Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 99: Có phải người tu không nên cầu có sức khỏe, như trong Luận Bảo Vương Tam Muội đề cập?

(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp , ngày 14 tháng 03 năm 2003)

TT Giác Đẳng giảng. Chúng tôi xin nói về một điểm liên quan đến Luận Bảo Vương Tam Muội , đây là một sự hết sức thú vị trong sự liên quan giữa hai nền văn hoá Phật Giáo Bắc truyền và Phật Giáo Nam truyền. Phật Giáo Bắc truyền tức là tông phái Đại Thừa thì về văn hoá có một số hết sức khác biệt Phật Giáo Nam Tông.

Ví dụ theo Phật Giáo Nam Tông thì đa số chúng sanh tức là con số nhiều vẫn còn nằm bên bờ này và con số được giải thoát là con số rất ít, người siêu thoát thì ít và người đọa thì nhiều, và trong văn hoá Phật Giáo Nam Tông thì không có gợi như là bị cuốn hút hấp dẫn lắm với những con số lớn, cũng tương tự như vậy trong cách đó là trong kinh điển Pali một cách nói tương đối và thỉnh thoảng, khi nào quí vị đọc kinh Pali quí vị sẽ thấy cách đó khác đi.

Ví dụ như trong kinh điển Bằc truyền có một câu "Đức Địa Tạng là phải độ tận chúng sanh thì mới thành Phật", hay câu nói "Mình không vào địa ngục thi ai vào địa ngục". Câu nói đó rất là Đại Thừa, một câu nói mà xem như nhấn mạnh điều gì rất là mạnh mẽ.

Thật ra về tinh thần văn hoá thì trong luận Bảo Vương Tam Muội câu đầu thì gần với kinh Nguyên Thủy hơn nhưng phần sau thì mang tánh chất Đại Thừa hơn. Chúng tôi lấy ví dụ là chúng ta nói về cơ thể về bệnh thì Đức Phật nói rằng: "Đời sống là bất toàn, nếu mình mong đời sống toàn hảo đó thì đời sống có khổ, hễ thế gian vô thường mình mong thường, thế gian khổ não, mình mong hạnh phúc, thế gian vô ngã mình mong là của ta thì mình sẽ khổ." Nhưng không có nghĩa vì vậy mà chúng ta lại nghĩ rằng có bệnh tật là tốt và chúng ta không mong có sự an lành.

Sự bình an hay sự vô bịnh đó là điều Chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử, và một vị tu hành tâm từ cũng có thể ngồi xuống nguyện "Nguyện cho con được vô bệnh và nguyện cho tất cả chúng sanh được vô bịnh, nguyện cho con đừng có oan trái, nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái". Tâm từ trong kinh điển Pali là chúng ta mong điều gì tốt đẹp nhất cho trần gian này, chẳng hạn như thân được an lạc, tâm được an vui, trí được sáng suốt và điều gì mình nghĩ là tốt đẹp nhất thì mình mong cho cuộc đời cũng là mình mong cho bản thân của mình , trên phương diện tâm từ.

Thật ra riêng cách đó chúng ta nói là trong văn hoá, chúng ta phải tạm dùng là văn hoá vì khó có thể dùng từ gì khác hơn, cách đó trong kinh tụng Pali rất dung dị, ít khi nào nói một cách tuyệt đối. Ví dụ như trong trường hợp chúng ta có điều oan ức chúng ta nín thinh, có đôi lúc khi chúng ta bị oan ức mà nín thinh thì có thể gây ra nhiều phiền toát cho mình và cho người khác nữa, và mình có oan ức mà mình nín thinh thì chỉ có trường hợp như vầy nếu mà mình nói ra mà chỉ giải tỏa sự oan ức cho mình mà gây bao nhiêu phiền toát cho người khác thì nên đừng nói, nhưng giả sử như mình có sự ngộ nhận hay hiểu lầm từ ngườ khác thì chúng ta cũng nên giải tỏa, tại vì giải tỏa xong thì mọi người được an lạc. Hoặc giả trong đời sống của chúng ta nếu hàng ngày cố gắng để mong cầu sự vô bịnh, nhưng nếu có bịnh thì chúng ta nghĩ rằng đây là điều tự nhiên tại vì có thân thì phải có bịnh.

