Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 75: Mục đích cuối cùng của sự tu tập tức là cứu cánh phạm hạnh của Đaọ Phật là gì.?

(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp, ngày 11 tháng 8 năm 2003 )

TT Trí Siêu trả lời: Chúng tôi xin đưọc trả lời câu hỏi của TT Thích Hoàng Pháp đưa lên: mục đích cuối cùng của sự tu tập tức là cứu cánh phạm hạnh của đạo Phật, là cùn căn mạt kiếp

Ỡ đây thưa quí vị thực sự thành ngữ gọi là "Cùn căn mạt kiếp", thành ngữ này người ta thường dùng để nói chuyện ở bên ngoài, rủa xả người này người kia, những người họ ghét bỏ, họ mong muốn cho ngừơi khác cùn căn mạt kiếp. Tức là nói đến người ấy ngóc đầu không nổi, không được sự giàu có hay sung túc. Nhưng trong thành ngữ này chúng ta xét ra để phân tách kỹ thì ở đây rõ ràng cùn căn mạt kiếp lại là mục tiêu cứu cánh của phạm hạnh của việc tu tập. Vì sao vậy?

Tất cả những phiền não có ba căn, ba căn phiền não đó tức là căn tham (Lobhamūla), căn sân (Dosamūla), căn si (Mohamūla). Căn tham căn sân căn si là ba căn phiền não, chính do ba căn phiền não này đưa đẩy chúng sanh tạo những tội lỗi để rồi phải chịu khổ trong cảnh trầm luân sanh tử, nhất là sanh xuống bốn đường ác đạo mãi mãi phải bị luân hồi do ba căn phiền não đó.

Là người tu đạo Phật, mục đích của chúng ta phải làm sao được cùn căn. Cùn nghĩa là mòn, mòn hết chẳng hạn như cây cuốc cùn hay con dao cùn, chữ cùn ở đây không có g, chữ cùn là cùn căn, chúng ta hiểu theo ý nghĩa của từ Phật học có nghĩa là làm cho mất đi, làm cho lụt đi những căn phiền não là tham sân si.

Và mục đích của chúng ta khi nào chấm dứt được tham sân si lúc đó chúng ta mới giác ngộ, lúc đó chúng ta mới mạt kiếp. Tại sao vậy? chữ mạt kiếp ở đây tức là không còn một kiếp sống nào nữa , chữ mạt kiếp ở trong danh từ thông thường chúng ta nói là "nghèo mạt kiếp" tức là nghèo không còn cái gì nữa, không còn có gì nữa cho dù rằng đó chỉ là một mảnh áo ba bốn đời mặc cũng không có nữa người ta gọi là mạt kiếp.

Còn ở trong Phật giáo nếu chúng ta lấy ý nghĩa này thì hễ khi nào chúng ta còn tiếp tục tái diễn lối sống thì như vậy là chúng ta còn khổ đau. Do đó chúng ta phải làm như thế nào đó để đoạn tận, để tận cùng các căn tham sân si, rồi từ chỗ đó chúng ta mới mạt kiếp, là không còn một kiếp sống nào nữa tiếp diễn , không còn kiếp sống luân hồi nữa.

Vậy ý nghĩa cùn căn mạt kiếp chúng ta lấy trong ý nghĩa từ Phật học như thế. Cho nên thành ngữ gọi cùn căn mạt kiếp đó nếu chúng ta dùng trong ý nghĩa là mục tiêu của đạo Phật hay là cứu cánh của phạm hạnh, đó thật là một thành ngữ mô tả một cách chính xác về mục tiêu cứu cánh này.

Và ở đây chúng tôi chỉ xin trả lời một cách tóm tắt, và câu trả lời như thế.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Minh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 75

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