Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 80: Chúng con xin cung thỉnh quý Ngài giảng về tục đế, ngôn từ và ý niệm bình phàm cũng như các ví dụ trong kinh điển về chân đế, rất thiết thực cho việc thiền tu tập


(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 13 tháng 03 năm 2008)

Sư Trưởng:   Tục đế chỉ cho những ngôn ngữ, lời nói, ngay cả văn tự. Dầu quý vị nói hay viết, có ngôn ngữ, có từ ngữ thì đó là tục đế. Còn về pháp chân đế là bản chất thực sự không cần phải dùng ngôn ngữ gì cả.
Thí dụ chúng ta lấy tay cầm một ly nước đá hay ly nước trà. Cảm nhận nóng khi chúng ta cầm ly nước trà hay cảm giác lạnh khi chúng ta cầm ly nước đá. Cảm giác nóng lạnh này là bản chất thực sự, là trạng thái của lửa. Khi mình cảm giác như vậy, không cần phải nói nóng hay lạnh, danh từ nóng hay lạnh đó là tục đế, còn cảm giác nhận thức được nóng hay lạnh là chân đế. Tất cả ngôn ngữ, tất cả lời nói gì được diễn tả đều là tục đế cả.

Nhưng có những danh từ không có bản chất thật sự, có những danh từ có bản chất. Danh từ không có bản chất thực sự, thí dụ nói là Tôi ăn cơm, Anh ấy uống nước v.v…Danh từ Tôi, Anh ấy đều là ngôn ngữ chế định cả, gọi là phi danh chơn chế định. Nhưng với những danh từ như uẩn xứ giới đế, danh từ này thuộc về danh chơn chế định, vẫn là chế định nhưng danh từ chế định này nó có phẩm chất của nó tức là có đất nước lửa gió trong đó. Hay là danh sắc hay lục đại duyên khởi hay ngũ uẩn vì nó có những thành phần như là nguyên chất. Còn danh từ chế định ra đôi khi người ta chế định có những sanh từ hoa mỹ tốt đẹp, nhưng nó chỉ là một danh từ rỗng không, không có thực tế, không có cá tánh.

Dầu uẩn( ngũ uẩn), xứ (12 xứ), giới (18 giới), đế (Bốn đế), nhưng quý vị nhớ danh từ có bản chất của pháp nhưng vẫn là chế định tức là danh chơn chế định. Không cần dùng đến ngôn ngữ văn tự mà chỉ cảm nhận trực giác, thì đó là chân đế. Để phân biệt hai cái này cho rõ, khi chúng ta học thiền dĩ nhiên chúng ta phải nghe, phải đọc, phảỉ học những danh từ chuyên môn của thiền học. Nhưng biết rõ những danh từ chuyên môn đó, phía sau danh từ chuyên môn đó chỉ cho chúng ta biết, lần mò đến  bản chất thực sự mà không cần dùng đến ngôn ngữ.

Nên người ta thí dụ ngôn ngữ chế định như ngón tay còn chân đế như mặt trăng. Dùng phương tiện ngôn ngữ tức là ngón tay chỉ mặt trăng. Mặt trăng không phải là cứu cánh cái mục đích nhưng nhờ ngón tay chỉ mặt trăng. Đó là thí dụ dùng ngôn ngữ diễn tả một pháp nào. Trong Thanh Tịnh đạo cũng có giải thích, ngày xưa khi người ta đi tìm nước, đến chỗ nào có tàu lá hay có cái đầu bò để làm dấu, người  đó đi đến thấy thì biết rằng nơi đó có nước, nhưng phải tìm chung quanh chứ chính cái đầu bò hay tàu lá không có nước. Cũng vậy ngôn ngữ chế định để chỉ cho chúng ta tìm bản chất thật sự.

Đó là để phân biệt giữa cái tục đế và cái chân đế. Như đã nói tục đế là những văn tự, còn chân đế là bản chất thực sự chỉ cảm nhận trực giác không cần phải xuyên qua lời nói. Nhưng xuyên qua lời nói là để chỉ bản chất thực sự.
Do đó cổ nhân có câu,
“Thế gian cuộc, bất khả vô văn tự.”
Trong cuộc đời chẳng khá là không có ngôn ngữ hay văn chương vì ngôn ngữ, văn tự đó là để tỏ nhau mà hiểu, truyền bá tư tưởng cho người khác hiểu nhưng đó dầu gì đi nữa cũng là chế định, còn bản chất thực sự là phía sau ngôn ngữ khi chúng ta hiểu được. Đây là câu giải thích của tôi, đại ý là như vậy.

Namo Buddhaya

 

Chánh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 80

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