|
Câu Hỏi 9): Tâm thì khi nào cũng có thể khởi sanh, chỉ cần có sự tiếp xúc giữa các căn và các cảnh là có tâm xuất hiện. Vậy tại sao trong một câu Phật Ngôn, Đức Phật dạy rằng: tâm có tu tập dễ sử dụng còn tâm không tu tập lại khó sử dụng ? Kính xin Sư từ bi giảng để con được học hỏi thêm.
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp, ngày 17 tháng
01 năm 2008)
ĐĐ Pháp Đăng: Tâm thường thường sanh diệt rất mau, những loại tâm bất thiện sanh diệt rất nhiều, nhưng ngược lại những tâm như tâm từ, tâm bi, tâm hỉ, tâm xả hay những tâm đạo quả nhiều khi cả cuộc đời của mình trong giòng luân hồi dài mà tâm đạo không sanh diệt. Đức Phật Ngài dạy rằng những tâm bất thiện sanh lên rất nhiều và những tâm đó sanh ra chỉ gây ra những tổn hại cho mình, cho người, cho đời này, và cho đời sau. Còn những tâm mang lại lợi ích cho mình, cho người, cho đời này, cho đời sau, và đưa đến sự giác ngộ giải thoát thì đó là những tâm tốt đẹp, như vậy những tâm này cần phải tu tập.
Thói thường thì làm ác ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt thì quen miệng. Những người quen tánh ăn cắp ăn trộm hay ăn vặt, mình chỉ cần kêu họ bỏ tánh đó cũng là khó vì họ đã quen tánh rồi. Một lời nói chân ngôn, một lời nói không vì thương, không vì ghét, không vì si mê, không vì sợ, những lời nói này cần phải học hỏi và cần phải có chánh niệm mới có thể nói được. Lời nói đem lại lợi ích cho mình, cho người, cho đời này, cho đời sau. Mà kêu họ nói thì họ nói không được.
Do vậy Đức Phật Ngài khuyên là: Cho dù khó cách mấy thì mình cũng phải cố gắng tác ý, cố gắng tu tập, cố gắng nói những điều lành, điều tốt, hoặc tu tập những tâm lành, tâm tốt, làm sao mình cố gắng tu tập cho nó vững mạnh, nếu không cố gắng tu tập thì sẽ đưa đến khổ đau cho mình.
Một người đắc được đề mục thiền từ tâm, lúc đắc thì có một sát na thiền thôi, nhưng khi họ nhập thiền thì có nhiều sát na, nhưng thật sự thì Đức Phật Ngài nói rằng mình khởi lên từ tâm là điều rất khó, nhưng mình duy trì được từ tâm tu tập cho viên mãn là điều rất khó, cần phải có một sự nỗ lực rất nhiều,
Đức Phật Ngài so sánh một người làm phước bố thí cúng dường nhưng chỉ bằng 1/16 của người có thiền tâm thôi. Một người đắc được thiền bốn vô lượng tâm phước chỉ bằng 1/16 của người thành tựu được tâm siêu thế. Thành ra nhiều khi chúng ta thấy rằng có những tâm siêu thế chỉ sanh lên suốt cuộc đời của mình chỉ sanh một lần thôi. Ví dụ như tâm sơ đạo, thì trong cuộc đời của mình tâm sơ đạo chỉ sanh một lần trong suốt vòng luân hồi rất là dài, nhưng có những loại tâm sanh lên hoài là những tâm tham, tâm sân, tâm si thì tâm này dẫn mình luân hồi rất nhiều rồi mình vẫn bị luân hồi hoài cũng vì những tâm bất thiện này. Những tâm thiện dẫn mình sanh lên những cõi vui nhưng rồi những cõi vui đó cũng hết vì thuộc tính của lành thiện chỉ cho ra quả lành, nó không sanh được những tâm siêu thế
Chúng ta làm sao sanh lên những tâm thiện, những tâm thiền, những tâm đạo, tâm quả, thì điều này cần phải có trong sự tu tập, và tu tập thì mình mới có thể viên mãn được. Và sử dụng được tâm thì Đức Phật Ngài dạy rằng đạt tới thiền định hay đạo quả là những tâm thiện. Những tâm thiện như là mình thính pháp, thuyết pháp, cải chánh tri kiến, cung kính, phục vụ, hồi hướng, tùy hỉ phước, bố thí, trì giới, tu tiến. Trong tâm thiện làm 10 việc lành này ta thấy rằng nghe pháp cũng là điều rất khó, thính pháp, thuyết pháp, cũng rất là khó, rồi cải chánh tri kiến, cung kính, phục vụ, hồi hướng, phước tùy hỉ, bố thí, trì giới, tu tiến cũng rất khó. Những tâm thiện này cần phải làm cho viên mãn, viên mãn là từ tâm thiện này có thể làm đường cho tâm thiền sanh lên, từ những tâm thiện này làm cho tâm thiền vô sắc sanh lên, những tâm thiện này làm cho tâm siêu thế sanh lên.
Đó là những điều Đức Phật Ngài dạy rằng mình làm sao làm cho tốt đẹp trong tâm thiện này. Như cơn mưa lớn đổ lên suối, suối đổ xuống những con rạch, những con rạch đổ về sông, sông đổ về biển, viên mãn là như vậy. Người nào thấy khổ thì người đó khởi lòng tin, và người nào khởi lòng tin thì người đó sẽ tu tập thân cận bậc thiện nhân hoặc nghe diệu pháp, rồi tu tập giới định tuệ, rồi đắc thiền định đạo quả thần thông thắng trí, thì như vậy từ cái này đi đến cái kia, nên những tâm thiện khó làm lắm, nếu mình làm được nó đưa mình sanh về cõi trời người, cho mình được hạnh phúc lâu dài, nhưng tâm này rất khó làm chứ không phải dễ làm. Nên Đức Phật Ngài nói rằng mình ráng làm sao xử dụng tâm của mình mà có lợi ích cho mình, cho người, lợi ích đời này, đời sau. Mình ráng tu tập, cố gắng tu tập, chánh niệm tỉnh giác liên tục thì như vậy cũng có thể sanh lên những tâm đạo, tâm quả, tâm thiền, đó là ý của câu Phật Ngôn là như vậy./.
Minh Hạnh chuyển
biên
Download cau hoi 9
Phat Hoc Van Dap Lưu Trữ
|