Quan niệm nếu mình không vào địa ngục thì ai vào địa ngục, quan niệm đó có mặt trong tinh thần Bồ Tát đạo, trong văn hoá Bắc truyền hơn là trong Tam Tạng Pali. Trong Tam Tạng Pali thì Đức Phật Ngài dạy những gì rất là dung dị. Chúng tôi nói một điều như vậy là trong Phật Giáo Bắc truyền có những hình thức như là tịnh khẩu. Tịnh khẩu là một người có thể giữ im lặng hoàn toàn, không nói ai câu gì hết, và khi người ta cần đến thì người ta dùng bút đàm, dùng giấy mực viết những lời của mình thôi. Nhưng trong kinh tạng Pali thi không táng thưởng điều đó, trong kinh tạng Pali hoàn toàn không tán thành việc tịnh khẩu. Đức Phật Ngài dạy rằng nếu mà nói thì hãy nói như chánh pháp, mà nếu im lặng thì hãy im lặng của bậc thánh, có nghĩa là khi nói mà cần thiết thì cũng nên nói. Nhưng Đức Phật lại nói rằng im lặng như ngu si thì không gọi là ẩn sĩ, Ngài không đòi hỏi sự tuyệt đối.

Nên chi thưa quí vị, ngày xưa người ta có nhiều cách nói là mình làm việc thì đừng cầu chuyện đó dễ dàng, khi nó dễ dàng thì sanh ra kiêu mạn, điều đó như là an ủi thì được. Nhưng trong đời sống hàng ngày của chúng ta làm việc thì nên làm việc có phương pháp và đã làm việc có phương pháp thì cách nào có hiệu năng nhứt thì chúng ta nên làm bằng cách đó, và nếu chúng ta quan niệm rằng làm việc có khó thì mới làm. Nếu làm việc chúng ta không cần nó dễ dàng thì xã hội sẽ trì trệ, không có tiến được. Nên chi cách nói của văn hóa Phật Giáp Bắc truyền là một cách nói rất mạnh, một cách diễn đạt rất mạnh. Và cách diễn đạt đó thí dụ như thời Đức Phật còn tại thế, Ngài nói rằng một vị Tỳ kheo có thể sống dưới gốc cây, và bốn nhiếp pháp gọi là tứ y: thì nếu không có người nào cúng dường thực phẩm, thì có thể đi khuất thực về ăn, nếu không có chỗ ở thì nên ở chỗ gốc cây, và nếu không có thuốc thì dùng nước tiểu con bò ngâm với cá Amalac mà uống , và ví dụ như không có ai cúng dường y thì có thể nhặt y ngoài tha ma mộ địa gọi là phấn tảo y.

Nhưng khi Đề Bà Đạt Đa đến xin với Đức Phật một sự tuyệt đối thì Đức Phật Ngài không chịu , ví dụ như Đề Bà Đạt Đa nói, (có lẽ cách nói của Đề Bà Đạt Đa làm cho một số người khác nghĩ rằng vị Tỳ kheo này rất cao quí), ví dụ như vị Tỳ kheo suốt đời phải ở dưới cội cây, vị tỳ kheo suốt đời phải đi khuất thực, và vị Tỳ kheo suốt đời phải mặc y phấn tảo thôi. Nhưng cách nói tuyệt đối đó không phải là cách nói của Đức Phật, nên một điều rất là sợ ở trong tôn giáo là tinh thần cầu toàn. Khi mình nói rằng thân thể mình hoàn toàn không bịnh, mình mong sao cho hoàn toàn không có bịnh, cũng là cầu toàn, nhưng mà mình nghĩ nó phải bịnh để tránh tham dục đó cũng là một điều khác, điều đó hơi mạnh một chút ở trong văn hoá mà chúng ta so sánh với những gì mà Đức Phật giảng ở trong kinh Pal. Nên ở đây chúng tôi cũng xin lưu ý với quí vị là khi đến chùa Chư Tăng cầu cho quí vị được sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh, trí tuệ thì đó là những điều hoàn toàn hợp với Đức Phật, là Đức Phật Ngài vẫn thừơng dạy như vậy, Ngài dạy rằng sống trong cuộc đời này một vị Tỳ kheo mà gặp khổ cảnh, gặp sự thiếu thốn về tứ sự mà kham nhẫn được thì điều đó là điều rất là quí, nhưng nếu không có thì phải kham nhẫn,có thực phẩm thì đi trai tăng, không có thực phẩm thì đi khuất thực, và nếu không có người cúng dường thực phẩm thì đi khuất thực, đó là điều Đức Phật Ngài vẫn cho phép.

