Hành Trình Tâm Linh - Savatthi |
|
Minh Hạnh phóng sự "Ngày 22 tháng 3 năm 2010 - tại Savatthi, đi thăm chùa Kỳ Viên, cúng dường Xá Lợi tại chùa Kỳ Viên, thăm thành Xá Vệ, tháp đánh dấu nhà ông Cấp Cô Độc, tháp kỷ niệm Ngài Vô Não, tháp nơi Đức Phật thị hiện thần thông giáo hóa ngoại đạo. Những câu chuyện về ông Cấp Cô Độc, bà Visakha, Ngài Vô Não do TT Giác Đẳng giảng cho Phật tử hành hương tại Savatthi. -- |
|
Ngày 22 tháng 3 năm
2010. Ăn sáng
xong chúng tôi ra xe để
đi thăm
thành Xá Vệ.
Savatthi (Sanskrit: श्रावस्ती),
một thành phố cổ xưa
của Ấn Độ, là một trong sáu
thành phố lớn nhất tại Ấn Độ
thời Phật Gautama. Thành phố nằm
ở vùng đồng
bằng sông Hằng phì nhiêu của
quận Gonda ngày nay của Uttar Pradesh. Có ngôi
chùa
Kỳ Viên là một tu viện nổi tiếng
gần thành Xá Vệ. Chữ
Xá Vệ từ
chữ Savatthi gồm
chữ ghép lại
"Savat" và "thi", "Savat"
có nghĩa là "tất cả" và
"thi" nghĩa là "có". Savatthi
có nghĩa là cái gì cũng có hết. Ngày
xưa nơi
này là kinh đô
của xứ
Kosala chúng ta gọi là Kiều Tát La, những
người thương
buôn hỏi rằng
khi mình đi đến
xứ này thì
mình sẽ có cái gì và thường
thường họ
nói với nhau
là "Cái gì cũng có hết" thành ra
từ chữ
Savatthi chúng ta còn có chữ
Xá Vệ.
|
Phật tử chùa Pháp Luân dưới sự hướng dẫn của TT Giác Đẳng đang tụng kinh Tam Bảo tại Hương Thất của Đức Phật tại chùa Kỳ Viên |
TT Giác Đẳng
giảng về lịch sử
của chùa Kỳ Viên. Ông Cấp Cô Độc
là người
giàu có bậc nhất của thành Xá Vệ
lúc bấy giờ,
ông đến
thành Vương
Xá và gặp Đức
Phật, sau khi quy y trở
thành đệ
tử Phật
thì ông khẩn khoản rước
Phật về thành Xá Vệ, ông thưa
với Đức
Phật rằng:
"Bạch Đức Thế Tôn xứ Kosala là một vương quốc lớn ở nơi đó kinh đô là Xá Vệ, một nơi mà những đệ tử rất cần đến giáo pháp của Đức Thế Tôn. Chúng con xin cung thỉnh Đức Thế Tôn vì lòng bi mẫn hoằng pháp độ sinh."
|
Và Đức
Phật Ngài nhận lời
về thành Xá Vệ. Đức
Thế Tôn nhận lời
về đây
thì ông Cấp Cô Độc
khẩn khoản thỉnh Đức
Phật rằng
:
"Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài cho biết tôn ý của Ngài về một nơi thích hợp." thì Đức Phật nói rằng một nơi không quá xa và không quá gần thành thị, không quá xa thành thị để không bị ồn ào là nơi thanh tịnh. Ông Cấp Cô Độc đi cùng với Ngài Xá Lợi Phất với sứ mệnh là giúp ông Cấp Cô Độc thiết trí một nơi thích hợp cho Đức Phật và Chư Tăng. Đó là mùa hạ thứ bảy, bảy năm sau khi Đức Thế Tôn thành đạo. Khi ông Cấp Cô Độc về đây thì ông đã đi rất nhiều ngày, cuối cùng thì ông đến nơi này là một công viên với cây cao bóng mát rất hữu tình nhưng đây lại là một ngự viên của Thái Tử Jeta tức là Thái Tử Kỳ Đà. Nhưng Thái Tử Jeta là một ông hoàng của xứ Kosala rất giàu có và ông Cấp Cô Độc sau khi đi nhiều nơi thì ông thấy rằng đây là nơi thích hợp nhất có cây cao bóng mát cảnh trí u nhã không quá xa |
TT Giác Đẳng đang giảng về lịch sử chùa Kỳ Viên |
thành xá vệ và cũng không quá gần
và ông đã làm
một việc mà chưa
bao giờ ai dám
làm trước
kia đó là đến
gặp Thái Tử
Jeta để mua
lại ngự viên
của Thái Tử,
và Thái Tử
Jeta rất bàng hoàng và xửng
xốt vì xưa
nay chưa có ai hỏi
mua khuê viên của Thái Tử
và vị Thái Tử
nhìn ông Cấp Cô Độc
nghi ngờ hỏi
ông có nói thật hay không, thì ông khẳng
định là
ông muốn mua vườn
nghỉ mát của Thái Tử.
Thái Tử Jeta thật
sự không cần
tiền và không có ý muốn bán nhưng
thấy ông Cấp Cô Độc
là một người
giàu có bậc nhất của xứ
Kosala thời bấy
giờ, lúc đó
Thái Tử Jeta
nghĩ rằng
không thể từ
chối được
do đó nói một
câu rằng:
|
"Thật ra tôi không muốn
bán công viên vì công viên là một nơi
lý tưởng
nhưng thôi thì
vàng trải đến
đâu thì lấy
đất đến
đó."
Đ ó là câu trả lời của Thái Tử Jeta là một câu trả lời cho có, vì đất mênh mông như vậy mà trả lời là vàng trải đến đâu thì lấy đất đến đó giống như một câu đuổi người ta đi, nhưng ông Cấp Cô Độc trả lời là "được", và sáng ngày hôm sau thì lập tức cho người mang vàng đến và lấy từng đồng vàng trải liền với nhau nguyên cả mảnh đất này do đó về sau mảnh đất này gọi là Bố Kim Tự. Khi ông đang trải vàng thì Thái Tử Kỳ Đà đến thấy ông trải vàng thì cũng xửng xốt, do đó Thái Tử Kỳ Đà hỏi tại sao ông có thể xử dụng một số tiền lớn như vậy thì ông nói là ông muốn mua công viên này để cúng dường đến Đức Phật, và lúc đó ông đang trầm ngâm thì Thái Tử Kỳ Đà nói như vậy giá cao quá phải không thì ông trả lời:"không, tôi đang nghĩ là lấy vàng từ kho nào đến đây."
|
khuôn viên chùa Kỳ Viên |
Khi nghe ông nói như thế thì Thái Tử
Kỳ Đà nói
rằng "đất
thì ông trải vàng được
nhưng những
gốc cây thì làm sao ông trải vàng được
chẳng nhẽ
ông đốn hết
cây xuống, thì thôi như
vậy, đất
thì do ông cúng còn cây thì do tôi cúng."
