Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 95: Kính bạch TT Giảng Sư con xin có một câu hỏi về bài giảng ngày hôm nay của Sư: Nếu tu mà thấy chán tất cả các pháp, nhàm chán thế gian, và không thích thú khi làm những việc thiện. Thì thưa Sư, nếu tu để đi tới kết qủa như vậy thì mới đúng là tu, riêng cảm nhận của con thì con thấy như vậy có phải là yếm thế hay không? Và nếu với tâm trạng như vậy nếu là con thì con sẽ không làm gì hết và con chỉ ngồi tự mình để hành thiền và để tiến tới đạo quả giải thoát cho riêng mình mà thôi, đó là sự suy nghĩ của con như vậy. Con kính mong Sư từ bi giảng giải rõ cho chúng con về sự nhàm chán trong tất cả các pháp. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp , ngày 04 tháng 5 năm 2003)

TT Trí Siêu : Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Một câu hỏi rất hay, một câu hỏi mà nếu như quí vị không nêu lên thì rất tiếc là vì sẽ không có cơ hội để trình bày cho quí vị nghe về điểm này.

Bây giờ chúng ta đặt vấn đề: Người tu có phải là người yếm thế hay không? ở đây thưa quí vị, chữ yếm thế, yếm là chán, thế là thế gian hay là đời, yếm thế có nghĩa là chán đời. Người tu có nên chán đời hay không? Thật sự thưa quí vị, người tu là người nên chán đời.

Người ta thường dùng từ ghép với nhau là yếm thế bi quan, hễ yếm thế là nghĩ bi quan, nhưng thật sự thưa qúi vị không phải như vậy, yếm thế không phải là bi quan, chưa hẳn là như vậy. Chúng ta đưa ra một trường hợp như thế này, một người mà họ từ trước đến nay đã sống vui chơi với bè bạn trong tửu lầu say sưa chè chén hay trong hí viện đàn điếm chẳng hạn, cuộc sống trụy lạc vô thả như vậy khiến cho đời sống của họ phải mất danh dự và sa sút, thì sau một thời gian người đó ý thức được, và bắt đầu người đó cảm thấy nhàm chán trong những cuộc truy hoan, những cuộc vui chơi, vô bổ, vô ích như thế, và người đó bắt đầu cải thiện hoàn lương, bắt đầu năng tu tập để tạo dựng tài sản sự nghiệp, sống giữ mình đàn hoàng đứng đắn.

Xin hỏi rằng người chán cuộc sống phóng túng buông lung hư hỏng như vậy, thì người đó gọi là người bi quan được hay không ?. Ở đây thưa quí vị, không thể nói là người đó là người bi quan. Bi quan là như thế nào ?, khi mà nhìn thấy cuộc đời họ chỉ nhìn thấy trong ngõ cụt, họ ngao ngán cuộc đời, họ chán nản, họ không còn biết phải làm gi` nữa, họ không thiết ăn, không thiết uống, họ không thiết đi, không thiết đứng, không thiết làm bất cứ việc gì hết, chỉ ngồi ủ rủ ở đó, như vậy người đó mới thực sự là người bi quan, và thái độ bi quan này là không nên có đối với người Phật tử.

Nhưng trường hợp đối với người Phật tử yếm thế, có nghĩa là chúng ta chán cuộc đời vì thấy cuộc đời giả tạm qúa, tranh đấu với nhau để dành giựt từng miếng ăn, tranh đấu với nhau để dành giựt từng chỗ ngồi, từng địa vị, từng cái ghế ở trong xã hội, để cuối cùng nhắm mắt xuôi tay, trở lại không có cái gi` cả, hoàn tay trắng, thi` cuộc đời nó vinh nhục được mất như vậy, thi` thử hỏi đối với người trí khi nhi`n cuộc đời như vậy, họ có tham đắm được không ?. họ không có sự tham đắm.

Người Phật tử chúng ta tu tập thì khi quán thấy sự vô thường, khổ và vô ngã đối với vạn pháp đó là sự sáng suốt, và khi chúng ta nhàm chán cuộc đời vậy, chúng ta tiến đến sự viễn ly sự khổ tham sân si, thì đây là một sự tích cực, nỗ lực của tinh thần chớ không phải là sự bi quan yếm thế như người đời họ suy nghĩ .