Khi chúng ta nhìn vào lời dạy ngày xưa của Đạo Phật thì chúng ta mới hiểu rằng tại sao lời dạy của Đức Phật ngày hôm nay vẫn còn tồn tại ở tại các quốc gia Phật giáo. Bởi vì nếu Đức Phật Ngài chỉ dạy một chiều, một cách, và một hướng đi và Ngài nói chỉ có điều này là đúng, và tất cả đều là khác đều là hư vọng hết, thì điều đó sẽ trở thành một điều hết sức cực đoan.

Chúng tôi nhớ cách đây khỏang chừng 4 tháng có một Phật tử hỏi chúng tôi một câu hỏi, vị đó nói rằng trong kinh Lăng Già Tâm Ấn và ở trong Bồ Tát Giới Phạm Võng có câu là "Nếu một người không ăn chay thì không phải là con Phật, ăn chay mới là con của Phật và không ăn chay là con của ma ba tuần". Thì bây giờ ở trong thế giới này chỉ có Chư Tăng Việt Nam và Trung Hoa là ăn chay thôi, còn Chư Tăng Nhật Bản, Đại Hàn, Mông Cổ, Tây Tạng, Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện phần lớn không ăn chay, thì như vậy mình có thể gạt các vị đó ra bên ngoài hết không ?, thì chúng tôi xin thưa như vậy, thực ra ở trong một cách nói nào đó thì người ta phải đẩy mạnh, phải nhấn mạnh một vấn đề.

Khi chúng ta tìm về nguồn minh triết xa xưa của Đức Phật, thì Đức Phật là một người rất bao dung. Chúng tôi kể quí vị nghe câu chuyện này, quí vị sẽ thấy sự bao dung của Đức Phật, Tôn Gỉa Ca Diếp được xem như là một vị đại đầu đà, một vị trưởng tràng của Đức Phật, Ngài thực hành rất nhiều phép đầu đà, về sau này 25 năm cuối của Đức Phật, Đức Tôn Sư Ngài sống ở thành Xá Vệ nhiều hơn ở Vương xá, hầu như tinh thần để gìn giữ đạo ở thành Vương Xá phần lớn là do Tôn Gỉa Ca Diếp, Ngài là vị lãnh đạo đồ chúng ở đó. Có một lần Tôn Gỉa Ca Diếp khi đó đã lớn tuổi đi đến gặp Phật. Đức Phật Ngài rất thương Tôn Giả Ca Diếp đã lớn tuổi mà hành hạnh đầu đà, thí dụ như là chỉ ở trong rừng và ở dưới cội cây, ăn một ngày một bữa , chỉ mặc ba y v.v...chỉ ngồi chứ không có nằm, thì Ngài nói Tôn Gỉa Ca Diếp là thôi lớn rồi đừng hành hạnh đầu đà nữa hãy thay đổi bớt đi, là bởi vì sao ?, bởi vì Tôn Giả Ca Diếp Ngài không cần hành hạnh đầu đà nữa. Nhưng Tôn Giả Ca Diếp thì Ngài muốn nêu cao tấm gương cho người đời sau nên Ngài làm như vậy, nhưng ngược lại Tôn Gỉa Ca Diếp cũng than phiền với Đức Phật rằng thuở xưa khi Đức Tôn Sư mới lập đạo, 20 năm đầu thì mọi việc rất là tốt, Chư Tăng rất là trong sạch, nhưng bây giờ càng lúc các vị chứng quả càng ít hơn, tỷ lệ ít hơn, các vị phiền phức có nhiều tạp khí tạp nhiễm thì nhiều . Thật ra cái nhìn của Ngài Ca Diếp là cái nhìn rất là gắt gao, rất là gắt gao, có nghĩa là người tu phải là một nhân tuyển hoàn toàn trong sạch chí hướng xuất gia hòan toàn tốt đẹp, nhưng luật Đức Phật đặt ra là luật rất bao dung, một con người nhưng vị Tỳ Kheo sống trong chùa Kỳ Viên làm bao nhiêu lầm lỗi Đức Phật vẫn cho phép miễn là vị đó hễ Đức Phật đặt ra điều luật thì không được làm nữa.