Do vậy về sau này trong kinh chữ Hán có câu là "Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên." Kỳ thọ nghĩa là cây của Thái Tử Kỳ Đà, Cấp Cô Độc viên là vườn của ông Cấp Cô Độc, tức là thời đó người ta lấy vàng trải ra để mua ngôi chùa này. Theo Ngài Huyền Trang đến đây vào thế kỷ thứ 7 sau Tây Lịch thì Ngài cho biết là ngôi chùa thời đó vẫn là ngôi chùa rất đẹp mặc dù thời đó đã bị hoang phế, nghĩa là sau khi vua A Dục xây dựng ở kinh đô Pataliputra cai trị toàn xứ Ấn Độ thì Xá Vệ đã rơi vào quên lãng, nghĩa là không còn là trung tâm quyền lực của Ấn Độ nữa, nhưng Phật tử hành hương về đây hàng năm còn rất đông do vậy ở đây vẫn còn tìm thấy chùa Kỳ Viên tương đối thịnh theo trong ký sự của Ngài Huyền Trang. Khi giặc Hồi đến đây từ đó về sau chúng ta không còn nghe đến, chúng ta chỉ còn nghe nhắc vị vua Miến Điện sai phái bộ sang đây thì lúc đó hoàn toàn rơi vào trong hoang phế, khi tướng Kyanzittha tới đây thì không thấy những dấu vết mà chúng ta thấy ở tại đây những nền tháp mà chúng ta thấy là do nha khảo cổ đào bới lên, ngày xưa nó là những ngọn đồi phủ đất và phủ cỏ lên, ngày nay chúng ta khai quật một số điểm chính, trước nhất là người ta khai quật tư thất Kosambi của Đức Phật làm tiêu điểm để tìm ra hương thất và các chỗ khác. |
Từ năm
35 tuổi Ngài đã
hoá đạo suốt
45 năm, trong 45
năm thì chúng
ta có thể nói rằng
có hai giai đoạn;
giai đoạn
thứ nhất là
từ năm
thứ nhất đến
năm thứ
20, 20 năm đó
Đức Thế
Tôn đã đi
rất nhiều và những
người gặp
Đức Thế
Tôn trong giai đoạn
đầu chúng
ta gọi là những
bậc tinh anh, thí dụ như
Ngài Xá Lợi Phất,
Ngài Mục Kiền Liên, Ngài A Nậu Đà
La, v.v... đó
là những bậc
thông tuệ tuyệt vời.
25 năm sau khi Đức
Phật thành đạo
thì Phật Giáo trở
thành một tôn giáo đại
chúng tức là
tôn giáo rộng lớn,
và tôn giáo rộng lớn
đó nghĩa là
trong tất cả các quốc độ
ở miền châu
thổ sông Hằng
nơi nào cũng
có đệ tử
Phật là người
xuất gia và tại gia, lúc bấy giờ
thì Đức Thế
Tôn Ngài lựa
chọn Xá Vệ này để
an cư trong suốt
phần còn lại, có nghĩa là một năm
vào ba tháng mùa mưa
thì Đức Phật
an cư tại đây
và sau mùa mưa
thì Đức Thế
Tôn đi du hóa ở
những nơi
khác, tức là
qua mùa khô. Khi Đức
Thế Tôn ở
tại đây
thì Ngài nhập hạ tổng cộng là
24 mùa an cư tại
thành Xá Vệ, ở
trong 24 mùa an cư
đó thì 19 mùa
an cư thì Đức
Thế Tôn ở
tại chùa Kỳ Viên này và còn 5 mùa an cư
khác thì Đức
Thế Tôn nhập hại tại Đông
Phương Tự.
|
Cây Bồ Đề tại Vườn chùa Kỳ Viên |
Vì lúc bấy giờ Phật Pháp đã có cơ sở rộng lớn và do vậy rất cần nơi cố định để Đức Phật bắt đầu ban hành giới luật cho Chư Tăng, nếu Đức Thế Tôn đi chỗ này chỗ kia và mỗi một nơi Ngài ban hành những giới luật rời rạt thì chuyện đó rất khó để có sự nhất quán và không được toàn bộ, do đó lúc bấy giờ chùa Kỳ Viên tại thành Xá Vệ là trung tâm nơi đó là nơi áp dụng những điều luật căn bản Đức Phật Ngài đặt ra. Mỗi lần chư Phật tử hoặc chư tỳ kheo ở xa muốn về thăm viếng Đức Phật vì có nhiều vị không có thần thông nên không biết nơi đến thì nơi bảo đảm nhất là hướng về thành Xá Vệ, lấy ví dụ như Ngài Mahakaccayana khi một vị vua đến hỏi Ngài "vậy chứ bậc đạo sư là ai và làm sao để có thể đến đảnh lễ", thì Ngài Mahakaccayana lúc bấy giờ ở Afghanistan diễn tả rằng "Phương Đông có một kinh đô là thành Xá Vệ ở nơi đó có ngôi chùa Kỳ Viên có Đức Thế Tôn bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác ở đó", diễn tả như vậy điều đó có nghĩa là 25 năm hoàng đạo sau cùng của Đức Thế Tôn và hơn phân nửa thì Đức Thế Tôn thường an cư tại chùa Kỳ Viên này và điều này rất dễ hiểu là khi 20 năm đầu Phật giáo có tánh cách phôi thai tiên khởi thì Đức Phật Ngài đi du hoá nhiều, nhưng khi Chư Tăng và Phật tử đông đảo thì Đức Thế Tôn ở một chỗ để Ngài là nơi quy hướng cho nhiều người.
