Phương Pháp Cân Bằng
The Balanced Way
by Bhikkhu Bodhi / Access to Insight
Minh Hạnh chuyển dịch
Giống như loài chim bay được là do hai cánh của nó, việc thực hành Giáo Pháp được duy trì liên tục bởi hai phẩm chất tương phản mà sự phát triển cân bằng là điều cần thiết để chính xác và tiến bộ ổn định. Hai phẩm chất đó là sự quên mình và lòng trắc ẩn. Là một học thuyết của sự quên mình Giáo Pháp chỉ ra rằng con đường để giải thoát là một tiến trình cá nhân của sự rèn luyện mà các sự tập trung dựa vào sự kiểm soát từng bước một và làm chủ lòng khát khao, căn nguyên của sự khổ đau. Là điều giảng dạy của lòng trắc ẩn Giáo Pháp khuyên chúng ta để tránh làm tổn hại người khác, để hành động cho phúc lợi của họ, và để giúp nhận thức quyết tâm cao quý của chính Đức Phật đã ban phước cho toàn thế giới được biết về phương cách bất diệt.
Xem xét trong sự tách biệt, sự từ bỏ và lòng trắc ẩn có những lý lẽ trái ngược mà nhiều khi đã dẫn chúng ta theo các phương hướng đối nghịch. Một cái đã lèo lái chúng ta đến nơi tĩnh mịnh nhằm làm cho cá nhân được thanh thóat, cái kia thì làm tăng tình trạng bị lôi cuốn vào với những vấn đề khác trong hành vi thiện. Tuy thế, bất chấp sự khác biệt của chúng, sự từ bỏ và lòng từ bi nuôi dưỡng nhau trong sự hổ tương tác dụng năng động trong suốt con đường rèn luyện, từ những bước cơ bản của kỷ luật đạo đức đến điểm cao nhất của nó trong sự hiểu biết giải thoát. Tổng hợp của hai, một sự hợp nhất cân bằng chúng, được thể hiện một cách hoàn hảo nhất trong hình ảnh của Bậc Toàn Giác, người cùng một lúc là hiện thân của sự từ bỏ hoàn toàn và của bao gồm tất cả lòng trắc ẩn.
Cả sự từ bỏ lẫn lòng trắc ẩn chia sẻ chung một nguồn gốc khi đối diện với khổ đau. Một cái tiêu biểu cho sự phản ứng của chúng ta với sự đau khổ phải đương đầu trong kinh nghiệm riêng của mỗi chúng ta, cái kia là những phản ứng của chúng ta về sự đau khổ phải chứng kiến trong cuộc sống của những người khác. Tuy nhiên, phản ứng tự nhiên của chúng ta chỉ là những hạt giống có giá trị của sự khổ đau, chớ không phải thực chất của đau khổ. Để có được năng lực để duy trì sự thực hành Giáo Pháp của chúng ta, sự từ bỏ và lòng trắc ẩn phải được trau dồi một cách có phương pháp, và điều này đòi hỏi một quá trình đối diện liên tục có thể làm biến đổi những giao động ban đầu của chúng ta thành một đức tính có đầy đủ phẩm chất tâm linh.
Khuôn khổ mà trong đó sự phản ảnh này sẽ được thực hiện là giáo pháp của Tứ Diệu Đế, giáo pháp cung cấp khuôn mẫu học thuyết chung cho cả sự từ bỏ lẫn lòng trắc ẩn. Sự từ bỏ phát sinh từ sự nóng lòng của chúng ta để tránh khổ sở và đau đớn. Nhưng khi sự hối hả này, trước khi phản ảnh, dẫn đến sự lẩn tránh vội vã để thoát ra khỏi tình huống đặc biệt tựa như đe dọa cá nhân, phản ảnh cho thấy sự nguy hiểm cơ bản nằm trong tình trang hiện hữu của chúng ta--trong sự ràng buộc bởi vô minh và thèm khát một thế giới kinh sợ, gian lận và không đáng tin cậy. Từ đó động lực quản lý phía sau việc hành xử của từ bỏ là khao khát tinh thần tự do, đi đôi với việc công nhận rằng tĩnh tâm là một nhiệm vụ hướng nội dễ dàng thực hiện nhất khi chúng ta tránh xa những hoàn cảnh bên ngoài có xu hướng nuôi dưỡng các khuynh hướng xấu của chúng ta.
