lại đến với từng cơn gió lốc
thổi mạnh, mưa vẫn mạnh từng cơn xối dội vào khung cửa kính của
khung cửa sổ và đổ xuống từ trên mái nhà.
Khi màn đêm phủ xuống, Johnsy vẫn nằm lặng lẽ trong
bóng tối.
Chiếc lá thuờng xuân vẫn còn đó.
Johnsy nằm im nhìn chiếc lá một lúc lâu. Sau đó cô
gọi Sue, đang canh chừng nồi súp gà trên cái bếp ga gần đó.
“Em là đứa con gái tồi tệ.” Johnsy nói. “Một phép
lạ đã làm cho chiếc lá cuối cùng còn lại ở đó để chỉ cho em biết
rằng em đã ích kỷ với cuộc sống chung quanh như thế nào. Chị có thể
mang đến cho em một chút nước súp, và một ít sữa, một chút thịt nữa,
và - mà không, hãy mang đến cho em cái gương truớc đã, và để thêm
một vài cái gối để em ngồi dậy dựa lung vào để nhìn chị nấu ăn.”
Một giờ sau cô nói:
“Chị Sue, một ngày nào đó em sẽ vẽ cái vịnh của
Naples.”
Vị bác sĩ đến thăm vào chiều hôm đó, và Sue đã tiễn
ông ra ngoài hành lang sau khi ông chuẩn bịnh xong.
“Có sự thay đổi lớn,” vị bác sĩ nói, nắm lấy bàn
tay gầy yếu của Sue, ông lắc nhè nhẹ. “Với sự chăm sóc của cô, cô đã
thắng rồi.” Và bây giờ tôi phải đối diện với một truờng hợp khác ở
nhà duới. Ông ta tên là Behrman - tôi nghĩ rằng ông ta là một nguời
hoạ sĩ. Ông ấy cũng bị bịnh viêm phổi. Ông ta thì tuổi đã lớn, già
yếu, và căn bịnh thì kịch liệt. Không có sự hy vọng gì cho ông ta;
nhưng nguời ta đã đem ông ấy đến nhà thương rồi, ở nhà thương có thể
làm ông ta đỡ hơn chút.”
Ngày kế tiếp vị bác sĩ nói với Sue: “Cô bạn của cô
đã hết nguy hiểm rồi. Cô đã thắng. Bây giờ tất cả chỉ là sự dinh
duỡng và chăm sóc.”
Và buổi chiều hôm đó Sue đến bên giuờng nơi Johnsy
nằm, cô thích cái khăn quàng cổ màu xanh cô mới đan xong, và quấn
quanh cổ Johnsy.
“Chị có điều muốn nói với em,” cô nói. “Ngày hôm
nay ông Behrman đã chết vì bịnh viêm phổi tại bệnh viện. Ông chỉ
nhuốm bịnh có hai ngày. Những nguời gác cửa đã tìm thấy ông ta vào
buổi sáng sớm ngày thứ nhất trong phòng của ông ta ở tầng duới, họ
đã không giúp gì đuợc cơn đau đớn của ông ấy. Giầy và quần áo của
ông ấy uớt thẫm và lạnh như nuớc đá. Họ đã không thể tuởng tuợng
đuợc ông ta ở đâu trong đêm mưa gió bão bùng và lạnh giá như vậy. Và
họ đã tìm thấy cái lồng đèn vẫn còn cháy sáng, và một cái thang dựng
cạnh bên, cùng với một vài cái bút lông để vẽ, một đĩa sơn màu với
màu xanh và màu vàng đuợc trộn ở trên cái dĩa sơn màu đó, và - em
hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn vào cái lá cuối cùng của cây thuờng
xuân trên tuờng. Em có thấy tại sao mà nó không hề lung lay hay di
chuyển khi cơn gió thổi mạnh không? Này em hởi, đó là kiệt tác của
ông Behrman - ông ta đã vẽ nó trong cái đêm mà chiếc lá cuối cùng
rơi xuống.”
Coi
tiếp các truyện dịch khác |