Và có một lần ông Cấp Cô Độc
đã đến
gặp Đức
Thế Tôn để
thưa một
chuyện: "Bạch Đức
Thế Tôn đôi
khi Chư Tăng
và Phật tử
từ xa về
thành Xá Vệ này và muốn vào diện
kiến Đức
Thế Tôn nhưng
khi họ đến
chùa Kỳ Viên thì Đức
Thế Tôn đã
đi khỏi và
họ đã rất
là thất vọng tại vì đường
xa như vậy
mà không được
gặp Đức
Thế Tôn." Thì Đức
Phật đã
cho phép làm một việc là Ngài cho phép
trồng một cây Bồ Đề
tại chùa Kỳ Viên này tức
là nếu Đức
Phật không có mặt
tại đây
mà nhìn thấy cây Bồ Đề
cây là nơi Đức
Phật thành đạo
thì cây Bồ Đề
như là biểu
tượng Đức
Phật.
|
|
Sau đó
chúng tôi vào nơi
Hương Thất
của Đức
Phật tại chùa Kỳ Viên, bây giờ
chỉ còn những
tường gạch
dan dở vì bị
tàn pháp bởi
thời gian và
giặc Hồi,
cũng tại nơi
này Đức
Phật đã
giảng kinh Pháp Cú. Thời
Đức Phật
còn tại thế thì Ngài đã
an cư 19 mùa mưa
tại đây,
và tại Hương
Thất này đã
có rất nhiều Chư
Thiên và những
vị Tỳ Kheo đến
đây lắng
nghe lời dạy
của Đức
Phật. Một cái giếng được
Đức Phật
dùng thời Đức
Phật còn tại thế và sau này người
ta đã lắp
miệng giếng lại và thay vào đó
một máy bơm
nước lấy
từ dưới
giếng này, kế bên là toà để
Đức Phật
ngồi giảng pháp cho Chư
Thiên và chư
vị Tỳ Kheo, khi chúng tôi đến
thì có rất nhiều Chư
Tăng đang
tụng kinh tại đây.
Chúng tôi được
TT Giác Đẳng
hướng dẫn
tụng kinh Tam Bảo và kinh Hạnh Phúc
sau phần tụng kinh là lời
nguyện của TT Giác Đẳng.
|
chụp tại Hương Thất của Đức Phật |
TT Giác Đẳng
: Chúng ta đã
đến đây
rất muộn 2500 năm
sau khi Đức
Thế Tôn viên tịch, chúng ta về đây
chiêm bái di tích chùa Kỳ Viên nơi
Đức Tôn Sư
đã an cư
19 mùa mưa, tại
Hương Thất
này đã có rất
nhiều lần những
vị Chư Thiên
những vị Tỳ
Kheo đến đây
lắng nghe lời
dạy của Đức
Phật, chúng ta kém duyên kém phước
diện kiến Đức
Thế Tôn hoặc
giả là không chứng
ngộ đạo
quả khi Đức
Thế Tôn còn tại thế, hôm hay chúng
ta có chút duyên lành về đây
tuy rằng Đức
Thế Tôn đã
viên tịch từ
lâu rồi nhưng
mà chúng ta được
đến Hương
Thất này xin nhất tâm để
đảnh lễ
Đức Phật,
xin thành tâm để
suy niệm giáo pháp và xin tất cả những
phước lành
những công khó
mà chúng ta đã
tạo trong chuyến đi
hành trình xa xôi từ
Hoa Kỳ từ
Âu Châu sang đây
một hành trình dài rất mệt nhọc
nhưng mà rồi
đến đây
tại Hương
Thất của Đức
Phật xin tất cả những
công đức đó
sẽ tạo thành duyên lành cho chúng ta đời
này cho đến
khi thành Phật lúc nào sanh ra đời
đều có thiện
duyên với Phật
Pháp, nếu chúng ta gặp
được
Chư Phật ra
đời xin tâm
của chúng ta thật sự
thành kính đón
nhận như
ông Cấp Cô Độc
như những
người đàn
tín đã từng
qùy đảnh lễ
dưới chân
của Đức
Phật, xin cho chúng ta có thiện duyên với
Phật Pháp để
lắng nghe như
là Chư Thiên đã
từng lắng
nghe Pháp Âm Vi Diệu từ
Đức Thế
Tôn và cho chúng ta không bao giờ
rơi vào khổ
cảnh sanh làm người
thì đừng là
người đói
kém thiếu trí tuệ ngũ căn
không đầy đủ
và cuối cùng xin cho tất cả chúng ta
thành tựu quả
vị giác ngộ mà Chư
Phật đã
giác ngộ, xin cho chúng ta có nhiều phước
lành sung mãn như
là những người
hữu duyên hữu
phước đã
từng có mặt
ở trong vùng đất
này thời Đức
Thế Tôn còn tại thế như
ông Cấp Cô Độc
bà Visakha và xin cho mỗi chúng ta trong chuyến
đi hành hương
này không phải chỉ nói lên niềm
thành kính đối
với Đức
Phật mà còn thấm nhuần lời
dạy của Ngài.
|
|
Chúng tôi di chuyển đến
vùng đất mà
nha khảo cổ đang
khai quật, tại đây
TT Giác Đẳng
giảng câu chuyện bà Visakha.