Lòng từ bi phát triển từ cảm xúc tiếc thương tự nhiên của chúng ta đối với người khác. Tuy nhiên, lòng từ bi trong tinh thần đạo giáo không thể đem so sánh với cảm xúc nhiệt tình bộc lộ bên ngoài, cũng không nhất thiết là lòng từ bi phải mang ý nghĩa diệt thân trong hoạt động vị tha. Mặc dù chắc chắn là lòng từ bi bao gồm cả cảm giác xúc động và thường được thể hiện bằng hành động, nhưng nó chỉ trở thành toàn vẹn khi được hướng dẫn bởi trí tuệ và được bình thản nhờ sự buông xả. Trí tuệ cho phép chúng ta thấy các rủi ro tình cờ mà chúng sinh có thể tạm thời phải nhận chịu các khổ đau sâu xa thầm kín không thể tách rời khỏi tình trạng hiện hữu. Với sự hiểu biết sâu rộng về Tứ Diệu Đế, trí tuệ cho chúng ta thấy nguồn gốc của sự đau khổ trong phạm vi rộng rãi, dưới nhiều hình thái khác biệt mà trong đó chúng sanh bị giam hãm, trí tuệ cũng cho chúng ta tìm được các phương tiện dẫn chúng sanh hoàn toàn thoát khỏi sự đau khổ. Như vậy chiều hướng của sự tiếc thương và lòng tư bi thường hay đối ngược nhau, và chỉ có lòng từ bi là đáng tin cậy để hướng dẫn hành động lợi ích có hiệu quả ở mức độ cao nhất. Mặc dù thường xuyên hành xử công tâm theo lòng từ bi sẽ đòi hỏi chúng ta phải hành động hay lên tiếng, đôi khi nó cũng có thể khiến chúng ta phải chấp nhận im lặng và đơn độc là đường lối hữu hiệu nhứt dẫn tới sự tốt đẹp lâu dài của người khác cũng như của chúng ta.
Trong nỗ lực của chúng ta trên con đường hành đạo, một hay hai đức tánh thiết thực này sẽ phải được nổi bật, tùy thuộc vào tính tình và hoàn cảnh của chúng ta. Tuy nhiên, đối với tăng lữ cũng như đối với cư sĩ tại gia, thành công trong việc phát triển đạo pháp đòi hỏi phải có cả hai đức tính và thiếu sót một trong hai phải được khắc phục dần dần. Theo thời gian, chúng ta sẽ nhận thấy rằng hai đức tính này, mặc dù hướng về các hướng khác nhau, cuối cùng cũng bổ khuyết lẫn nhau. Lòng trắc ẩn đưa chúng ta đến việc từ bỏ lớn hơn, chẳng hạn như chúng ta thấy tính tham lam và lòng ham muốn của chính chúng ta biến chúng ta trở thành nguy hiểm cho người khác. Và sự chối bỏ tạo cho chúng ta có được lòng trắc ẩn lớn hơn, vì từ bỏ được các thèm khát tạo cho chúng ta cơ hội thay thế quan điểm cá nhân hẹp hòi bằng một quan điểm rộng lớn hơn về một tâm thiện vô biên. Ði đôi với nhau trong sự hổ tương chặt chẻ này, từ bỏ và lòng từ bi góp phần vào sự thăng bằng lành mạnh của Phật đạo và dẫn đến một kết quả cuối cùng thật hoàn chỉnh.