Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 126: Ý nghĩa bài kinh Sambuddhe, Kinh Lễ Tam Thế Phật

(Bài giảng trong room Diệu Pháp , Ngày 11 tháng 05 năm 2008)

SAMBUDDHE
1- Sambuddhe aṭṭhavīsañ ca               - Con đem hết lòng thành kính,  
dvādasañ ca sahassake                           làm lễ 28 vị Chánh biến tri                             
                 
pañcasatasahassāni                                12 ngàn vị Chánh biến tri                             
namāmi sirasā aha
.                           và 500 ngàn vị Chánh biến tri                                                                                        
Tesaṃ dhammañca saṅghañca            Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Pháp bảo
ādarena namāmiha
ṃ                          và Tăng bảo của các vị Chánh biến tri ấy.
namakārānubhāvena                              Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các
hantvā sabbe upaddave                           bậc Chánh biến tri mà những điều rủi ro và sự
anekā antarāyāpi                                     tai hại thảy đều diệt tận.                          
vinassantu asesato.           

2- Sambuddhe pañca paññāsañca         2-Con  đem  hết lòng thành kính,
catuvīsa tisahassake                               làm lễ 55 vị Chánh biến tri
dasasatasahassāni                                 24 ngàn vị Chánh biến tri
namāmi sirasā aha
.                          và 1 triệu vị Chánh biến tri
Tesaṃ dhammañca saṅghañca          Con  đem hết lòng thành kính, làm lễ Pháp bảo
ādarena namāmiha
ṃ                       và Tăng bảo của các vị Chánh biến tri ấy.
namakārānubhāvena                           Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các
hantvā sabbe upaddave                       bậc Chánh biến tri mà những điều rủi ro và sự
anekā antarāyā pi                                tai hại thảy đều diệt tận.                          
vinassantu asesato.

3- Sambuddhe navuttarasate              3-Con đem hết lòng thành kính,
a
ṭṭhacattālī-sasahassake                    làm lễ 109 vị Chánh biến tri
vīsatisatasahassāni                             48 ngàn vị Chánh biến tri
namāmi sirasā aha
.                       và 2 triệu vị Chánh biến tri
Tesaṃ dhammañca saṅghañca       Con  đem hết lòng thành kính, làm lễ Pháp bảo
ādarena namāmiha
ṃ                    và Tăng bảo của các vị Chánh biến tri ấy.
namakārānubhāvena                        Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các
hantvā sabbe upaddave                     bậc Chánh biến tri mà những điều rủi ro và sự
anekā antarāyā pi                             tai hại thảy đều diệt tận
vinassantu asesato.

TT Trí Siêu :

Trong bài kinh lễ bái Chư Phật có ba đoạn và mỗi một đoạn trình bày ba số lượng Chư Phật khác nhau.
-Đoạn đầu nói nói về 28 vị Chánh biến tri, 12 ngàn vị Chánh biến tri và 500 ngàn vị Chánh biến tri.
-Đoạn thứ hai lễ bái Chư Phật 55 vị Chánh biến tri, 24 ngàn vị Chánh biến tri và một triệu vị Chánh biến tri.
-Đoạn ba 109 vị Chánh biến tri, 48 ngàn vị Chánh biến tri và hai triệu vị Chánh biến tri.

Chư Phật nhiều nhưng tai sao mình không gom lại mà lại kể ra chi tiết như vậy. Khi nói đến kinh để tụng niệm lễ bái, cần được đặt niềm tin là trên hết, do vậy mới kể ra chi tiết. Trước tiên quý vị cần chú ý một điều là vị Bồ tát phát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác có ba khuynh hướng. Có vị Bồ tát Chánh Đẳng Chánh Giác nặng về trí tuệ Paññadhika, có vị nặng về tinh tấn Viriyādhika, có vị nặng về đức tin Sadhādhika. Mỗi vị Bồ tát trong quá trình thực hành pháp độ Paramī, mỗi vị phải trải qua ba giai đoạn, tức là giai đoạn phát nguyện trong tâm, giai đoạn phát nguyện ra lời và giai đoạn được thọ ký.

Đối với vị Bồ-tát toàn giác có khuynh hướng thiên nặng về trí tuệ, vị đó trải qua thời gian phát nguyện trong tâm là 500 thời kỳ của Chư Phật trong quá khứ. Giai đoạn phát nguyện ra lời trải qua thời gian lượng ước chừng 12 ngàn vị Phật, một thời gian rất dài. Thời gian được thọ ký trải qua 28 vị Phật thọ ký. Tổng cộng thời gian đến 20 A-Tăng –kỳ, và một trăm ngàn đại kiếp. Phát nguyện trong tâm 9 A-Tăng-kỳ, phát nguyện ra lời  trải qua thời gian 7 A-Tăng-kỳ, và được thọ ký là 4 A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Thế thì khi chúng ta tụng “ Con đem hết lòng thành kính làm lễ 28 vị Chánh biến tri (tức là đảnh lễ 28 vị Chánh biến tri đã thọ ký cho Đức Bồ- tát toàn giác đặt nặng về trí tuệ). 12 ngàn vị Chánh biến tri ( Là nói đến số lượng Chư Phật trong thời gian phát nguyện ra lời của vị Bồ-tát toàn giác nặng về trí tuệ). 500 ngàn vị Chánh biến tri (tức là đảnh lễ chư Phật trong thời gian Bồ tát toàn giác nặng về trí tuệ đã phát nguyện trong tâm).”