TT Giác Đẳng giảng: Điểm rất đặc biệt là từ nhiều quốc độ khác nhau mỗi nơi đều có người đàn tín để hộ trì Đức Phật, nhưng đặc biệt ở thành Xá Vệ này thì có hai vị thí chủ cực kỳ quan trọng đó là ông Cấp Cô Độc và bà Visakha, họ không xuất thân từ vua chúa nhưng họ ở giai cấp thương gia, những người ở cấp thương gia này ngoài công việc buôn bán thì đời sống của họ chỉ dành cho công việc hộ pháp mà thôi, họ là hình ảnh mẫu mực của người cư sĩ tiêu biểu chứ không giống như những vị vua chúa. Khi Đức Thế Tôn về đây một thời gian thì lúc bấy giờ ở trong thành có bà đại thí chủ Visakha bà đến đây thường xuyên và là một đại thí chủ bà lo lắng cho Đức Phật và Chư Tăng rất nhiều thứ và bà trở thành như là bà mẹ của Chư Tăng, có nghĩa là mỗi buổi sáng hay buổi chiều bà đến chùa thì những vị tỳ kheo hay sadi nhất là những vị sadi trẻ tuổi thường trông vào bà Visakha đến để mang những thứ uống như sữa và mật v.v.. |
Nhi, anh Long, ĐĐ Thiện Thắng và anh Hòa |
Có một lần bà đến
đây với
một người
tỳ nữ, lúc đó
bà đang đi
dự một dạ
hội rất lớn
và bà mặc một
áo choàng rất đắt
tiền, khi bà đến
đây bà không muốn
mặc chiếc
áo choàng đó nên
bà thay áo ra và mặc
một chiếc áo rất giản dị rồi
trao chiếc áo choàng đó
cho người tỳ
nữ, cô tỳ nữ
vào nghe pháp khi về thì bỏ quên chiếc
áo, bà mới nói
cô người hầu
đó trở
lại và nếu chiếc áo đó
còn nằm yên tại
chỗ thì lấy nó về, nếu mà Tôn Giả
Ananda hay chư Tỳ
Kheo đã đụng
tới và cất đi
thì không bao giờ
lấy về. Quả thật khi trở
lại thì Tôn Giả Ananda biết cái áo đó
của bà nên Tôn Giả đã
cất đi, lúc đó
bà mới trình với
Tôn Giả Ananda rằng
bà đã có lời
nguyện là nếu chiếc áo đó
mà Chư Tỳ
Kheo đã cất đi
thì bà xin được
cúng để làm
ngôi Tam Bảo. Sau đó
bà đã đem
bán chiếc áo choàng trong thành Xá Vệ, vì
chiếc áo được
chạm toàn bằng
ngọc qúy nên có giá trị liên thành rất
mắc do đó
trong thành Xá Vệ không ai có đủ
tiền để
mua chiếc áo vì vậy bà đã
bỏ tiền ra để
mua chiếc áo choàng lại và dùng số tiền
đó cất một
ngôi chùa theo lời
dạy của Đức
Phật ở phía
đông thành Xá Vệ
là ngôi chùa Pùràràma. Chùa Pùràràma là một
ngôi chùa nổi tiếng, có một ngôi chùa
khác do vua Ba Tư
Nặc cất mà
ngày nay chúng ta không còn thấy vết tích đó
là ngôi chùa Racikarama là ngôi chùa hoàng gia nhưng
ngôi chùa đó
chúng ta không được
biết nhiều. Ông Cấp Cô Độc
và bà Visakha là hai người
tín chủ bật nhất của Đức
Phật một nam một nữ.
Theo trong kinh Đức
Phật Ngài rất đặc
biệt là buổi tối mà Ngài nghỉ ở
chùa Kỳ Viên thì buổi trưa
thì Ngài nghỉ ở
Pùràràma, nếu buổi tối Ngài nghỉ
ở Pùràràma thì
buổi trưa thì
Ngài nghỉ ở
chùa Kỳ Viên, đó
là thông lệ của Đức
Phật. Chúng tôi nghe nói là các nhà khảo cổ
đang tìm và định
được vị
trí của ngôi chùa Pùràràma, nhưng
mà chưa được,
hy vọng một ngày nào đó
chúng ta có thể tìm ra nơi
này. Theo ký sự
của Ngài Huyền Trang cho chúng ta biết rằng
khi Ngài đặt
chân đến vào
thế kỷ thứ
7 thì nơi này là
một nơi hành
hương của
thập phương
bá tánh rất đông
và trước cửa
chùa Kỳ Viên có một pháp xá rất lớn
như là một
khách sạn thời
bấy giờ,
pháp xá đó cung
cấp ăn uống
miễn phí cho những
người hành hương
về lễ Phật và chùa Kỳ Viên lúc bấy
giờ ước
chừng có hơn
1000 tăng sĩ ở
tại đây,
không lâu sau khi Ngài Huyền Trang đến
đây thì đã
rơi vào trong
hoang phế mà ngày nay chúng ta về chỉ
còn có nền gạch mà thôi.
|
|
Rời chùa Kỳ
Viên chúng tôi đi
thăm thiền
viện quốc tế Mahamongkol Meditation
Center.
Chúng tôi đến thăm thiền viện quốc tế Mahamongkol Meditation Center do vị Nữ Cư Sĩ Maha Upasika Dr. Bongkot Sitthipol thành lập. Khoảng 15 năm trước bà là người lãnh đạo 1.000 Phật tử tới trung tâm Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal, bao gồm Lâm Tỳ Ni, Sarnath, Kushinagar, Gaya và lần đầu tiên là Shravasti. Vào năm
1996, vị Cư
Sĩ Maha Upasika đã
mua được
125 mẫu đất
phía sau khuôn viên chùa Kỳ Viên, là trung
tâm áp dụng những điều luật
căn bản Đức Phật Ngài
đặt ra và cũng là nơi Đức
Phật đã
an cư 19 mùa
an cư tại
đây. Bà đã
mang 9,999 cây đa (Banyan) giống từ
Thái Lan, ngày nay thì tại trung tâm thiền
viện đã
có khoảng 40,000.
|
chụp tại thiền viện quốc tế Mahamongkol Meditation Center |
Mỗi ngày có khoảng 300 du khách đến thăm viếng thiền viện. Khi chúng tôi đến vào giữa trưa mọi người phải để giày bên ngoài cổng thiền viện và đi chân đất trên một bãi cỏ rộng mênh mông. Chúng tôi được TT Giác Đẳng hướng dẫn tụng kinh Tam Bảo dưới chân một tôn tượng Phật thật lớn trong khuôn viên thiền viện sau đó thì người tri khách của thiền viện hướng dẫn chúng tôi vào chánh điện, nơi đây chúng tôi tụng kinh Tam Bảo và ngồi thiền 15 phút sau đó thì được vị tri khách hướng dẫn đi tham quan thiền viện | |
Rời thiền viện chúng tôi đi thăm thành vương Xá TT Giác Đẳng giảng: Dọc hai bên đường có nhiều ngôi chùa Phật giáo được xây cất, tại đây có một ngôi chùa Phật giáo Trung Hoa cất rất sớm nhưng sau đó bị rơi vào trong hoang phế và người Ấn Độ đã chiếm ngự ngôi chùa này. Thời Đức Thế Tôn còn tại thế thì ngoài ngôi chùa Racikarama là ngôi chùa của vua Ba Tư Nặc mà Ngài Huyền Trang cũng không xác định được vị trí ở đâu vì thành Xá Vệ ở bên trong chỉ là hoàng cung không có nhiều di tích liên quan đến Phật giáo, chỉ ngoài thành có hai ngôi chùa lớn là hai ngôi chùa Kỳ Viên và chùa Đông Phương ở thành Xá Vệ. Đức Phật và Chư Tăng buổi sáng thường vào thành Xá Vệ khất thực, theo trong bản sớ giải của Ngài Buddhaghosa thì thành Xá Vệ thời đó có khoảng 250,000 thị dân là một thủ đô tương đối lớn thời bấy giờ, ngày hôm nay một thành phố có 250,000 dân thì là thành phố nhỏ. Người ta đang trùng tu mở rộng con đường đi vào thành Xá Vệ. |
chụp tại nền nhà của ông Cấp Cô Độc |
Ngày nay thì thành Xá Vệ rơi
vào tình trạng hoang phế hoàn toàn, người
ta không biết cho đến
khi nào thì khai quật được
thành Xá Vệ nhiều hơn
nữa nhưng
chắc chắn
ở dưới
vùng đất
thành Xá Vệ chứa
rất nhiều di tích quan trọng. Chính phủ
Ấn Độ
đã có chương
trình bảo vệ cho thành Xá Vệ.
