----->
Buddhist Studies
 

 


Tăng Chi Bộ Kinh - ĐĐ Hộ Kính giảng -

Chủ Nhật, ngày 27 tháng 01 năm 2008

̀I.4. BỐN ĐIỀU HẠNH PHÚC CỦA CƯ SĨ

Đức Phật đă thuyết cho trưởng giả Anāthapindika (Cấp-cô-độc) về bốn điều hạnh phúc của người tại gia.

1- Hạnh phúc sở hữu (Atthisukha), là niềm an lạc do phát sanh tài sản hợp pháp, bằng sự nỗ lực siêng năng làm nghề nghiệp. Khi nghĩ đến sự sở hữu tài sản một cách chân chính như vậy, người cư sĩ cảm thấy hạnh phúc.

2- Hạnh phúc hưởng thụ (Bhogasukha), là niềm an lạc do thọ hưởng tài sản của ḿnh đă có, nuôi bản thân, nuôi gia đ́nh và làm các công đức. Khi nghĩ đến sự thọ hưởng những tài sản tự tạo ra như vậy, người cư sĩ cảm thấy hạnh phúc.

3- Hạnh phúc không nợ nần (Ananasukha), là niềm an lạc do không bị mắc nợ ai dù ít hay nhiều. Khi người cư sĩ trong gia đ́nh biết sống tri túc, vừa với sự thu nhập, không để bị thiếu nợ; người ấy được thoải mái hạnh phúc, không có lo lắng hồi hộp.

4- Hạnh phúc không lỗi lầm (Anavajjasukha), là niềm an lạc do không làm điều tội lỗi, thân hành không phạm tội, khẩu hành không phạm tội, ư hành không phạm tội, phạm tội đối với luật nghiệp báo và đối với luật quốc độ. Khi người cư sĩ sống không vi phạm lỗi lầm như vậy, tâm tư an ổn, hạnh phúc, không bị đau khổ lo sợ.

Trong bốn điều hạnh phúc này, điều "Hạnh phúc không lỗi lầm" là điều hạnh phúc có giá trị cao nhất. -- A.II.69

 

Các câu hỏi trong ngày:

1) Một người có tánh cầu toàn trong cuộc sống gia đình và xã hội, đã đem lại hạnh phúc cho gia đình và có tiếng tốt trong xã hội thì người này có thể tiến tu trên con đường giải thoát không?

2) Mục đích của Đạo Phật là hướng đến sự ly tham giải thoát vậy hạnh phúc tài sản và hạnh phúc hưởng thụ có đi ngược lại Đạo Phật không?

3) Làm sao một người cư sĩ tại gia trong cơn thống khổ bệnh hoạn có thể thắp sáng tuệ giác ?

4) Người tu Phật có nên lập nguyện không? và sự lợi ích của sự lập nguyện là gì? Kính xin Sư từ bi giảng cho con hiểu biết thêm