Thái độ giống nhau, nhưng tâm lý khác nhau, chúng ta phải hiểu hai chỗ đó. Một người ngồi vào bàn ăn nhìn vật thực, vẻ mặt của họ thờ ơ, họ không thèm gắp món này, không thèm ăn món kia, và người thứ hai cũng vây, họ nhìn vào bàn ăn với nhiều thức ăn thượng vị, họ nhìn thấy như vậy họ cũng im lặng và họ không thiết tha với việc ăn. Hai người này chúng ta đừng nói rằng tâm trạng họ giống nhau. Người này sở dĩ họ thấy nhiều thức ăn mà họ ngao ngán, họ không ăn, họ chán ăn là người đó bị bịnh, vì bị bịnh tiêu hoá hay bịnh tỳ vị, bịnh đau bao tử, cho nên gặp những món ăn không thích hợp cho nên họ ngao ngán, họ chán ăn. Còn người kia tại sao họ chán ăn?, tại sao họ không muốn ăn ?, chúng ta cần xét lại. Có đôi khi người này đã no rồi, cho nên họ không muốn ăn nữa, người đã no rồi không muốn ăn nữa, hoặc là người này cảm thấy những thức ăn này, ở chỗ này nếu ăn quá nhiều thì sẽ bị người ta cười, người ta nói mình chết đói v.v...cho nên người này có thái độ dửng dưng, không thèm ăn, thì đó là trạng thái khác nữa.

Cũng như trong cuộc đời này khi chúng sanh gặp hoàn cảnh khổ đau, họ không biết phải làm sao nữa, lúc ban đầu thì họ lúng túng, sau đó họ quằng quại, họ than thở và họ không thiết tha gì đến việc sống để làm việc hết, thì người đó mới gọi là người bi quan. Còn đối với người Phật tử chúng ta khi gặp cuộc sống là như vậy, chúng ta không khởi lên sự tham muốn, không khởi lên sự ướt muốn để chúng ta dành giựt để tranh đấu với cuộc đời, trạng thái đó là trạng thái chúng ta chối bỏ cuộc đời, vì chúng ta thấy nó không đáng để chúng ta phải đắm nhiễm. Trong trường hợp đó là trạng thái tích cực, chúng ta phải hiểu hai trạng thái khác nhau.

Bây giờ chúng ta nói qua vấn đề khác, khi một người đã tu, thấy được vô thường, khổ, vô ngã, người đó họ không muốn làm phước nữa, họ không thiết tha làm thiện nữa, như vậy có nên chăng ?. Có nên ngồi lại chỉ để mà tu thiền thôi, để mà tu quán thôi?

Thưa quí vị, ở đây có hai vấn đề, một là người đáng khen và một người đáng trách, hai thái độ lơ là với chuyện làm phước, có một thái độ đáng khen và một thái độ đáng trách.

Một người khi đã vượt qua khỏi phận sự cần phải làm, việc nên làm đã làm, tức là chỉ cho vị ALaHán, lúc bấy giờ Ngài đã qua đến bờ bên kia bấy giờ Ngài mới lên trên bờ, và ra đi bỏ chiếc bè lại sau lưng, không còn đoái hoài đến chiếc bè đó nữa, như vậy là hợp lý.

Còn một người đang đứng bờ bên này, đang gặp sự nguy hiểm, giặc rượt ở phía sau, thú dữ đang rượt đuổi ở phía sau, mà trong khi đó người này không cố tạo một chiếc bè, hoặc là đang ở trên bè, nhưng người đó lại tháo gởi chiếc bè đó, cho nó tan tác trôi theo giòng, người này không thiết tha ôm giữ chiếc bè để qua sông, thì như vậy người này kết qủa là phải chết giữa giòng sông hay là chết bên bờ bên này do bị thú dữ ăn.

Chỉ khi nào chúng ta thành tựu tuệ giải thoát, chấm dứt được phiền não, việc nên làm đã làm, không còn sự tái sanh nữa thì lúc bấy giờ chúng ta mới bỏ thiện pháp, còn khi chúng ta vẫn là kẻ phàm phu, vẫn còn chịu lăn trôi trong bể khổ trầm luân mà bỏ thiện pháp, chúng ta sẽ không bao giờ thành tựu sự an vui cả, trái lại chúng ta sẽ chết.
Nhưng nói đúng lý thì chúng ta phải nói như thế này. Làm sao ? Thiện pháp là gi`. Tất cả những gì thuộc về tâm thiện dục giới, tâm thiện sắc giới, tâm thiện vô sắc giới hay tâm thiện xu thế đều là thiện pháp.

Nhưng ở đây, thường thường phàm phu chúng ta sử dụng tâm thiện dục giới. Tâm thiện dục giới của chúng ta dùng để tu tập, dùng để bố thí, dùng để tri` giới, dùng để cung kính, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, tùy hỉ phước. Bây giờ chúng ta dùng trí tuệ sáng suốt hàng ngày chúng ta ngồi lại để tu thiền, đó cũng là một thiện pháp, một thiện nghiệp, đó cũng là một cơ hội để tạo phước báu. Chứ Sư không nói đó là không phải thiện pháp, Sư không nói là quí vị nên bỏ phước báu, nếu khuyên quí vị bỏ phước báu đừng làm nữa, thì Sư khuyên quí vị tu thiền để làm gì ? Tu thiền tức là để tạo phước báu, quí vị nên hiểu rằng phước ở đây có nhiều dạng, phước vật, phước đức, phước trí . Phước vật chất là phước phát sanh lên sự may mắn hanh thông trong đời sống, phước phát sanh lên sự sáng suốt thông minh, trí tuệ hiểu thấu đáo các pháp gọi là phước trí.

Ba phước, phước vật, phước đức, phước trí , quí vị muốn tạo phước nào cũng được. Muốn có tài sản thì nên bố thí, nên cúng dường, sự bố thí cúng dường để tạo phước vật chất. Muốn tạo phước đức thì giữ ngũ giới hay tu tâm tứ vô lượng, hoặc hạnh phạm trú. Muốn tạo phước trí để cho trí tuệ càng ngày càng sáng lên tỏ rõ được pháp vô thường, khổ và vô ngã, để đừng đắm nhiễm say mê với cuộc đời này, thì hãy tạo phước trí, tức là việc tu thiền của chúng ta, hay là chúng ta thính pháp để tạo phước trí.

Phước nào cũng là tạo phước cả, chúng ta tạo phước nào cũng tốt cả, đó là chúng ta chưa nói đến vấn đề hồi nãy, Sư khuyên quí vị là việc tu tập của chúng ta hãy gấp rút nhắm vào một tiêu nhắm cứu cánh phạm hạnh để giải thoát thân này chứ đừng tạo phước để sanh về cõi người cõi trời, đó là Sư phân ra hai loại phước, tức là phước hiệp thế và phước siêu thế. Phước hệ thuộc luân hồi, và phước dẫn đến xuất luân hồi, thì hai loại phước đó khác nhau, một người Phật tử chúng ta, nếu như làm phước mà cứ để kết buột vào vòng sanh tử luân hồi mãi như vậy không đáng.

Đức Phật dạy: "này chư Tỳ kheo, vị Tỳ kheo tu tập với mục đích mong rằng nhờ phạm hạnh này tôi được sanh vào cõi người, cõi trời chẳng hạn thì vị Tỳ kheo này thực hành phạm hạnh, xem như phạm hạnh bị bể vụn, bị sức mẻ, bị tỳ vết, phạm hạnh đó không được viên mãn, không được thanh tịnh hoàn toàn. Mục đích của vị Tỳ kheo xuất gia tu tập phạm hạnh không phải để sanh về cõi trời, cõi người mà vị đó cố gắng tạo những phước vật, phước đức, phước trí là để nhắm vào sự giải thoái trong tương lai, như vậy mới gọi là tạo phước.

Tạo phước để dẫn xuất luân hồi, hay không hệ thuộc luân hồi, thì phước đó là phước dẫn đến quả vô lậu giải thoát thì chúng ta nên làm. Còn phước để phát sanh quả hữu lậu để đời sau chúng ta sanh ra để được làm vua, làm chúa làm quan hay được làm chư thiên, hoặc làm những cô gái đẹp, hoặc làm những anh chàng tài tử có danh tiếng, thì cuộc sống cũng chẳng vui vẻ gì, điều này hết sức nguy hiểm. Cho nên ở đây Sư muốn nhắc thêm quí vị điều này, chúng ta đừng có hiểu lầm, mà cần phải phân tích rõ ràng. Mong rằng các Phật tử chúng ta hãy vững tâm, chúng ta cũng phải làm phước, nhưng làm phước với mục đích giải thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi thì tốt hơn, chứ chúng ta làm phước để kết hợp luân hồi, hệ thuộc luân hồi thì điều đó không tốt, đó là những điều chúng tôi muốn nhắc như vậy. Đây là câu trả lời của chúng tôi. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 95

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