|
Câu Hỏi 73: Làm thế nào để chuyển hóa sân hận?
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp, ngày 20 tháng 8 năm 2003 )
TT Giác Đẳng: Về điểm này thì có hai cách nhìn cho câu hỏi và có hai câu trả lời.
Câu trả lời thứ nhất y cứ trên kinh sách, một vị tận diệt được tâm sân của mình vị đó phải là vị Thánh A Na Hàm, và vị giảm thiểu được tâm sân của mình là vị Tư Ðà Hàm, chúng ta nói như vậy là chúng ta nói một cách rốt ráo, nói như vậy là đi thẳng vào vấn đề.
Trong cách nói thứ hai: Sân hận không phải là không có phương cách để được giảm thiểu, để được chuyển hoá trong đời sống hiện tại. Sân hận là một hiện tượng lớn ngày hôm nay trong xã hội, đặc biệt là sự thù ghét. Tại Hoa Kỳ đã bắt đầu có nhiều điều luật , nhiều đạo luật tại các tiểu bang thông qua một số trừơng hợp là người ta phạm tội vì sự ghét bỏ gọi là hated crimenal. Những hated crime này do những người họ ghét, ví dụ như họ rất ghét những ngừơi đồng tính luyến ái và do vậy họ chặng đường những người đồng tính luyến ái và đánh chết những ngừơi này. Hay họ rất ghét những người da đen chẳng hạn và đó là một hiện tượng rất phổ thông trong thời đại.
Hiện tượng thứ hai cũng rất phổ thông, chúng ta sống ngày hôm nay rất căng thẳng, bản thân của mình có quá nhiều việc phải làm, và có rất ít thì giờ để giải quyết việc. Đặc biệt là cuộc sống tại các quốc gia kỹ nghệ tương đối căng thẳng, sự kiên nhẫn bớt đi, sự khoan dung thì trái tim của chúng ta quá nhỏ bé không đủ bao dung cho cuộc đời, và chúng ta rất dễ dàng để bực tức. Chúng tôi nhớ một lần xem cuốn phim ở trên phi cơ , không biết cuốn phim đó là gì, nhưng trong phim có một ngừơi đàn ông trung niên trong cơn giận dữ đối với công việc của mình đã quát nạt một đứa bé, đứa bé là cháu của mình, sau đó đã ngồi xuống để xin lỗi, xin lỗi với tất cả sự chân thành. Câu chuyện của anh đó cũng giống như trong đời sống của chúng ta , rất dễ dàng để chúng ta giận cá chém thớt là bởi vì chúng ta quá căng thẳng, và quá mệt mỏi với đời sống ở chúng quanh, chúng ta dễ nổi cáu.
Rồi thưa quí vị, sự tự do phát biểu ý kiến, tự do ngôn luận, tự do phô diễn điều gì mình suy nghĩ, nó cũng là một hình thức khác, nó đã đánh mất đi thái độ tự chế ở trong xã hội đông phương, là một xã hội người ta càng ca tụng thái độ tự chế là con người trưởng thành, con người hiểu biết, con người có lòng tự trọng là phải cẩn thận với lời ăn tiếng nói của mình, mình không thể nào nói năng một cách bừa bãi tùy tiện hay trong lòng mình vui buồn, vui giận gì chúng ta cũng có thể đem bộc lộ ra bên ngoài. Nhưng văn hoá của Tây phương đã ảnh hưởng rất lớn và càng lúc con người càng dễ thay đổi quan niệm là tại sao mình phải tự mình dồn nén để cho mình bị ấm ức, nếu điều gì mình không thích thì cứ nói ra, nên chi nó tạo ra một sự việc là con người với con người rất dễ tranh chấp, ngay cả giữa vợ chồng, anh em, bạn bè và giữa đồng nghiệp với nhau người ta không còn nghĩ rằng nên đối sử với nhau một cách tế nhị. Người ta không nghĩ rằng mình phải nhẹ nhàng và phải nương nhẹ với nhau, phải để ý lời ăn tiếng nói của nhau, đây là một thời đại con người rất dễ tuông tất cả sự bực dọc của mình, và điều đó có lợi một số phương diện nhưng lại tác hại một số phương diện khác, là tạo ra một số hỗn độn của xã hội và rất dễ mất đi tình giao hảo. Đôi lúc tình mà người ta có thể bỏ ra năm ba năm để vun bồi nhưng nhất thời "Đúng là đống củi ba năm cháy một giờ." chỉ trong năm bảy phút nóng giận tuông ra hết những ý tửơng trong đầu của mình, đã tạo nên một bi kịch và sau đó bao nhiêu lời xin lỗi thì cũng không bù đắp được.