Và Đức Phật Ngài có sự bao dung, nếu Đức Phật Ngài không có bao dung và Ngài đòi hỏi Đạo phải là tuyệt đối thì ngày hôm nay chúng ta rất khó tu tập, và vì vậy thưa quí vị khi đọc lại những văn kinh thì chúng ta thấy rằng Đức Phật Ngài chính là Phật, bởi vì Ngài hiểu rằng có những người bây giờ tuy rằng họ không tốt nhưng mai sau họ sẽ tốt, quí vị có thỉnh thoảng nghe nói rằng ma vương đến phá Phật, chúng ta nghe nói ma vương chúng ta thấy rằng cái gì rất là nghiêm, nhưng trong tương lai ma vương cũng sẽ thành Phật. Cũng như vậy chúng ta hãy tưởng tượng rằng nếu cách nói của chúng ta hết sức là tuyệt đối, thì chúng ta sẽ còn có bao nhiêu người ở lại ở trong đạo tràng để tu tập? Vì vậy một vị sa di hay một vị giới tử hay một vị Tăng sĩ, có thể bây giờ vị đó không có một phạm hạnh toàn hảo như chúng ta kỳ vọng, nhưng về lâu về dài một hai ba chục năm nữa ,thì một con người ngày xưa không có ra gì bây giờ có thể là một con người sống thuần thành ở trong đạo, chuyện đó chúng ta không biết được. Nên Đức Phật đưa ra những điều kiện để có thể trở thành Tỳ kheo là không nợ nần, không có bịnh tuyệt chứng nan y, cha mẹ cho phép v.v.. Những điều đó nhìn vào thì thấy Đức Phật Ngài cho chúng ta nhiều sự bao dung lắm. Thưa quí vị đó là sự tồn tại của đạo Phật.

Chúng tôi xin thưa rằng gần đây có mười bốn điều cũng mang tinh thần cũng giống như tinh thần luận Bảo Vương Tam Muội của Hoà Thượng Kim Cang Tử, một Hoà Thượng danh Tăng ở miền Bắc Việt Nam,và cũng có những điều liên quan đến thiền mà chúng ta đọc ở trong Góp Nhặt Cát Đá do những vị Thiền Sư đặt ra những điều như vậy. Nhưng chúng tôi thưa rằng tất cả những điều đó thường thường dựa trên một bối cảnh nhất định, nhưng đạo mà tồn tại ở trong nhiều văn hoá và nhiều thế hệ thì đaọ đó phải rộng lớn, và Đức Phật Ngài nói một cách rất là dè dặt rất là vừa chừng. Chúng tôi có thể nói với quí vị Phật tử như vậy là chúng ta ủng hộ bảo vệ môi sinh, bảo vệ môi sinh là chuyện tốt, nhưng chúng ta bảo rằng đem đạo Phật để làm chiêu bài để bảo vệ môi sinh, thì chuyện đó chúng ta nói sai, tại vì mục đích sau cùng của đạo Phật không phải là bảo vệ môi sinh.

Sức khỏe cũng vậy Đức Phật dạy cho chúng ta gìn giữ sức khỏe của thân, dạy gìn giữ sức khỏe của tâm. Nhưng nếu cuộc sống của một người quá nghĩ đến sức khỏe nghĩa là ăn uống thế nào cũng phải cẩn thận từng ly từng chút, mình phải đi chỗ này chỗ kia, gặp người khác ở chung với người khác và mình đòi hỏi là phải nấu ăn thế này, quí vị phải làm thế kia cho tôi thì điều đó Đức Phật không dạy, Ngài chỉ dạy tinh thần duy dưỡng dễ nuôi.

Và bảo rằng đạo Phật xem thường sức khỏe, thì Đức Phật Ngài không có xem thường xức khỏe, nhưng bảo rằng chúng ta nên quá chú trọng đến vấn đề sức khỏe, đến nỗi nó trở thành một đề tài lớn, một nỗi ám ảnh lớn , Đức Phật Ngài cũng không dạy như vậy. Con đường trung đạo của Đức Phật là vừa chừng lắm, nên nguồn minh triết của đạo Phật sở dĩ tồn tại qua nhiều nền văn hoá, có sức bền bỉ chịu đựng rất dẻo dai đó là bởi vì sao ?, bởi vì lời dạy của Đức Phật rất là chừng mực, Ngài không đi quá xa, quá xa đến đổi Đức Phật Ngài khi nói ngày xưa là "Quân bất thí ngôn" Đức Phật Ngài là một vị Pháp Vương thì điều gì Ngài dạy ra đó, có một sự chính xác và chính xác đặc biệt ở trong lời dạy của Ngài, chúng ta đọc lại từng trang kinh của Đức Phật, thì chúng ta thấy rằng lời Phật dạy ở trong quá khứ không sai chạy, hiện tại không sai chạy, tương lai không sai chạy.

Và sự sai chạy đó phần lớn nằm ở cách giải thích gọi là cực đoan của chúng ta , chúng ta giải thích đến mực độ tận cùng, chúng ta thích như vậy, khuynh hướng của chúng ta là chúng ta muốn cho đến tận cùng, đến cực điểm, chúng ta nghĩ rằng tại đó cho chúng ta nguồn cảm hứng. Nhưng hồi nãy chúng tôi thưa với quí vị rằng không hẳn như vậy, Đức Phật Ngài cho phép Chư Tăng tu phép đầu đà, nhưng không có nghĩa là đó là sự bắt buột, Ngài dạy rằng đó là sự chọn lựa, một pháp môn tu tập, nếu thực hành được thì rất tốt, mà không thực hành đưọc thì cũng không sao.

Nên chi chúng tôi trở lại câu hỏi mà hồi nãy có một đạo hữu đề cập đến trong luận Bảo Vương Tam Muội mà Sư Trưởng và TT Bưủ Chánh đã có bàn về điểm này. Chúng tôi thưa rằng đối với chúng tôi thì chúng tôi xin mệnh đề đầu của mỗi câu đó thì chúng tôi hòan toàn đồng ý bởi vì là mệnh đề đó nói lên sự bất toàn của cuộc sống, và đã sống thì không nên cầu bất toàn. Tại vì sao vậy ? Tại vì khi chúng ta cầu toàn thì chúng ta sẽ rất dễ rơi vào sự lầm lẫn đáng tiếc.

Ví dụ như nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, chúng tôi hoàn toàn đồng ý về điểm đó.
Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn thì chuyện đó là chắc chắn như vậy.
Thử xét tâm tánh thì đừng cầu không gúc mắc.
Xây dựng đạo hạnh đừng mong không bị ma chướng.
Việc làm đừng mong dễ thành.
Giao tiếp đừng mong lợi mình.
Với người đừng mong tất cả đều thuận lý cho mình.
Thi ân thì đừng cầu đền đáp.
Thấy lợi thì đừng nhúng vào.v.v...
Mệnh đề đầu của câu đó thì chúng tôi hoàn toàn đồng ý, bởi vì cuộc sống mà chúng ta mong rằng chúng ta không có những thứ đó thì chúng ta sẽ khổ, bởi vì chúng ta cầu mong một điều mà mình sao không đạt được.

Nhưng mệnh đề sau đó thì chúng tôi nghĩ rằng nó ảnh hưởng đến văn hoá Bắc truyền hơn.

Ví dụ như là nghĩ đến thân thể đừng cầu không có bệnh khổ, không có bệnh khổ thì tham dục dễ sanh, thì điều này chúng tôi xin được xét lại bởi vì không có bệnh khổ thì không nhất thiết tham dục dễ sanh, không có bệnh khổ khi chúng ta tu chúng ta diệt tham dục cũng được, do đó chúng tôi thấy mệnh đề sau mang tánh cách nói là, như hồi nãy chúng tôi thưa với quí vị rằng như một số các vị luận Sư nói rằng "mình không vào địa ngục thì ai vào địa ngục", câu nói đó mang một xúc tác rất là mạnh, một câu nói rất là mạnh. Nhưng riêng về bản thân của chúng tôi, chúng tôi nghĩ rằng trong cách nói dung dị của đạo Phật nguyên thủy ở trong kinh tạng Pali chúng tôi thấy Đức Phật cũng dạy chúng ta rằng, "Chúng ta mỗi khi ngồi xuống thì hãy mong cho mình được vô bịnh, và mong cho tất cả chúng sanh được vô bịnh, sự mong vô bịnh đó không có nghĩa là chúng ta sẽ tạo điều kiện cho tham dục phát sanh.