Ở bên trong thành chúng ta vẫn còn hai di chỉ rất quan trọng đối với đạo Phật đó là tháp đánh dấu ngôi nhà của ông Cấp Cô Độc và bên cạnh còn có tháp kỷ niệm Ngài Vô Não. Ngài Vô Não trước khi xuất gia là một tướng cướp cuồng sát nhưng nhờ Đức Phật hoá độ trở thành tỳ kheo trong đạo tràng của Đức Phật. Theo các nhà khảo cổ cho biết thì ngôi nhà của ông Cấp Cô Độc lớn hơn công viên mà chúng ta được biết rất nhiều, ngày nay thì nha khảo cổ đã làm hàng rào chung quanh để đánh dấu công viên nơi khai quật. Ông Cấp Cô Độc là đệ nhất cư sĩ thời Đức Phật còn tại thế về phía bên nam giống như và Visakha là đệ nhất cư sĩ về phía bên nữ và ông đặc biệt đóng một vai trò rất quan trọng trong vai trò hộ pháp. Có rất nhiều giai thoại liên quan đến ông Cấp Cô Độc như qúi Phật tử khi đọc những bài kinh như hồi nãy chúng ta đọc là "Như vầy tôi nghe một thời Đức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên tịnh xá của ông Cấp Cô Độc" thì chúng ta thấy rằng tên của ông gắng liền với nhiều bài kinh. Chúng tôi chỉ muốn nhắc lại một giai thoại ông là một thương buôn thì công việc làm ăn có lúc thăng có lúc trầm, đa số trong cuộc đời của ông thì ông rất giàu có nhưng cũng có một lần vì ông quá lo Phật sự và ít có lo việc buôn bán nên tài sản của ông bị khánh tận, thì theo trong kinh nói rằng lúc bấy giờ kinh tế ở đây cũng khó khăn và bản thân của ông gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên ông vẫn giữ phận thủ thường, ông sống rất đơn giản, ăn cơm với muối, thì có cơm có cháo ông vẫn cúng dường Đức Phật cơm cháo, hình ảnh đó rất đẹp là mặc dầu trong thành có vua Ba Tư Nặc giàu có là vua của một xứ nhưng khi ông Cấp Cô Độc nghèo thì Chư Tăng vẫn đến đây để thọ thực giống như lúc ông giàu có, không có gì thay đổi, và ông cũng không mảy may gì cảm thấy khó khăn khi mà cuộc sống cá nhân của ông bị khó khăn về tài chánh như vậy. Tại nơi này có một giai thoại rất đặc biệt là năm đó ông Cấp Cô Độc lớn tuổi ông cảm thấy ông sống không bao lâu nữa, ông mới cho người nhà chạy sang chùa Kỳ Viên để trình với Đức Phật rằng ông Cấp Cô Độc sắp trút hơi thở cuối cùng, thì Đức Thế Tôn cùng với Tôn Giả Xá Lợi Phất sang đây gặp ông và Tôn Giả Xá Lợi Phất đã thuyết một bài kinh nói về sự vô thường, khổ não, vô ngã của thân ngũ uẩn này, khi nghe xong thì ông Cấp Cô Độc chảy nước mắt, Tôn Giả Xá Lợi Phất Ngài hỏi một cách trực tiếp "Có phải là đạo hữu có điều gì hối tiếc không?" thì ông Cấp Cô Độc nói không có điều gì hối tiếc mà chỉ khi nghe xong ông rất xúc động và chảy nước mắt vì tại sao từ xưa đến giờ ông không được nghe bài kinh như vậy, thì Tôn Giả Xá Lợi Phất ôn tồn trả lời rằng bài kinh đó là bài kinh đặt nặng về tính chất tu thiền, thường chỉ đọc cho những vị xuất gia, khi đó ông có một lời thỉnh cầu là "Bạch Tôn Giả, người cư sĩ có thể nghe và có thể được nhiều lợi ích từ những bài kinh như vậy, nên xin thỉnh qúi Ngài nên giảng dạy điều đó cho người cư sĩ về sau này." Thì đó là lời khẩn cầu của ông trước khi ông nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng ở tại đây. Chúng ta cũng có câu chuyện liên quan đến chùa Kỳ Viên trong đó có câu chuyện liên quan đến ông Cấp Cô Độc. |
|
Tháp kỷ niệm Ngài Vô Não. TT Giác Đẳng giảng: Ngài Vô Não là người xuất thân từ thành Xá Vệ, cha là vị đại thần của vua Ba Tư Nặc, khi bà mẹ vừa sanh Ngài thì các vũ khí trong kho tự nhiên sáng lên, ngày hôm sau người ta bàn với nhau có lẽ là điềm bất tường cho vương quốc Kosala và những vị Bà La Môn mới bàn là hãy coi giờ đó có đứa bé nào sanh ra đời thì phải tìm bắt đứa bé thì quả thật là cha của Ngài Vô Não là vị quan đại thần đã ẵm đứa bé đến trình với nhà vua là chính đứa nhỏ này khi sanh ra thì vũ khí trong nhà sáng lên, các vị quan đại thần khuyên nhà vua là nên giết đứa nhỏ nhưng vua Ba Tư Nặc phản đối một cách mạnh mẽ, nhà vua nói đứa bé vô tội và cha mẹ của Ngài Vô Não đã nuôi Ngài và đặt tên là Ahimsa có nghĩa là vô hại, ý là để Ngài lớn lên không có sát sanh không hại ai |
Phái đoàn chụp tại tháp kỷ niệm Ngài Vô Não |
Lớn lên Ahimsa khôi ngô tuấn tú có trí tuệ và có sức mạnh, và người cha cương quyết là làm sao cho đứa con mình trở thành người hiền lương nên đã gửi Ngài sang xứ Taxila để học tại trường đại học ở đó, và đến học thì được thầy rất thương vì thông minh, nhưng bị những người bạn ganh tỵ mới nói với thầy rằng Ahimsa mỗi lần chơi với ai thì nói là mai mốt còn giỏi hơn ông thầy, thì một lần, hai lần, một người, hai người, ba người nói như vậy thì ông thầy tin và ông có sự đố kỵ với Ahimsa, ông nghĩ rằng người học trò này rất thông minh không phải dễ dàng để mình triệt hạ nên ông mới nói rằng: "Thầy có một pháp thuật rất
cao cường nếu
con luyện được
pháp thuật này thì con trở
thành người
trác tuyệt ở
trong thế gian này nhưng
con phải làm một điều
mà thiên địa
không dung được
đó là làm sao để
có được
một sâu chuỗi kết thành bởi
1000 ngón tay và mỗi một ngón tay phải
từ một người
mà do chính con giết người
đó tức
là muốn làm xâu chuỗi đó
phải giết 1000 người."
