Trở về trang dieuphap.com 

Trở về trang Đề Án Trong Tháng

jpg (8936 bytes)


...... ... .

Pháp Cho Tất Cả Mọi Người
Dhamma for Everyone

by Thiền Sư Lee Dhammadharo/Access to Insight
Minh Hạnh chuyển dịch

 

Bây giờ tôi nhắc nhở các Phật Tử về một vài lời giảng của Đức Phật để khuyến khích các Phật Tử chú tâm đến việc thực hành đúng theo lời huấn dụ của Đức Phật. Những lời giảng này gọi là Pháp. Pháp là một sự trang hoàng cho tâm. Pháp cũng là một phương thức để phát triển quyền pháp của tâm. Những lời giảng mà tôi sắp sửa nói được lấy ra từ Giải Thoát Giáo(Ovada-Patimokkha), Tụng Đọc Giới Bổn (Patimkkha Exhortation). Đây là những lời giảng liên hệ tới bổn phận của hàng Tăng sĩ, nhưng những sự hành trì này cũng phù hợp để áp dụng cho các người cư sĩ. Người cư sĩ có thể hành trì và tự rèn luyện để trở thành người tốt, để có thể trở thành những người hổ trợ trong công việc hoàng pháp ngỏ hầu có thể làm rạng rỡ Giáo Pháp.

Những nguyên tắc chỉ đạo này, áp dụng cho tất cả chúng ta, thuộc về sáu tiêu đề:

Anupavado Không chê bai miệt thị ai

Anupaghato Không xúc phạm làm tổn thương ai

Patimokkhe ca samvaro Hạn chế với những giới luật

Mattan~n~uta ca bhattasmim Sự tiết chế thực phẩm

Pantan~ca sayanasanam Trú xứ nơi hẻo lánh

Adhicitte ca ayogo: Đạt tới tăng thượng tâm:

Etam buddhana-sasanam &ngsp; Đây là sự giảng dậy của Đức Phật

Nguyên tắc chỉ đạo thứ nhất: Không chê bai miệt thị. Không ti`m kiếm lỗi lầm của người khác. Nói một cách khác là không nói xấu về người khác, không xuyên tạc người khác, không nói những lời đâm thoc chia rẽ người khác. Không báo cáo sai về người khác, và không xúi dục ai báo cáo sai về người khác. Không nguyền rủa hoặc la lối người khác. Thay vì tìm kiếm lỗi lầm của người khác, mỗi chúng ta nên tự nhìn lại những lỗi lầm của chính mình. Đây là ý nghĩa của không chê bai miệt thị. Bạn có thể dùng nguyên tắc căn bản này ở bất cứ nơi nào, dù bạn là Tăng sĩ hay không.

Không làm tổn hại: Không ghét người khác. Thông thường khi người ta sống chung, cách hành xử của mọi người không giống nhau. Một vài người có kiểu cách tốt, một vài người có kiểu cách thô lỗ - nó không phải là xấu ác tệ hại, bạn phải hiểu rằng đó chỉ là kiểu cách thô lỗ của họ. Theo quy luật tự nhiên, một vài người thi` đầy nghị lực, siêng năng cần cù, và bền vững kiên cố; có những người khác thì thiếu nghị lực, yếu đuối nhu nhược và bịnh hoạn. Về lời nói, một vài người có khiếu nói chuyện, người khác thì không. Có những người nói rất nhiều, có những người không nói gì hết; có những người thích nói chuyện thế gian, có những người thích nói chuyện về Giáo Pháp; có những người nói điều bất thiện, có những người nói điều thiện. Đây gọi là sự không bình đẳng. Ở trong trường hợp này, có những mâu thuẫn và xung đột, ở một mức nào đó. Khi những tình trạng này nảy sinh ra cho chúng ta trong lúc chúng ta cùng sống trong môi trường Giáo Pháp, chúng ta sẽ không nắm giữ mối hận thù. Chúng ta sẽ tha thứ người khác và tẩy sạch vết nhơ trong tâm của chúng ta. Tại sao vậy? Bởi vi` nếu không thì sẽ trở thành thù oán và trong tình trạng thù địch. Hành động tha thứ thì được gọi là một món quà tặng của tính khoan dung. Nó làm cho bạn trở thành một loại người không nắm giữ các sự việc, không mang các sự việc đi khắp nơi, không mắc nhiễm các sự việc - một loại người không vác mối hận thù. Mặc dù có khi những lỗi sơ suất, hành động sai lầm hay là hiểu lầm lần này qua lần khác, chúng ta phải tha thứ cho nhau. Chúng ta phải có y' thức của sự thương yêu, tình cảm, và sự tử tế ân cần cho mọi người ở chung quanh chúng ta, càng nhiều nếu chúng ta có thể làm được. Đây gọi là không tổn hại. Nó là một phần sự hành trì của chúng ta như là một người Phật tử, cho cả hai người cư sĩ và người tu hành.

