Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 81: Một người có được trí tuệ bẩm sinh là do người đó tục sanh bằng tâm tam nhân. Tu tập như thế nào để có tâm tam nhân? Kính xin Sư từ bi giảng cho con được hiểu rõ

(Câu hỏi được giảng trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp, ngày 19 tháng 3 năm 2008 )

TS Phạm Trí: Chúng ta xem lại trong 10 Punnakiriyāvatthu (phước vật) trong đó có hai phần: Phần thứ nhất là thính pháp, thuyết pháp đó là nhân để tạo trí tuệ. Chúng ta nghe pháp là một nhân tốt nhất để tạo trí tuệ, sau khi nghe pháp thì với sự hiểu biết Phật Pháp của mình có thể đem chia sẻ với những người bạn đồng đạo khác hoặc có thể chia sẻ với những người trong gia đình. Như vậy là chúng ta đang tạo về hai nhân đầu tiên ( nghe pháp là một nhân thứ nhất để tạo ra trí tuệ, nhân trí tuệ ở đây tức là chúng ta thính pháp. Và rồi thuyết pháp. Đó là hai nhân đầu tiên để tạo ra trí tuệ).

Chúng ta hùn tiền in Tam Tạng kinh điển, trong lúc chúng ta hùn phước như vậy chúng ta được một nhân. Trong Tăng Chi Bộ Kinh Đức Phật có dạy là một người có được phước vật thù thắng đó là thí về trú xứ, hoặc Một người có được phước đức thù thắng đó là tu tập tứ vô lượng tâm Brahmavihara là Từ (Matri), Bi (Karuna), Hỷ (Mudita), Xả (Upeksa) thì phước đức thù thắng nhất. Và một điều rất quan trọng ở đây, đó là nếu như một người muốn có được trí tuệ thù thắng phải tu tập thiền quán Vipassana, là một nhân tạo trí rất là thù thắng.

Trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp tích truyện, có một sadi tắm sông thì thấy ở dưới sông những làn sóng gợn lên mé sông và ông ta phát nguyện tất cả phần phước nào mà ông ta làm trong ngày hôm nay mong rằng tất cả phần phước đó trong đời đời kiếp kiếp sanh ra nhất là trong vòng sinh tử luân hồi này sanh là một người có trí tuệ như những làn sóng dưới đây. Thì ở đây tất cả những phần phước mà chúng ta làm rồi thì hãy nguyện. Trong mười pháp balamật có trí nguyện, chúng ta nguyện "Với tất cả phần phước tôi đã làm trong vòng sinh tử luân hồi này, xin cho tôi sanh ra lúc nào cũng là người có trí tuệ, có được chánh tri kiến, và sanh ra trong một gia đình chánh tri kiến." Thì như vậy chúng ta đang có những nhân tạo ra trí tuệ.

Đó là những nhân chúng ta cần tu tập để tạo ra trí tuệ và ở đây để chúng ta tục sinh bằng tâm tam nhân thì chúng ta cần có đầu đủ tám nhân trong nikanti, thì khi chúng ta tục sinh bằng tâm tam nhân, tâm này gồm có ba là vô tham, vô sân và vô si, đó là tục sinh bằng tâm tam nhân thì chúng ta sẽ là người tam nhân và có được trí tuệ bẩm sinh trong quyển Visuddhimagga - Thanh Tịnh Đạo giải thích là như vậy.

Khi chúng ta tục sinh bằng tâm tam nhân thì phải có đầy đủ tám nhân, trong tám nhân đó có ba nhân thiện ở quá khứ là vô tham, vô sân, vô si, và hai nhân trong lộ trình tâm cận tử trong năm sát na cuối cùng javana, thì trong những javana lộ trình tâm gọi là cuối cùng chỉ có năm sát na thì lúc bấy giờ trong đó có nikanti, có hai nhân nữa một là nhân tham, hai là nhân si. Trong quyển Abhidhammattha Sangaha giải thích một là nhân tham, hai là nhân si tức là ba nhân quá khứ chúng ta đã có, tức là quá khứ đã qua rồi chúng ta đã tạo được ba nhân thiện đó, thì cộng thêm hai nhân nữa ở trong nikanti này là tham ái và si nữa thì đó là năm, còn thêm ba nhân chúng ta đi tục sanh làm người tam nhân nữa tức là ba nhân vô tham vô sân và vô si như vậy có tất cả là tám nhân. Chứ không chỉ ba nhân đơn thuần như chúng ta đã hiểu.

Nikanti (cắt đứt) rất quan trọng đối với các vị A La Hán các Ngài đã diệt ngay trong chỗ này, trong năm sát na này các Ngài đã diệt tham ái không còn thích đời sống tái tục nữa, do dó các Ngài diệt ngay chỗ nikanti này và diệt ngay si mê trong hai nhân trong nikanti này, do vậy các Ngài không còn tái tục nữa. Còn đối với phàm phu ngay chỗ này thì chúng ta có hai nhân đó, là một là trong năm sát na cận tử cuối cùng có hai nhân gọi là nikanti, một là tham ái tức là chúng ta tham muốn sự tái sanh, và lý do thứ hai nữa do sự si mê, nhân si ở đây cho chúng ta không hiểu thấy được Tứ Diệu Đế, thì hai nhân đó làm cho chúng ta tiếp tục đi tái sanh trong vòng sinh tử luân hồi.

Nói tóm lại là:

Chúng ta phải nghe pháp là một nhân để tạo trí tuệ.

Thuyết pháp là một nhân để tạo trí tuệ.

Hùn phước để in Tam Tạng kinh điển, chú giải, in kinh là nhân thứ ba để tạo trí tuệ.

Nhân thứ tư là phải tu tập thiền quán Vipassana.

Và cuối cùng là sau khi chúng ta làm tất cả phần phước mà chúng ta có được thì chúng ta hãy phát nguyện rằng "Tất cả phần phước mà tôi đã tạo được như vậy mong rằng trong vòng sinh tử luân hồi, trong vòng tương lai tôi sanh ra ở đời nào tôi cũng có trí tuệ thù thắng học hiểu giáo pháp mau lẹ v.v..." và nhất là phải nguyện sanh ra đời có chánh tri kiến và nguyện sanh ra trong ra đình có chánh tri kiến thì như vậy các vị mới có thể tu tập được./.

Namo Buđdhaya


Minh Hạnh chuyển biên

Download cau hoi 81

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