|
Ông Ahimsa đã
trở về
quê hương
của mình là xứ
Kiều Tát La ở
biên giới ở
xứ Kosala và
trong một khu rừng
đã tàn hại
những người
thợ săn
tất cả là 999 người
và mỗi một người
chỉ lấy một ngón tay út rồi kết
thành tràng ngón tay do vậy ông có tên là
Angulimala. Angulimala trong chữ
Hán là Ưu Ma
Quật có nghĩa là tướng
cuớp có
tràng chuỗi bằng
ngón tay. Về sau này Angulimala được
gặp Đức
Phật và được
Đức Phật
độ
Angulimala trong một giai thoại chúng tôi
sẽ kể sau. Nhưng
khi Angulimala trở
thành tỳ kheo ở
thành Xá Vệ này thì cũng do Đức
Phật Ngài can thiệp với
vua Ba Tư Nặc
để không
truy cứu Ngài
Angulimala là một tướng
cướp trước
kia. Có một lần tỳ kheo Angulimala đi
khất thực
từ chùa Kỳ
Viên đi vào
thành khi đi đến
một chỗ Ngài Angulimala nghe tiếng
kêu khóc rất thảm thiết của một
người phụ
nữ và
Angulimala đã
dừng lại
hỏi người
chung quanh là có chuyện gì thì được
biết đó
là một sản phụ đang
bị sanh khó. Thời
đó không có
bác sĩ như
bây giờ do vậy
một
|
chụp tại Hương Thất của Đức Phật |
phụ nữ
sanh đẻ
thì chịu rất nhiều khổ sở.
Ngài bỏ chuyến đi
khất thực
và trở về
chùa Kỳ Viên bạch với
Đức Phật:
"Bạch Đức Thế Tôn, trên đường con đi khất thực đã gặp một sản phụ sanh con rất khó và kêu gào thảm thiết, con thấy trắc ẩn mà con không biết phải làm gì." Đức Phật trả lời rằng: "Con hãy đi đến chỗ đó và con hãy nói lên một lời chân thật và phát nguyện lời đó sẽ là năng lực giúp cho sản phụ." Rồi Đức Phật Ngài dạy Ngài Angulimala câu kệ: "Từ khi tôi sanh ra tới giờ thì chưa có một ý tưởng và chưa có làm tổn hại một sanh linh nào, thì xin cho lời chân thật này, xin cho chị được bình an." Ngài Angulimala nghe câu kệ đó thì Ngài bạch với Đức Phật."Bạch Đức Thế Tôn con là một người với bàn tay đẫm máu trước khi xuất gia thì làm sao nói như vậy được." Đức Phật Ngài nói rằng: "Nếu như vậy thì con hãy nói rằng: Từ khi con sanh ra trong ra gia đình bậc thánh tới bây giờ thì chưa bao giờ làm tổn hại sanh linh nào." |
|
Ngài Angulimal đã học câu kệ đó của Đức Phật tức là "từ khi sanh ra trong gia đình bậc thánh tới bây giờ thì chưa bao giờ hại bất cứ sinh linh nào xin nguyện với lời chân thật này xin cho người được bình yên" và Ngài đã đi trở lại và Ngài xin với gia chủ cho Ngài đứng cách người sản phụ một bức màn và Ngài nói lên lời này cho người sản phụ nghe lập tức người sản phụ hết đau đớn và sanh được hài nhi mẹ tròn con vuông. Câu chuyện đó đã trở thành giai thoại và câu đó trở thành câu kinh cầu an mà ngày nay chư tăng ở nhiều quốc gia vẫn còn tụng câu kệ đó. Tại đây đánh dấu một tướng cướp hoàn lương không làm hại người khác mà con cứu rỗi được người khác. Lễ cúng xá lợi Phật tại chùa Kỳ Viên. Buổi chiều chúng tôi có một buổi lễ cúng dường Xá Lợi Phật tại chùa Kỳ Viên. Tại chánh điện chùa Kỳ Viên có 108 bức tranh vẽ liên quan đến cuộc đời của Đức Phật trên tường tuyệt đẹp, TT Giác Đẳng đã giảng giải từng bức tranh một cho chúng tôi nghe. |
Cây Bồ Đề tại chùa Kỳ Viên |
Đến giờ chiêm bái Xá Lợi Phật thì chúng tôi mỗi người đội một mâm hoa dâng lên bàn Phật. Những hương hoa đã được bà Linh và các Phật tử chùa Pháp Luân phát tâm cúng dường. Chúng tôi tuần tự tiến đến bàn thờ Phật nơi để Xá Lợi Phật, vị Sư Cả giở chiếc khăn phủ hộp đựng Xá lợi Phật, và chờ từng người chúng tôi đến gần Ngài rọi đèn pin vào hộp Xá Lợi Phật, tay kia cầm cây nhỏ như cây viết có mũi tên nhọn chỉ vào ngọc Xá lợi nhỏ xíu. Tôi lạy xuống đảnh lễ Xá lợi Phật rồi mới qùy lên chăm chú nhìn vào mũi tên nhọn chỉ vào viên ngọc Xá Lợi sáng rực long lanh do ánh đèn của Ngài Sư Cả rọi vào. Sau đó mọi người lần lượt được vị Sư Cả để cái đỉnh đựng Xá Lợi Phật lên đầu và Ngài tụng kinh ban phước lành cho mỗi người. Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi được chiêm bái Xá Lợi, mặc dầu từ lâu tôi được biết Xá Lợi Phật qua những bài viết và hình ảnh trên Internet nhưng chưa bao giờ được phước duyên để chiêm bái và đây là một phước duyên lớn trong dịp đi hành hương do TT Giác Đẳng hướng dẫn lần này. Trong lúc Phật tử chiêm bái Xá Lợi thì chúng tôi được TT Giác Đẳng hướng dẫn tụng kinh Chiêm Bái Xá Lợi, không khí thật là trang trọng và thành kính. Và một sự việc đã thật sự xúc động trong tôi đó là khi mọi người xếp hàng tuần tự lên chiêm bái Xá Lợi Phật thì tôi nhìn thấy ông xã là người đi sau cùng, anh đi chầm chậm hai tay chắp trước ngực, mắt thì nhìn xuống đất trước mặt và vẻ mặt hết sức thành kính tiến đến nơi để Xá Lợi Phật, hình ảnh thành kính của anh đã làm tôi dâng lên nỗi xúc động, tôi nghẹn ngào nhìn anh mà nước mắt rưng rưng vì lòng thành kính của anh đối với Đức Phật mà đây là lần đầu tiên tôi thấy hiện bày trên khuôn mặt của anh, bây giờ nhắc lại tôi vẫn còn cảm xúc nghẹn ngào, có lẽ đây là hình ảnh xúc động nhất đã làm chao động lòng tôi của suốt chuyến đi 20 ngày này và mang trong tâm tôi suốt cuộc đời còn lại của tôi về người bạn đường hiền hoà này. Sống xa quê hương từ hồi còn trẻ, trên đất lạ quê người khó tìm được một cảnh chùa nên tôi thường tìm hiểu Đạo Phật qua kinh sách, nhưng ông xã tôi thì lại ít siêng đọc sách do vậy anh hiểu rất ít về Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài cho nên tôi vẫn thường nguyện rằng phải có một lần được đưa anh đến xứ Phật để mong anh có được phước duyên với Phật, và thật là may mắn trong chuyến hành hương do Thầy tổ chức kỳ này thật là đầy đủ phước sự nên chúng tôi đã ghi danh tham dự. Và tại đây hình ảnh anh với tâm thành đảnh lễ Xá Lợi Phật đã làm tôi vô cùng xúc động. |
|
Sau phần cúng dường Xá Lợi Phật chúng tôi bước qua cánh đồng ruộng phía sau chùa nơi có hồ nước mà tương truyền rằng hồ nước này là nơi nàng Cinca bị đất rút chôn sống vì nàng phạm tội vu khống Đức Phật làm nàng mang thai. Bây giờ hồ nước vẫn còn chung quanh là ruộng lúa nhưng tại đây đất thấp trũng xuống chỉ thấy sình và nước. Rời chùa Kỳ Viên chúng tôi đến viếng nơi Đức Phật thị hiện thần thông để giáo hóa ngoại đạo: TT Giác Đẳng giảng: Năm 1988 khi chúng tôi đến Ấn Độ đi ngang nơi này thì chỉ có một ngọn đồi duy nhất tồn tại nơi đây nằm trong bình nguyên mênh mông của xứ Kiều Tát La. Trước kia nha khảo cổ có một chút nghi ngờ tại vì ngọn đồi này theo ký sự của Ngài Huyền Trang |
Lễ cúng dường Xá Lợi tại chùa Kỳ Viên |
cho rằng tại
ngọn đồi
này có một ngọn tháp rất lớn
do vua Ba Tư Nặc
xây cất đánh
dấu nơi Đức
Phật thị hiện thần thông nhưng
ngày nay thì người
ta không thấy ngọn tháp đó
mà chỉ có ngọn đồi
này mà thôi, nhưng
sau cùng do sự vận
động của
rất nhiều người
cuối cùng nha khảo cổ Ấn Độ
đã bắt
đầu khai quật
phần trên và khi khai quật phần trên đem
phần đất
ra thì hiện ra nền gạch như
bây giờ, ở
dưới là một
khối gạch rất lớn
nhưng người
ta chưa khai quật
hết do đó
chúng ta không thấy.
Một sự việc rất thú vị là thời Đức Phật còn tại thế năm đó Ngài 72 tuổi thì có một sự việc xảy ra là có một trưởng giả rất giàu có, vị trưởng giả này nói rằng nghe nói những vị tu sĩ có vị giáo chủ có thể hiện thần thông nhưng thật ra xưa nay không thấy ai có thần thông hết, ông nghĩ rằng người ta chỉ tự xưng như vậy mà thôi, và ông đã xuất tiền ra mua một bình bát bằng cây trầm đỏ rất lớn đồng thời ông kiếm những cây tre rất cao và chắp thành một cây sào rồi ông treo cái bình bát lên sào cao và nói rằng: |
|
"Cái này leo lên thì rất là khó leo chỉ có những người có thần thông mới leo lên lấy cái bình bát được mà thôi, nếu thật sự trên thế gian này có người có thần thông thì thật sự có thể lên lấy cái bình bát này." Ông treo trong bảy ngày không ai lên lấy cái bát đó, sau đó ông mới tuyên bố mọi người rằng những vị samôn chỉ khoát lác chứ không có thần thông, thì có một vị tỳ kheo đệ tử Phật chỉ là một phàm tăng thôi nhưng tu hành đắc thần thông, vị này đi khất thực nghe thấy như vậy thì nghĩ rằng "nếu vị trưởng giả này có sự thách đố như vậy mà không ai lấy bình bát xuống thì quần chúng càng lúc càng tin vào tà kiến", do vậy vị này thị hiện thần thông lên lấy cái bình bát xuống, quần chúng xung quanh reo hò và tin đó lan truyền vào thành Xá Vệ và đến tai Đức Phật Ngài. Đức Phật nói là các vị tu sĩ không được làm |
tại nền toà tháp nơi Đức Phật thị hiện thần thông giáo hóa ngoại đạo |
như
vậy và từ
đó về sau Đức
Phật cấm chư
vị tỳ kheo thi triển thần thông,
những người
ngoại đạo
nói rằng:
"Đức
Phật không có thần thông chứ
nếu Ngài có thì Ngài không cấm như
vậy." Đức
Phật Ngài nói với
vua Ba Tư Nặc
rằng Ngài sẽ
biến hiện thần thông để
cho những người
ngoại đạo
thuần phục thì vua Ba Tư
Nặc hỏi Đức
Phật là tại sao Ngài cấm chư
tỳ kheo thị hiện thần thông mà
Ngài lại thị hiện thần thông
thì Đức Phật
trả lời rằng
có những điều
có thể làm được.