Có thể nói rằng chưa có thời đại nào con người phải đối diện với nhũng điều trái ý nghịch lòng như thời đại này, và không may cho chúng ta một điều oái ăm là thời đại này là thời đại nhiều tiện nghi nhất, nhiều tiện nghi nhưng con người lại không có thanh thản, tiện nghi càng nhiều thì con ngừơi phải trả giá rất đắc cho nó. Do đó chúng ta nên hiểu đó là một hiện tượng của thời đại .
Bây giờ chúng ta hãy đi vào đề tài chính của câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta có thể thay đổi và chuyển hóa sân hận của mình. Theo trong kinh thì căn bản của sân hận là bởi vì thiếu lòng từ. Chúng ta phải tăng gia lòng từ, nói như Ngài Na Tiên là "Đừng đợi khát mới đào giếng, đừng đợi giặc đến mới xây thành." Trong những lúc chúng ta thanh thản, trong lúc đời sống bình thường thì cố gắng tu tập lòng từ mỗi buổi sáng và buổi chiều, cho dù mệt mỏi, cho dù chúng ta bận rộn đến đâu thì trước khi đi ngủ và vừa lúc thức dạy hãy cố gắng nuôi tâm nguyện mong cho tất cả chúng sanh đựơc an lành, nguyện cho chúng sanh đừng oan kết. Lời nguyện như vậy nghe rất ngắn ngủi và nghe như là một điều hư tưởng, nhưng sẽ chuyển hoá tâm tư của chúng ta rất nhiều, chúng ta nên đem vào trong đời sống của mình và lâu ngày sẽ quen. Chúng ta nên tập mỗi lần mở cửa phòng ra, hay đóng cửa phòng lại, mỗi lần mở cửa xe hay đóng cửa xe lại, thì nên nguyện cho tất cả chúng sanh đựơc an lành để thừơng xuyên nhắc nhở chúng ta. Và khi đời sống bình thường chúng ta có chuẫn bị tâm từ thì khi đối diện với tâm sân chúng ta sẽ không khởi tâm sân hận.
Nếu tâm sân là bản tánh thường xuyên xảy ra, nếu là một trong cá tính của chúng ta rồi, thì chúng ta nên cố gắng để chuyển hóa bằng cách tránh cho những trường hợp sân hận. Ở gần ai làm cho mình sân hận nhiều thì tránh xa, ở gần ai có tâm từ nhiều thì sẽ làm cho chúng ta nhẹ nhàng, bởi vì mình đã sân rồi mà ở gần những người có tâm sân nữa thì thường thường đổ dầu vào lửa, không có lợi cho chúng ta gì hết, chúng ta nên ở gần người nào khả dĩ có thể làm cho tâm tư của chúng ta lắng đọng.
Và thưa quí vị đối với một người tâm sân mà trở thành bản tánh cố hữu, một cá tánh của người này, thì theo trong Thanh Tịnh Đạo khuyên người đó nên có cuộc sống; thí dụ ở trong phòng thì bớt đồ đạt lại, phòng ốc nên giữ sạch sẽ và tương đối yên tịnh, để những lúc đó chúng ta lắng đọng tâm tư, những khi nào mình bực bội sân hận thì trở vào trong phòng riêng của mình đóng cửa lại, và cứ chờ đợi cho đến khi tâm sân giảm thiểu rồi hãy nói rồi hãy làm, lâu ngày sẽ tạo cho chúng ta một thói quen là mình tự biết lấy bịnh của chính mình. Giống như mình bị bịnh suyễn thì đi đâu cũng mang ống thở theo. Thì khi nào chúng ta thường có tâm sân thì cố gắng để tráng đi, tránh voi chẳng hổ mặt nào, nếu hoàn cảnh nào, môi trừơng nào làm cho chúng ta sân hận nhiều mà tránh được thì cố gắng tránh đi.
Nhưng lợi nhất là sự tu tập tâm từ ở trong lúc đời sống hàng ngày, và thỉnh thoảng chúng ta nên đọc câu chuyện liên quan đến những tội của sự sân hận, nói về hậu quả khốc liệt của sự sân hận để chúng ta có tàm, có quí ,chúng ta ngăn ngừa truớc những việc đó. Câu hỏi của cô HoaLan là một câu hỏi không nhỏ, và câu hỏi đó là một câu hỏi trí thiết của tất cả những hành giả tu tập mà chúng ta phải lưu tâm trong đời sống hằng ngày khi chúng ta đối diện với phiền não. Cũng có thể nói rằng phiền não là một trong những đề tài lớn mà mỗi chúng ta là người tu Phật đều phải chiêm nghiệm, đều phải đối diện, và tìm cách giải quyết dựa trên bối cảnh của mình. Nếu bàn về việc đó thì không biết khi nào là cùng tận, chỉ có một vài đề nghị như vậy hy vọng có thể giúp phần nào cho trả lời của cô Hoa lan.
.
Namo Buddhaya
Minh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 73
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|