|
Câu Hỏi 84: Chúng ta vẫn xoay quanh vấn đề hành giả và ngôn ngữ. Khi hành giả có nói chuyện phải nói những điều căn bản như trong bài giảng. Nhưng rồi cũng có những trường hợp ngoại lệ như ngày xưa như trong các bộ chú giải có ghi có những vị trưởng lão khi đi bát các vị đều có ngậm một ngụm nước trong miệng. Từ chỗ trong rừng đi ra gần đến xóm làng các vị gạch một lằn ranh, khi đi ra khỏi lằn ranh thì ngậm một ngụm nước và sau khi đi khất thực trở về thì nhả ngụm nước nơi đó, rồi mới trở về trú xứ của mình. Nhìn những ngụm nước nhả ra người ta có thể biết được có bao nhiêu vị Sư ở trong rừng vừa đi khất thực trở về. Phái khất sĩ tại Việt Nam có hình thức tịnh khẩu. Theo TT tuệ Siêu thấy cách này có thể được đem ra như một mẫu phát triển để cho hành giả làm theo hay không? Trong kinh điển không thấy ghi điều này.
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 13 tháng 03 năm 2007)
TT Tuệ Siêu: Theo chúng tôi nghĩ rằng đây là một đặc hạnh cá biệt không liên quan gì đến kinh điển. Không một chỗ nào Đức Phật Ngài dạy ngậm nước để im lặng. Ở đây có những điểm chúng ta có thể lý giải sự kiện này.
1/ Có những vị cảm thấy rằng trong sinh hoạt, khi nói chuyện vị đó thấy tâm lạc mất chánh niệm, lạc mất đề mục, nên riêng về cá nhân vị này muốn giữ sự im lặng để có thể giữ được chánh niệm trong lúc đi khất thực, bằng cách tự kỷ ám thị như ngậm trong miệng một ngụm nước để ghi nhớ không nói. Vì nếu nói nước sẽ trào ra ngoài, hoặc bị sặc. Việc này cũng hay, nhưng chỉ đối với vị hành giả nào muốn giữ được sự im lặng, không nói thì vị đó cũng nên thực tập theo phương pháp này. Nhưng không phải đó là phương pháp duy nhất để áp dụng trong việc giữ im lặng. Chúng ta cũng có thể dùng những phương pháp khác vẫn giữ được sự im lặng không nói chuyện trong lúc đi khất thực. Thí dụ thay vì ngậm một ngụm nước, chúng ta ngậm một lá cây nào đó hay ngậm bất cứ vật gì trong miệng, cũng có thể nhắc nhở chúng ta không nói chuyện chứ không phải nhất thiết chúng ta phải ngậm nước.
2/ Một lẽ nữa vì đây không phải phương pháp Đức Phật dạy cho một vị tỳ kkheo như là một luật lệ cần phải thi hành, cho nên điều nàykhông nhất thiết chúng ta phải áp dụng theo.
3/ Trong lúc chúng ta muốn giữ im lặng, mà không cần phải nagậm nước hay dùng phương pháp nào khác. Chỉ bằng cách chúng ta nên suy niệm một đề tài chẳng hạn như nhẩm đọc một câu Phật ngôn. Phương pháp này chúng tôi thường áp dụng trong lúc đi bát. Trên đoạn đường đi khất thực, đi bát hội để cho tâm của mình được yên lặng và không bị phân tâm chi phối đến hội chúng phật tử đang đứng phía trước bằng cách đoc một câu phật ngôn nào đó như, Sabbe sankhara anicca…., các Pháp hữu vi là vô thường. Dùng tư tưởng này để đánh bạt tư tưởng khác như chúng ta biết có những người họ đang tập chú về một vấn đề gì đó thì lúc bấy giờ thậm chí người khác đi đến hỏi họ cũng không biết. Như vậy phương pháp đó xem ra hữu ích hơn. Lý do tại sao? Đang trên đường đi khất thực, chúng ta không chắc được rằng mình sẽ không mở miệng hoặc gặp những trừơng hợp vạn bất đắc dĩ phải mở miệng thì chẳng lẽ lúc bấy giờ chúng ta nhổ ngụm nước trước mặt nguời đối diện thì rất bất lịch sự, mọi người nhìn thấy sẽ chê trách.