Và thưa quí vị nó chỉ là như vậy, tặng vật nào đẹp nhất, tốt nhất của trần gian thì xin cầu nguyện cho cuộc đời, nếu sức khỏe là điều tốt nhất thì chúng ta cũng xin cầu nguyện cho cuộc đời, và một người tu tập tâm từ điều gì mình cầu nguyện cho cuộc đời, thì điều đó mình cũng cầu nguyện cho mình, bởi vì điều gì tốt đẹp cho mình mới là tốt đẹp cho cuộc đời. Bởi vì vậy đối với kinh tạng Pali thì chúng tôi thấy rằng hoàn toàn hợp tình hợp lý, khi một người mong rằng chúng sanh vô bịnh.

Ở đây chúng tôi xin lưu ý với quí vị rằng chỉ là ý kiến thôi, nhưng đã gọi là ý kiến chúng tôi thấy ở đây có một sự việc là chúng ta thường rất là dễ dàng để chấp nhận những điều nghe rất là hay, nghe rất có lý, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng ta gặp ở đó một tinh thần, mà chúng tôi nghĩ rằng gần với Đức Phật nhất, Đức Phật Ngài là một vị giác ngộ, mà thật ra chúng ta không khôn hơn Đức Phật.

Chúng tôi xin thưa với quí vị rằng có một điều suốt cuộc đời mà chúng tôi học được từ Thượng Tọa Bhodhi, Thượng Tọa Bodhi là một vị Sư người Mỹ gốc Do Thái hiện tại bây giờ xuất gia là giám đốc của cơ sở Buddhist Publication Society ở bên Tích Lan. Lúc chúng tôi gặp Thượng Tọa, chúng tôi có hỏi một vài câu liên quan đến khoa học và kỹ thuật ở bên ngoài, vì Thượng Tọa có tiến sĩ ở đại học New York University. Thượng Tọa nói thẳng với chúng tôi một câu , thật ra câu nói nghe rất là mích lòng, Thượng Tọa nói rằng " Sư ráng đọc lại kinh Phật đi, chúng ta không có khôn hơn Đức Phật đâu, chúng ta cố gắng đọc lại và chúng ta hãy nghe Đức Phật dạy những gì, tinh thần Đức Phật dạy thì bảo đảm không có trật" tuy rằng Thượng Tọa Bodhi nói như là một lời khiển trách đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi luôn luôn biết ơn Thượng Tọa, bởi vì sao vậy ? đôi khi mình đọc lại kinh Phật chúng tôi nghĩ rằng chỉ có Đức Phật, một người có cái nhìn toàn diện mới cho chúng ta những lời dạy hết sức là chí tình chí lý, hết sức là bao dung, hết sức là có một giá trị lâu dài như vậy.

Thông thường mỗi chúng ta,Thưa quí vị khi nói đến cái ác thì chúng ta nói đến cực ác, khi nói đến cái thiện thì chúng ta nói đến chí thiện, nhưng mà nói đến sự ứng dụng trong đời sống thì quả thật chúng ta rất là nghèo nàn. Bởi vì sao ? bởi vì cái nhìn của chúng ta không có trung đạo, cái nhìn của chúng ta không có đạt đến một vị trí, mà như một người điên đi trên sợi dây thừng là đi như thế nào để giữ sự quân bình, và chính vì không quân bình này nên chúng ta không đi qua sợ dây thừng được, và một người hát xiệc mà thiện sảo họ sẽ đi trên sợ dây thừng được là bởi vì họ giữ được sự quân bình, và quân bình ở trong đời sống là cái đáng nể hơn hết, không ai trong chúng ta có tán thán sự quân bình mà chúng ta chỉ tán thán cái gì cực điểm , cực độ, của cuộc sống, nhưng những điều đó thường có một cảm giác của chúng ta nhiều hơn là thực tại này. Đó là một vài điều chia sẻ, chúng tôi xin lỗi bởi vì cái câu hỏi của Phật tử nào đó đặt rất là thú vị , nên chúng xin được đóng góp thêm là như vậy

. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Minh Hạnh chuyển biên

Download cau hoi 99

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