Do đó trong phần đầu của bài kinh lễ bái này là chúng ta đảnh lễ Chư Phật của ba giai đoạn một vị Bồ tát Chánh Đẳng Giác có khuynh hướng đặt nặng về trí tuệ như Đức Phật Thích Ca. Đức Phật của chúng ta trong quá khứ Ngài đã trải qua thời gian  phát nguyện trong tâm là 500 ngàn vị Chánh biến tri, rồi tiếp tục Ngài phải trải qua thời gian 12 ngàn vi Chánh biến tri để phát nguyện ra lời, đến thời kỳ thọ ký Đức Bồ tát phải qua 4 A-tăng-kỳ, một trăm ngàn đại kiếp với 28 vị Chánh biến tri thọ ký, Ngài mới thành Phật được sau một thời gian rất lâu dài.

Phần thứ hai chúng ta đảnh lễ Chư Phật của vị Bồ-tát toàn giác nặng về tinh tấn. Vị ấy phải trải qua thời gian phát nguyện trong tâm là một triệu vị Chánh biến tri, chậm gấp đôi thời gian vị có trí tuệ, tiếp tục phát nguyện ra lời trải qua thời gian 24 ngàn vị Chánh biến tri. Rồi phải trải qua thời kỳ được Chư Phật thọ ký là 55 vị Chánh biến tri. Do vậy trong đoạn này chúng ta lễ bái Chư Phật trong ba giai đoạn của một vị Bồ-tát Toàn giác nặng về tinh tấn.

Phần thứ ba chúng ta đảnh lễ chư Phật trải qua thời gian một vị Bồ-tát nặng về đức tin. Phát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác có khuynh hướng nặng về đức tin thời gian rất dài. Phát nguyện trong tâm trải qua thời gian 2 triệu vị Chánh biến tri, rồi trải qua thời gian 48 ngàn vị Chánh biến tri phát nguyện ra lời, rồi trải qua thời gian được thọ ký 109 vị Chánh biến tri. Một thời gian rất dài, dài lắm.

Nói như thế đó nhưng chúng ta phải hiểu rằng một vị Phật, một vị Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, Ngài có thể ở trong ba giai đoạn. Tức là Ngài vừa ở trong giai đoạn để thọ ký cho một vị Bồ-tát, chẳng han như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký cho Tỳ khưu Ajita,  trở thành vị Phật kế tiếp đây. Ngài là vị Phật cuối cùng để thọ ký cho Bồ-tát Di-Lặc, chúng ta gọi là Bồ-tát Di lặc chứ đúng tên của Ngài là Bồ-tát Ajita thành vị Phật nối tiếp đây. Trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca cũng vẫn có những chúng sanh đang phát nguyện ra lời và trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca hiện tại cũng có những chúng sanh chỉ mới phát nguyện trong tâm để thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Như vậy những con số 500 hoặc 2 triệu hoặc 55 vị Chánh biến tri không phải là tổng số mà trong đó chỉ phân theo từng trường hợp hạnh nguyện của vị Bồ-tát mà thôi. Chứ thật ra một vị Phật có thể đóng vai trò rất nhiều như 28 vị thọ ký cho Đức Bồ-tát Gotama cũng nằm trong danh sách của 55 vị thọ ký cho ĐứcBồ-tát khuynh hướng nặng về tinh tấn, cũng nằm trong danh sách 109 vị thọ ký cho Bồ tát nặng về đức tin.

Về chi pháp chính xác chúng ta phải học về A-tỳ-đàm, về nghĩa lý chính xác phải học tạng kinh, hành xử chính xác phải học tạng luật. Còn khi chúng ta học về kinh tụng, những bài kinh uy lực để tụng niệm thì chỉ dựa trên cơ sở đức tin mà thôi, do đó trích lấy bài kinh nào trong Trường Bộ kinh hay Trung Bộ kinhv.v… đem ra làm bài kinh tụng, điều này chỉ trình bày để chúng ta hiểu thôi. Điều quan trọng nhất là chúng ta chỉ cần biết một chúng sanh có sự nhàm chán và ý thức cuộc đời, có khuynh hướng giải thoát gọi là Bồ-tát phải trải qua thời kỳ phát nguyện trong tâm, phát nguyện ra lời và thời kỳ được thọ ký như thế nào. Chúng ta chỉ cần hiểu bao nhiêu đó thôi. Còn những thông số, điều này không quan trọng đối với chúng ta nhất là đa phần Chư Tăng và Phật tử có mặt hôm nay phát nguyện A-la-hán Thinh Văn để được giải thoát khỏi khổ luân hồi, chứ ít có vị nào phát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác. Như Sư Trưởng, TT Giác Đẳng  phát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác v.v… Riêng về bản thân chúng tôi chỉ nguyện đắc A-la-hán với tuệ phân tích, cho nên chúng tôi đốt cháy thời gian không trải qua thời gian nhiều thời kỳ Chư Phật như vậy, luân hồi càng nhiều càng khổ đau.

Chúng tôi xin dứt lời tại đây

Namo Buddhaya.

Chánh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 126

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