Do đó chúng tôi nghĩ rằng phương pháp này chỉ áp dụng được cho một ít vị hành giả có đặc hạnh cá biệt để dạy tâm, để nhắc nhở cho chính mình. Phương pháp này không phải là một phương pháphoàn toàn hay để chúng ta áp dụng. Khi chúng ta đang im lặng bước đi khất thực, đang im lặng để chúng ta suy niệm đề mục trong lúc đi kinh hành, nếu tình cờ có một vị trưởng lão cao hạ hơn mình hoặc là bậc thầy của mình, thậm chí đó là một người cư sĩ có niềm tin đến hỏi một vài câu đơn giản, chúng ta không thể nào giữ im lặng mãi mà phải trả lời. Trong trường hợp đó ngụm nước sẽ gây trở ngại vô cùng.
Về vấn đề tịnh khẩu, chúng ta cần phải hiểu rằng ngày xưa khi các vị tu tập có đặc hạnh nào đi nữa, đặc hạnh đó chỉ nhắm vào mục đích toàn hảo, mục đích tốt đẹp. Thí dụ tịnh khấu vì họ muốn thử trắc nghiệm xem tâm lực của mình đến đâu, mình có thể giữ im lặng để không bị phóng dật qua cái ngôn ngữ và tập chú vào đề mục lâu hay không? v.v.. nên họ phát tâm nguyện, “ Trong bảy ngày này hay trong suốt ngày hôm ta sẽ không nói chuyện”, đó là sự luyện tập tư tưởng. Nhưng dần dà về sau các đệ tử của các vị trưởng lão này hay những người khác biết được hạnh tu của các vị đó như thế, họ bắt đầu tập theo. Cái tập theo này không phải nhằm mục đích rèn luyện tâm, mà tịnh khẩu như vậy rất có thể là để biểu hiện cho người khác thấy rằng mình có hạnh tu cao v..v..Trong trường hợp này lại rơi vào tà hợp một khác chứ không phải là một việc tốt đẹp. Hơn nữa đức Phật ngài không dạy chúng ta phải im lặng.
Đức Phật Ngài dạy trong Pháp cú kinh,
“ Im lặng như ngu si, đâu gọi là ẩn sĩ”
Ẩn sĩ ở đây đựơc gọi là trí tuệ. Sự im lặng như thế nào mới là bậc ẩn sĩ , bậc. Đó là sự im lặng trú trong chánh niệm trong tỉnh giác, hướng tâm đến một mục đích sáng suốt, mục đích giải thoát nhằm đoạn trừ tham sân si. Như vậy sự im lặng đó mới có giá trị. Còn im lặng chỉ là hình thức bên ngoài thì sự im lặng đó không thể hiện trí tuệ, không thể hiện đức hạnh của một ẩn sĩ .
Trong cả hai việc, một là sự tịnh khẩu ú ớ không nói gì cả, ai hỏi gì thì chỉ ra dấu hoặc viết trên giấy thôi, hình ảnh đó trông thật buồn cười, do đó hành giả không áp dụng được. Thứ hai việc chúng ta ngậm nước, không phải là hành động nhất định mà nó tế nhị hơn đẹp hơn tịnh khẩu. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ nói rằng đó chỉ là một phương pháp đặc biệt mà một vài vị tỳ kheo một vài vị hành giả có thể áp dụng để tự cảnh giác để tự nhắc nhở mình. Nhưng phương pháp này cũng chưa tuyệt hảo, bởi vì như chúng tôi đã nói gặp nhưng chuyện bất đắc dĩ phải thốt lên lời trong lúc mình đang đi, lúc đó chúng ta không thể nà nhả nước ra bên ngoài được mà nêu chúng ta nuốt vào xem ra cũng kém phần vệ sinh.
Chúng tôi xin dứt lời tại đây.
Namo Buddhaya
Chánh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 84
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|