Trưa hôm đó
Đức Phật
đến nơi
này và Đức
Phật dạy mang đến
cho Ngài một trái soài, trái soài được
cúng dường
Đức Thế
Tôn ăn tráng miệng,
sau khi Ngài dùng xong thì Ngài để
hột soài xuống đất
và hột soài từ
mọc thành cây soài lớn
dần lớn dần,
thì Ngài nhìn vào cây soài lớn
rất là nhanh chóng giống như
chúng ta xem phim mà xem chậm. Sau đó
Đức Thế
Tôn hiện thần thông ra bằng
một vị Phật có lực
rất đặc
biệt là song thân (yamaka) tức
là từ trong lỗ
chân lông của Ngài một lúc phun ra nước
và lửa. Thật
ra nguyên tắc
thi triển thần thông là một người
muốn biến hiện thần thông nước
thì phải nhập vào đề
mục nước,
nếu muốn biến hiện thần thông
lửa thì phải
nhập vào đề
mục lửa,
nhưng Ngài có
thể một lúc đổi
qua đổi lại
rất nhanh chóng do đó
từ lỗ
chân lông của Ngài có thể phun ra vừa
nước vừa
lửa, phép thần
thông đó gọi
là yamaka chỉ có vị Chánh Đẳng
Chánh Giác mới
có thể làm được
mà thôi, đó
là hạ thứ
bảy sau khi Đức
Phật Ngài hiện thần thông thì Ngài
lên cung trời Đao
Lợi để
độ Phật
Mẫu và sau ba tháng an cư
Ngài xuống vùng đất
Sankassa gần New Dehli, ngày nay tại Sankassa
còn di tích đánh
dấu nơi Đức
Phật trở về
từ cung trời
Đao Lợi.
|
|
Đức Phật đề cập đến là có ba loại thần thông: biến hiện thần thông thí dụ như phi hành trên hư không hoặc biến thế này thế kia, thần thông thứ hai gọi là tha tâm thông tức là có thể đánh trúng vào thị hiếu sở thích của quần chúng thí dụ như những người quảng cáo hàng hoá họ biết thị hiếu của quần chúng họ bán được hàng hoá chúng ta gọi là tha tâm thần thông, thần thông thứ ba là giáo hoá thần thông tức là thần thông bằng con đường giáo dục thí dụ như một đứa nhỏ hư mình ngồi xuống để dạy nó để nó trở thành người tốt. Thì trong ba thứ thần thông này Đức Phật tán thán hạnh giáo hóa thần thông, tại vì nếu mà thời Đức Phật còn tại thế mà Ngài chỉ thị hiện sự biến hiện thần thông để cảm hóa mọi người, lúc đó người ta thấy được thần thông của Đức Phật họ tin theo Đức Phật mà Đức Phật không dạy giáo pháp thì người đời sau chúng ta không có gì để học không có gì truyền đạt lại cho chúng ta được. |
chụp tại chân đồi nơi có toà tháp Đức Phật thị hiện thần thông giáo hóa ngoại đạo |
Do vậy Đức
Phật nói rất rõ là con đường
Phật Pháp là con đường
giáo dục, bản thân của Đức
Phật Ngài có thần thông nhưng
Ngài xử dụng
con đường
giáo dục là Ngài nêu cao hạnh lành Ngài
truyền dạy những
điều mà tỳ
kheo, tỳ kheo ni, thiện nam tín nữ
đều có thể
học được
chứ không phải
lúc nào cũng dùng niềm tin của người
khác. Phật pháp thì có nhiều khuynh hướng
đôi khi chúng
ta tìm khuynh hướng
dị đoan
linh thần có tánh cách là làm sao để
chúng ta tăng trưởng
niềm tin. Nhưng
câu hỏi chúng ta đặt
ra một điều
như vầy là
nếu có điều
gì linh hiển mà cha mẹ tin được
mà không thể truyền niềm tin lại
cho con thì nó sẽ mất vì nó chỉ được
một đời
mà thôi, cái gì mà cha mẹ học được
và hành được
mà dạy lại cho con thực
hành được
thì đó mới
là con đường
giáo dục thật sự.
Chúng ta lấy ví dụ bây giờ
qúi vị nói rằng
qúi vị cầu nguyện như
thế nào đó
mà qúi vị được
tiền bạc hay được
cái gì đó,
thì sau đó niềm
tin đó không
trao được
cho con cái nhưng
nếu qúi vị học hỏi điều
gì đó có phương
pháp có hệ thống đàng
hoàng như phương
pháp tu tập tâm từ,
phương pháp
tu tứ niệm
xứ thì điều
đó có thể
truyền đời
này sang đời
kia được.
Do đó con đường
của Đạo
Phật là con đường
dựa trên sự
giáo dục để
chuyển hoá đời
sống.
Đứ c Thế Tôn đã thị hiện thần thông tại đây đó là mùa an cư thứ bảy sau đó Đức Thế Tôn lên cung trời Đao Lợi để thuyết pháp độ Phật Mẫu là hoàng hậu Maha Maya. Trong kinh nói rằng ngày giờ ở Cung Trời Đạo Lợi khác với ngày giờ của chúng ta, ở trần gian ba tháng thì ở trên đó chỉ bằng một ngày thôi do vậy khi Đức Thế Tôn lên đó thuyết một bài pháp xem ra bài pháp dài ba tháng ở nhân gian nhưng chỉ bằng một ngày ở cõi trời độ Phật Mẫu để đền ơn tại vì sau khi Đức Thế Tôn ra đời thì bảy ngày sau Phật Mẫu qua đời từ đó về sau Ngài không gặp Phật Mẫu nữa, hoàng hậu Maha Maya là một người đại ân đại đức đối với Đức Phật nên sau khi Ngài thể hiện thần thông thì Ngài lên cung trời Đao Lợi để độ Phật Mẫu thì việc Ngài lên cung trời Đao Lợi để độ Phật Mẫu ngay cả Ngài Huyền Trang khi đến đây cũng thấy rằng đó là sự kiện rất trọng đại, và trong ký sử của Ngài Huyền Trang thì ngọn tháp nơi Đức Phật thi triển thần thông để cảm hoá ngoại đạo thì cao nhất ở thành Xá Vệ, chúng ta không biết cao bao nhiêu nhưng đại khái nền tháp mà ngày nay chúng ta thấy là một ngọn đồi thì rất có thể ngọn tháp khi chưa sụp đổ thì còn cao hơn nữa. Từ nền tháp này mà chúng ta có thể nhìn thấy bình nguyên mênh mông của vương quốc Kiều Tát La tức là vương quốc Kosala một vương quốc rất trù phú về nông nghiệp thời Đức Thế Tôn còn tại thế và cũng là dịp đặc biệt đây là lần đầu tiên mà chúng tôi lên ngọn tháp này nhìn hoàng hôn của thành Xá Vệ. |
Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa |