|
Câu Hỏi 57) dongsonglangle: Thưa Sư, ai cũng có Phật tánh phải không?
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp, ngày 01 tháng 01 năm 2008)
TT Thích Hoàng Pháp: Sư trả lời câu hỏi này cho đại chúng nói chung cho dongsonglangle nói riêng. Danh từ Phật tánh này nếu nói về kinh điển Tam Tạng Pali cũng có danh từ nói về "Giác Tánh" hay là tánh tham, tánh sân, tánh tầm, tánh đức tin, tánh giác. Thì tánh giác tương tựa như tánh sân, cũng làm việc nóng nảy mau lẹ nhưng người này không thù hận như người có tánh sân, khác nhau là như vậy. Còn danh từ "Giác tánh" mà hiểu theo ý nghĩa của các vị bên trường phái bên Đại Thừa hay Bắc Tông thì người ta không sài như thế này. Như câu "Ai cũng có Phật tánh", đôi khi các vị thiền sư họ bứt con trùng ra để coi có Phật tánh hay không hay người ta đập một con vật chết để tìm coi có Phật tánh hay không v.v.... Và khi mà hỏi lên thì mỗi vị trình bày cách này hay cách kia để cho người ta nghĩ rằng ai cũng có Phật tánh. Thì điều này trong Tam Tạng Pali không thấy đề cập đến những từ ngữ có nghĩa như vậy. Còn có hay không, đúng hay sai thì tùy theo mỗi người nhận xét. Sư chỉ trả lời là danh từ "Phật Tánh" hiểu như là ai cũng có Phật tánh và Phật tánh đó đôi lúc dùng sài những danh từ hơi khác tương tựa như "Bản tánh viên giác" v.v... chẳng hạn, thì những từ ngữ ý nghĩa này không có trong Tam Tạng Pali, nên Sư không xác nhận rằng có hay không, chỉ xác nhận có từ ngữ "Giác Tánh" là có trong Tam Tạng Pali.
Còn danh từ "Phật Tánh" như là "Vị thường hằng bất biến" xem như "Thường lạc ngã tịnh" tức là "Thường" là có hoài không bắt đầu và không kết thúc, "Lạc" là xem pháp tánh đó là trọn vẹn an vui, "Tịnh" là không bất tịnh nó là một bản ngã , thí dụ như người ta định nghĩa là có những sự điên đảo như "Chân tâm Phật tánh" thường thì cho là vô thường là điên đảo, chân tâm hay Phật tánh nói là lạc mà cho là khổ là điên đảo, chân tâm hay Phật tánh nói là ngã mà cho là vô ngã là điên đảo, chân tâm Hay Phật tánh nói là tịnh cho là bất tịnh là điên đảo. Thì lối giải thích này không nằm trong Tam Tạng Pali.
Trong Tam Tạng Pali thì chỉ cho các pháp hữu vi vốn là vô thường, tức là có bắt đầu và kết thúc, quán xét thấy mà chấp nó là thường hằng không thay đổi thì là sự điên đảo. Các pháp hữu vi hay ngũ uẩn vốn là khổ vì sự sinh diệt bức bách nhưng mà cho nó là lạc thì là hiểu sai lầm là điên đảo. Hay các pháp hữu vi nó vốn là vô ngã vì nó không có cái gì gọi là tự tánh thường hằng, luôn luôn là nó biến đổi, nhưng nghĩ rằng nó có ngã là thường hằng trong đó là sai lầm là điên đảo. Các hữu vi thì nói là bất tịnh đối với sắc pháp như là những cái gì mà thấy nó tanh hôi thì nói là bất tịnh, nhưng đối với danh pháp thì Đức Phật Ngài cũng có nói rõ như là trong kinh Pháp Cú thì vô minh là vật dơ bẩn tối thượng thì thấy được bản chất bất tịnh của danh pháp sắc pháp như vậy mà cho nó là tịnh là điên đảo thì bốn pháp điên đảo này Sư được thấy trong Tam Tạng Pali có, còn ngược lại bốn pháp điên đảo kể trên thì Tam Tạng Pali không có. Xin trả lời đại ý là như vậy. Namo Buddhaya
Minh Hanh chuyen bien
Download cau hoi 1
Phat Hoc Van Dap Lưu Trữ
|