Hạn chế với những giới luật: là những hành xử giữ bạn tới gần Niết Bàn. Cái gì dẫn tới Niết Bàn? đó là Giới Luật. Mukha có nghĩa là miệng hoặc là cửa vào. Mokkha có nghĩa là được tự do. Tới ngồi gần thực phẩm của bạn thì miệng của bạn gần với tự do. Đừng ngồi khoảng cách xa, bạn sẽ bị trở ngại trong việc ăn. Ngồi vừa đủ gần thì bạn thoải mái với tới và đưa thực phẩm vào miệng bạn. Nói một cách khác, hành vi nào gần với đường lối của tôn giáo, thì đó là hành vi bạn cần phải theo. Để gần với tôn giáo có nghĩa là noi theo đời sống trong sạch. Bạn cũng biết những người cư sĩ cũng có đời sống trong sạch của họ, như là những tăng sĩ có đời sống trong sạch. Những người cư sĩ đi theo đời sống trong sạch trong hai con đường. Thứ nhất là tuân thủ năm giới đầu trong tám giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh - đây là những gì làm cho đời sống trong sạch; không nói dối, và không uống các chất say. Đây là một hình thức của đời sống trong sạch, tiến gần đến Niết Bàn. Cách thứ hai cho người thường theo đuổi đời sống trong sạch là tuân thủ cả tám giới.

Như cho các sa di và các tăng sĩ, họ phải tuân thủ trong 10 giới hay 227 giới. Trong cùng thời gian, họ không được bỏ sót bất cứ một hành vi tốt nào mà họ phải theo. Đây gọi là đầy đủ phi hành xứ, hành xứ (acara-gocara-sampanno) Không được đi tới những nơi ngoài lãnh vực của giới cho phép nó có thể làm tổn hại tới bạn. Nói một cách khác đừng cho phép bạn đến những nơi đó, đừng cho phép bạn đếm xỉa ở những nơi đó và cũng không cho phép tâm bạn để y' tới những nơi đó. Không kết giao với những hạng người không đạo đức xấu xa những người có thói quen tập quán thô lỗ. Không hỏi y' kiến từ những người không có đạo đức. Không cho phép tâm của bạn vướng mắc với họ. Cố gắng nghĩ tới những người tốt, cùng với việc tốt mà bạn đã cố gắng phát huy. Đây gọi là đời sống trong sạch. Những ai có sự hành xử theo đường lối này thi` được coi như kiềm chế giới luật, kề cận ngay Niết Bàn.

Sự tiết chế thực phẩm: Có y’ thức điều độ trong các thực phẩm mà bạn ăn. Ở đây tôi nói về thực phẩm vật chất. Người ta ăn theo ba cách, và cách thứ nhất là ăn trong sự tham lam thèm khát . Mặc dù bao tử đã no, nhưng tâm còn chưa no. Miệng đã đầy thức ăn, bạn không thể nuốt những gì bạn lấy, bao tử thì đầy ắp, tâm thì vẫn muốn ăn thêm. Đây gọi là ăn trong sự tham lam thèm khát. Không nên để tánh tham lam này làm gánh nặng cho tâm.

Loại thứ hai là ăn trong sự mãn nguyện: Bạn hài lòng với những gì bạn có trong bát của bạn, và không ăn bất cứ thức ăn nào ngoài bát của bạn. Hoặc bạn hài lòng với những thực phẩm trong tay bạn. Bạn không đòi hỏi thêm những thứ ngoài tầm tay của bạn. Bạn không tỏ một dấu hiệu nào bằng tay, bằng mắt hay biểu lộ nét mặt là bạn muốn ăn thêm. Bạn chỉ ăn những gì trong dĩa của bạn, những gì trong bát của bạn. Đây gọi là ăn trong sự hài lòng thỏa mãn.

Cách thứ ba là ăn trong sự nhúng nhường: Đây là cách ăn rất tốt, cho cả hai thế gian và trong Giáo Pháp. Hãy lấy Ngài Sivali làm thí dụ điển hình. Ngài ăn rất khiêm tốn nhúng nhường. Ngài ăn khiêm tốn như thế nào? Tất cả chúng ta đều biết Ngài Sivali là một người giàu có do nhận được sự cúng dường rất nhiều. Nhưng sự giàu có đó từ đâu đến? Nó đến từ sự ăn uống khiêm tốn. Sự ăn uống khiêm tốn là nguồn gốc đưa đến sự giàu có. Ngài Sivali đã làm gì với những sự cúng dường này: Bất cứ khi nào Ngài nhận được Tăng y, nếu Ngài không cho lại một món quà của sự cúng dường Tăng y đó thi` Ngài không bao giờ mặc cái Ngài đã nhận. Khi Ngài nhận thực phẩm trong bình bát của Ngài, Ngài đã không ăn cho đến khi Ngài cho lại một món quà đến một người nào đó. Không cần biết đó là tứ vật dụng nào Ngài nhận được - thực phẩm, quần áo, trú xứ, thuốc men, không cần biết nhiều như thế nào hay ít như thế nào - Một khi đã là quyền sở hữu của Ngài, Ngài đã không dùng cho đến khi Ngài chia sẻ với những người chung quanh Ngài. Khi Ngài nhận được nhiều Ngài làm một món quà lớn lợi ích tới nhiều người. Khi Ngài nhận được ít, Ngài vẫn cố gắng chia cho những người khác. Sự cho này đã làm tăng trưởng tất cả những điều tốt. Những người bạn của Ngài yêu mến Ngài, cộng đồng của Ngài yêu mến Ngài, và họ đã tử tế ân cần với Ngài. Đây là ly’ do tại sao tánh khoan hồng, quảng đại là then chốt cho tình bạn và dẹp tan được kẻ thù bạn.

Đó là những gì Ngài Sivali đã làm. Khi Ngài viên tịch từ đời sống đó và đã tái sanh trong cuộc đời kế, Ngài đã nhận được tất cả sự giàu có và không bao giờ bị đói. Mặc dù khi Ngài đếng sống tại một nơi mà thực phẩm bị khan hiếm, Ngài đã không bao giờ bị đau khổ vì sự thiếu thốn đó, không bao giờ làm ngoài…

Bài học này có nghĩa gì với chúng ta, những gì chúng ta nhận được, chúng ta chỉ nên ăn một phần ba và đem cho ba phần kia. Phần nào dành cho thú vật, chúng ta cho thú vật. Phần nào dành cho người, chúng ta cho người. Phần dành chia sẻ đến những người đệ tử trong cuộc sống trong sạch, chúng ta đem cho với tâm trong sạch. Đây là y’ nghĩa của sự khiêm tốn trong sự tiêu thụ. Chúng ta cảm thấy tâm và thân nhẹ nhàng. Khi chúng ta chết, chúng ta sẽ không bị nghèo.

Điều căn bản này là điều rất tốt không những chỉ dành cho tôn giáo, mà cả cho thế giới hiện tại. Nó có nghĩa rộng lớn cho sự chinh phục khủng khoảng. Chinh phục khủng khoảng như thế nào? Khi người ta không nghèo, họ không khuấy động. Sự khủng bố từ đâu đến? Nó đến từ những người không có nơi nào để ở, không có gì để ăn, không có ai lo lắng cho họ. Khi họ nghèo khổ và đói khát như vậy, họ nghĩ rằng "một khi ta đau khổ thì ta làm cho tất cả mọi người khác cũng đau khổ giống ta. Không cho ai có bất cứ tài sản riêng nào. Làm cho tất cả mọi thứ trở thành của chung". Sự suy nghĩ này đến từ những kẻ nghèo khổ và bị tướt đoạt. Và tại sao họ bị nghèo khổ túng thiếu? Bởi vì có những người ăn một mình không chia sẻ. Họ đã không chia sẻ cho những người khác. Vì vậy những người bị đau khổ đã nghĩ tới việc trả thù, họ trở thành người cộng sản và người khủng bố.

Do vậy sự khủng bố đến từ lòng tham lam và lòng ích kỷ, từ sự không chia sẻ những gì chúng ta nhận được. Nếu chúng ta nhận được 10 đồng tiền baht, chúng ta có thể cho đi 9 đồng và chúng ta ăn những gì mua được từ 1 đồng tiền baht còn lại đó. Lối sống này làm chúng ta có nhiều bạn. Nơi đó sẽ có tình yêu và thiện y', hoà bình và thịnh vượng. Như thế nào mà những điều đó đưa đến? Khi mà người ta có nơi để ở và có thực phẩm để ăn, khi mà có thể ăn no và có thể ngủ khi họ nằm xuống thì tại sao họ lại muốn làm cái đầu của họ bận rộn với sự hỗn độn của chính trị.

Đây là lý do tại sao Đức Phật dậy chúng ta rằng sự khiêm nhượng, khiêm tốn trong sự tiêu thụ của chúng ta là điều tốt, là điều thánh thiện và là điều đáng chú y'. Khi chúng ta thực hành đường lối này chúng ta ở trong cùng với nhóm cụm từ, có tiết độ trong sự ăn (mattan~n~uta ca bhattasmim). Chúng ta sẽ thực hành đúng, đang thực hành chính xác, cho sự lợi ích của chính chúng ta và những người khác.

Trú xứ nơi ẩn dật hẻo lánh: Đừng để bản thân bạn bận rộn. Bất cứ nơi nào bạn sinh sống, cố gắng ở nơi tĩnh lặng và an lạc. Đừng ở nơi rối loạn hay "đánh cồng" với những người trong nhóm. Đừng để bị lôi cuốn vào sự việc ngoại trừ thật sự không thể tránh khỏi. Khi bạn học và hiểu được bổn phận của bạn, giữ yên lặng, ở một nơi đơn độc và thực tập thiền. Khi bạn sống với những người khác, lựa trọn nhóm người yên tĩnh mà sống với họ. Khi bạn sống một mình xa lánh vật chất và là một người thầm lặng. Dù khi bạn sống với một nhóm người, nên là một người ly khai, chỉ nên nhận lãnh những gì tốt đẹp của họ, những gì an lạc mà trong nhóm cho ra. Khi bạn sống đơn độc không nên gia nhập vào nhiều các hoạt động. Yên tĩnh trong hành động, yên tĩnh trong lời nói, yên tĩnh trong y' nghĩ. Khi bạn sống trong một nhóm - hai hoặc ba người - không gia nhập những cuộc tranh luận. Khi có những cuộc tranh luận thi` nơi đó không có được sự an lạc. Hành động của bạn mà không hoà bình, bạn đứng lên và gây gỗ với những người chung quanh. Lời nói của bạn mà không ôn hoà, tâm bạn với những sự giận dữ, hận thù và cái ước muốn bịnh hoạn. Thật là không an lạc. Và điều đó làm tăng trưởng những nghiệp xấu. Khi bạn sống trong một cộng đồng - bất cứ nơi nào từ 4 người trở lên 99 người - bạn phải chắc chắn rằng cộng đồng đó an lạc, rằng ở đó không có sự tranh dành, không có sự tranh luận và không ai làm ai buồn hay không ai hãm hại ai. Cộng đồng phải có sự chung sức tu tập thanh thản đạo đức và Giáo Pháp. Đó là khi cộng đồng tốt, ngăn nắp và văn minh, sự nuôi dưỡng tiến bộ cho tất cả hội viên. Đây là một trong những bổn phận của người Phật tử, ở trong sự hướng dẫn của Đức Phật. Gọi là sự ẩn dật và nơi an nghỉ thanh vắng (Pantan~ca sayanasanam): Tạo nên một nơi yên tĩnh để sống, cho tâm hồn và thể xác được nhẹ nhàng.

Đừng thỏa mãn: Đừng vội thỏa mãn. Hãy siêng năng thực hành tập trung tâm tới trình độ an trú trong thiền định hay nâng cao trình độ tâm. Hành trì tâm an trú thường xuyên như là một điển hình cho những người khác của cộng đồng. Khi bạn nói chuyện thì nên xin những lời cố vấn trong việc như thế nào để phát triển thiền định. Thảo luận những thành tựu của việc tập trung. Thực hành việc trừ khử chướng ngại ra khỏi t âm. Khi bạn làm điều đó, bạn đang thực hành trong đường hướng căn bản của tăng thượng tâm.

Một đẳng cấp khác của sự tăng thượng tâm là khi tâm được tự do khỏi những cản trở và bước vào sự tập trung, ngoài tất cả những lên và xuống. Nó thì vững chắc, dũng cảm và mạnh mẽ, không bị vẩn đục ô uế. Đây gọi là tâm an trú trong thiền định - addhicitta ca ayogo, đạt tới tăng thượng tâm. Do đó không nên thoải mãn. Tiếp tục hành trì theo đường lối này.

Etam Buddhanasasanam: Khi bạn thực hành như vậy, đó là bạn đang thực hành trong đường lối của Đức Phật hướng dẫn. Đó là những lời giảng dạy của Đức Phật phát ra từ kim khẩu của Ngài.

Tất cả chúng ta phải tạo dựng lên những nguyên tắc này trong chúng ta. Nếu bạn đặt bạn trong những điều giảng này, trong lương thiện và tính ngay thẳng, và rồi mặc dù không thể thoát ra khỏi sự đau khổ, nhưng ít nhất bạn sẽ phát triển theo chiều hướng đúng. Những tật xấu lần lượt biến mất theo từng ngày và những tánh tốt mà bạn chưa bao giờ có khi trước sẽ được tăng trưởng. Như là tánh tốt mà bạn đã có sẵn, nó đã thành công và tăng tiến.

Do vậy bây giờ bạn nghe những điều này và hành trì nó. Bạn thực tập theo đường hướng của Đức Phật dậy. Khi bạn làm điều đó bạn sẽ gặt hái hạnh phúc và thành công như bạn phát triển trong đường lối giảng của Đức Phật.

 

Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Trong Tháng 11

Đầu trang